Chuyển đến nội dung chính

bao cao thuc tap,tim hieu,ve cong nghe,mang lte,ngo van tien

BÁO CÁO THỰC TẬP


TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG LTE



Thầy hướng dẫn: Nguyễn Hải Đăng

Sinh viên thực hiện:  Ngô Văn Tiến





Chương I: Tổng quan về công nghệ LTE

I. 1 Giới thiệu

+ Cùng với sự phát triển cũng như đòi hỏi cũa xã hội ngành khoa học trong lĩnh vực truyền dẫn viễn thông cũng luôn phát triển để đáp ứng những yêu cầu đó.

+ Đặc biệt là trong xã hội ngày nay nhu cầu về trao đổi thông tin, truyền dữ liệu, các dịch vụ trên các thiết bị di động liệu ngày càng cao. Các hệ thống thông tin di động 2g, 2,5g và đặc biệt la 3g vẫn đang hoạt động khá trơn chu và ngày càng phát triển với những thế mạnh của mình tuy nhiên chúng vẫn phần nào chưa đáp ứng được mong đợi của những khách hàng có nhu cầu sử dụng truyền dữ liệu tốc độ cao. Hệ thông thông tin di động sử dụng công nghệ LTE được phát triển sẽ giải quyết được những khó khăn trên.

I. 2 Tổng quan về công nghệ LTE

+ LTE là từ viết tắt của Long term evolution miêu tả công việc chuẩn hóa của 3GPP để xác định phương thức truy nhập vô tuyến tốc độ cao mới cho hệ thống truyền thông di động.

+ LTE là bước tiếp theo dẫn đến hệ thống thông tin di động thứ 4 hay còn gọi là 4g. Hệ thống này được kỳ vọng có nhũng tiến bộ vượt bậc về công nghệ cũng như những tính năng so với thế hệ 3g trước đó.

I. 3: Tính năng và yêu cầu của LTE

I. 3.1 Tính năng

Tốc độ đỉnh tức thời với băng thông 20 MHz: Tải xuống: 100 Mbps; Tải lên: 50 Mbps

-Dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người dùng trên 1 MHz so với mạng HSDPA Rel. 6:

- Tải xuống: Gấp 3 đến 4 lần; Tải lên: Gấp 2 đến 3 lần.

-Hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0 – 15 km/h. Vẫn hoạt động tốt với tốc độ từ 15 – 120 km/h. Vẫn duy trì được hoạt động khi thuê bao di chuyển với tốc độ từ 120 – 350 km/h (thậm chí 500 km/h tùy băng tần)

-Băng tấn sử dung: Lte có thể được triển khai ở nhiều băng tần khác nhau như ở tần số 700Mhz, 900Mhz, 1800Mhz, 1900Mhz, 2300Mhz…

Độ dài băng thông linh hoạt: Có thể hoạt động với các băng 1.4Hz, 3MHz, 5 MHz, 10 MHz, 15 MHz và 20 MHz cả chiều lên và xuống. Hỗ trợ cả 2 trường hợp độ dài băng lên và băng xuống bằng nhau hoặc không

+ LTE cung cấp các tốc độ dữ liệu cao hơn cho cả đường lên và đường xuống.

+ Ngoài làm tăng tốc độ số liệu thực LTE còn làm giảm trễ gói.

+ Tăng cường giao diện không gian cho phép tăng tốc độ số liệu. LTE được xác định trên mạng truy nhập vô tuyến hoàn toàn mới dựa trên công nghệ OFDM cho đường xuống và SCƯFDMA cho đường lên.

+ Hiệu quả sử dụng phổ tần cuả OFDM được nâng cao nhờ sử dụng kỹ thuật điều chế bậc cao 64QAM. Mã hóa turbo, mã hóa xoắn cùng với các kỹ thuật vô tuyến bổ xung như kỹ thuật MIMO kết quả là thông lượng trung bình tăng lên 5 lần so với HSPA.

+ Môi trường toàn IP. LTE là sự chuyển dịch tới mạng lõi toàn IP với giao diện mở và kiến trúc đơn giản hóa. Đây là bước chuyển đổi của 3GPP tù hệ thống mạng lõi đang tồn tại kết hợp song song trước đó la chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sang mạng lõi chi sử dụng chuyển mạch gói.

I. 3.2 Yêu cầu thiết kế và băng tần sử dụng

+ Chất lượng dịch vụ: Hỗ trợ tính năng đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS cho các thiết bị. VoIP đảm bảo chất lượng âm thanh tốt, độ trễ ở mức tối thiểu (thời gian chờ gần như không có) Thông qua các mạng chuyển mạch UMTS.

Liên kết mạng: Khả năng liên kết với các hệ thống UTRAN/GERAN hiện có và các hệ thống không thuộc 3GPP (non-3GPP) Cũng sẽ được đảm bảo. Thời gian trễ trong việc truyền tải giữa E-UTRAN và UTRAN/GERAN sẽ nhỏ hơn 300ms cho dịch vụ thời gian thực và không quá 500ms cho các dịch vụ còn lại.

-Trên thế giới đã có nhiều hãng viễn thông lớn triển khai hoạt động mạng LTE:

Mạng NTT DoCoMo của Nhật sẽ đi tiên phong khi đặt mục tiêu khai trương dịch vụ vào năm 2009.

Các mạng Verizon Wireless, Vodafone, và China Mobile tuyên bố hợp tác thử nghiệm LTE vào năm nay. Việc triển khai cơ sở hạng tầng cho LTE sẽ bắt đầu vào nửa sau của năm 2009 và kế hoạch cung cấp dịch vụ sẽ bắt đầu vào năm 2010.

Đầu tháng ngày 8 tháng 10 năm 2010 vừa rồi, hãng viễn thông Ericsson Việt Nam đã phối hợp với Cục Tần số Vô tuyến điện của Bộ Thông tin và Truyền thông trình diễn công nghệ LTE – công nghệ tiền 4G trước sự chứng kiến của đại diện của Bộ cùng các mạng di động Việt Nam.

Chuyên gia của Ericsson cho biết, nếu như tốc độ của dịch vụ ADSL được cung cấp tại Việt Nam trung bình từ 1,5Mbps – 6Mbps đã là băng rộng thì với LTE, thế vẫn chưa là gì. Công nghệ TD-LTE có tốc độ lý tưởng lên đến 110 Mbps với cấu hình tương tự.

Đợt thử nghiệm vừa rồi diễn ra ở băng tần 2300-2400Mhz. Kết thúc cuộc thử nghiêm tốc độ đo được tốc độ tải xuống đạt 80Mbps tải lên đạt 20Mbps. Vượt xa tốc độ truy nhập của ADSL hiện nay.

1.5 quản lý tài nguyên vô tuyến

Những yêu cầu về quản lý tài nguyên vô tuyến được chia ra như sau: Hỗ trợ nâng cao cho chất lượng dịch vụ đầu cuối tới đầu cuối, hỗ trợ hiệu quả cho truyền dẫn ở lớp cao hơn, và hỗ trợ cho việc chia sẻ tải cũng như là quản lý chính sách thông qua các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau.

Việc hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ dầu cuối tới đầu yêu cầu cải thiện sự giữa thích ứng giữa dịch vụ, ứng dụng và các điều kiện về giao thức (bao gồm báo hiệu lớp cao hơn) Với tài nguyên RAN và các đặc tính vô tuyến.

Việc hỗ trợ hiệu quả cho truyền dẫn ở lớp cao hơn đòi hỏi LTE RAN phải có khả năng cung cấp cơ cấu để hỗ trợ truyền dẫn hiệu suất cao và hoạt động của các giao thức ở lớp cao hơn qua giao tiếp vô tuyến, chẳng hạn như quá trình nén tiêu đề IP (IP header).

Việc hỗ trợ chia sẻ tải và quản lý chính sách thông qua các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau đòi hỏi phải xem xét đến việc lựa chọn lại các cơ cấu để định hướng các thiết bị đầu cuối di động theo các dạng công nghệ truy cập vô tuyến thích hợp đã được nói rõ cũng như là hỗ trợ QoS end to end trong quá trình chuyển giao giữa các công nghệ truy cập vô tuyến.
----------------------------------------
MỤC LỤC
Chương I: Tổng quan về công nghệ LTE
I. 1: Giới thiệu
I. 2: Tổng quan về công nghệ LTE
I. 3: Các tính năng và yêu cầu thiết kế
I. 4: Đa truy nhập
I. 5: Khả năng ứng dụng
Chương II: Cấu trúc hệ thống
II. 1 Truy nhập vô tuyến mặt đất E-UTRAN
II. 3 Hệ thống mạng lõi
Chương III: Truy nhập vô tuyến
III. 1 TRuy nhập đường xuống
III. 2: Truy nhập đường lên
III. 3: ARQ kiểm soát lỗi và kế hợp mềm
III. 4: Đa truy nhập MIMO
III. 5: Cấu trúc khungTDD và FDD
---------------------------------------------
Keyword: download,bao cao thuc tap,tim hieu,ve cong nghe,mang lte,ngo van tien


linkdownload: BÁO CÁO THỰC TẬP

TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG LTE

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể