Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,thiet ke,he thong lanh,cong ty co phan thuy san,va thuong mai,thuan phuoc,da nang,ngo vuong tu

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


THIẾT KẾ HỆ THỐNG LẠNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC ĐÀ NẴNG


SV: Ngọ Vương Tú





CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

1.1. Tình hình thị trường thủy sản thế giới và trong nước:

1.1.1. Thị trường thuỷ sản thế giới:

Theo báo cáo của FAO, tổng sản lượng khai thác cá trên toàn thế giới năm 1994 là 108,94 triệu tấn. Đó là giới hạn không thể vượt qua mà ngược lại theo chiều hướng ngày càng giảm. Trong lĩnh vực nuôi trồng thf tôm là nguồn lợi chủ yếu cũng đang giảm nghiêm trọng ở các nước sản xuất chính như Thái Lan, Ấn Độ, Băngladesh…Sản lượng sẽ dao động ở mức dưới 1.700.000 tấn trong những năm tới.

Nhu cầu về thuỷ sản toàn thế giới ngày càng tăng song mức cung chỉ có giới hạn. Do đó để tận dụng những nguồn lợi hiện có sẽ có thêm một số sản phẩm mới dạng giá trị gia tăng.

Ba thị trường Mỹ, Châu Âu và Nhật sẽ nhập nhiều sản phẩm giá trị gia tăng hơn nữa. Tuy nhiên yêu cầu về chất lượng sẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với cả loại truyền thống cũng như giá trị gia tăng trong những năm sắp tới. Đồng USD ngày càng mạnh theo với sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Thị trường Mỹ sẽ nhập nhiều thuỷ sản hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản nội địa.

Mỹ đã quy định ngày 17 tháng 12 năm 1997 là thời hạn cuối cùng các nhà sản xuất và xuất khẩu sang Mỹ phải áp dụng HACCP. Nếu Việt Nam đạt được quy chế tối huệ quốc (MFN) Với Mỹ thì việc xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Nhật là thị trường thuỷ sản lớn nhất thế giới hiện nay và sẽ duy trì số lượng nhập cao, nhưng xu hướng là nhập các mặt hàng giá trị gia tăng cho các hộ lớn.

Các siêu thị Nhật sẽ tập trung vào việc nhập trực tiếp để giảm chi phí qua trung gian. Đồng Yên giảm giá, người Nhật có chiều hướng tìm mua các nguồn cung cấp thuỷ sản rẻ hơn.

Khai thác thị trường Trung Quốc: Đây là thị trường lớn, rất gần với Việt Nam. Cùng với đà phát triển kinh tế rất nhanh, Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ hải sản rất lớn, đa dạng từ sản phẩm cao cấp nhất - mặt hàng tươi sống đến các loại hải sản ướp đá, chế biến khô, ướp muối nhạt.

Đối với thị trường Trung Quốc thực tế hiện nay ngành thuỷ sản Việt nam chỉ mới xuất theo đường tiểu ngạch và giao dịch với các công ty nhỏ hoặc tư nhân, vì vậy giá xuất chưa cao, không ổn định và gặp nhiều rủi ro trong thanh toán. Cần hình thành các công ty liên doanh với các đối tác Trung Quốc để thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thuỷ sản.

Các nước châu Á mới phát triển sẽ trở thành những thị trường lớn hơn so với các nước phương Tây.

Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực xuất khẩu thủy sản lớn nhất, do đó cạnh tranh về nguyên liệu cũng như giá xuất các mặt hàng thuỷ sản trong khu vực sẽ trở nên gay gắt.

1.1.2. Thị trường trong nước và tình hình các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản:

Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, tổng sản lượng thuỷ sản sẽ tăng 7% hàng năm trong các năm tới. Cá tươi, ướp đá, thuỷ sản tươi sống và đông lạnh sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất cho yêu cầu tiêu dùng nội địa. Các sản phẩm chế biến sẵn để nấu hoặc ăn liền cũng sẽ phát triển nhanh sau năm 2000. Do mức thu nhập dân cư đô thị ngày càng tăng và số lượng du khách tăng cao, giá trị các hàng thuỷ sản tiêu thụ nội địa sẽ tăng theo và một số thuỷ đặc sản thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.

Thị trường nội địa phát triển sẽ tạo thế cân bằng và giảm độ rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu.

* Tình hình chế biến xuất khẩu của các địa phương:

Chúng ta có trên 200 công ty tham gia chế biến và xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu.

1.1.3. Kết luận về nhu cầu thị trường:

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng vì tính an toàn và lợi ích dinh dưỡng của các mặt hàng này. Nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản ngày càng tăng đặc biệt là các sản phẩm xuất từ tôm, mực ống, mực nang.

Cùng với nhu cầu tăng về số lượng, chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao đặc biệt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng nghiêm ngặt hơn và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu và được pháp luật các nước nhập khẩu đặc biệt là các nước nhập khẩu chính quy định ngày càng chặt chẽ hơn. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước thuộc liên minh châu Âu, Mỹ thì chất lượng thuỷ sản trước hết là các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.

Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản quan trọng nhất là: Nhật, Mỹ, Trung Quốc và liên minh châu Âu. Mỗi thị trường có những nét đặc trưng riêng về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, giá cả, thời gian cung cấp.. . Vì vậy trên cơ sở điều kiện nguồn lợi, thế mạnh của từng địa phương và nhà máy cần nghiên cứu đặc điểm các thị trường để đề ra chiến lược riêng cho mình, phát huy được lợi thế và tận dụng được thị trường.

Như vậy về vấn đề thị trường chúng ta ngày càng mở rộng và ổn định. Các chương trình về đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thuỷ hải sản tạo ra càng nhiều sản phẩm. Vì vậy việc mở rộng tăng số lượng các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản là một tất yếu khách quan. Mặt khác, để tận dụng nhân công rẻ của nước ta cần thiết phải tạo ra các mặt hàng có giá trị gia tăng. Các mặt hàng này được các thị trường đánh giá cao và giá cả ổn định hơn, khả năng chịu các rủi ro giảm.

1.2. Giới thiệu về nhà máy:

Nhà máy chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu ra đời dựa trên nhu cầu phát triển tiềm năng thuỷ sản của Thành phố, nhằm đưa Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố phát triển mạnh về chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.

• Địa Điểm: Khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang, Thành phố Đà Nẵng.

• Chủ đầu tư: Công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước.

• Toàn bộ nhà máy chế biến thuỷ sản và thực phẩm đông lạnh xuất khẩu có 1 hệ thống lạnh trung tâm dùng môi chất NH3, bao gồm:

-3 dây chuyền IQF, mỗi dây chuyền có năng suất 500 kg/giờ.

-2 tủ đông tiếp xúc, mỗi tủ 1.000 kg/mẻ

-2 tủ đông gió, mỗi tủ 250 kg/giờ.

-1 hầm đông gió 3.000 kg/3giờ.

-2 máy đá vảy, mỗi máy 30 tấn/ngày.

-3 máy đá vảy, mỗi máy 20 tấn/ngày.

-1 kho lạnh thương mại bao gồm:

+ 1 kho 1.500 tấn.

+ 3 kho 250 tấn.

+ Các hành lang kho.

-2 kho chờ đông, mỗi kho 50 tấn.

-1 kho làm mát sản phẩm 10 tấn.

-1 thiết bị làm lạnh nước cho điều hoà không khí 900 KW.

-1 thiết bị làm lạnh nước chế biến 20 m3/ h.

-Hệ thống điều hoà không khí toàn nhà máy.

• Nguồn vốn:

Vốn phát triển sản xuất của công ty thuỷ sản và thương mại Thuận Phước.

1.3. Sơ đồ mặt bằng nhà máy:

Nhà máy thuỷ sản Thuận Phước Đà Nẵng thuộc khu công nghiệp Thọ Quang. Sản phẩm chính của công ty là các loại tôm, cá, mực đông lạnh phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Công suất chế biến hằng năm đạt gần 2500 tấn.

Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 7210m2, trong đó diện tích dùng cho sản xuất là 2400m2. Ưu điểm lớn là công ty đặt tại nơi giáp ranh với bờ biển Thuận Phước, là nơi mà ngành khai thác thủy sản phát triển mạnh cho nên có những ưu điểm trong thu mua thủy sản, bảo đảm cung cấp nhanh và đầy đủ nguồn hàng để sản xuất.

Vị trí của công ty cũng khá thuận tiện trong việc vận tải hàng hoá của công ty. Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam, công ty thủy sản và thương mại Thuận Phước đã không ngừng đầu tư phát triển công nghệ. Nhiều hệ thống lạnh hiện đại như dây chuyền IQF, tủ cấp đông gió, cấp đông tiếp xúc, máy đá vảy, kho.. . Đã và đang được lắp đặt tại công ty. Qua thời gian đi vào vận hành sản xuất đã nâng cao đáng kể chất lượng sản phẩm của công ty.
--------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. -Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh-Nguyễn Đức Lợi - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999
2. -Kỹ thuật lạnh cơ sở-Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1996
3. -Môi chất lạnh-Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1996
4. -Tự động hoá hệ thống lạnh-Nguyễn Đức Lợi - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1999
5. -Kỹ thuật lạnh ứng dụng-Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ, Đinh Văn Thuận - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 2000
6. -Bài tập kỹ thuật lạnh-Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1996
7. -Máy và thiết bị lạnh-Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1997
8. -Truyền nhiệt-Đặng Quốc Phú, Trần Thế Sơn, Trần Văn Phú - Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 1999
-----------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,he thong lanh,cong ty co phan thuy san,va thuong mai,thuan phuoc,da nang,ngo vuong tu

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG LẠNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VÀ THƯƠNG MẠI THUẬN PHƯỚC ĐÀ NẴNG


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể