Chuyển đến nội dung chính

bao cao thuc tap,tim hieu,ve truyen thong,vi dieu khien,va plc,vu duc thang

BÁO CÁO THỰC TẬP


TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THÔNG VI ĐIỀU KHIỂN VÀ PLC


SV: Vũ Đức Thắng




Chương 2. PLC (Điều khiển mô hình đèn giao thông)

2.1. Giới thiệu chung về PLC

2.1.1. Khái niệm PLC

 PLC là viết tắt của tiếng Anh: Programmable Logic Controller là một bộ điều khiển logic lập trình được. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) Trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic.

Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell.. . Thiết bị này có các đầu vào logic, sau quá trình xử lý theo chương trình bên trong, nó cho đầu ra mức logic có quan hệ với các đầu vào. Các thiết bị PLC có ứng dụng rộng rãi và dần không thể thiếu được trong các dây truyền sản xuất hiện đại.

Chương trình của PLC thay đổi rất đơn giản và dễ dàng bằng một máy lập trình bằng tay hay một máy tính cá nhân có phần mềm trợ giúp. Khi đó nhân viên có thể vận hành và cũng có thể lập trình được. Sỡ dĩ PLC có vai trò quan trọng tới mức không thể thiếu được trong các dây truyền sản suất lớn chính là bởi tính mềm dẻo và tiện dụng của nó.

Tuy nhiên giá thành của bộ PLC khá cao nên nó không thích hợp cho những dây truyền sản xuất nhỏ.

2.1.2. Lịch sử phát triển

• 1968: Richard Morley sáng tạo ý tưởng PLC cho General Motors.

• 1969: PLC đầu tiên (Allen Bradley và Bedford), được GM sử dụng trong công nghiệp ô-tô (128 DI/DO, 1kByte bộ nhớ).

• 1971: Ứng dụng PLC đầu tiên ngoài CN ô-tô.

• 1973: PLC “thông minh” với khả năng tính toán, điều khiển máy in, xử lý dữ liệu, giao diện màn hình.

• 1975: PLC với bộ điều khiển PID.

• 1976: Lần đầu tiên sử dụng trong hệ thống phân cấp điều khiển dây chuyền sản xuất.

• 1977: MP-based PLC.

• 1980: Các module vào/ra thông minh.

• 1981: PLC nối mạng, 16-bit PLC, các màn hình CRT màu.

• 1982: PLC với 8192 I/O (lớn nhất).

• 1992: Chuẩn IEC 61131 ra đời.

• 1996: Slot-PLC, Soft-PLC,.. .

2.1.3. Phạm vi ứng dụng

• Lúc đầu chủ yếu trong các ngành công nghiệp chế tạo, điều khiển các quá trình rời rạc.

• Ngày nay cả trong điều khiển trình tự và điều khiển quá trình liên tục, cạnh tranh với Compact Digital Controllers và các hệ DCS trong các ứng dụng “lai”.

• Thiết bị thu thập dữ liệu trong các hệ SCADA.

2.1.4. Vai trò của PLC trong quá trình tự động hóa sản xuất

 Như đã biết, nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tự động hóa sản xuất đóng vai trò quan trọng, tự động hóa giúp tăng năng suất, tăng độ chính xác và do đó tăng hiệu quả quá trình sản xuất. Để có thể thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải có các bộ điều khiển để điều khiển chúng. PLC là một trong các bộ điều khiển đáp ứng đươc yêu cầu đó.

2.1.5. Khả năng của PLC

PLC (Program Logical Controller) (hay bộ điều khiển Logic có thể lập trình được), là một thiết bị điều khiển đa năng được dùng rộng rãi trong công nghiệp để điều khiển hệ thống theo một chương trình được viết bởi người sử dụng.

Nhờ họat động theo chương trình nên PLC có thể được ứng dụng để điều khiển nhiều thiết bị máy móc khác nhau. Chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển và cách kết nối thì ta đã có thể dùng chính PLC đó để điều khiển thiết bị, hay máy móc khác. Cũng như vậy, nếu muốn tay đổi quy luật hoạt động của máy móc, thiết bị hay hệ thống sản xuất tự động, rất đơn giản, chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển.

Các đối tượng mà PLC có thể điều khiển được rất đa dạng, từ máy bơm, máy cắt, máy khoan, lò nhiệt…đến các hệ thống phức tạp như: Băng tải, hệ thống chuyển mạch tự động (ATS), thang máy, dây chuyền sản xuất…v.v. PLC có thể điều khiển theo các quy luật khác nhau đối với các đối tượng của nó.

2.1.6. Ưu điểm của PLC

 PLC có những ưu điểm mà các bộ điều khiển cổ điển dùng dây nối và Relay không thể nào sánh được:

- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.

- Gọn nhẹ nên dễ dàng di chuyển, lắp đặt. Dễ bảo quản, sửachữa.

- Bộ nhớ có dung lượng lớn, nạp xóa dễ dàng, chứa được những chương trình phức tạp. Độ chính xác cao. Khả năng xử lý nhanh.

- Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp.

- Giao tiếp được với nhiều thiết bị khác, máy tính, mạng, các thiết bị điều khiển khác.

2.1.7. Lập trình cho PLC

Có thể lập trình cho PLC một các khá dễ dàng dực trên một tập lệnh mà nhà sản xuất cung cấp. Tập lệnh bao gồm nhiều lệnh, có thể cho phép người sử dụng kết hợp các lệnh này một cách logic để tạo nhiều chương trình điều khiển đa dạng, phức tạp. Ngoài các lệnh thông thường, nhà sản xuất còn cung cấp thêm các lệnh mở rộng (Expansion Instruction) Làm phong phú thêm khả năng điều khiển PLC. Cùng với tập lệnh còn có nhiều cách lập trình cho PLC

Lập trình dạng phát biểu STL (Statement Lists): Các lệnh được được biểu thị như các phát biểu, gần giống ngôn ngữ con người, nên cũng khá dễ hiểu. Tuy nhiên do không có dạng hình ảnh nên ta không thấy được cách liên kết các lệnh, do đó khó kiểm soát được chương trình.

 Để lập trình theo cách này, cần có một bộ lập trình bằng tay (Programing Console) Hay một máy tính cá nhân với phần mềm hổ trợ. Programing console rất gọn nhẹ, thích hợp lập các chương trình nhỏ, đơn giản và thuận lợi cho việc thử nghiệm, kiểm tra tình trạng PLC tại hiện trường.
--------------------------------------------
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: VI ĐIỀU KHIỂN
1.1. Giới thiệu chung về Vi Điều Khiển
1.1.1. Vi Điều Khiển
1.1.2. Giới thiệu họ AVR
1.2. Tìm hiểu về ATmega
1.3. Truyền thông ATmega
1.3.1 Giao tiếp RS
1.3.2 Sơ đồ mạch
1.3.3 Phần mềm lập trình và cách khởi tạo
1.3.4 Chương trình
1.3.4.1. Phần khai báo
1.3.4.2. Phần chương trình
Chương 2: PLC
2.1. Giới thiệu chung về PLC
2.1.1. Khái niệm PLC
2.1.2. Lịch sử phát triển
2.1.3. Phạm vi ứng dụng
2.1.4. Vai trò của PLC trong quá trình tự động hóa sản xuất
2.1.5. Khả năng của PLC
2.1.6. Ưu điểm của PLC
2.1.7. Lập trình cho PLC
2.2. Cấu trúc phần cứng của bộ PLC S7-300
2.2.1. Các tín hiệu kết nối với PLC
2.2.2. Các modul của PLC S7-300
2.2.3. Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ
2.2.4. Cấu trúc bộ nhớ của CPU
2.2.5. Vòng quét chương trình
2.3. Điều khiển Đèn giao thông bằng PLC (Sử dụng ngôn ngữ LAD)
2.3.1. Giới thiệu bộ Đèn giao thông
2.3.2. Linh kiện trong mạch điều khiển Đèn giao thông
2.3.3. Quét led 7 đoạn
2.3.4. Giải thuật điều khiển
2.3.5. Chương trình
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------
Keyword: download,bao cao thuc tap,tim hieu,ve truyen thong,vi dieu khien,va plc,vu duc thang

linkdownload: BÁO CÁO THỰC TẬP

TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THÔNG VI ĐIỀU KHIỂN VÀ PLC

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể