Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,xay dung,chuong trinh,dieu khien thang may,cho nguoi 4 tang,don gian,doan hoang mai

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI 4 TẦNG ĐƠN GIẢN


SV: Doãn Hoàng Mai





Chương I: Nghiên cứu phân tích cấu trúc thang máy

I. Giới thiệu thang máy

Thang máy là thiết bị vận tải dùng để chở người và hàng hoá theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn. Thang máy và máy nâng được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất của nền kinh tế quốc dân như trong ngành khai thác hầm mỏ, trong ngành xây dựng, luyện kim, công nghiệp nhẹ…

Ở những nơi đó thang máy và máy nâng được sử dụng để vận chuyển hàng hoá, sản phẩm,đưa công nhân tới nơi làm việc có độ cao khác nhau…Nó đã thay thế cho sức lực của con người và mang lại năng suất cao. Hình dáng tổng thể của thang máy được giới thiệu tại hình 1.

Trong sinh hoạt dân dụng, thang máy được lắp đặt và sử dụng rộng rãi trong các toà nhà cao tầng, trong các khách sạn, siêu thị, công sở và trong các bệnh viện…. Hệ thống thang máy đã giúp con người tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực…

Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định đối với các toà nhà cao trên 6 tầng trở lên phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý.

Ở Việt Nam trước đây thang máy chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp để chở hàng hoá và ít được phổ biến. Nhưng trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, việc sử dụng thang máy trong mọi lĩnh vực ngày càng tăng lên.

Phụ tải của thang máy thay đổi trong một phạm vi rất rộng, nó phụ thuộc vào lượng hành khác đi lại trong một ngày đêm và hướng vận chuyển hành khách. Như thang máy lắp đặt trong nhà hành chính, buổi sáng đầu giờ làm việc hành khách đi nhiều theo chiều lên. Còn buổi chiều, cuối giờ làm việc, hành khách sẽ đi theo chiều xuống nhiều.

Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người, vì vậy yêu cầu chung đối với hệ thống thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.

Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà còn phải đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: Điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện,điện thoại nội bộ (interphone), chuông báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tắc an toàn của cửa cabin, khoá an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất nguồn điện…

Lựa chọn thang máy không chỉ đơn thuần xem xét các vấn đề kỹ thuật mà còn phải xem xét cả các yếu tố kinh tế. Hiển nhiên càng nhiều thang máy có tải định mức lớn, tốc độ định mức cao, hệ điều khiển càng hiện đại thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi, giảm thời gian đi tốc độ định mức, một mặt đòi hỏi vốn đầu tư cho thang lớn, mặt khác làm tăng diện tích chiếm chỗ, tăng chi phí xây dựng cho giếng thang…

Như vậy điều kiện thuận lợi cho hành khách và vốn đầu tư luôn là hai chỉ tiêu tỷ lệ nghịch với nhau. Quá trình lựa chọn thang máy chính là quá trình xác định số thang, tính năng kỹ thuật của thang (tải, tốc độ định mức, phương pháp điều khiển…), các kích thước cơ bản của thang và vị trí đặt thang phù hợp với đặc điểm, mục đích sử dụng của toà nhà với vốn đầu tư chấp nhận được.

Đối với nhà sử dụng nhiều thang, bên cạnh việc chọn tính năng kỹ thuật còn phải bố trí chúng thành nhóm sao cho hợp lý để tận dụng năng suất tối ưu của thang cũng như tạo thuận lợi cho khách.

Đối với các toà nhà cao tầng có lượng hành khách cần vận chuyển lớn người ta thường chi thang máy ra làm các nhóm riêng phục vụ các thành phần khác nhau theo chiều cao của toà nhà. Các thang máy ở các nhóm khác nhau có thể có tính năng kỹ thuật khác nhau, thường các thang phục vụ cho các tầng cao có tảI và tốc độ định mức lớn hơn các thang phục vụ phần thấp hơn.

II. Phân loại thang máy

Tuỳ thuộc vào tính chất, chức năng của thang máy. Thang máy có thể phân loại thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào các tính chất. Ví dụ như phân loại theo hệ dẫn động cabin, theo vị trí đặt bộ kéo tời, theo hệ thống vận hành, theo công dụng…. Dưới đây là một số phân loại:

1. Phân loại theo chức năng

+ Thang máy chở người

Gia tốc cho phép được quy định theo cảm giác của hành khách: Gia tốc tối ưu là a< 2m/s2

• Thang máy dùng trong các toà nhà cao tầng: Loại này có tốc độ trung bình hoặc lớn,đòi hỏi vận hành êm, an toàn và có tính mỹ thuật…

• Thang máy dùng trong bệnh viện: Phải đảm bảo rất an toàn, sự tối ưu về độ êm khi dịch chuyển, thời gian dịch chuyển, tính ưu tiên đúng theo các yêu cầu của bệnh viện..

• Thang máy dùng trong các hầm mỏ, xí nghiệp: Đáp ứng được các điều được các điều kiện làm việc nặng nề trong công nghiệp như tác động của môI trường làm việc: Độ ẩm, nhiệt độ, thời gian làm việc, sự ăn mòn…

+ Thang máy chở hàng Được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, trong kinh doanh…Nó đòi hỏi cao về việc dừng chính xác buồng thang máy đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá lên xuống thang máy được dễ dàng thuận tiện…

2. Phân loại theo tốc độ dịch chuyển.

• Thang máy tốc độ thấp: V < 1 m/s

• Thang máy tốc độ trung bình: V= 1 2,5 m/s. Thường dùng cho các nhà có số tầng từ 6 12 tầng.

• Thang máy tốc độ cao: V =2,5 4 m/s. Thường dùng cho các nhà có số tầng mt >16 tầng.

• Thang máy tốc độ rất cao (Siêu tốc): V = 5m/s. Thường dùng trong các toà tháp cao tầng.

3. Phân loại theo tải trọng

• Thang máy loại nhỏ: Q < 500 Kg. Hay dùng trong thư viện, trong các nhà hàng ăn uống để vận chuyển sách hoặc thực phẩm

• Thang máy loại trung bình: Q = 500 1000 Kg.

• Thang máy loại lớn: Q = 1000 1600 kg.

• Thang máy loại rất lớn Q > 1600 Kg.

4. Phân loại theo vị trí đặt bộ kéo tời đối với thang máy điện

Thang máy có bộ kéo tời đặt phía trên giếng thang.

Thang máy có bộ tời kéo đặt dưới giếng thang. Đối với thang máy dẫn động cabin lên xuống bằng bánh răng thanh răng thì bộ tời dẫn động đặt ngay trên nóc cabin.

Đối với thang máy thuỷ lực: Buồng đặt tại tâng trệt.

5. Theo hệ thống vận hành.

a) Theo mức dò tự động:

+ Loại nửa tự động

+ Loại tự động;

b) Theo tổ hợp điều khiển:

+ Điều khiển đơn;

+ Điều khiển kép;

+ Điều khiển theo nhóm;

c) Theo vị trí điều khiển:

+ Điều khiển trong cabin;

+ Điều khiển ngoài cabin;

+ Điều khiển cả trong và ngoài cabin;
--------------------------------------------
Mục lục
Chương I: Nghiên cứu phân tích cấu trúc thang máy
I. Giới thiệu thang máy
II. Phân loại thang máy
1. Phân loại theo chức năng
2. Phân loại theo tốc độ dịch chuyển
3. Phân loại theo tải trọng
4. Phân loại theo vị trí đặt bộ kéo tời
5. Theo hệ thống vận hành
III. Trang thiết bị cơ khí của thang máy
1. Tổng thể cơ khí thang máy
2. Thiết bị lắp đặt trong buồng máy
3. Thiết bị lắp trong giếng thang máy
4. Thiết bị lắp đặt trong hố giếng thang máy
5. Các thiết bị cố định trong giếng thang
5.1 Ray dẫn hướng
5.2 Giảm chấn
6. Cabin và các thiết bị liên quan
6.1 Khung cabin
6.2 Ngàm dẫn hướng
6.3 Hệ thống treo ca bin
6.4 Buồng cabin
6.5 Hệ thống cửa cabin và cửa tầng
7. Hệ thống cân bằng trong thang máy
7.1 Đối trọng
7.2 Xích và cáp cân bằng
7.3 Cáp nâng
7.4 Bộ kéo tời
8. Thiết bị an toàn cơ khí
8.1 Phanh hãm điện từ
8.2 Phanh bảo hiểm
9. Cảm biến vị trí
IV. Hệ thống mạch điện của thang máy
1. Mạch động lực
2. Mạch điều khiển
3. Mạch tín hiệu
4. Mạch chiếu sáng
5. Mạch an toàn
Chương II: Khảo sát đặc tính của thang máy và các yêu cầu điều khiển
I. Khảo sát đặc điểm của thang
II. Tính chọn công suất động cơ chuyền động thang máy
III. Các hệ truyền động dùng trong thang máy
IV. Đặc điểm đặc trưng cho chế độ làm việc của hệ truyền động thang máy
V. ảnh hưởng của tốc độ, gia tốc và độ giật đối với hệ truyền động thang máy
VI. Dừng chính xác buồng thang
VII. Hệ biến tần động cơ và hệ thống điều khiển pLc
1. Sơ đồ khối của hệ biến tần động cơ
2. Giới thiệu về biến tần 3g3mv của omron
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Tổng quan về biến tần 3G3MV và chức năng hoạt động
Chương III: Xây dựng hệ thống điều khiển và lập trình điều khiển thang máy
I. Phương pháp mô tả mạch trình tự
II. Tổng hợp mạch trình tự
III. Xây dựng các khối chức năng chính của thang
1. Xác định các yêu cầu phục vụ và lưu giữ các yêu cầu đó
2. Bài toán xác định vị trí hiện tại của buồng thang
3. Bài toán xác định hành trình hiện tại của buồng thang (đang nâng hay đang hạ)
4. Nâng hạ buồng thang
5. Điều khiển dừng buồng thang
6. Bài toán đóng mở cửa
7. Bài toán điều khiển đèn và quạt buồng thang
8. Bài toán xử lý các sự cố xảy ra đối với thang
IV. PLC
2.2 sơ đồ tổng quát của PLC
2.3 Cấu trúc bộ nhớ của CPU
2.4 Vòng quét chương trình
2.4 Kỹ thuật lập trình
2.5 Ngôn ngữ lập trình
Chương IV: Xây dựng mô hình mô phỏng thang máy
I. Xác định các vấn đề sẽ mô phỏng
II. Xây dựng kết cấu cho mô hình mô phỏng
III. Xây dựng kế hoạch mô phỏng và kiểm nghiệm trên thực tế
-----------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,xay dung,chuong trinh,dieu khien thang may,cho nguoi 4 tang,don gian,doan hoang mai

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THANG MÁY CHỞ NGƯỜI 4 TẦNG ĐƠN GIẢN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể