Chuyển đến nội dung chính

bai tap lon,nghien cuu,tong quan,ve thiet bi vo tuyen dien,va phan tich,chi tiet so do khoi,cua may thu phat,vtd jss-720

BÀI TẬP LỚN


NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ PHÂN TÍCH CHI TIẾT SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY THU PHÁT VTĐ JSS-720




PHẦN II. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI, SƠ ĐỀ TẦNG PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ANTEN CỦA MÁY THU PHÁT VTĐ JSS-720

I. Phân tích phần phát

1. Khối phát của JSS 720 bao gồm các khối:

+ Khối tạo tín hiệu đơn biên SSB

+ Khối tổng hợp tần số và tạo tần số phát

+ Khối khuếch đại công suất

+ Khối điều hưởng Anten

2. Nhiệm vụ các khối:

+ Khối tạo tín hiệu đơn biên SSB: Tín hiệu này được tạo ra bằng cách điều chế tín hiệu AF (tín hiệu âm thanh) Với tần số sóng mang 455kHz. Nó được dùng cho mạch biến đổi tần số để biến đổi thành tần số phát.

+ Khối khuếch đại công suất: Khuếch đại biên độ tín hiệu đủ lớn để đưa ra Anten, loại bỏ tạp âm ra khỏi tín hiệu.

+ Khối điều hưởng Anten: Có nhiệm vụ bức xạ tín hiệu ra ngoài không gian, phối hợp trở kháng với tầng khuếch đại công suất.

3. Phân tích a, Khối tạo tín hiệu đơn biên SSB

Dao động thạch anh tạo ra tần số 20MHz sau đó đựơc đưa qua bộ chia 4 và đưa vào mạch vòng khoá pha PLL tạo ra tần số 455kHz.

+ Nguyên lý tạo tần số 455kHz bằng mạch vòng khoá pha PLL.

Sơ đồ khối mạch vòng khoá pha:

Khi không có tín hiệu vào thì tín hiệu hiệu chỉnh U’d =0 vì tín hiệu ra của bộ tách sóng pha là tích (Uv x U’d). Mạch VCO dao động tại tần số dao động riêng f = 455kHz. Khi có tín hiệu vào bộ tách sóng pha sẽ so pha tần số tín hiệu vào với tín hiệu so sánh.

Đầu ra của bộ tách sóng pha xuất hiện tín hiệu Ud mà trị số tức thời của nó tỉ lệ với hiệu pha (hiệu tần số) Của hai tín hiệu vào thời điểm đó đồng thời có các thành phần tần số fv – f’r V à fv + F’r. Tần số tổng bị loại bỏ nhờ mạch lọc thông thấp còn tần số thấp được khuếch đại lên và được dùng để điều khiển tần số dao động của VCO.

Tần số dao động của VCO được thay đổi sao cho fv – f’r tiến tới 0 nghĩa là fv = f’r hoặc fr =N fv với N là hệ số chia của bộ chia tần. Ở đây fv = 5MHz vậy hệ số chia. Tần số 455kHz được trộn với tần số AF (tần số âm thanh) Để tạo ra tín hiệu đơn biên SSB. 455kHz Tín hiệu dữ liệu từ bộ điều khiển qua cổng COM được khuếch đại đảm bảo biên độ tín hiệu đủ lớn sau đó đưa vào bộ chuyển mạch âm tần (AF SW).

CPU sẽ điều khiển chuyển mạch để phát đi các tín hiệu dữ liệu và các tín hiệu phụ: Tone, Alarm, Fs-In. Tín hiệu ra từ chuyển mạch AF được đưa tới bộ điều chế đơn biên (LSB MOD) Để điều chế với sóng mang fc = 455kHz tạo tín hiệu SSB. Tín hiệu sóng mang fc tạo ra từ bộ dao động chủ bằng thạch anh DTCXO 20MHz. Tín hiệu sau điều chế đưa qua bộ lọc băng (BPF) Để lấy một dải biên tần. Quá trình điều chế đơn biên này nhằm mục đích:

+ Giảm độ rộng dải tần đi một nửa.

 + Công suất của máy phát giảm.

+ Tạp âm đầu thu giảm do biên tần của tín hiệu hẹp hơn.

Bộ điều chế nhiều chế độ (VCA) Xác lập chế độ làm việc của máy phát, được điều chỉnh bởi tín hiệu Gain-Cont từ CPU. Bộ điều chế này thực hiện điều chế tín hiệu đơn biên từ bộ lọc băng đưa tới với sóng mang chuẩn fc = 455kHz để tạo ra tín hiệu sóng mang phụ với tần số 455kHz. Để đảm bảo chất lượng của tín hiệu nguồn như:

+ Lọc bỏ tần số ảnh

+ Đảm bảo độ sâu điều chế

+ Giảm nhẹ yêu cầu với các mạch lọc,…

 b, Khối tổng hợp tần số và tạo tần số phát

Tín hiệu mang tin tức có tần số 455kHz sẽ được đưa lên tần số sóng mang rất cao, việc này được thực hiện nhờ các bộ trộn (MIX). Đầu tiên tần số sóng mang 455kHz được trộn với tần số fL1 = 70MHz để tạo ra tần số 70.455MHz. Sau khi được khuếch đại và qua bộ lọc băng để đưa tới bộ trộn thứ hai, tại đây nó được trộn với tần số fL2 để tạo tần số phát f0.

Tần số fL2 biến đổi trong một khoảng từ 70.055MHz đến 97.955MHz làm cho f0 biến đổi trong dải tần từ 1.6MHz đến 27.5MHz. Đây chính là dải tần làm việc của máy phát. Tần số fL2 phụ thuộc vào các hệ số chia M, N của các bộ vòng khoá pha (PLL). Tần số f0 sau khi qua bộ lọc được đưa tới khối khuếch đại công suất để tạo công suất đủ lớn đưa ra Anten.. C, Bộ khuếch đại công suất gồm: 4 khối chức năng:

+ Tiền khuếch đại (DRIVE AMP): Không yêu cầu về hệ số khuếch đại mà chỉ làm tăng tỉ số tín hiệu trên tạp âm (S/N).

+ Bộ chia tín hiệu (POWER SPLITTER): Chia tín hiệu từ bộ tiền khuếch đại thành ba đường tín hiệu riêng biệt tới 3 bộ khuếch đại công suất.

+ Các bộ khuếch đại công suất: Thực hiện khuếch đại công suất. Các mạch này đảm bảo hệ số khuếch đại để đưa ra công suất đủ lớn.

+ Bộ tổng hợp công suất (POWER COMBINER): Tổng hợp công suất từ 3 bộ khuếch đại công suất.

Mục đích của việc sử dụng ba bộ khuếch đại công suất riêng rẽ trong khối khuếch đại công suất là để giảm bớt yêu cầu về hệ số khuếch đại, khả năng chịu tải, độ phẩm chất của các phần tử khuếch đại do đó làm giảm giá thành thiết bị. Tín hiệu sau khi khuếch đại với công suất đủ lớn sẽ được đưa ra Anten để bức xạ ra không gian.

Để phối hợp trở kháng giữa anten và bộ khuếch đại công suẩt phải dùng mạch phối hợp trở kháng. Mặt khác, máy phát làm việc ở nhiều tần số khác nhau, Anten chỉ làm việc với một tần số cộng hưởng riêng như vậy đòi hỏi phải có mạch ra Anten để bù các thành phần cảm hoặc dung để đảm bảo cho anten luôn làm việc ở chế độ cộng hưởng. Bộ phối ghép Anten (ANTENNA TUNER) Thực hiện các yêu cầu trên của máy phát.

D, ANTENNA TUNER gồm các thành phần sau:

+ SENSOR: Đây là tổ hợp nhiều IC được xây dựng từ những mạch thuật toán, triger, các phần tử tích cực, cảm biến… có nhiệm vụ so sánh pha của tín hiệu dòng và áp nhằm phát hiện sự sai pha.

+ AUTOMATIC ANTENNA TUNER: Dựa trên sự sai pha giữa dòng và áp nhận được từ SENSOR tự động điều khiển sự phối ghép cuae anten để anten làm việc ở chế độ cộng hưởng.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN І: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ THU PHÁT
I. Tổng quan về máy phát vô tuyến điện.
1. Khái niệm:
2. Sơ đồ khối
3. Phân loại máy phát:
4. Các chỉ tiêu kĩ thuật của máy phát
II. Máy thu
1. Các tham số kĩ thuật
2. Phân loại máy thu
3. Máy thu khuếch đại thẳng:
4. Máy thu đổi tần
PHẦN II. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ KHỐI, SƠ ĐỀ TẦNG PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG ANTEN CỦA MÁY THU PHÁT VTĐ JSS-720
I. Phân tích phần phát
1. Khối phát của JSS 720 bao gồm các khối:
2. Nhiệm vụ các khối:
3. Phân tích
II. Phân tích phần thu
1. Phần thu gồm các khối:
2. Nhiệm vụ các khối:
3. Phân tích
III. Đi sâu phân tích bộ phối hợp trở kháng anten JSS-720.
1. Khái quát:
2. Sơ đồ khối của bộ điều hưởng:
IV. KẾT LUẬN.
--------------------------------------
Keyword: download,bai tap lon,nghien cuu,tong quan,ve thiet bi vo tuyen dien,va phan tich,chi tiet so do khoi,cua may thu phat,vtd jss-720

linkdownload: BÀI TẬP LỚN

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ PHÂN TÍCH CHI TIẾT SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MÁY THU PHÁT VTĐ JSS-720


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể