Chuyển đến nội dung chính

do an mon hoc,thiet ke,cong tac,to dien mot chieu

ĐỒ ÁN MÔN HỌC


THIẾT KẾ CÔNG TẮC TƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU





Lời nói đầu

Hiện nay với sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp nông nghiệp nên việc sử dụng sản phẩm khoa học, kỹ thuật là rất quan trọng.

Chính nhờ sự ứng dụng đó mà thúc đẩy nền kinh tế cho mỗi quốc gia và trên toàn thế giới, đồng thời chúng cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất lao động, phục vụ đời sống sinh hoạt hành ngày của con người, không nhưng thế chúng còn thay thế và làm việc ở những môi trường không có lợi cho con người và việc làm với tính chính xác cao.

Với việc ưu điểm như vậy nên việc sử dụng khí cụ điện trong các nghành tăng lên không ngừng. Mặt khác, các khí cụ điện ngày càng được cải tiến và hoàn thiện, đồng thời việc nhiên cứu, chế tạo ra những khí cụ điện là rất cần thiết cho mỗi sinh viên.

PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TẮC TƠ MỘT CHIỀU

I. Khái quát và công dụng:

Công tắc tơ một chiều là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa hoặc bằng nút ấn các mạch điện lực có phụ tải. Công tắc tơ điện một chiều dùng để đổi nối các mạch điện một chiều, nam châm điện của nó là nam châm điện một chiều. Công tắc tơ một chiều có các bộ phận chính như sau:

- Mạch vòng dẫn điện (gồm đầu nối, thanh dẫn, tiếp điểm.. ..)

- Hệ thống dập hồ quang.

- Các cơ cấu trung gian

- Nam châm điện

- Các chi tiết và các cụm cách điện

- Các chi tiết kết cấu, vỏ.. ..

II. Yêu cầu chung đối với công tắc tơ điện một chiều.

II. 1. Yêu cầu về kỹ thuật.

Đảm bảo độ bền nhiệt của các chi tiết, bộ phận khi làm việc ở chế độ sử dụng cố và định mức.

Đảm bảo độ bền cuả các chi tiết bộ phận cách và khoảng cách điện khi làm việc với điện áp cực đại, kéo dài và trong điều kiện của môi trường xung quanh (như mưa, bụi.. ..) Cũng như khi có điện áp nội bộ hoặc quá điện do khí quyển gây ra. Độ bền cơ tính chịu mòn của các bộ phận khí cụ điện trong thời gian giới hạn số lần thao tác thiết kế, thời hạn làm việc ở chế độ định mức và chế độ sự cố.

Đảm bảo khả năng đóng ngắt ở chế độ định mức và chế độ sử cố, độ bền thông điện của các chi tiết, bộ phận.

Có kết cấu đơn giản, khối lượng và kích thước bé.

II. 2. Yêu cầu về vận hành.

Có độ tin cậy cao, tuổi thọ lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Đơn giản trong chế tác, dễ thao tác thay thế và sửa chữa phí tổn cho vận hành, tiêu tốn năng lượng ít

II. 3 Yêu cầu về kinh tế, xã hội

Giá thành hạ tạo điều kiện dễ dàng thuận tiện cho người vận hành, đảm bảo an toàn trong lắp ráp và sửa chữa, có hình dáng và kết cấu phù hợp, vốn đầu tư cho chế tạo và lắp ráp ít.

III. Nguyên lý hoạt động và kết cấu chung của công tắc tơ một chiều

Cơ cấu điện từ gồm hai bộ phận: Cuộn dây và mạch từ, làm việc theo nguyên lý điện từ gồm mạch từ dùng để dẫn từ nó là thép đúc hình chữ U một phần được gắn chặt với đế phần còn lại được nối với hệ thống qua hệ thống thanh dẫn.

Cuộn dây hút có điện trở và điện kháng rất bé. Dòng điện trong cuộn dây không phụ thuộc vào khe hở không khí giữa nắp và lõi.

Khi ta đặt điện áp vào hai đầu cuộn dây nam châm điện sẽ có dòng điện chạy trong cuộn dây, cuộn dây sinh ra từ thông khép mạch qua lõi thép có dòng đIện và khe hở không khí tạo lực hút điện từ kéo nắp (phần ứng) Về phía lõi. Khi cắt điện áp (dòng điện) Trong cuộn dây thì lực hút điện từ không còn nữa và nắp bị nhả ra.

PHẦN II: YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU.

I. Yêu cầu thiết kế

Thiết kế công tắc tơ một chiều một pha kiểu điện từ có các thông số.

Tiếp điểm chính: Iđm = 80A; Uđn = 250v

Số lượng: 1 thường mở. 0 thường đóng

Tiếp điểm phụ: Iđm = 5A; Uđn = 250V

Số lượng: 0 thường mở. 0 thường đóng

Nam châm điện: Uđm = 220V

Tần số thao tác: 500 lần đóng ngắt/ giờ

Tuổi thọ: Cơ: 105, điện: 0,5.105 lần đóng ngắt

Làm việc liên tục: Cách điện cấp B

II lựa chọn phương án kết cấu.

Chọn loại công tắc tơ một chiều có tiếp điểm ngón để tiếp điểm đỡ bị mòn, giảm điện trở tiếp xúc, tiếp điểm có tiếp xúc đường bị đóng, ngắt tiếp điểm động có thể làm trượt trên bề mặt của tiếp điểm tĩnh để cạo đi lớp màng mỏng ô xít xem dẫn điện bám, trên đó dịch chuyển điểm cháy hồ quang ra xa bề mặt công tác cuả tiếp điểm.

Buồng dập hồ quang kiểu khe hẹp kết hợp cuộn dây thổi từ. Buồng dập hồ quang được làm bằng amiăng gồm hai nửa có một chỗ lồi chỗ lõm ghép lại tạo thành một hộp có đường khe quanh co bề rộng, khe nhỏ hơn đường kính hồ quang nên gọi là khe hẹp.

 Sự kết hợp buồng dập hồ quang khe hẹp với cuộn dây thổi từ. Cuộn dây thổi từ có tác dụng tạo ra từ trường H tác dụng lên dòng điện hồ quang, sinh ra lực điện động F kéo dài hồ quang, đẩy hồ quang vào đường khe quang co của buồng dập hồ quang, hồ quang vừa tiếp giáp sát vào thành buồng dập hồ quang, vừa bị kéo dài trong đường khe quanh co, nên dễ bị dập tắt.

Thường cuộn dây thổi từ được mắc nối tiếp với tiếp điểm cắt do đó dòng điện càng lớn thì lực điện động càng lớn. Nếu dòng điện đổi chiều thì từ trường cũng đổi chiều, lực điện động không bị đổi chiều dòng điện nhỏ nhất có thể dập tắt hồ quang một cách chắc chắn bằng 1/4 dòng định mức của cuộn dây thổi từ.
----------------------------------
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I: Sơ lược về công tắc tơ một chiều
Phần II: Yêu cầu thiết kế và lựa chọn phương án kết cấu
Phần III: Tính toán mạch vòng dẫn điện
Phần IV: Chọn hộp dập hồ quang
Phần V: Tính toán lò xo và đựng đặc tính cơ
Phần VI: Tính toán nam châm điện
Phần VII: Tính toán nhiệt, hệ số nhả trọng lượng nam châm điện và công tắc tơ
Phần VIII: Thiết kế kết cấu
------------------------------------------------
Keyword: download,do an mon hoc,thiet ke,cong tac,to dien mot chieu

Linkdownload: ĐỒ ÁN MÔN HỌC

THIẾT KẾ CÔNG TẮC TƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể