Chuyển đến nội dung chính

do an tot nghiep,thiet ke,bo khoi dong,dong co,khong dong bo,to anh tuan

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


THIẾT KẾ BỘ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ


SV: Tô Anh Tuấn





Phần I. Giới thiệu máy điện không đồng bộ

I. Phân loại và kết cấu

1. Phân loại.

- Theo kết cấu của vỏ, máy điện không đồng bộ có thể chia thành các kiểu chính sau: Kiểu hở, kiểu bảo vệ, kiểu kín, kiểu phòng nổ, v.v… - Theo kết cấu của rôto, máy điện không đồng bộ chia làm hai loại: Loại rôto kiểu dây quấn và loại rôto kiểu lồng sóc. - Theo số pha trên dây quân stato có thể chia thành các loại: Một pha, hai pha, ba pha…

2. Kết cấu.

Giống như các máy điện quay khác, máy điện không đồng bộ gồm các bộ phận chính sau:

2.1. Phần tĩnh hay stato

Trên stato có vỏ, lõi sắt và dây quấn.

a. Vỏ máy:

Vỏ máy có tác dụng cố định lõi sắt và dây quấn, không dùng để làm mạch dẫn từ. Thường vỏ máy làm bằng gang. Đối với máy có công suất tương đối lớn (1000kW) Thường dùng thép tấm hàn lại làm thành vỏ. Tuỳ theo cách làm nguội máy mà dạng vỏ cũng khác nhau.

b. Lõi sắt

Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay nên để giảm tổn hao, lõi sắt được làm bằng những là thép kỹ thuật điện dày 0,5 mm ép lại. Khi đường kính ngoài lõi sắt nhỏ hơn 990 mm thì dùng cả tấm tròn ép lại. Khi đường kính ngoài lõi sắt lớn hơn trị số trên thì phải dùng những tấm hình rẻ quạt ghép lại thành khối tròn.

Mỗi lá thép kỹ thuật điện đầu có phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm hao tổn do dòng điện xoáy gây nên. Nếu lõi sắt ngắn thì có thể ghép thành một khối. Nếu lõi sắt dài quá thì thường ghép thành từng thếp ngắn, mỗi thếp dài 6 đến 8 cm. Đặt cách nhau 1 cm để thông gió cho tốt. Mặt trong của lá thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

c. Dây quấn.

Dây quấn stato được đặt vào các rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt.

2.2. Phần quay hay rôto.

Phần này có hai bộ phận chính là lõi sắt và dây quấn.

a. Lõi sắt.

Nói chung thì người ta dùng các lá thép kỹ thuật điện như ở stato. Lõi sắt được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rôto của máy. Phía ngoài của lá thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn.

b. Rôto và dây quấn rôto.

Rôto có hai loại chính: Rôto kiểu dây quấn và rôto kiểu lồng sóc.

- Loại rôto kiểu dây quấn: Rôto có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện cỡ trung bình trở lên thường dùng dây quấn kiểu sóng hai lớp vì bớt được những dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp. Dây quấn ba pha của rôto thường đấu hình sao, còn ba đầu kia được nối vào ba vành trượt thường làm bằng đồng đặt cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than có thể đấu với mạch điện bên ngoài.

Đặc điểm của loại động cơ điện rôto kiểu dây quấn là có thể thông qua chổi than đưa điện trở phụ hay s. Đ. Đ phụ vào mạch điện rôto để cải thiện hệ số công suất của máy. Khi máy làm việc bình thường dây quấn rôto được nối ngắn mạch.

- Loại rôto kiểu lồng sóc: Kết cấu của loại dây quấn này rất khác với dây quấn stato. Trong mỗi rãnh của lõi sắt rôto vào thanh dẫn bằng đồng hay nhôm dài ra khỏi lõi sắt và được nối tắt lại ở hai đầu bằng hai vành ngắn mạch bằng đồng hay nhôm làm thành một cái lồng mà người ta quen gọi là lồng sóc.

Dây quấn lồng sóc không cần cách điện với lõi sắt. Để cải thiện tính năng mở máy, trong máy công suất tương đối lớn, rãnh rôto có thể làm thành dạng rãnh sâu hoặc làm thành hai rãnh lồng sóc hay còn gọi là lồng sóc kép. Trong máy điện cỡ nhỏ, rãnh rôto thường dùng được làm chéo đi một góc so với tâm trục.

2.3. Khe hở.

Vì rôto là một khối tròn nên khe hở đều. Khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ (từ 0,2 đến 1 mm trong máy điện cỡ nhỏ và vừa) Để hạn chế dòng điện từ hóa lấy từ lưới vào và như vậy mới có thể làm cho hệ số công suất của máy cao hơn.

3. Các lượng định mức

Cũng như tất cả các loại máy điện khác, máy điện không đồng bộ có các trị số định mức đặc trưng cho điều kiện kỹ thuật của máy. Các trị số này do nhà máy thiết kế, chế tạo quy định và được ghi trên nhãn máy. Vì máy điện không đồng bộ chủ yếu làm việc ở chế độ động cơ điện nên trên nhãn máy ghi các trị số định mức của động cơ điện khi máy tải định mức. Các trị số đó thường bao gồm: Công suất định mức ở đầu trục Pđm (kW hay W), dòng điện dây định mức Iđm (A), điện áp định mức Uđm (V), cách đấu dây (Y hay ), tốc độ quay định mức nđm (vg/ph), hiệu suất định mức đm và hệ số công suất định mức cosđm …..

Từ các trị số định mức ghi trên nhãn máy có thể tìm được các trị số quan trọng khác như:

Công suất định mức mà động cơ điện tiêu thụ:

Mômen quay định mức ở đầu trục:

Trong đó là tốc độ quay tính bằng rad/s.

4. Công dụng của máy điện không đồng bộ

Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều chủ yếu dùng làm động vơ điện. Do kết cấu đơn giản, làm việc chắc chắn, hiệu xuất cao, giá thành hạ nên động cơ không đồng bộ là một loại máy được dùng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với công suất từ vài chục đến hàng nghìn kilooat. Trong công nghiệp thường dùng máy điện không đồng bộ làm nguồn động lực cho máy cán thép loại vừa và nhỏ, động lực cho các máy công cụ ở các nhà máy công nghiệp nhẹ. V.V…

Trong hầm mỏ dùng làm máy tời hay quạt thông gió. Trong nông nghiệp dùng để làm máy bơm hay máy gia công sản phẩm. Trong đời sống hàng ngày, máy điện không đồng bộ cũng dần dần chiếm một vị trí quan trọng: Quạt gió, máy quay đĩa, động cơ trong tủ lạnh, v.v…Tóm lại, theo sự phát triển của nền sản xuất điện khí hoá, tự động hoá và sinh hoạt hàng ngày, phạm vi ứng dụng của máy điện không đồng bộ ngày càng rộng rãi.

Tuy vậy, máy điện không đồng bộ có những nhược điểm như cos của máy thường không cao và đặc tính điều chỉnh tốc độ không tốt nên ứng dụng của máy điện không đồng bộ có phần hạn chế. Máy điện không đồng bộ có thể dùng làm máy phát điện nhưng đặc tính không tốt so với máy phát điện đồng bộ, nên chỉ trong một vài trường hợp nào đó như (như trong quá trình điện khí hoá nông thôn) Cần nguồn điện phụ hay tạm thời thì nó cũng có một ý nghĩa quan trọng.
----------------------------------------------------
Mục lục
Lời nói đầu
Phần I: Giới thiệu máy điện không đồng bộ
I. Phân loại và kết cấu
1. Phân loại
2. Kết cấu
2.1. Phần tĩnh hay stato
2.2. Phần quay hay rôto
2.3. Khe hở3. Các lượng định mức
4. Công dụng của máy điện không đồng bộ
5. Đặc tính của động cơ không đồng bộ
5.1. Phương trình đặc tính cơ
5.2. ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ
II. Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ
1. Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ
III. Mạch điện thay thế của máy điện không đồng bộ
IV. Các chế độ làm việc của máy điện không đồng bộ
1. Máy làm việc ở chế độ động cơ điện (0 < s < 1)
Phần II: Khởi động Động cơ không đồng bộ
Phần III: Các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ
I. Máy biến áp 1 Định nghĩa
2. Các loại máy biến áp chính
3. Máy biến áp tự ngẫu
II. Dùng máy biến áp tự ngẫu
III. Dùng phương pháp cuộn kháng
IV. Dùng Thyristor song song ngược
V. Mở máy bằng cách thêm điện trở phụ vào roto
VI. Phương pháp đấu Y-
Phần IV: Dùng phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ bằng cuộn kháng để vận hành bơm
I. Trang bị của một tổ máy bơm
1. Lưới chắn rác
2. ống hút
3. Chân không kế
4. Côn thu
5. Áp kế
6. Van một chiều
7. Van
8. ống đẩy
9. Đồng hồ đo lưu lượng
10. Máy bơm
11. Khớp nối trục
12. Động cơ điện
II. Hệ thống khoá liên động
III. Tiếp nhận điện áp 22kV
1. Tiếp nhận điện áp 22kV
2. Khoá liên động cho tiếp nhận điện áp 22kV
3. Phân phối điện áp 22kV
4. Khoá điện động cho phân phối điện áp 22kV
IV. Tiếp nhận điện áp 6kV
1. Tiếp nhận điện áp 6kV
2. Khoá liên động cho phân phối điện áp 6kV
3. Phân phối điện áp 6kV
4. Khoá liên động cho phân phối điện áp 6kV
V. Tiếp nhận điện áp 400V
VI. Thiết bị đóng cắt
1. Kiểu thiết bị
2. Các thông số 3. Thông số làm việc
4. Nguyên lý hoạt động
* Bù công suất phản kháng
1. Khái niệm chung
2. Giảm lượng tiêu thụ công suất phản kháng
2.1. Giảm điện áp đặt vào động cơ thường xuyên non tải
2.2. Hạn chế động cơ không đồng bộ chạy không tải
2.3. Thay động cơ không đồng bộ bằng động cơ đồng bộ
3. Bù công suất phản kháng
Phần V: Mô phỏng hệ thống khởi động trên MATLAB-SIMULINK
  
Mục lục
Lời nói đầu
Phần I: Giới thiệu máy điện không đồng bộ
I. Phân loại và kết cấu
1. Phân loại
2. Kết cấu
2.1. Phần tĩnh hay stato
2.2. Phần quay hay rôto
2.3. Khe hở3. Các lượng định mức
4. Công dụng của máy điện không đồng bộ
5. Đặc tính của động cơ không đồng bộ
5.1. Phương trình đặc tính cơ
5.2. ảnh hưởng của các thông số đến đặc tính cơ
II. Nguyên lý làm việc của máy điện không đồng bộ
1. Nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ
III. Mạch điện thay thế của máy điện không đồng bộ
IV. Các chế độ làm việc của máy điện không đồng bộ
1. Máy làm việc ở chế độ động cơ điện (0 < s < 1)
Phần II: Khởi động Động cơ không đồng bộ
Phần III: Các phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ
I. Máy biến áp 1 Định nghĩa
2. Các loại máy biến áp chính
3. Máy biến áp tự ngẫu
II. Dùng máy biến áp tự ngẫu
III. Dùng phương pháp cuộn kháng
IV. Dùng Thyristor song song ngược
V. Mở máy bằng cách thêm điện trở phụ vào roto
VI. Phương pháp đấu Y-
Phần IV: Dùng phương pháp khởi động động cơ không đồng bộ bằng cuộn kháng để vận hành bơm
I. Trang bị của một tổ máy bơm
1. Lưới chắn rác
2. ống hút
3. Chân không kế
4. Côn thu
5. Áp kế
6. Van một chiều
7. Van
8. ống đẩy
9. Đồng hồ đo lưu lượng
10. Máy bơm
11. Khớp nối trục
12. Động cơ điện
II. Hệ thống khoá liên động
III. Tiếp nhận điện áp 22kV
1. Tiếp nhận điện áp 22kV
2. Khoá liên động cho tiếp nhận điện áp 22kV
3. Phân phối điện áp 22kV
4. Khoá điện động cho phân phối điện áp 22kV
IV. Tiếp nhận điện áp 6kV
1. Tiếp nhận điện áp 6kV
2. Khoá liên động cho phân phối điện áp 6kV
3. Phân phối điện áp 6kV
4. Khoá liên động cho phân phối điện áp 6kV
V. Tiếp nhận điện áp 400V
VI. Thiết bị đóng cắt
1. Kiểu thiết bị
2. Các thông số 3. Thông số làm việc
4. Nguyên lý hoạt động
* Bù công suất phản kháng
1. Khái niệm chung
2. Giảm lượng tiêu thụ công suất phản kháng
2.1. Giảm điện áp đặt vào động cơ thường xuyên non tải
2.2. Hạn chế động cơ không đồng bộ chạy không tải
2.3. Thay động cơ không đồng bộ bằng động cơ đồng bộ
3. Bù công suất phản kháng
Phần V: Mô phỏng hệ thống khởi động trên MATLAB-SIMULINK
------------------------------------------------
Keyword: download,do an tot nghiep,thiet ke,bo khoi dong,dong co,khong dong bo,to anh tuan

linkdownload: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ BỘ KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể