Chuyển đến nội dung chính

Luận văn thạc sĩ: Đánh giá chương trình đào tạo Trung cấp May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ

Luận văn thạc sĩ: Đánh giá chương trình đào tạo Trung cấp May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Đổi mới giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, những quan niệm, phương thức tổ chức mới, tận dụng được kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, từng bước nâng cao trình độ, uy tín và năng lực cạnh tranh của hệ thống giáo dục nước ta trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn dành sự quan tâm và tạo điều kiện để phát triển giáo dục.

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, thông minh và có tinh thần hiếu học. Cần phát huy những lợi thế đó để xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại Với sự bùng nổ của trí thức và công nghệ, chương trình giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học đặc biệt là cấp giáo dục kỹ thuật, nghề nghiệp và đại học cần liên tục xem xét và phát triển để phù hợp với nhu cầu của xã hội và của người học. Bước sang thế kỷ 21, giáo dục Việt Nam đứng trước những thách thức và nhiệm vụ mới Công nghệ phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ năng của người đào tạo phải được đổi mới và cập nhật liên tục nếu không sẽ bị tụt hậu, quan trọng hơn nữa là phải đào tạo cho người học sau khi ra trường có khả năng tự học để học suốt đời Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế đất nước đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động tốt Nhận thức sâu sắc giáo dục- Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Vì vậy, nghị quyết Đại hội IX đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao”.

Việc hình thành các Trường Cao Đẳng nghề (CĐN) ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc đáp ứng nhân lực có kỹ năng nghề cao, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập, đặt ra những yêu cầu khách quan và cấp thiết phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay, trong đó đặc biệt cần quan tâm là chất lượng đào tạo Trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ trực thuộc sự quản lý của Tổng cục Dạy nghề, nằm trong hệ thống các trường công lập. Về định hướng phát triển, Trường CĐN Cần Thơ là trường công lập đào tạo nguồn nhân lực đa cấp, đa lĩnh vực chủ yếu từ trình độ cao đẳng trở xuống. Trong thời gian hoạt động vừa qua, trường CĐN Cần Thơ luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương mà chất lượng và hiệu quả đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu. Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo là cơ sở khoa học giúp trường CĐN Cần Thơ tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Do vậy, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo luôn là vấn đề trọng tâm hiện nay của tất cả các trường cao đẳng, đại học. Việc tổ chức đánh giá hiệu quả đào tạo của mỗi trường, mỗi khoa, mỗi chương trình đào tạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo đảm chất lượng và nâng cao hiệu quả đào tạo Vì các lý do nêu trên, đề tài “Đánh giá chương trình đào tạoTrung cấp May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ” được thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá chương trình đào tạo Trung cấp nghề May tại Trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hệ Trung cấp ngành May

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng thực hiện chương trình đào tạo ngành May hệ Trung cấp trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.

3.2. Khách thể nghiên cứu:

- Thực trạng hoạt động đào tạo ngành May hệ trung cấp tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
- Khách thể điều tra:
+ Sinh viên Trung cấp May đã tốt nghiệp.
+ Sinh viên Trung cấp May đang học năm cuối.
+ Giáo viên ngành May, cán bộ quản lý.
+ Cơ quan sử dụng lao động

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá chất lượng đào tạo hệ Trung cấp nghề May.
- Phạm vi đánh giá: Tại Trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.

5. Giả thuyết nghiên cứu

Khi đánh giá đúng, đánh giá trung thực chương trình đào tạo Trung cấp nghề May thì chúng ta sẽ có cơ sở thực tiễn để cải tiến chương trình đào tạo và tìm ra các giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy và học ngành May tại Trường

6. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lý thuyết: Các cơ sở lý luận để thực hiện đề tài.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ.
- Nhiệm vụ 3: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và tiến hành đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng Nghề Cần Thơ

7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Nghiên cứu, phân tích tài liệu và lựa chọn các khái niệm làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu.
- Tổng hợp các tài liệu đã phân tích, khái quát hóa và đưa vào cơ sở lý luận của đề tài

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra

Người nghiên cứu sử dụng phiếu khảo sát đối với sinh viên Trung cấp May đã tốt nghiệp; Sinh viên Trung cấp May đang học năm cuối; Giáo viên ngành May, cán bộ quản lý tại trường Cao đẳng nghề Cần Thơ và cơ quan sử dụng lao động (Xin xem phụ lục 3,4,5,6)

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Người nghiên cứu phỏng vấn sinh viên May

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

7.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý dữ liệu

8. Phương pháp đánh giá:

- Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá.
- Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu.
- Bước 3: Phân tích dữ liệu, đánh giá

9. Tính khả thi của đề tài

Qua thời gian học tập và làm việc ở đơn vị hơn 10 năm, người nghiên cứu có nhiều thuận lợi là:
- Được sự ủng hộ và động viên của các cấp lãnh đạo Nhà trường.
- Gắn bó lâu dài với đơn vị nên rất thuận lợi khi sử dụng phương pháp điều tra thăm dò ý kiến để thu thập các thông tin thực tế đào tạo ngành May ở các đối tượng như:
Sinh viên đã tốt nghiệp đang hoạt động sản xuất;
Sinh viên đang học năm cuối;
Giáo viên, cán bộ quản lý;
Giảng viên có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu.
- Kinh nghiệm và tâm huyết của người nghiên cứu cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tăng tính khả thi của đề tài
Từ những yếu tố nêu trên, người nghiên cứu nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu có khả năng ứng dụng tốt tại trường.

10. Cấu trúc luận văn

Căn cứ vào quy định trình bày của luận văn và quá trình nghiên cứu, tác giả chia luận văn làm ba phần:
Phần A: Mở đầu
Phần B: Nội dung gồn có ba chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ
Chương 3: Đánh giá chương trình đào tạo hệ Trung cấp nghề May tại trường Cao Đẳng nghề Cần Thơ
Phần C: Kết luận – Kiến nghị
Tài liệu tham khảo


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP NGHỀ MAY TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tính thời sự về vấn đề nghiên cứu

Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo là việc tất yếu phải làm trong giáo dục ở nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Ở nhiều nước, công việc này được tiến hành dựa trên các tiêu chí chuẩn do chính các cơ quan và hiệp hội đánh giá chất lượng hoặc chính Bộ Giáo Dục đề ra Ở Hoa Kỳ, có 6 hiệp hội kiểm định chất lượng vùng và 5 tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia. Ngoài ra Hoa Kỳ còn có 43 Hiệp hội khẳng định chất lượng chuyên ngành Tại Pháp, Hội đồng Đánh giá quốc gia (CNE) Được thành lập năm 1985, là cơ quan trực thuộc Tổng thống để thực hiện đánh giá tổng thể nhà trường 8 năm một lần và đánh giá ngành học theo chiều ngang được triển khai trong cả nước về một lĩnh vực chuyên môn nào đó Năm 1997, Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Anh Quốc (QAAHE) Được thành lập với một bộ đánh giá chung theo 10 nội dung: Hoạt động nghiên cứu sau đại học; Hoạt động liên kết; Cung ứng giáo dục cho người học có năng lực khác nhau; Đánh giá bên ngoài; Phản hồi của người học; Đánh giá người học; Theo dõi xem xét các chương trình đào tạo; Thông tin, tư vấn và hướng dẫn nghề nghiệp; Tuyển sinh; Xếp lớp...............................


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước

1. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Quyết định Số: 02/2007/ QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 về việc ban hành điều lệ trường Cao đẳng nghề.
2. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Quyết định Số: 01/2007/ QĐ –BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 về việc Ban hành Quy định về
Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, Chương trình khung trình độCao đẳng nghề.
3. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Quyết định Số: 07/2006/ QĐ – BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 về việc Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”
4. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Những định hướng đổi mới giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, Bộ Lao động TB – XH, Tổng cục dạy nghề, Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, Hà Nội, 2004.
5. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Quyết định Số: 02/2007/ QĐ- BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007 về việc ban hành điều lệ trường Caođẳng nghề.
6. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội. Đặc san đào tạo nghề đáp ứng nhucầu phát triển nhân lực, 2002.
7. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hôi. Tổng cục dạy nghề. Tài liệu tập huấnchương trình khung dạy nghề, chương trình dạy nghề. Hà Nội, 2007.
8. Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hôi. Chương trình khung trình độ trungcấp nghề may và thiết kế thời trang, 2008.
9. Ban nghiên cứu chiến lược. Một số mục tiêu cần đạt được của giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008- 2020. Tạp chí khoa học giáo dục. Viện khoa học giáodục Việt nam- Bộ giáo dục và đào tạo, Số 33, Tháng 06,2008.
10. Bộ Gíao Dục và Đào Tạo. Tài liệu hướng dẫn tự đánh giá chương trình giáodục sư phạm kỹ thuật công nghiệp trình độ đại học (Giáo viên TCCN), HàNội, 10/2011.
11. Bộ Gíao Dục và Đào Tạo. Giáo trình thiết kế quần áo. Nhà xuất bản giáodục.
12. Báo Tuổi Trẻ. Tình hình ngành dệt may ở nước ta, ngày 2/7/ 2009
13. Trần Khánh Đức. Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhânlực. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 2002
14. Nguyễn Minh Đường. (2007) Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Việt Nam là thành viên WTO- Cơ hội và thách thức. Tạp chí khoa học giáo dục Viện chiến lược và Chương trình giáo dục.
15. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đăng Trụ. Phát triển và quản lý chương trìnhđào tạo nghề. Tài liệu tập huấn. Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Dự Án Giáo Dục và Dạy Nghề, Hà Nội, 2007.
16. Nguyễn Văn Tuấn, Võ Thị Xuân (2008) – ĐHSPKTpHCM: Phát triểnchương trình đào tạo.
17. Vũ Ngọc Hải. (2007) Một số vấn đề cải cách giáo dục Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí khoa học giáo dục. Viện chiến lượcvà Chương trình giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, Số 5/2007
18. Trần Thị Minh Kiều. Giáo trình thiết kế thời trang căn bản. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, 2008.
19. Luật Dạy Nghề 2006 (Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10, số 76/2006/ QH11ngày 29 tháng 11 năm 2006).
20. Luật Giáo Dục 2005 (Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10, số 38/2005/ QH10ngày 14 tháng 6 năm 2005).
21. Nguyễn Viết Sự. (2004) Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.
22. Đỗ Huy Thịnh. Xây dựng chương trình, đánh giá và kiểm định chất lượngtrong giáo dục đại học, Seameo- Việt Nam.
23. Nguyễn Thị Cẩm Vân. Giáo trình y phục thường ngày. Bộ Gíao Dục và Đào Tạo. Dự án đào tạo giáo viên THCS. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, tập 1,2007.
24. Viện chiến lược và chương trình giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo. Tạp chíkhoa học giáo dục, số 11, tháng 8,2006.

Tài liệu nước ngoài
1. Ronal C. Doll. Curriculum Improvement: Decision making and process (9th Edition). Allyn and Bacon (1996)
2. Cyril Weir, Jon Roberts. Evaluation ELT. Blackwell (19940)
3. Leslie Rae. How to Meassure Training Effectiveness (3rd Edition). England:
Gower Publishing Limited (1997).

PHỤ LỤC

1. Chương trình khung hệ Trung cấp nghề May
2. Quyết định phê duyệt chương trình CĐN và TCN
3. Phiếu khảo sát SV đã tốt nghiệp trung cấp May
4. Phiếu khảo sát SV đang học năm cuối trung cấp May
5. Phiếu khảo sát các cơ quan sử dụng lao động
6. Phiếu khảo sát CBQL và GV giảng dạy trung cấp May
7. Phiếu xin ý kiến chuyên gia
8. Danh sách chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến
9. Danh sách các doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến
10. Danh sách giáo viên khoa May- Thiết kế thời trang trường CĐN CT
11. Giới thiệu trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
12. Chương trình đào tạo được bổ sung kịp thời
13. Giáo viên cập nhật kỹ thuật mới và tham gia nghiên cứu khoa học
14. Giáo viên kết hợp các phương pháp giảng dạy
15. Học sinh tích cực học tập
16. Thư viện phục vụ tốt nhu cầu của học sinh
17. Trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất
18. Kiểm tra đánh giá
19. Học sinh đảm bảo đạt kiến thức và kỹ năng cần thiết
20. Cơ quan sử dụng lao động

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể