Chuyển đến nội dung chính

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG THƠ NÔM LÊ THÁNH TÔNG

TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG THƠ NÔM LÊ THÁNH TÔNG


Phê Bình Văn Học: TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG THƠ NÔM LÊ THÁNH TÔNG
1. MỞ ĐẦU
Trong lịch sử các triều đại phong kiến tự chủ Việt Nam, Lê Thánh Tông được các học giả thời nay đánh giá là “Nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn” (1) của dân tộc. Xét riêng trên lĩnh vực văn học, Lê Thánh Tông là người chủ xướng thành lập Hội Tao đàn – Hội thơ ca cung đình tiên trong lịch sử văn học – Để khích lệ sáng tác và bình phẩm văn chương, nhất là văn chương bằng chữ Nôm, trong đó có Hồng Đức quốc âm thi tập (HĐQÂTT) – Tập thơ Nôm thứ hai của dòng thơ tiếng Việt thời trung đại, sau Quốc âm thi tập (QÂTT) của Nguyễn Trãi.
Nghiên cứu HĐQÂTT, xét trên phương diện nội dung phản ánh, chúng ta thấy: Khuynh hướng cảm xúc của Lê Thánh Tông và các thi nhân thời Hồng Đức được xuất phát từ những yêu cầu của thời đại, của truyền thống dân tộc và cả những yếu tố tích cực tiếp thu từ hệ tư tưởng Nho giáo, trong đó có tư tưởng “thân dân”. Đây là những thành tựu và đóng góp quan trọng của văn học nửa sau thế kỷ XV nói chung, của Lê Thánh Tông nói riêng trong tiến trình nền văn học dân tộc.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái luận về tư tưởng “thân dân”
“Thân dân” là một khái niệm có nguồn gốc từ Nho giáo: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”. Theo nghĩa gốc của từ, “thân dân” có nghĩa là gần dân. Ta có thể hiểu “thân dân” là quan tâm đời sống của dân, hiểu dân cần gì, muốn gì. Cụ thể hơn, quan điểm “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là dòng tư tưởng tiến bộ của Nho gia thời Xuân Thu – Chiến Quốc (722 – 221 trước CN) của nước Trung Hoa cổ đại. Những đại biểu lỗi lạc của dòng tư tưởng này là: Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Khổng Tử dạy: “Dân vi bang bản, bản cố bang minh” (Dân là gốc nước, gốc có vững thì nước mới yên). Vậy nên ông nhận thấy dù là chính thể nào, có là nhà cầm quyền nào đi chăng nữa thì cũng luôn phải tuân theo và thực hiện tốt ba chính sách là: “dưỡng dân”, “giáo dân”, “chính hình”. Rõ ràng đây là quan niệm vừa có tính định hướng vừa có tính xác định những nghĩa vụ, trách nhiệm của giai cấp thống trị với dân.
Mạnh Tử – Người học trò xuất sắc của Khổng Tử tiếp tục kế thừa, phát triển quan điểm của thầy mình về dân. Mạnh Tử đã nêu quan điểm hết sức mới mẻ, tiến bộ, sâu sắc về dân: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Cũng có nghĩa: “dân” là quan trọng nhất trong các yếu tố “dân”, “nước”, “vua”, vì dân là gốc nước, có dân mới có nước, có nước thì mới lập nên vua. Đến Tuân Tử thì tư tưởng về dân lại được diễn tả cụ thể và sâu sắc hơn nữa: “Quân chu dân thủy” (Vua là thuyền, dân là nước); nước chở thuyền, nước cũng lật thuyền. Về mặt tư tưởng chính trị của Tuân Tử, một mặt là thừa kế chủ thuyết của Khổng – Mạnh, mặt khác là thuộc về sáng kiến riêng của ông. Sách “Tuân Tử” có rất nhiều chỗ nói về “quý dân” tựu trung có ba điểm chính: Một là, thương dân nước sẽ mạnh, như câu: “Ái dân giả cường, bất ái dân giả nhược” (Kẻ thương dân thì mạnh, kẻ không thương dân là yếu); hai là, thương dân thì chúa sẽ an vị: “Quân giả chu giã, thứ nhân giả thủy giã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc chu, thử chi vị giã. Cố quân nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ” (Vua ví như thuyền; dân ví như nước; nước chở được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình và biết thương dân); ba là, lập luận dân quý vua khinh: “Thiên chi sinh dân, phi vi quân giã; thiên chi lập quân, dĩ vi dân giã” (Trời sinh ra dân, chẳng phải vì vua; trời lập ra vua ấy là vì dân). Điểm này hoàn toàn phù hợp với lời “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” của Mạnh Tử. Đây là những hình ảnh sinh động về mối quan hệ quân – Dân. Do vậy, nhà cầm quyền phải biết coi trọng dân, lấy nhân nghĩa mà trị thiên hạ thì yên, lấy tàn bạo mà trị thiên hạ thì nguy.
Có thể nói, trong quan niệm Nho giáo, tư tưởng về dân và chính sách “thân dân” là một nguyên tắc quan trọng của đạo “an dân, trị quốc, bình thiên hạ”. Các nhà tư tưởng Nho giáo coi việc quan tâm đến đời sống, nguyện vọng của dân chúng là cơ sở để ổn định xã hội và xây dựng quốc gia thái bình thịnh trị.
Tư tưởng triết học Việt Nam mang xu hướng tiếp biến các tư tưởng triết học du nhập bên ngoài kết hợp cùng xu hướng tự thân nội tại như điều kiện địa lý – Xã hội, lối tư duy truyền thống nên dù tiếp nhận nền văn hóa phương đông và phương tây nhưng cũng có chọn lọc và sáng tạo. Tư duy dân tộc vẫn là cái khung với vai trò chủ thể tiếp nhận. Tư tưởng “thân dân” vốn xuất phát từ quan điểm của Nho giáo được dân tộc ta tiếp nhận trong quá trình tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. “Thân dân” là một tư tưởng chính trị – Xã hội được du nhập vào nước ta khá sớm, song nó đã có độ “khúc xạ”, mang nội dung rất khác, đậm chất “Đại Việt”. Đặc biệt, ở nửa sau thế kỷ XV thời Lê Thánh Tông, vai trò, vị trí “người dân” được luật hoá trong Bộ luật Hồng Đức. Căn cứ vào thực tiễn lịch sử, nhà sử học Ngô Sĩ Liên tổng luận, triều đại Hồng Đức đã lấy “nghĩa” mà duy trì, lấy “dân” để cố kết, lấy “trí” để trông coi, lấy “tín” để ngăn phòng. Có đặt dân lên chốn chiếu êm mới làm cho thế nước vững như núi Thái Sơn, bàn thạch; có chăm lo cho nước trở nên văn minh, dân đến chỗ giàu thịnh mới là mưu hay trị dân, giữ nước. Đây cũng là một trong những cơ sở tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng “thân dân” trong văn học thế kỉ XV, đặc biệt là trong văn chương của Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
2.2. Tư tưởng “thân dân” trong thơ Nôm Lê Thánh Tông
- Có thể khẳng định: “thân dân” là một trong những nguồn cảm xúc lớn trong văn chương Lê Thánh Tông, đặc biệt là trong thơ Nôm. Người đọc bắt gặp ở đó sự hòa điệu tuyệt vời giữa một bậc minh quân luôn quan tâm đến dân đến nước và một thi nhân giàu xúc cảm trước đời sống của muôn dân. Xưa nay rất hiếm có ông vua nào viết được những câu thơ đằm thắm và xúc động lạ thường như thế này về dân trong những ngày đông rét buốt:
Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương,
Vậy phải lên ngôi gỡ mối giường.
(Dệt cửi)
Những ngày hè oi ả:
Người nằm trướng vóc bồ hôi mướt,
Kẻ hái rau tần nước bọt se.
Nào khúc Nam huân sao biếng gảy

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể