Chuyển đến nội dung chính

CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU


 (CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ - Mã số: 60 22 01)

NGƯỜI HDKH: PGS. TS. ĐỖ VIỆT HÙNG - NGƯỜI TH: NGUYỄN THU NGUYỆT


 MỤC LỤC

 MỞ ĐẦU

 I. Lí do chọn đề tài
 II. Lịch sử vấn đề
 III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 V. Phương pháp nghiên cứu
 VI. Ý nghĩa của đề tài
 VII. Bố cục luận văn

 NỘI DUNG

 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

 1.1. Vấn đề vần và nhịp
 1.1. 1. Vần và nhịp trong thơ tiếng Việt
 1.1. 2. Vần và nhịp trong thơ Lục bát
 1.2. Vấn đề đối và tiểu đối
 1.2. 1. Đối và tiểu đối trong thơ tiếng Việt
 1.2. 2. Đối và tiểu đối trong thơ lục bát
 Tiểu kết

 CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU

 2.1. Cấu trúc tiểu đối chiếm toàn bộ số lượng âm tiết trong dòng thơ
 2.1. 1. Loại 1: Cấu trúc đối xứng
 2.1. 2. Loại 2: Cấu trúc đối cân
 2.1. 3. Cấu trúc tiểu đối liền kề nhau trong cặp câu lục bát
 2.2. Cấu trúc tiểu đối có ở đa phần số tiếng trong dòng thơ
 2.2. 1. Loại 1: Cấu trúc tiểu đối có ở hơn 50% số tiếng trong dòng thơ. 41
 2.2. 2. Loại 2: Cấu trúc tiểu đối có ở 50% số tiếng trong dòng thơ
 Tiểu kết

 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA TIỂU ĐỐI TRONG TRUYỆN KIỀU

 3.1. Chức năng tạo nhạc tính
 3.2. Chức năng tạo dựng hình tượng
 3.2. 1. Cấu trúc tiểu đối dùng để miêu tả hình tượng thiên nhiên một cách súc tích và gợi cảm
 3.2. 2. Cấu trúc tiểu đối giúp hình tượng nhân vật được miêu tả trở nên sinh động, rõ nét hơn
 3.3. Cấu trúc tiểu đối giúp bộc lộ thái độ tác giả một cách kín đáo, tế nhị
 Tiểu kết

 KẾT LUẬN - TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC

 MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài

Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể thống nhất của hai mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Đứng trên bình diện của người nghiên cứu khoa học thì những thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong tác phẩm là điều đáng được quan tâm hơn cả. Tiểu đối, cùng với bình đối, nằm trong hệ thống các phép đối vốn được quen dùng trong thơ ca cổ điển. Trong đó, nhờ tính chất đặc thù về kết cấu nên tiểu đối có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải ý đồ xây dựng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc nghiên cứu về tiểu đối vẫn chỉ dừng lại ở những bài viết nhỏ hoặc những ý kiến tản mạn trong một số công trình nghiên cứu, phê bình văn chương. Đó là lí do khiến chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều” nhằm có được một cái nhìn đầy đủ, rõ nét hơn về thủ pháp nghệ thuật khá thú vị này.

Thơ lục bát đã trở thành khuôn mẫu trong nền thơ ca Việt Nam nhưng chỉ đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, nó mới đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ thành văn, vừa ổn định, thống nhất vừa mẫu mực, tài hoa. Với những giá trị to lớn đích thực không thể phủ nhận được của mình, Truyện Kiều luôn được các nhà biên soạn Sách giáo khoa Văn học các cấp (THCS và THPT) Lưu tâm đưa vào trong chương trình giảng dạy. Song thực tế giảng dạy tác phẩm này trong nhà trường cho thấy, việc hướng dẫn để học sinh thấy rõ giá trị của biện pháp tiểu đối trong các trích đoạn Truyện Kiều còn nhiều khó khăn đối với giáo viên. Bởi lẽ, những tư liệu về biện pháp nghệ thuật này trong các sách tham khảo ở trường học còn hiếm hoi. Điều đó khiến cho việc lĩnh hội những giá trị nghệ thuật của tác phẩm bị hạn chế, khiếm khuyết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi hi vọng qua đề tài của mình, cung cấp thêm tư liệu và những kiến thức nhất định về tiểu đối, giúp cho việc giảng dạy Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông thêm sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao nhất.

 II. Lịch sử vấn đề

Đối (cũng gọi là đối ngẫu) Là một đặc trưng nổi bật của thơ ca nói chung và thơ ca tiếng Việt nói riêng. Chính bởi vai trò này nên biện pháp đối ngẫu luôn là đối tượng được đặc biệt chú ý khi đi vào nghiên cứu thi pháp thơ. Cách nay hơn một thế kỉ, ở phương Tây, Gearad Menly Hopkin đã nói: “Có thể chúng ta có quyền nói rằng toàn bộ kỹ thuật của thơ ca đều quy về nguyên tắc đối ngẫu (song hành - Parallelism). Cấu trúc của thơ là một phép đối thường xuyên, bắt đầu từ các cặp đối gọi là hình thức của thơ ca cổ điển và âm nhạc nhà thờ như hát đối, hát đuổi và kết thúc tuyệt vời với những câu thơ Hy Lạp cổ, thơ Ý, thơ Anh. Còn A. Vexelopxki hiểu đối ngẫu trong quan hệ chủ - Khách quan. Ông gọi đó là “song hành tâm lý”, do vậy đối ngẫu gắn với ẩn dụ, so sánh - Những đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca. Ở Trung Quốc, Lưu Hiệp cho rằng thực chất của đối là sự thể hiện cái quy luật thực tại của thế giới khách quan. Cũng trong thiên Lệ từ, Lưu Hiệp đã nói tới bản chất của bốn hình thức cân đối về từ như sau: “một, đối lời thì dễ; Hai, đối việc thì khó; Ba, đối ngược thì hay; Tư, đối thẳng thì kém”. {1, tr. 220}. Các ý kiến nêu trên đã đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn xác đáng về phép đối nhưng chưa đề cập đến hiện tượng tiểu đối trong thơ. Ở Việt Nam, lịch sử nghiên cứu về đối và tiểu đối trong thơ ca đã được bắt đầu từ khá sớm, cùng với việc nghiên cứu nhiều thủ pháp nghệ thuật khác.

Việc nghiên cứu đó đã dẫn đến một vài kết luận lý thú: Nguyễn Phan Cảnh nhận thấy “hiện tượng tiểu đối về mặt cấu trúc tạo điều kiện vật chất giúp loại trừ hiện tượng từ kí sinh ở vần lưng âm tiết sáu câu bát”. {4, tr. 209}. Trần Đình Sử thì khẳng định: “đối ngẫu đã góp phần làm cho nghệ thuật tự sự sắc nét, hài hoà, giàu nhạc tính, vừa tạo thành chất thơ đậm đà cho tác phẩm, vừa làm nên vẻ đẹp trau chuốt tương xứng cho lời văn”. {24, tr. 275}. Phan Ngọc thì xem đối là “một bước chuyển của nghệ thuật đi từ tiếng nói mộc mạc sang lĩnh vực của cái đẹp có ý thức”. {19, tr. 65} và “hình thức đối xứng làm cho 3 nhịp thơ chậm lại, trang trọng, đem lại cái đẹp của sự cân đối, nhịp nhàng”. {19, tr. 268}. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá đều khẳng định giá trị nghệ thuật của tiểu đối trong thơ ca Việt Nam nói chung và trong thơ lục bát nói riêng. Đó là: Cấu trúc tiểu đối làm cho câu thơ tránh được tính nôm na, tẻ nhạt của ca dao, giúp cho dòng thơ trở nên súc tích, bớt rời rạc, góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, tính nghệ thuật cho tác phẩm.

Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm dưới dạng ngôn từ thi ca. Nghệ thuật của cuốn “tiểu thuyết thơ” này đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở nhiều góc độ khác nhau, có thể theo nội dung tư tưởng hoặc theo hình thức ngôn ngữ tác phẩm. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thi pháp, cụ thể là tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã trải qua nhiều chặng đường khác nhau. Ngay ở giai đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu ấy, nhiều nhà nghiên cứu đã vận dụng việc nghiên cứu biện pháp tiểu đối vào việc nghiên cứu Truyện Kiều. Có thể kể đến một số công trình, bài viết về tiểu đối trong Truyện Kiều như sau:

Cao Thuý Ái Bích (1982), Vài nhận xét về cách ngắt nhịp không bình thường trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, tr 60 - 64. Nguyễn Phan Cảnh (1969), Truyện Kiều và hiện tượng từ kí sinh ở vần lưng của thể lục bát, Thông báo khoa học, Ngôn ngữ học. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb KHXH. Trần Đình Sử (2002), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Nxb KHXH.

Hầu hết các nhà nghiên cứu trên đều thống nhất nhau ở quan điểm: “Đối ngẫu trong Truyện Kiều là một hiện tượng đặc biệt, bởi trong truyện Nôm khuyết danh, dân gian không thấy có hình thức tiểu đối” {24, tr. 268} và “Tiểu đối chính là một nguyên nhân quan trọng đã đưa đến nhiều hậu quả cho 4 việc phá nhịp và phá khuôn thanh điệu” {19, tr. 272}. Tuy nhiên, ngoài cuốn sách của Phan Ngọc ra thì việc nghiên cứu của hầu hết các tác giả khác mới chỉ dừng lại ở sự đánh giá chung về vai trò của tiểu đối trong Truyện Kiều.

Việc khái quát trong dòng thơ Truyện Kiều có bao nhiêu kiểu cấu trúc tiểu đối vẫn chưa được các nhà nghiên cứu khoa học thống nhất. Ngoài ra, vấn đề chức năng của các kiểu cấu trúc tiểu đối trong Truyện Kiều vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Luận văn này của chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc, kĩ lưỡng hơn về tiểu đối với mong muốn đưa ra được một cái nhìn tổng quát về hiện tượng này ở hai phương diện: Cấu trúc và chức năng của tiểu đối trong dòng thơ Truyện Kiều.

III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1. Mục đích nghiên cứu

- Trước hết, đề tài tập trung nghiên cứu về hiện tượng tiểu đối trong Truyện Kiều ở khía cạnh hình thức cấu tạo, cụ thể là xác định xem trong Truyện Kiều có bao nhiêu kiểu cấu trúc tiểu đối. Tiếp đó, đề tài sẽ đi vào phân tích vai trò chức năng của các kiểu cấu trúc tiểu đối trong dòng thơ Truyện Kiều.

- Các kết quả thu được thông qua việc phân tích kĩ lưỡng hình thức cấu tạo và chức năng của tiểu đối trong Truyện Kiều sẽ là căn cứ để khẳng định giá trị của tiểu đối trong tác phẩm lớn này. Từ đó, tiếp tục khẳng định tài năng sáng tạo nghệ thuật cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du thể hiện trong tác phẩm.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trước hết, chúng tôi đọc những tư liệu đã thu thập được về đối nói chung và tiểu đối nói riêng để từ đó xây dựng được cơ sở lí luận về tiểu đối.
- Tiếp đó, chúng tôi tiến hành thống kê và khảo sát các kiểu cấu trúc tiểu đối có trong Truyện Kiều.
- Sau khi đã có một nền tảng lí luận về tiểu đối, cùng với số liệu đầy đủ về các kiểu cấu trúc tiểu đối trong Truyện Kiều, chúng tôi sẽ đi vào phân tích các kiểu cấu trúc tiểu đối ấy để tìm ra chức năng và giá trị nghệ thuật của tiểu đối trong Truyện Kiều.
.......................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aristote, Lưu Hiệp (2004), Nghệ thuật thơ ca, Văn tâm điêu long, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, Nxb KHXH, Hà Nội.
3. Cao Thuý ái Bích (1982), “Vài nhận xét sơ bộ về số câu có cách ngắt nhịp không bình thường trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, Tạp chí Ngôn ngữ, (1), tr. 60 - 64.
4. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
5. Vũ Thị Sao Chi (2008), “Nhịp điệu và các loại hình nhịp điệu của 
........................

 PHỤ LỤC 1 CẤU TRÚC TIỂU ĐỐI CHIẾM TRỌN MỘT DÒNG THƠ

STT Cấu trúc đối xứng Số dòng
1. Mai cốt cách/ Tuyết tinh thần 17
2. Làn thu thuỷ/ Nét xuân sơn 25
3. Nền phú hậu/ Bậc tài danh 149
4. Người quốc sắc/ Kẻ thiên tài 163
5. Sương in mặt/ Tuyết pha thân 189
6. Tuần trăng khuyết/ Đĩa dầu hao 251
7. Ngoài nghìn dặm/ Chốc ba đông 543
8. Người nách thước/ Kẻ tay đao 577
9. Đồ tế nhuyễn/ Của riêng tây 583
10. Duyên hội ngộ/ Đức cù lao 601
11. Nước vỏ lựu/ Máu mào gà 837
12. Khi tỉnh rượu/ Lúc tàn canh 1233
13. Người lên ngựa/ Kẻ chia bào 1519
14. Lời tan hợp/ Nỗi hàn huyên 1569
15. Trên tam đảo/ Dưới cửu tuyền 1685
16. Trai anh hùng/ Gái thuyền quyên 2211
17. Người quen thuộc/ Kẻ chung quanh 2253
18. Kéo cờ luỹ/ Phát súng thành 2271
19. Mụ quản gia/ Vãi Giác Duyên 2305
20. Gấm trăm cuốn/ Bạc nghìn cân 2331
21. Ma đưa lối/ Quỷ đem đường 2665
22. Chưa chăn gối/ Cũng vợ chồng 2815
23. Người yểu điệu/ Kẻ văn chương 2841
24. Khi ăn ở/ Lúc ra vào 2845
25. Tình duyên ấy/ Hợp tan này 3139
26. Thêm nến giá/ Nối hương bình 3189
27. Bốn phương phẳng lặng/ Hai kinh vững vàng. 10
28. Mỗi người một vẻ/ Mười phân vẹn mười. 18
29. Khuôn trăng đầy đặn/ Nét ngài nở nang. 20
30. Mây thua nước tóc/ Tuyết nhường màu da. 22
31. Hoa ghen thua thắm/ Liễu hờn kém xanh. 26
32. Pha nghề thi họa/ Đủ mùi ca ngâm. 30
33. Thoi vàng vó rắc/ Tro tiền giấy bay. 50
34. Ngày xanh mòn mỏi/ Má hồng phôi pha. 86
35. Sầu tuôn đứt nối/ Châu sa vắn dài. 104
36. Bóng chiều đã ngả/ Dặm về còn xa. 114
37. Văn chương nết đất/ Thông minh tính trời. 150
38. Vào trong phong nhã/ Ra ngoài hào hoa. 152
39. Gặp tuần đố lá/ Thoả lòng tìm hoa. 160
40. Tình trong như đã/ Mặt ngoài còn e. 164
41. Rốn ngồi chẳng tiện/ Dứt về chỉn khôn. 166
42. Khách đà lên ngựa/ Người còn ghé theo. 168
43. Vàng gieo ngấn nước/ Cây lồng bóng sân. 174
44. Chưa xong điều nghĩ/ Đã dào mạch Tương. 235
45. Mặt tơ tưởng mặt/ Lòng ngao ngán lòng. 252
46. Trúc se ngọn thỏ/ Tơ chùng phím loan. 254
47. Hương gây mùi nhớ/ Trà khan giọng tình. 256
48. Cạn dòng lá thắm/ Dứt đường chim xanh. 268
49. Hương còn thơm nức/ Người đà vắng tanh. 292
50. Xuyến vàng đôi chiếc/ Khăn là một vuông. 318
51. Kẻ nhìn rõ mặt/ Người e cúi đầu. 322
52. Thói nhà băng tuyết/ Chất hằng phỉ phong. 332
53. Chàng về viện sách/ Nàng dời lầu trang. 362
54. Góp lời phong nguyệt/ Nặng nguyền non sông. 396
55. Chẳng sân Ngọc bội/ Thì phường Kim môn. 410
56. Nghìn thu bạc mệnh/ Một đời tài hoa. 416
57. Bóng trăng đã xế/ Hoa lê lại gần. 438
58. Đài sen nối sáp/ Song đào thêm hương. 446
59. Tóc mây một món/ Dao vàng chia đôi. 448
60. Dải là hương lộn/ Bình gương bóng lồng. 454
61. Dám xa xôi mặt/ Mà thưa thớt lòng. 542
62. Chưa vui sum họp/ Đã sầu chia phôi. 550
63. Dẫu thay mái tóc/ Dám dời lòng tơ. 552
64. Mối sầu sẻ nửa/ Bước đường chia hai. 564
65. Đầu cành quyên nhặt/ Cuối trời nhạn thưa. 566
66. Hoa trôi giạt thắm/ Liễu xơ xác vàng. 572
67. Rụng rời khung dệt/ Tan tành gói may. 582
68. Tiếng oan dậy đất/ Án ngờ loà mây. 590
69. Điếc tai lân tuất/ Phũ tay tồi tàn. 592
70. Liều đem tấc cỏ/ Quyết đền ba xuân. 620
71. Màu râu nhẵn nhụi/ Áo quần bảnh bao. 628
72. Xem hoa bóng thẹn/ Trông gương mặt dày. 636
73. Ép cung cầm nguyệt/ Thử bài quạt thơ. 640
74. Trao tơ phải lứa/ Gieo cầu đáng nơi. 658
75. Này ai vu thác/ Cho người hợp tan. 660
76. Nỡ đày đoạ trẻ/ Càng oan khốc già. 662
77. Thôi thì mặt khuất/ Chẳng thà lòng đau. 664
78. Hoa dù rã cánh/ Lá còn xanh cây. 678
79. Tờ hoa đã kí/ Cân vàng mới trao. 686
80. Lễ tâm đã đặt/ Tụng kì cũng xong. 692
81. Áo dầm giọt lệ/ Tóc se mái sầu. 696
82. Vì ta khăng khít/ Cho người dở dang. 700
83. Dầu trong trắng đĩa/ Lệ tràn thấm khăn. 712
84. Xót tình máu mủ/ Thay lời nước non. 732
85. Đốt lò hương ấy/ So tơ phím này... 742
86. Một hơi lặng ngắt/ Đôi tay giá đồng. 758
87. Mới dầu cơn vựng/ Chưa phai giọt hồng. 762
88. “Dẫu mòn bia đá/ Dám sai tấc vàng!” 772
89. Lệ rơi thấm đá/ Tơ chia rũ tằm. 782
90. Rầu rầu ngọn cỏ/ Đầm đầm cành sương. 784
91. Giả danh hầu hạ/ Dạy nghề ăn chơi. 816
92. Sính nghi rẻ giá/ Nghinh hôn sẵn ngày. 822
93. Vó câu khấp khểnh/ Bánh xe gập ghềnh. 870
94. “Sống nhờ đất khách/ Thác chôn quê người.” 890
95. “Kìa gương nhật nguyệt/ Nọ dao quỷ thần!” 906
96. Bạc phau cầu giá/ Đen rầm ngàn mây. 912
97. Đêm đêm hàn thực/ Ngày ngày nguyên tiêu. 942
98. Xôn xao anh yến/ Dập dìu trúc mai! 944
99. Mụ còn trông mặt/ Nàng đà quá tay. 984
100. Cắt người coi sóc/ Rước thầy thuốc men. 992
101. Người dầu muốn quyết/ Trời nào đã cho? 998
102. Lựa lời khuyên giải/ Mơn man gỡ dần. 1004
103. “Đến điều sống đục/ Sao bằng thác trong!” 1026
104. Cát vàng cồn nọ/ Bụi hồng dặm kia. 1036
105. Hình dung chải chuốt/ Áo khăn dịu dàng. 1060
106. Cảm lòng chua xót/ Lạt tình bơ vơ. 1076
107. Nhờ tay tế độ/ Vớt người trầm luân. 1080
108. Gió cây trút lá/ Trăng ngàn ngậm gương. 1120
109. Uốn lưng thịt đổ/ Dập đầu máu sa. 1140
110. Phận tôi đành vậy/ Vốn người để đâu? 1146
111. Kẻ chê bất nghĩa/ Người cười vô lương. 1186
112. Cuộc say đầy tháng/ Trận cười suốt đêm. 1230
113. Sớm đưa Tống Ngọc/ Tối tìm Trường Khanh. 1232
114. Nửa rèm tuyết ngậm/ Bốn bề trăng thâu. 1242


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể