Chuyển đến nội dung chính

do an ky thuat,pic16f84,va mot so,ung dung

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT


PIC16F84 VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG





Phần I: GIỚI THIỆU VỀ PIC16F84

I. 1. Tổng quan:

I. 1.1. Cấu trúc

PIC16F84 thuộc vi điều khiển 8 bit có cấu trúc RISC (Reduce Instruction Set Computer). Cấu trúc tổng quát của nó được biểu diễn dưới dạng các khối sau:

Bộ nhớ chương trình (Program memory): Dùng để chứa chương trình nạp. Vì được chế tạo bằng công nghệ FLASH nên bộ nhớ này có thể được lập trình hay xoá nhiều lần. Ưu điểm này khiến cho con vi điều khiển này thích hợp cho việc xây dựng các ứng dụng điều khiển.

EPPROM: Đây là bộ nhớ để lưu trữ dữ liệu khi không cấp nguồn. Thông thường nó được dùng để chứa dữ liệu quan trọng không thể mất nếu chẳng may nguồn cấp bị mất đột ngột.

RAM: Bộ nhớ dữ liệu được sử dụng cho trong suốt quá trình thực thi chương trình trong vi điều khiển.

PORTA và PORTB: Là các ngõ kết nối vật lý giữa vi điều khiển với các phần cứng bên ngoài. PORTA có 5 chân giao tiếp trong khi PORTB có đến 8 chân.

FREE- RUN TIMER: Đây là một thanh ghi 8 bit ở bên trong vi điều khiển, nó hoạt động độc lập với chương trình. Cứ mỗi bốn xung nhịp của bộ dao động thì giá trị của nó tăng lên một cho đến khi đạt đến giá trị tối đa là 255, và sau đó nó lại bắt đầu đếm từ 0. Nếu như chúng ta biết được chính xác thời giữa hai lần tăng của nội dung thanh ghi Timer, thì khi đó nó sẽ được dùng để định thời gian, một đặc điểm hết sức hữu ích và được ứng dụng rất nhiều trong thực tế.

CPU (Central Processing Unit): Đóng vai trò then chốt trong việc kết nối các thành phần trong vi điều khiển với nhau, được so sánh giống như bộ não con người. Nó liên kết các hoạt động của các khối trong vi điều khiển và thực thi chương trình.

RISC

Ngay phần đầu chúng ta có nói rằng PIC16F84 có cấu trúc RISC, vậy RISC có nghĩa là gì? Để có thể thấy được ưu điểm của vi điều khiển này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu khái niệm về cấu trúc RISC thông qua việc so sánh hai mô hình khối cấu trúc Von - Neuman và cấu trúc Harvards.

Như ta đã biết, cấu trúc vi điều khiển của Von Neuman la một cấu trúc cổ điển và được ứng dụng phổ biến. Ở cấu trúc này, bus dữ liệu và địa chỉ được truy xuất trên cùng một đường, do đó nó phần nào ảnh hưởng đến tốc độ thực thi của vi điều khiển.

Không giống như cấu trúc Von Neuman, cấu trúc Harvards tách riêng bus dữ liệu với bus địa chỉ. Chính điều này đã tăng tốc độ xử lý của vi điều khiển lên một cách đáng kể. Các vi điều khiển có cấu trúc phần cứng kiểu Harvards thì được gọi là vi điều khiển RISC. RISC là viết tắt của thuật ngữ “Reduce Instruction Set Computer”.

Bởi vì PIC16f84 có cấu trúc RISC nên nó có tập lệnh được tinh giảm, cụ thể là 35 lệnh. Tất cả các lệnh này đều được thực thi trong một chu kỳ máy, trừ các lệnh nhảy và rẽ nhánh.

I. 1.2. Sơ đồ chân

PIC16F84 có tổng cộng 18 chân, tên gọi và chức năng từng chân như sau:

• Chân1: RA2, chân thứ hai của port A

• Chân 2: RA3, chân thứ ba của port A

• Chân 3: RA4, chân thứ tư của port A. Ngoài ra, chân này có có chức năng là một bộ định thời (TOCK1)

• Chân 4: MCLR ngõ reset và cấp áp lập trình cho vi điều khiển.

• Chân 5: Vss chân nối đất của nguồn.

• Chân 6: RB0, chân số 0 của port B. Ngoài ra nó còn là ngõ vào của ngắt.

• Chân 7: RB1, chân số 1 của port B.

• Chân 8: RB2, chân số 2 của port B.

• Chân 9: RB3, chân số 3 của port B.

• Chân 10: RB4, chân số 4 của port B.

• Chân 11: RB5, chân số 5 của port B.

• Chân 12: RB6, chân số 6 của port B.

• Chân 13: RB7, chân số 7 của port B.

• Chân 14: Vdd, chân cấp nguồn cho vi điều khiển.

• Chân 15: OSC2, chân nối với bộ dao động.

• Chân 16: OSC1, chân nối với bộ dao động.

• Chân 17: RA2, chân số 2 của port A.

• Chân 18: RA1, chân số 1 của port A.
--------------------------------------
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
LỜI CẢM ƠN
LỜI GIỚI THIỆU
Phần I: GIỚI THIỆU VỀ PIC16F
I. 1. Tổng quan
I. 1.1. Cấu trúc
I. 1.2. Sơ đồ chân
I. 1.3. Bộ tạo xung
I. 1.4. Reset
I. 1.5. Bộ xử lý trung tâm (CPU)
I. 1.6. Thanh ghi trạng thái status
I. 1.7. Các port
I. 1.8. PORTB và TRISB
I. 2. Tổ chức bộ nhớ
I. 2.1. Các thanh ghi SFR
I. 2.2. Bộ đếm chương trình
I. 2.3. Lập trình cho vi điều khiển
I. 2.4. Các kiểu định địa chỉ
I. 3. Các cơ chế ngắt
I. 3.1. Thanh ghi điều khiển ngắt (INTCON)
I. 4. Timer TMR
I. 5. Thanh ghi OPTION
I. 6. Bộ nhớ dữ liệu EEPROM
I. 6.1. Thanh ghi EECON
Phần II: LẬP TRÌNH HỢP NGỮ CHO PIC16F84
II. 1. Giới thiệu
II. 1.1. Biểu diễn số trong trình biên dịch
II. 1.2. Các yếu tố của hợp ngữ
II. 2. Tập lệnh của PIC
Phần III: PHƯƠNG PHÁP NẠP CHIP
III. 1. Giới thiệu phần mềm MPLAB
III. 2. Phần mềm nạp chip IC – PROG
III. 3. Mach nạp JDM
Phần IV: ỨNG DỤNG
IV. 1. Điều khiển LED
IV. 1.1. Hoạt động
IV. 1.2. Mạch điều khiển
IV. 2. Điều khiển động cơ Servo
IV. 2.1. Hoạt động
IV. 2.2. Mạch điều khiển
IV. 3. Điều khiển LCD
IV. 3.1. Giới thiệu về LCD
IV. 3.2. Hoạt động của LCD trong ứng dụng
IV. 3.3. Sơ đồ mạch điều khiển LCD
IV. 4. Mô hình tích hợp
IV. 5. Mã chương trình
------------------------------------------
Keyword: download,do an ky thuat,pic16f84,va mot so,ung dung

Linkdownload: ĐỒ ÁN KỸ THUẬT

PIC16F84 VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể