Chuyển đến nội dung chính

de tai,xay dung,tieu chuan,ve rung pha,va troi pha,(jitter and wander),cho giao dien so,theo phan cap dong bo,pdh va sdh,ths. vu hoang son

ĐỀ TÀI


XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA (JITTER AND WANDER) CHO GIAO DIỆN SỐ THEO PHÂN CẤP ĐỒNG BỘ PDH VÀ SDH


Chủ trì đề tài: ThS. Vũ Hoàng Sơn





CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/SDH

Trong phần này sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn liên quan đến PDH/SDH để làm cơ sở cho việc xây dựng tiêu chuẩn và phương pháp đo ở các chương sau. Vì mạng viễn thông của Việt nam chủ yếu tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T và ETSI nên trong phần dưới đây sẽ thực hiện tóm tắt các tiêu chuẩn điển hình.

1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế

1.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện

1.1.1.1 ITU-T G. 703 - Đặc tính điện/vật lý của các giao diện phân cấp số

Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về đặc tính điện và vật lý của các giao diện tại phân cấp số như qui định trong khuyến nghị G. 702 (PDH) Và G. 707 (SDH), với mục đích nhằm kết nối các thành phần của mạng truyền dẫn số.

Các giao diện phân cấp số được qui định trong khuyến nghị này bao gồm: Giao diện tại tốc độ 64 kbit/s, 1544 kbit/s, 2048 kbit/s, 6312 kbit/s, 32064 kbit/s, 44736 kbit/s, 8448 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, giao diện đồng bộ 2048 kHz, giao diện 97728 kbit/s, 155520 kbit/s (STM-1e), 51840 kbit/s (STM-0).

1.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện

1.1.2.1 ITU-T G. 957 - Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên quan đến phân cấp số đồng bộ

-Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G. 707 và làm việc trên sợi quang đơn mode G. 652, G. 653 và G. 654

-Mục đích của khuyến nghị này là đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được định nghĩa trong khuyến nghị G. 783 để đạt được khả năng tương hợp ngang trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn)

-Các chỉ tiêu trong khuyến nghị này được áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang.

-Các chỉ tiêu về giao diện quang được qui định cho các loại hệ thống.

1.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ

1.1.3.1 ITU-T G. 812

 - Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ được sử dụng làm các đồng hồ nút trong mạng đồng bộ

Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng như đồng hồ nút trong các mạng đồng bộ. Chức năng của đồng hồ nút là lựa chọn một trong các đường đồng bộ ngoài để đưa vào trạm viễn thông như tín hiệu chuẩn đồng bộ, thực hiện giảm rung pha và trôi pha và sau đó được phân phối đến các thiết bị khác trong trạm.

Khi hoạt động bình thường đồng hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp. Với mục đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt động lưu giữ)

Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt (SASE) Hoặc có thể là một phần của thiết bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH.

Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong khuyến nghị này cho 3 kiểu đồng hồ:

-Đồng hồ kiểu I: Chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân cấp 2048 kbit/s

-Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s

Ngoài ra, trong phụ lục A còn đề cập đến 3 kiểu đồng hồ khác là:

-Đồng hồ kiểu IV: Được triển khai chủ yếu trong các mạng đã có hỗ trợ cho phân cấp 1544 kbit/s

-Đồng hồ kiểu V: Được triển khai chủ yếu trong các nút chuyển tiếp có cả phân cấp 1544 và 2048 kbit/s

-Đồng hồ kiểu VI: Được triển khai điển hình trong các nút mạng nội hạt đã có trên phân cấp 2048 kbit/s

Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:

- Dung sai nhiễu:

Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được mà vẫn đảm bảo:

-Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định

-Không gây nên bất cứ cảnh báo nào

-Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu

-Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ

Trong mục này còn đề cập đến dung sai rung pha và trôi pha cho 3 kiểu đồng hồ loại I, II và III.

- Truyền tải nhiễu:

Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu

1.1.3.2 ITU-T G. 813

- Yêu cầu về đặc tính định thời của các đồng hồ tớ trong thiết bị SDH (SEC)

Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cho đồng hồ sử dụng trong thiết bị SDH (SEC). Trong trường hợp bình thường, đồng hồ này hoạt động bám theo PRC. Tuy nhiên thì đồng hồ này có thể sử dụng nhiều đầu vào chuẩn, và trong trường hợp tất cả các nguồn chuẩn bị mất thì đồng hồ này sẽ hoạt động ở chế độ lưu giữ.

Khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu cho 2 loại đồng hồ SEC:

-Loại 1: Là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 2048 kbit/s

-Loại 2: Là các đồng hồ sử dụng trong mạng SDH được tối ưu cho phân cấp số 1544 kbit/s

Các chỉ tiêu đưa ra đối với SEC cũng tương tự như đối với SSU

1.1.4 Các tiêu chuẩn về rung pha/trôi pha

Các tiêu chuản liên quan đến rung pha/ trôi pha bao gồm: ITU-T G. 823, G. 825 và ITU-T G. 783

1.1.4.1 ITU-T G. 823

- Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số 2048 kbit/s

Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu về rung pha và trôi pha xuất hiện tại các giao diện nút mạng (NNI) Của phân cấp số cận đồng bộ (PDH) Và các mạng đồng bộ dựa trên tốc độ bit phân cấp mức 1: 2048 kbit/s

Đối với giao diện lưu lượng, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:

-Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện 2,34,140 Mbit/s

-Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại các giao diện 2,34,140 Mbit/s

Đối với giao diện đồng bộ, khuyến nghị này đưa ra các chỉ tiêu liên quan đến:

-Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. Cụ thể là:

-Giới hạn mạng đối với giá trị rung pha đầu ra tại các giao diện 2048 kHz và 2048 kbit/s cho các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH. Các giá trị giới hạn này được cho trong bảng 5 của G. 823 với thời gian đo là 60 s

-Giới hạn mạng đối với giá trị trôi pha đầu ra tại các giao diện của các đồng hồ PRC, SSU, SEC và giao diện đồng bộ PDH biểu thị thông qua 2 tham số MTIE và TDEV. Các giá trị này được cho trong các bảng từ 6 đến 13 của ITU-T G. 823

-Dung sai rung pha và trôi pha tại đầu vào của các giao diện đồng bô. Các giá trị này được tham chiếu đến dung sai rung pha và trôi pha đầu vào cho các cổng đầu vào đồng hồ kiểu I của ITU-T G. 812 cho các thiết bị có chức năng SSU, và chọn lựa 1 của ITU-T G. 813 cho các thiết bị có chức năng SEC

1.1.4.2 ITU-T G. 825

- Yêu cầu về rung pha và trôi pha trong các mạng số dựa trên phân cấp số đồng bộ SDH

Khuyến nghị này đưa các tham số và các giá trị liên quan nhằm kiểm soát tốt lượng rung pha và trôi pha tại các giao diện mạng - mạng SDH (NNI), bao gồm:

-Giới hạn mạng cực đại đối với giá trị rung pha và trôi pha

-Dung sai rung pha và trôi pha tối thiểu của thiết bị đối với các giao diện lưu lượng và giao diện đồng bộ dựa trên phân cấp số đồng bộ (SDH)

Cụ thể như sau:

-Giới hạn mạng cho rung pha: Đề cập đên rung pha cho phép lớn nhất tại các giao diện STM-1, STM-4, STM-16, STM-64, STM-256

-Giới hạn mạng cho trôi pha: Các giao diện STM-N được coi là các giao diện đồng bộ. Giới hạn mạng cho trôi pha tại các giao diện đồng bộ này được tham chiếu đến khuyến khuyến nghị G. 823

-Dung sai trôi pha tại các cổng vào STM-N: Với các giao diện STM-N được sử dụng như là giao diện đồng bộ được tham chiếu đến khuyến nghị G. 812, G. 813 (tức là phải đáp ứng các chỉ tiêu dung sai trôi pha qui định trong khuyến nghị G. 812, G. 813)

1.1.4.3 ITU-T G. 783

 - Đặc tính các khối chức năng của thiết bị SDH

Trong khuyến nghị này có đề cập các chỉ tiêu về rung pha sinh ra do quá trình sắp xếp các tín hiệu nhánh G. 703 (PDH) Vào trong các container của khung SDH G. 707 và các chỉ tiêu đối với rung pha kết hợp. Rung pha kết hợp ở đây được hiểu là bao gồm rung pha sắp xếp và rung pha do quá trình dịch chuyển con trỏ gây nên.

Khuyến nghị này cũng đưa ra qui định đối với chuỗi thử con trỏ được sử dụng để đo rung pha kết hợp
---------------------------------------------
Mục lục
Mở đầu
Thuật ngữ viết tắt
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG HỆ THỐNG PDH/ SDH
1.1 Các tiêu chuẩn quốc tế
1.1.1 Tiêu chuẩn về đặc tính điện của giao diện
1.1.2 Tiêu chuẩn về đặc tính quang của giao diện
1.1.3 Các tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ
1.1.4 Các tiêu chuẩn về rung pha/ trôi pha
1.1.5 Các tiêu chuẩn liên quan đến đánh giá chất lượng lỗi
1.1.6 Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng
1.1.7 Các tiêu chuẩn khác
1.2 Các qui/ tiêu chuẩn ngành
1.2.1 Tiêu chuẩn TCN 68-177: Yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống thông tin quang và viba SDH tốc độ 155 Mbit/ s, 622 Mbit/ s và 2.5 Gbit/ s
1.2.2 Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH
1.2.3 Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172: 1998 và TCN 68-175: 1998 tiêu chuẩn về giao diện điện kết nối mạng
1.2.5 TCN 68-164: 1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và Quy trình đo kiểm,1.2.6 Qui chuẩn/ Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng
1.3 KẾT LUẬN
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA
2.1 Khái niệm chung
2.2 Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về kết nối mạng [1]
2.2.1 Giao diện kết nối mạng
2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông
2.2.3 Phạm vi quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng
2.2.4 Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối
2.3 Xây dựng tiêu chuẩn Rung pha/ trôi pha
2.3.1 Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa
2.3.2 Lý do và mục đích
2.3.3 Sở cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
2.3.4 Cấu trúc Tiêu chuẩn
KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG
PHỤ LỤC A: Phương pháp đo rung pha/ trôi pha
A. 1 Giới thiệu
A. 2 Đo Rung pha tại các giao diện ra
A. 3 Đo rung pha cho phép tại giao diện đầu vào
PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO
B. 1 Yêu cầu chung
B. 2 Một số thiết bị đo
B.
2.1Thiết bị ANTB.
2.2 Thiết bị đo SF-60 và SFOB.
2.3 HP E1725C
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------
keyword: download,de tai,xay dung,tieu chuan,ve rung pha,va troi pha,(jitter and wander),cho giao dien so,theo phan cap dong bo,pdh va sdh,ths. vu hoang son

linkdownload: ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA (JITTER AND WANDER) CHO GIAO DIỆN SỐ THEO PHÂN CẤP ĐỒNG BỘ PDH VÀ SDH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể