Chuyển đến nội dung chính

Diện mạo văn học việt nam từ năm 1975 đến nay


VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 TRỞ LẠI ĐÂY

I. Những điều kiện lịch sử, xã hội mới của nền văn học sau 1975
1. Ngày 30/4/1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm đã két thúc toàn thắng. Đất nước thu về một mối, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế mở rộng (quan hệ với 97 nước trên thế giới). Đất nước bước vào thời kỳ mới. Đại hội lần thứ tư,5,6,7,8 được tiến hành định kỳ, mỗi nhiệm kỳ đại hội đều đặt ra cho đất nước những nhiệm vụ mới. Sau giải phóng Miền Nam đất nước chuyển mình sang cải tạo về kinh tế đất nước nền văn học dân tộc tưởng như cứ thế “thừa thắng xông lên” giành những thành tựu rực rỡ hơn. Những người cầm bút có sự hụt hẫng, một sự lệch pha “giữa người sáng tác và công chúng của mình”. Nguyên Ngọc ghi lại những tâm trạng của mình “Trong khi các nhà văn chúng ta say xưa, bây giờ hoà bình vốn sống tích luỹ bao nhiêu năm bao năm như “cá tức trứng” muốn đẻ lắm rồi, thì giờ thừa nứa ra đó, bom đạn cũng thẳng hết rồi, vật chất cũng khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà viết, viết cho hết cho đã...” thì bỗng dưng cái mối quan hệ vốn rất máu thịt giữa công chúng và văn học đột nhiên, lạnh nhạt hẳn đi, hụt hẫng hẳn đi, người đọc mới hôm qua mặn mà thế, bỗng dưng bây giờ quay lại với anh “Bởi vì thôi thế đã thay đổi, mà văn học vẫn viết theo quá trình cũ.
2. Đặc biệt đại hội đảng lần thứ VI (1986), Nghị quyết về mới nền văn học là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của đất nước. Đặc biệt từ nghị quyết VI của đảng luôn luôn đặt cho văn học nghệ thuật một nhiệm vụ mới quan trọng đó là: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng tạo cuả văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật”. Văn nghệ phải biết cổ vũ cái tốt phê phán cái sấu, chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của đảng. Công cuộc đổi mới đã đáp ứng đúng nguyện vọng của các nhà văn và độc giả cũng như quy luật phát triển khách quan của lịch sử, và nó trở thành phong trào mạnh mẽ. Năm 1976 Thái Bá Lợi viết “Hai người trở lại trung đoàn”.1979 Nguyên Trọng Oánh viết “Đất trắng”, Nguyễn Khải viết “Cha và con” từ đầu những năm 1980 tình hình sôi nổi hơn. Nguyễn Mạnh Tuấn viết: “Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao tràm”, Ma Văn Kháng viết “Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn”, Nguyễn Minh Châu viết “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê” Lê Lựu viết (Thời xa vắng) Nguyễn Khải viết (Thời gian của người).
Như vậy hoàn cảnh lịch sử mới đã tạo nên một nền văn học có những thay đổi rõ nét có chiều sâu, phát triển theo hướng đổi mới, dân chủ phát triển mạnh mẽ gây được sự chú ý của dư luận.
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC SAU 1975
1. Đội ngũ sáng tác.
- Đội ngũ của những người sáng tác đông đảo gồm nhiều thế hệ khác nhau, lớp nhà văn được trả… nghiệm qua thực tế hai cuộc kháng chiến cùng lớp nhà văn đàn anh (thời kỳ 1930 - 1945) đã hội tụ thành một đội ngũ, hùng hậu đông về số lượng, và đảm bảo về chất lượng.
- Trình độ đội ngũ nhà văn được nâng lên, được học tập, đào tạo ở trình độ cao, nhận thức vững vàng, nhiều nhà văn đã khẳng định được phong cách nghệ thuật của mình như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Tế Hanh, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa... Trong giới sáng tác có sự thức tỉnh sâu sắc (Ma Văn Kháng...)
- Về ý thức cá nhân mỗi người đều muốn có tiếng nói riêng về bút pháp, phong cách... Tất nhiên ý thức cá nhân bản thân nó không tạo được nghệ thuật. Nhiều nhà văn đã khẳng định được tài năng, cá tính sáng tạo, sự trăn trở để đi tìm cho mình một tiếng nói riêng. Họ đã thực sự góp phần vào việc cổ vũ cho công cuộc xây dựng đất nước và tham gia vào quá trình hội nhập với văn học thế giới.
2. Chủ đề: Những chủ đề chính mà văn học sau 1975 phản ánh tập trung vào những vấn đề có tính thời sự như: Sự ác liệt của chiến tranh, hồi ức về cuộc chiến. Có thể kể đến “Tháng ba ở Tây nguyên của Nguyễn Khải; “Mặt trận ở Đông bắc Sài gòn của Nam Hà, Xuân Thiều với Bắc Hải vân, xuân 1975, Văn Tiến Dũng với Đài thắng mùa xuân, Miền cháy của Nguyễn Minh Châu, Năm 75 họ sống như thế của Nguyễn Trí Huân, Trong cơn gió lốc của Khuất Quang Thụy...
Sau đổi mới văn học tập trung vào những chủ đề có cá tính nóng bỏng như những khát vọng đổi mới, con người và cá tính, những mất mát sau chiến tranh, chủ đề về đất nước sau sự đổi mới, vấn đề chống tiêu cực, cái sấu, cái ác, nhân phẩm.
3. Đề tài: Đề tài vẫn hướng về những đề tài chiến tranh, tuy nhiên phạm vi phản ánh được mở rộng phạm vi hiện thực đa dạng. Văn học đã mạnh dạn đi vào những “Vùng cấm” của nền văn học trước 1975.
- Mô tả những vấn đề mà cuộc sống đang day dứt như nhân cách, những tiêu cực nội bộ, nhìn thẳng vào những mất mátsau ciến tranh, những bi kịch cá nhân... Nguyễn Mạnh Tuấn nổi lên như một cây bút chống tiêu cực hấp dẫn nhất, Kịch Lưu Quang Vũ cũng được hâm mộ hơn bao giờ hết. Mảng đề tài chống tiêu cực sau Đại hội lần thứ 6 của Đẳng vì được đề cập một cách trực diện và phong phú hơn. Văn học không lên án cái xấu bằng cách tưởng tượng hư cấu mà bằng hẳn những bản án, tội danh cụ thể, có địa chỉ hẳn hoi, dùng thể phóng sự điều tra sự thật việc thật (Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc) truyện Ông vua lốp, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang, Người đàn bà quỳ của Minh Chuyên, Đêm trắng, Làng giáo có gì vui của Nguyễn Minh Trường, Tiếng đất của Hoàng Hữu Các. V. V. V.) Trong thơ mảng đề tài đời tư cá tính, cái tôi cũng được đề cập gắn liền với cuộc sống lịch sử đất nước và dân tộc. Nhà thơ lúc này thường đứng vào vị trí con người đời thường để hiểu nỗi đau nhân thế.
“Phút thầy trò vừa nhận ra nhau
                               Đôi tay trần tuột nơi chồng sách cũ
Giữa quán sách nghèo bán mua lặng lẽ
Mười năm xa gặp lại hững hờ”
(Gặp lại thầy giáo cũ - Nguyễn Thái Vận)
Với không khí dân chủ hoá văn học thời kỳ này đã khám phá chiều sâu cuộc sống với phạm vi rộng hơn nó góp phần làm cho nội dung văn học ngày càng đa dạng phong phú và sâu sắc.
4. Thể loại: Phát triển phong phú đa dạng, thơ ca, tiểu thuyết truyện ngắn, ký, kịch và cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
A. Thơ: Sau 1975 nổi lên phong trào viết trường ca sau chìm đi. Thế hệ nhà thơ lớp trước (tiền chiến). Thế hệ thơ chống Mỹ vẫn tiếp tục viết đều, đáng chú ý là Thanh Thảo, ý Nhi, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Xuân Quỳnh... Lớp mới xuất hiện nhiều vô kể “Nguyễn Nhật ánh, Lê Thị Kim, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Đàm Thị Lan Luyến, Nguyễn Quang Thiều, Trương Nam Hương, Đỗ Trung Quân, Phùng Khắc Bắc, Hoàng Hưng, Hoàng Cầm, Lê Đạt.
- Nội dung thơ tập trung vào một số vấn đề đó là khẳng định con người và cá tính, điều này thể hiện ở ngay tên gọi của nhiều tập thơ. “Tôi vẽ mặt tôi (Lê Minh Quốc), Tôi gọi tôi (Đinh Thị Thu Vân), Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng). Cái tôi cá nhân và con người cá tính đã trở thành khát vọng âm thầm nhưng mãnh liệt “Em trở về đúng nghĩa với trái tim em” - Xuân Quỳnh,
“Ta vào cuộc chiến tranh
Như vị tướng tài ba xông pha trận mạc
Nghĩ đời mình là một chuỗi chiến công
Tuổi hoa râm về đưa tang mẹ
Túi không tiền, chỉ có quân hàm và cuống huân chương”
(Trần Sơn Nam)
Thơ đã trở lại với đời thường với nghĩa chân thật nhất, đồng thời mở ra thế giới nội tâm của cái tôi cá nhân nhiều sắc thái, thơ nóinhiều đến nỗi buồn, sự cô đơn, nhìn nhận con người từ nhiều phía, với cái nhìn riêng độc đáo bộc lộ được độ sâu của chính bản thân mình từ đó tạo ra được sự đa dạng phong phú cho thơ hôm nay.
- Thơ sau 1975 khẳng định con người cá tính trong đó con người không tự thoả mãn, bằng lòng mà luôn tìm kiếm giá trị tinh thần, khai thác và trở lại qua khứ lịch sử, phong tục quê hương, bà mẹ với những cảm xúc chân thành, bùi ngùi của kẻ đã một thời vì việc chung mà quên đi cái riêng, có một thời ít được quan tâm.
“Hai mươi năm xa cách quê hương
Tóc bạc trắng lần đầu về giỗ mẹ”

(Xuân Tùng)

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm đất cỏ mà thôi”
(Nguyễn Duy)
- Tuy nhiên cái tôi trong thơ sau 1975 bao giờ cũng đặt trong cấu trúc cuộc sống hoà đồng để trầm tư chiêm nghiệm, về lịch sử, dân tộc, thế sự nhân sinh.... Thơ sau 1975 xuất hiện những bài thơ theo xu hướng hiện đại chủ nghĩa như chủ nghĩa ấn tượng, tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, một xu hướng vốn đã tiềm ẩn trong thơ Hàn Mặc Tử, Chế lan Viên, Bích Khê và nhóm Xuân Thu Nhã Tập... Tiêu biểu với các tác giả: Ba sáu bà… tình (Lê Đạt) Ngựa biến, Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Bến lạ, ô mai (Đặng Đình Hưng) Bóng chữ (Lê Đạt)... Gây ra những dư luận xôn xao một thời những câu:
“Trắng vỗ ồ hô Trúc Bạch
Bước động ngày thon róc rách
Dắt ông cháu tiểu lính chích trái đồng”
(Lê Đạt)
- Hay nhịp điệu mùa xuân khi Xuân mùa “Xanh em xanh mấy xanh mùa, xanh anh - Xanh mấy em mùa - Hương em/ Mùa hương - Mùa hương đi tóc xanh - Mắt xanh, Tình anh - Đi nơi xanh - Rừng xanh, tìm anh, tìm anh (Đặng Đình Hưng) hay:
“Sau chùa tát đêm chao chát
                                             Gầu dai ai vớt chị ơi”
(Hoàng Cầm)
Bên những thành tựu thơ ca sau 1975 vẫn không khỏi có những hạn chế về chất lượng thơ, nhiều vấn đề còn phỉ bàn. Thơ nhiều nhưng chất lượng chưa đạt tới một tỷ lệ cần thiết, nhiều bài nhạt rồi rơi vào quên lãng, nói đến cuộc sống người đọc thấy còn hời hợt, ý tứ trôi tuột ít đặt ra được những vấn đề sâu sắc, không có những phát hiện và những lý giải về những vấn đề mới cuộc sống hiện tại. Thơ chỉ chú trọng mô tả, cảm súc chưa thật mãnh liệt chưa đủ độ chín. Tuy nhiên trong mấy chục năm qua chúng ta đã có nhiều bài thơ hay, có tầm nhìn mới, nhận thức mới, sáng tác trong một không khí cởi mở, đề cập tới nhiều mảng hiện thực phong phú và nội tâm sâu sắc, thơ cũng xông sáo nhập cuộc một phần nào đó tham gia chống tiêu cực, tuy nhiên ảnh hưởng của nó chưa nhiều.
B. Văn xuôi: Văn học trong sự đổi mới đã có nhiều nhà văn sáng tạo được những tác phẩm đạt tới sự thống nhất, giữa nội dung và hình thức, có giá trị nghệ thuật thực sự. “Về mặt này văn xuôi tỏ ra có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Từ khoảng cuối những năm 80, nhất là từ 1990 trở đi người ta thấy xuất hiện một số tác phâm có giá trị, gây được tiếng vang trong dư luận. Như truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thân, Phan Thị Vàng Anh, Tiểu thuyết của Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Ma Văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Chu Lai... Ký, tự truyện của Tô Hoài...
- Nhìn chung văn xuôi đã mở rộng chủ đề phản ánh ở nhiều mảng đề tài khác nhau: Sự chiến thắng, khát vọng tự do, tự nhìn lại mình, nỗi đau và sự hẫng hụt sau chiến tranh, văn học đi sâu miêu tả đời sống tâm hồn, nỗi trăn trở khi cuộc sống đổi thay, sự xuống dốc của lối sống đạo đức...
- Văn xuôi đã thâm nhập sâu vào nhiều mảng đề tài khác nhau của đời sống và đã góp phần tạo nên một diện mạo mốc cho văn xuôi sau 1975. Trong cấu trúc của tiểu thuyết hiện đại sau 1975 đã có nhiều những đổi thay để phù hợp với xu thế đổi mới của văn học. Trước hết các nhà văn đi tìm một mô hình cấu trúc mới theo “Lịch sử - Tâm hồn” khác hẳn với cấu trúc truyền thống - Lịch sử sự kiện. Với định hướng này đã làm cho cấu trúc thơ loại tiểu thuyết có những biến đổi đáng kể.
- Lịch sử ở đây được nhìn nhận qua tâm hồn con người và qua tâm hồn con người dòng chảy lịch sử được tái hiện (thời xa vắng - Lê lựu) lịch sử được nhìn nhận qua tâm hồn của Giang Minh Đài, Nguyễn Khải với thời gian của người (1984). Về sau những năm tám mươi thì kí ức được xem như một thanh tố quan trọng được nhà văn dùng để tổ chức cấu trúc tiểu thuyết. Ở đây kí ức được quan niệm như một con đường nhận thức và biểu hiện thực tại. Kí ức cũng là sự tìm kiếm “thời gian “đã mất của thế hệ này sang thế hệ khác. Nó tạo nên cho thời gian một đặc điểm mới (thời gian tâm lí” có thể kể đến” Khuất quang Thuỵ với Không phải trò đùa, Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Một thời yêu của nguyễn An Biển, Ăn mày dĩ vãng (1990) của Chu Lai....
- Như vậy với vai trò của kí ức, cấu trúc thể loại tiểu thuyết đã chuyển từ cấu trúc đơn sang cấu trúc kép (từ cấu trúc đóng đến cấu trúc mở). Và cũng từ hướng này nhân vật triong tiểu thuyết giảm dần cốt truyện không phúc tạp nhaanvaatj thường đối diện với chính mình tự bạch và quan sát, cấu trúc trở nên gọn nhẹ vì thế mà nghệ thuật của cấu trúc tác phẩm là nghệ thuật tạo tình huống (Thời xa vắng, Ăn mày dĩ vãng, Thân phận của tình yêu, Bức tranh, Tướng về hưu, Thanh minh thời trong sáng).
C. Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình lí luận sự chuyển biến thường vẫn chậm hơn và dè dặt hơn, khuynh hướng xã hội học dung tục không còn tồn tại một cách hiên ngang như trước, Hệ thống các khái niệm được vận dụng trong nghiên cứu phê bình đã có sự điều chỉnh, nhiều khái niệm mới được giới thiệu và ngày càng được sử dụng rộng rãi tạo cho ngiên cứu phê bình một ngôn ngữ phong phú và hiện đại hơn. Có người đã đề cập tới sự hình thành một hệ bình mới trên một bộ khung khái niệm cơ bản mới của khoa nghiên cứu phê bình văn học hôm nay.
5. Đặc điểm văn học sau 1975: Có thể tạm thời xác định một số đặc điểm:
A. Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá: Xu hướng này được thể hiện và chi phối bao trùm nền văn học trước hết ở người tự do khám phá thực tại và thức tỉnh ý thức về sự thật ở vai tro dự báo dự cảm, tự biểu hiện tư tưởng, tình cảm quan niệm chính kiến của người nghệ sĩ về xã hội và con người: Nó không chỉ là tiếng nói của cộng đồng mà còn là ý kiến của mỗi cá nhân đẻ làm giàu thêm nhận thức của cộng đồng xã hội. Quan niệm về sự thực cũng được thể hiện thể hiện phong phú đa dạng trong tính lịch sử của nó. Tính dân chủ cũng được thể hiện trên nhiều bình diện của sáng tác, đề tài, kết cấu, mô típ chủ đề... Và đưa đến sự đa dạng của các phong cách út pháp bộc lộ hết mình cả tính sáng tạo của nhà văn cùng với sự ra súc kiếm tìm, thể nghiệm nhiều hình thức và thủ pháp mới.
B. Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm văn học giai đoạn này.
- Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới làm thay đổi quan niệm về con người. Con người giờ đây được nhìn ở nhiều vị thế đa chiều
: Con người xã hội, con người lịch sử, con người gia đình với thiên nhiên môi trường, với chính mình con người đa diện, đa trị lưỡng phân, trong con người đan cài giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng, con người trong sự cảm thông thấu hiểu và nâng đỡ con người, hướng tới cái chân, thiện, mĩ.
C. Văn học phát triển sôi nổi, phong phú đa dạng nhưng cũng phức tạp
- Trên hết là sự đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ. Sự phong phú này lại đi liền với những biểu hiện, nhiều dáng vẻ lạ lùng, thậm chí co cả những hiện tượng kì dị, lạ lùng những khuynh hướng trên chỉ rộ lên rồi lắng và tắt. Thị hiếu công chúng luôn biến động, các thể loại cũng thăng trầm rồi khá bất thường. Sự phát triển của văn học vẫn mang tính tích cực vốn chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường cả trong sáng tác, xuất bản lãn phê bình và thưởng thức của công chúng
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI.
- Hãy nêu những điều kiện lịch sử, xã hội ảnh hưởng đến văn học sau 1975.
- Nêu quá trình phát triển của văn học trên các lĩnh vực: Đề tài thể loại, chủ đề vài thể loại của văn học sau 1975.
- Nêu những đặc điểm chính của văn học sau 1975
+ Đọc bài: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu)
Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp)
Thanh minh thời trong sáng (Ma Văn Kháng)
 ......................................................









Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...