Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,truy nhap,goi duong len toc do so lieu cao,trong lo trinh phat trien,cua 3gpp lte,vu thi hien

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


TRUY NHẬP GÓI ĐƯỜNG LÊN TỐC ĐỘ SỐ LIỆU CAO TRONG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA 3GPP LTE


SV: Vũ Thị Hiền





Chương 1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G

1.1. QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN HÓA WCDMA/HSPA TRONG 3GPP: 1.1.1. Chuẩn hóa trong 3GPP:

a. Chuẩn hóa HSDPA:

Khi phát hành R3 hoàn thành, HSDPA và HSUPA vẫn chưa được đưa vào kế hoạch nghiên cứu. Trong năm 2000, khi tiến hành hiệu chỉnh WCDMA và nghiên cứu R4 kể cả TD-SCDMA, người ta nhận thấy rằng cần có một số cải thiện cho truy nhập gói. Để cho phép phát triển này, nghiên cứu khả thi (danh mục nghiên cứu) Cho HSDPA vào đầu năm 2000.

Nghiên cứu này được bắt đầu theo các nguyên tắc của 3GPP (phải có ít nhất 4 hãng ủng hộ). Các hãng ủng hộ bắt đầu nghiên cứu HSDPA gồm Motorola và Nokia thuộc phía các nhà máy, và BT/Cellnet, T-Mobile và NTT DoCoMo thuộc phía các nhà khai thác.

Nghiên cứu khả thi đã kết thúc tại phiên họp toàn thể TSG RAN. Trong danh mục nghiên cứu HSDPA có các vấn đề nghiên cứu để cải thiện truyền dẫn số liệu gói đường xuống so với R3. Các chuyên đề như phát lại lớp vật lý và lập biểu dựa trên BTS đã được nghiên cứu cùng với mã hóa và điều biến thích nghi. Cùng với nghiên cứu này đã nghiên cứu công nghệ thu phát nhiều anten (MIMO) Và vấn đề chọn nhanh FCS (Fast Cell Selection).

Trong các chuyên đề liên quan đến HSDPA, danh mục nghiên cứu MIMO không hoàn thành trong chương trình khung thời gian R5 và R6, và đây là lý do nó có mặt trong các chuyên đề R7. Nghiên cứu khả thi FCS đã đưa ra kết luận, lợi ích nhận được không nhiều so với việc tăng thêm độ phức tạp. Sau kết luận này không đưa ra các nghiên cứu nào về FCS. Trong khi tập trung vào ghép song công phân chia theo tần số (FDD), ghép song công phân chia theo thời gian (TDD) Cũng được đưa vào danh mục nghiên cứu HSDPA kể cả các giải pháp tương tự cả hai chế độ TDD (TDD băng hẹp và băng rộng).

b. Chuẩn hóa HSUPA:

Chuẩn hóa HSUPA là thuật ngữ được dùng rộng rãi trên thị trường; Trong quá trình chuẩn hóa HSUPA thuật ngữ này được sử dụng dưới cái tên “kênh riêng đường lên tăng cường” (E-DCH: Enhanced Uplink Dedicated Channel). Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn hiệu chỉnh HSUPA và được bắt đầu bằng danh mục nghiên cứu về “tăng cường đường lên cho các kênh truyền tải”. Vấn đề này được sự ủng hộ của các nhà máy: Motorola, Nokia và của các hãng Ericsson, như chỉ ra trên hình 1.1.

Danh mục nghiên cứu kết thúc 03/2004 với khuyến nghị bắt đầu nghiên cứu trong 3GPP để đặc tả HARQ (Hybrid Automatic Repeat Request – yêu cầu phát lại tự động) Lớp vật lý nhanh và cơ chế lập biểu dựa trên nút B cho đường lên cũng như độ dài TTI (Transmission Time Interval) Ngắn hơn.

Ngoài ra, cơ chế thiết lập kênh DCH (Dedicated Channel – kênh điều khiển) Nhanh hơn không đưa vào khuyến nghị này, nhưng các vấn đề này đã được đề cập trong danh mục nghiên cứu khác đối với phát hành 3GPP R6. Hình 1.2 trình bày các kỹ thuật được lựa chọn cho danh mục nghiên cứu HSUPA.

1.1.2. Phát triển tăng cường HSPA (HSDPA và HSUPA):

Trong khi HSUPA được đặc tả, vẫn có các nghiên cứu phát triển để cải thiện R6 HSDPA cũng như một số các lĩnh vực khác như: Đặc tả hiệu năng cho các đầu cuối tiên tiến hơn sử dụng thu phân tập và (hoặc) Các máy thu tiên tiến; Cải thiện tầm phủ sóng cho đường lên bằng cách sử dụng báo hiệu phản hồi đường lên; Các cải thiện trong lĩnh vực di động của HSDPA bằng báo hiệu nhanh hơn và thời gian xử lý ngắn hơn.

Một danh mục nghiên cứu với tên “kết nối liên tục cho các người sử dụng số liệu gói”  đã được định nghĩa bởi R7 với mục đích giảm chi phí trong các thời gian phục vụ và duy trì liên kết nhưng không có lượng số liệu cần thiết. Một ví dụ cho kiểu dịch vụ này là dịch vụ thoại trên cơ sở gói với tên gọi phổ biến là VoIP.

Danh mục nghiên cứu MIMO vẫn tiếp tục được tiến hành với nhiều đề xuất. Nguyên tắc chủ yếu là dùng hai (hay nhiều) Anten phát với các luồng thông tin khác nhau và sau đó sử dụng hai (hay nhiều) Anten kết hợp với xử lý tín hiệu tiên tiến tại đầu cuối để phân tích các luồng này như minh họa trên hình 1.4.

Thách thức chủ yếu là phải chứng minh rằng liệu có nhận được tăng độ lợi đáng kể so với độ lợi nhận được từ các cải thiện hiệu năng trong R6 và các giải pháp cải thiện dung lượng hiện có bằng cách bổ sung thêm máy phát. Các kết luận trong 3GPP cho đến thời điểm này chỉ là trong môi trường ô vĩ mô; HSDPA với MIMO hình như không mang lại lợi ích về dung lượng so với trường hợp thu phân tập và máy thu tiên tiến đầu cuối. Vì thế thách thức này vẫn còn tiếp tục được xem xét trong R7; Nghiên cứu sẽ hướng đến các ô nhỏ hơn (các ô vi mô).

Các danh mục nghiên cứu cho HSDPA và HSUPA gồm vấn đề giảm trễ thiết lập cuộc gọi chuyển mạch gói PS (Packet Switch) Và chuyển mạch kênh CS (Channel Switch) Nhằm rút ngắn thời gian từ trạng thái rỗi sang trạng thái tích cực (cell – DCH).

Vì hầu hết các bước trong WCDMA sẽ vẫn giữ nguyên không liên quan đến cuộc gọi CS hay PS, nên các cải thiện này mang lại lợi ích cho cả HSDPA/HSUPA lẫn thiết lập cuộc gọi thoại bình thường, nghĩa là các thiết bị hiện có có tiềm năng hơn vì các đầu cuối thay đổi, nhận được thêm các cải thiện trong hầu hết các trường hợp. Phát triển HSPA trong R7 (hay còn gọi là HSPA+) Đã đưa đến tốc độ 28 Mbps cực đại trên đường xuống và 11Mbps cực đại trên đường lên.

1.2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LTE (Long Term Evolution):

Nghiên cứu phát triển tiêu chuẩn LTE được tiến hành trong các E – UTRAN TSG (Technical Specification Group – nhóm đặc tả kỹ thuật). Trong các cuộc họp của RAN TSG chỉ có một vài vấn đề kỹ thuật là được tán thành. Thậm chí trong các cuộc họp sau đó thì vấn đề này vẫn được xem xét lại. 3GPP đã vạch ra kế hoạch làm việc chi tiết cho các nhóm nghiên cứu TSG RAN. Lộ trình phát triển của LTE gắn liền với lộ trình phát triển của 3GPP, như chỉ ra trên hình 1.5.
------------------------------------------
MỤC LỤC
BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G
1.1. QUÁ TRÌNH TIÊU CHUẨN HÓA WCDMA/ HSPA TRONG 3GPP
1.1.1. Chuẩn hóa trong 3GPP
1.1.2. Phát triển tăng cường HSPA (HSDPA và HSUPA)
1.2. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LTE (Long Term Evolution)
1.3. IMT – Adv VÀ LỘ TRÌNH TỚI 4G
1.4. TỔNG QUAN TRUY NHẬP GÓI TỐC ĐỘ CAO (HSPA)
1.4.1. Mở đầu
1.4.2. Kiến trúc giao diện vô tuyến HSDPA và HSUPA cho số liệu người sử dụng
1.5. TỔNG QUAN LTE
1.5.1. Tốc độ số liệu đỉnh
1.5.2. Thông lượng số liệu
1.5.3. Hiệu suất phổ tần
1.5.4. Hỗ trợ di động
1.5.5. Vùng phủ
1.5.6. MBMS tăng cường
1.5.7. Kiến trúc và quá trình chuyển đổi
Chương 2: CÁC CÔNG NGHỆ CƠ BẢN CỦA 3GPP LTE
2.1. TRUYỀN DẪN ĐA TRUY NHẬP CỦA LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G CỦA 3GPP LTE
2.1.1. Mở đầu
2.1.2. Nghiên cứu hoạt động của OFDM
2.1.3. Mã hóa kênh và phân tập tần số trong truyền dẫn OFDM
2.1.4. Chọn các thông số của OFDM cơ sở2.1.5. Sử dụng OFDM để ghép kênh và đa truy nhập
2.1.6. Sử dụng đa truy nhập phân chia theo tần số sóng mang (SC - FDMA)
2.2. TÌM HIỂU CHIẾN LƯỢC LẬP BIỂU, THÍCH ỨNG ĐƯỜNG DẪN VÀ PHÁT LẠI TIÊN TIẾN
2.1.1. Vấn đề lập biểu phụ thuộc kênh
2.1.2. Các sơ đồ phát lại tự động linh hoạt
2.3. KỸ THUẬT ĐA ANTEN VỚI LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN 3G LÊN 4G
2.3.1. Các đặc trưng cơ bản của cấu hình đa anten
2.3.2. Đa anten thu
2.3.3. Đa anten phát
Chương 3: TRUY NHẬP GÓI ĐƯỜNG LÊN TỐC ĐỘ CAO (HSUPA)
3.1. TỔNG QUAN VỀ HSUPA
3.1.1. Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa HSUPA và HSDPA
3.1.2. Lập biểu cho HSUPA
3.1.3. HARQ với kết hợp mềm trên HSUPA
3.1.4. Kiến trúc mạng được lập cấu hình E-DCH (và HS-DSCH)
3.2. KÊNH RIÊNG TĂNG CƯỜNG (E-DCH) TRONG HSUPA
3.2.1. E-DCH và các kênh báo hiệu
3.2.2. Điều khiển công suất trong E-DCH
3.2.3. Điều khiển tài nguyên cho E-DCH
3.3. LẬP BIỂU TRONG HSUPA
3.3.1. Chương trình khung lập biểu đối với HSUPA
3.3.2. Thông tin lập biểu trong HSUPA
3.4. HARQ VỚI KẾT HỢP MỀM TRONG HSUPA
3.4.1. Tổng quan hoạt động HARQ trong HSUPA
3.4.2. Quá trình xử lý HARQ tại lớp vật lý của HSUPA
3.4.3. Vì sao phải sử dụng hai độ dài TTI?
3.5. BÁO HIỆU ĐIỀU KHIỂN TRONG HSUPA
3.5.1. Kênh vật lý dành riêng E-HICH
3.5.2. Kênh vật lý mang các cho phép tuyệt đối (E-RGCH)
3.6. THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG LỚP VẬT LÝ
3.6.1. Thủ tục hoạt động lớp vật lý cho giao thức HARQ
3.6.2. Thủ tục lớp vật lý cho HARQ và chuyển giao mềm
KẾT LUẬN
LỜI CAM ĐOAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,truy nhap,goi duong len toc do so lieu cao,trong lo trinh phat trien,cua 3gpp lte,vu thi hien

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TRUY NHẬP GÓI ĐƯỜNG LÊN TỐC ĐỘ SỐ LIỆU CAO TRONG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA 3GPP LTE

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể