Chuyển đến nội dung chính

giới thiệu kết quả nghiên cứu của gần 20 công trình đề án quan trọng về quản lí đất đai - nông lâm ngư nghiệp:

 giới thiệu kết quả nghiên cứu của gần 20 công trình đề án quan trọng về quản lí đất đai - nông lâm ngư nghiệp:

 

1. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phân loại đất Việt Nam để xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.00 - 1/100.000 PGS. TS. Nguyễn Khang Viện QH&TKNN 2001 - 2003 - Đề tài đã xác định những ưu nhược điểm của các phương pháp phân loại trong và ngoài nước đã và đang áp dụng ở Việt Nam từ trước đến nay.
- Xác định khả năng ứng dụng, kế thừa những kết quả nghiên cứu về phân loại đất đã có từ trước đến nay.
- Xây dựng hệ thống phân vị cho tỷ lệ bản đồ 1/50.000 -
1/100.000 và các chỉ tiêu phân loại đất để từ đó đưa ra được hệ thống phân loại mới theo phương pháp định lượng có liên hệ chuyển đổi sang hệ thống phân loại của FAO - UNESCO đế ứng dụng cho công tác phân loại và xây dựng bản đồ đất ở Việt Nam ở tỷ lệ trung bình và lớn.
- Đưa ra được các chỉ tiêu và đặc tính chuẩn đoán của các đơn vị đất hiện có ở Việt Nam để phục vụ công tác xây dựng và chỉnh lý bản đồ đất ở tỷ lệ 1/50.000 -
1/100.000 theo phương pháp phân loại mới.
Kết quả nghiên cứu:
- Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan khoa học nghiên cứu về đất như các Viện, các trường đại học, các Sở KHCN, TNMT, NN&PTNT… trong xây dựng bản đồ đất mới hoặc bổ sung, chỉnh lý các bản đồ đất đã có trước đây.
- Năm 2004 đã áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài để xây dựng một bộ tài liệu về đất và đánh giá đất đai phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Quảng Ninh với bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

2. Nghiên cứu đề xuất chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn PGS. TS. Vũ Năng Dũng Viện QH&TKNN
2002 - 2003 - Xác định cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng thực hiện các chính sách.
- Đánh giá thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến 2010.
- Đánh giá tác động của các chính sách hiện nay đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT bao gồm 9 nhóm chính sách:
+ Chính sách chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất NN;
Chính sách về đầu tư vốn tín dụng; xây dựng cơ sở hạ tầng; khoa học công nghệ.
+ Chính sách khuyến nông.
+ Chính sách phát triển các thành phần kinh tế.
+ Chính sách về đào tạo phân công lao động ở khu vực nông thôn.
+ Chính sách về hội nhập kinh tế...
- Phân tích thuận lợi, hạn chế của các nhóm chính sách trên đối với chuyển đổi có cấu kinh tế NN, NT để làm cơ sở khoa học cho đề xuất, điều chỉnh chính sách trong thời gian tới.
Trong 9 nhóm chính sách nêu trên, đã đề xuất những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh để các chính sách thực sự có tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu: Được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan chỉ đạo sản xuất Trung ương và địa phương (Vụ, Cục, Sở…) làm cơ sở để hạn chế những chính sách bất cập, không phù hợp;
Đề xuất các chính sách phù hợp với phát triển kinh tế NN, NT của từng địa phương, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, NT theo hướng CNH, HĐH. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng TS. Nguyễn Văn Toàn Viện QH&TKNN
2002 - 2003 - Đánh giá thực trạng manh mún đất đai trong NN, cụ thể:
+ Thực trạng manh mún đất đai NN
+ Cản trở của tình trạng manh mún đất đai.
+ Những nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện dồn điền đổi thửa tiến triển chậm.
+ Khung pháp lý chưa được thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, nên cách tổ chức thực hiện còn chồng chéo và kém hiệu quả.
+ Dồn điền đổi thửa nếu thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá NN phát triển.
- Trên cơ sở phân tích các giải pháp cũ đã tiến hành từ năm 1994; phân tích nguyên nhân thành công và thất bại trong các mô hình đã thực hiện dồn điền đổi thửa tại
4 huyện điểm: Ứng Hoà (Hà Tây), Kim Bảng (Hà Nam), Khoái Châu (Hưng Yên) và Tiên Lãng (Hải Phòng), đề tài đã đề xuất được 6 giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn cao nên có khả năng áp dụng trên diện rộng ở vùng ĐBSH và các vùng khác. Các giải pháp bao gồm:
+ Tạo hành lang pháp lý cho việc dồn điền đổi thửa.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng.
+ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá.
+ Giải pháp về hỗ trợ tài chính.
+ Đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất với Nhà nước và tập thể.
+ Tổ chức chỉ đạo và các bước thực hiện.
Do tính chất phức tạp của việc dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong NN là đụng chạm đến quyền lợi của hàng triệu hộ nông dân nên giải pháp mới khẳng định phải có sự thống nhất về chủ trương từ Trung ương đến địa phương và phải được thể chế hoá bằng các văn bản cụ thể.
Xác định được những nội dung của công việc phải hỗ trợ về tài chính của Nhà nước gồm: Tư liệu bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm thực hiện thành công việc dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún đất đai.
Khẳng định được việc dồn điền đổi thửa chỉ là bước thấp của quá trình tập trung đất đai. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách đất đai hợp lý để xúc tiến quá trình tập trung đất đai, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động NN.
Kết quả nghiên cứu:
- Đã áp dụng ở các xã thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
- Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn để Bộ ban hành hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tạo hành lang pháp lý cho công tác quy hoạch bố trí sử dụng đất gắn liền với tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hoá và xuất khẩu. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

4. Nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Duyên hải miền Trung. TS. Nguyễn Võ Linh Viện QH&TKNN
- Xác định các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nông nghiệp (PVSTNN) trên cơ sở các chỉ tiêu này, đề tài đã xác định
2 miền,5 vùng,25 tiểu vùng sinh thái đặc trưng,1.692 đơn vị sinh thái và 20.839 ô sinh thái nông nghiệp. Tất cả các cấp phân vị này được số hoá, hệ thống thành cơ sở dữ liệu theo các lớp thông tin, thuận tiện cho việc truy cập, tham khảo và cập nhật cho người sử dụng.
- Đã xây dựng 7 bản đồ, gồm: Hiện trạng sử dụng đất NN; địa mạo thổ nhưỡng; PVSTNN vùng Duyên hải Bắc và Nam Trung bộ tỷ lệ 1/250.000; và bản đồ PVSTNN vùng Duyên hải miền Trung tỷ lệ 1/500.000.
- Xác định lợi thế và hạn chế về các điều kiện sinh thái cho phát triển NN ở từng miền, vùng, tiểu vùng làm căn cứ cho rà soát, quy hoạch sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vùng ven biển miền Trung.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững phù hợp với điều kiện sinh thái của các tiểu vùng STNN ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương pháp xây dựng bản đồ STNN cho các vùng.
Kết quả nghiên cứu:
Được chuyển giao cho các cơ quan quản lý khoa học; Các cơ quan quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp; các đơn vị chỉ đạo sản xuất và các địa phương (14 tỉnh vùng Duyên hải miền Trung) để có các giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy lợi thế so sánh của từng tiểu vùng STNN trong bố trí cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế NN phù hợp ở từng tiểu vùng theo hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao.

Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

5. Nghiên cứu các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ đất cát biển và bãi bồi ven biển vùng Bắc Trung bộ. Th. S. Nguyễn Thức Thi Viện QH&TKNN - Đã phân chia đất cát biển và bãi bồi ven biển Bắc Trung bộ thành các tiểu vùng kinh tế sinh thái.
- Xác định số lượng, chất lượng, sự phân bố, các yếu tố tác động, chi phối và các loại hình canh tác nông, lâm, ngư nghiệp trên các loại đất cát biển và bãi bồi ven biển.
Đồng thời xác định các loại hình tiêu biểu, các công thức luân canh, các hệ thống và hiệu quả sử dụng đất cát, bãi bồi ven biển theo từng tiểu vùng.
- Đã xác định được các loại hình sử dụng đất trên các nhóm đất chính ở các tiểu vùng để phân tích đánh giá.
- Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ đất cát biển và bãi bồi ven biển trên quan điểm sinh thái và bền vững theo các tiểu vùng sinh thái, theo các loại đất cho mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp đầu tư phù hợp, để sử dụng hợp lý đất cát biển và bãi bồi ven biển.
- Đặc biệt là các giải pháp cụ thể cho vùng cát di động, vùng cát cố định và vùng bãi bồi ven biển bằng các biện pháp trồng cây lâm nghiệp phòng hộ, thuỷ lợi, cải tạo đất, phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bảo vệ môi trường…
- Đã xây dựng các bản đồ chuyên đề (Bản đồ đất, hiện trạng sử dụng đất, phân hạng thích nghi, quy hoạch sử dụng đất) của các tỉnh nghiên cứu đại diện là Hà Tĩnh và Quảng Trị.
Kết quả nghiên cứu
- Nội dụng, phương pháp luận, các bước thực hiện đề tài đựơc chuyển giao cho các Sở NN&PTNT, TNMT (của các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu, làm cơ sở để lập các dự án quy hoạch khai thác và sử dụng đất cát biển và bãi bồi ven biển có hiệu quả và bền vững.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ KHCN, các Sở liên quan thuộc vùng nghiên cứu…) làm cơ sở để chỉ đạo công tác quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ đất cát biển và bãi bồi ven biển theo hướng bền vững.
- Các mô hình sử dụng đất có hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường vùng cát; các trang trại nông lâm kết hợp với diện tích cây lâm nghiệp chiếm trên 50% diện tích, kết hợp trồng rau màu, nuôi trồng thuỷ sản để giữ ẩm; mô hình trồng rừng phòng hộ tại các vùng cát di động; mô hình phòng hộ kết hợp sản xuất tại các bãi cát cố định và mô hình sản xuất nông lâm kết hợp phòng hộ tại bãi cát thấp cố định… được chuyển giao cho địa phương tại vùng nghiên cứu.

Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

6. Đánh giá hệ thống sản xuất nông, lâm nghiệp Trung du miền núi phía Bắc. TS. Đặng Phúc Viện QH và TKNN
- Đánh giá các đặc điểm tự nhiên - Kinh tế - Xã hội tác động đến của vùng nghiên cứu (những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và thách thức).
- Đánh giá thực trạng các hệ thống sản xuất nông, lâm nghiệp trong vùng (hệ thống sản xuất nông nghiệp, hệ thống sản xuất lâm nghiêp, hệ thống sản xuất kết hợp nông, lâm).
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các hệ thống sản xuất nông, lâm nghiệp:
+ Các giải pháp hỗ trợ khoa học và công nghệ (các giải pháp công nghệ về thủy lợi, các giải pháp công nghệ sau thu hoạch, các giải pháp công nghệ kỹ thuật sản xuất)
+ Hệ thống các giải pháp hỗ trợ về chính sách: Nhóm chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phổ cập các tiến bộ công nghệ và KHKT và sản xuất nông, lâm nghiệp ở miền núi;
Nhóm giải pháp về chính sách phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu:
- Được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước cấp TW và địa phương (Vụ, Cục, Sở NN và PTNT…) làm cơ sở để xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng Trung du miền núi theo hướng hàng hoá và xuất khẩu.
- Các hệ thống sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, hệ thống sản xuất lâm nghiệp, các mô hình sản xuất nông, lâm kết hợp có hiệu quả được chuyển giao cho các đơn vị chỉ đạo sản xuất ở các địa phương vùng nghiên cứu, phục vụ cho việc bố trí hệ thống sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở từng tiểu vùng thuộc Trung du miền núi Bắc bộ. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

7. Thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu về đất đai, khí hậu, đặc tính chất lượng sản phẩm để tiến hành các thủ tục về tên gọi, xuất xứ cho sáu sản phẩm: Chè Tân Cương, cà phê vối (Robusta) Buôn Hồ, cà phê chè (Arabica) Tân Lâm, gạo tám Hải Hậu, bưởi Năm Roi, hạt tiêu Phú Quốc. TS. Nguyễn Văn 2003 - Trên cơ sở các kết quả thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu về đất đai, khí hậu, đặc tính chất lượng của 7 sản phẩm đã xác định được quỹ sinh thái phát triển tối đa.
- Xác định được chất lượng của từng sản phẩm và có so sánh với các sản phẩm khác cùng loại để khẳng định ưu thế nổi trội về chất lượng.
- Đề xuất các phương pháp xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 7 sản phẩm.
Kết quả nghiên cứu:
Đã áp dụng để xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hồi và hồng ở Lạng Sơn; chè Tân Cương ở Thái Nguyên; cà phê vối ở Đăk Lăk; và cà phê chè ở Quảng Trị.

Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

8. Nghiên cứu phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. TS. Hoàng Tuấn Hiệp Viện QH&TKNN - Đánh giá thực trạng sản xuất CAQ, CCN, CĐS (sản xuất, giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản chế biến, thị trường tiêu thụ, tác động của các chính sách hiện có…).
- Xác định các điều kiện để phát triển CAQ, CCN, CĐS (tiềm năng đất đai, khí hậu, thủy văn, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ…).
- Đã xây dựng một số mô hình thâm canh CAQ, CCN, CĐS ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau (CAQ - 5 mô hình, CCN - 3 mô hình, CĐS - 3 mô hình), nhằm ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thử nghiệm khu vực hoá một số giống cây trồng nhập nội, hoàn thiện quy trình canh tác cho một số giống ở các tiểu vùng... Trên cơ sở đó xác định quy trình kỹ thuật thâm canh cụ thể phù hợp cho từng loại cây.
- Thu thập phân tích cơ sở dữ liệu về đất đai, khí hậu, đặc tính chất lượng sản phẩm để tiến hành các thủ tục về tên gọi, xuất xứ cho vùng cam Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của CAQ, CCN, CĐS theo hướng sản xuất hàng hoá, trong đó tập trung vào các giải pháp như: Bố trí đất đai, giải pháp về thị trường, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về đầu tư…
Kết quả nghiên cứu:
- Báo cáo khoa học tổng hợp của đề tài được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước cấp Bộ (Vụ Khoa học, Kế hoạch, Cục NN…) và cấp tỉnh (các Sở NN&PTNT, các TT khuyến nông…)
- Các nghiên cứu về bộ giống CAQ, CCN, CĐS và nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài, kỹ thuật ghép nhân giống dẻ Trùng Khánh… được chuyển giao cho cơ quan khuyến nông, các địa phương và nông dân trong vùng.
- Các mô hình được chuyển giao cho các địa phương và nông dân tại nơi thực hiện mô hình.
- Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu vùng cam Bắc Quang
- Hà Giang được chuyển giao cho Sở KHCN và Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang.
Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

9. Nghiên cứu quy hoạch và xây dựng mô hình làng sinh thái với các hệ thống xử lý rác thải, nước thải nông thôn đảm bảo vệ sinh môi trường trong chương trình phát triển nông thôn cấp xã. Th. S. Nguyễn Đăng Toàn Viện QH&TKNN 1. Đánh giá thực trạng về nước thải, rác thải, VSMT nông thôn và xây dựng phương án quy hoạch về cấp nước, xử lý rác thải, nước thải cho xã Tân Dĩnh - Lạng Giang - Bắc Giang và xã Minh Tân - Vụ Bản - Nam Định.
2. Đề xuất mô hình làng sinh thái với các vấn đề xử lý nước thải, rác thải và VSMT nông thôn:
+ Xác định tiêu chí cơ bản của làng kinh tế sinh thái (gồm các vấn đề sử dụng tài nguyên bền vững, môi trường trong sạch và xã hội lành mạnh và an toàn).
+ Đề xuất mô hình tiêu thoát, xử lý nước thải cho cụm dân cư.
+ Đề xuất các mô hình thu gom xử lý rác tự quản.
+ Đề xuất các mô hình nhà tiêu sinh thái, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh…
- Xây dựng mô hình xử lý nước thải, rác thải và VSMT nông thôn:
+ Xây dựng hệ thống tiêu thoát, xử lý nước thải cho cụm dân cư gồm 3 tuyến kênh chính dài 700m và rãnh nhỏ 200m và các công trình phụ trợ khác như 31hố ga,3bể lắng và cải tạo hồ xử lý sinh học.
+ Xây dựng mô hình thu gom rác tự quản và xử lý rác thải (4bể, mỗi bể 3,5m3).
+ Xây dựng mô hình bể xử lý rác, chế biến phân rác từ rác thải (1bể dung tích 12m3).
+ Xây dựng mô hình nhà tiêu sinh thái (4 chiếc trong đó 3 chiếc cho hộ gia đình,1 chiếc phục vụ công cộng).
+ Xây dựng mô hình trồng nấm rơm tại hộ gia đình.
+ Xây dựng mô hình chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
+ Xây dựng hệ thống cây xanh khu vực Đồi Mốc và khu chợ Giỏ (với diện tích 2ha).
+ Cùng với nhân dân xây dựng quy chế (hương ước) về việc giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn đảm bảo đường làng ngõ xóm “Xanh, sạch, đẹp”.
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được áp dụng tại các thôn Tân Văn, Tân Mới, Tân Sơn, Dĩnh Cầu (xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang); Thôn Hạ, thôn Lúa (xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).
- Các mô hình xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường nông thôn có thể áp triển khai và áp dụng ở các vùng khác có điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường tương tự như ở vùng nghiên cứu. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

10. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. TS. Nguyễn Văn Tân Viện QH&TKNN - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Xây dựng hệ thống biểu mẫu cấu trúc thông tin và quy trình hướng dẫn thu thập thông tin.
- Xây dựng các mô hình phân tích/dự báo về đánh giá tiềm năng xói mòn đất, biến động độ che phủ rừng và phát tán ô nhiễm làng nghề.
- Áp dụng các mô hình phân tích/dự báo trên để tính toán các chỉ tiêu về xói mòn đất tại Yên Bái; biến động độ che phủ rừng tại Quảng Ninh; và phát tán ô nhiễm làng nghề tại Bắc Ninh.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu về môi trường NN&PTNT năm 2005 theo khuôn dạng chuẩn.
Kết quả nghiên cứu:
- Được áp dụng ở các tỉnh Yên Bái, Quảng Ninh và Bắc Ninh.
- Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ, Cục, Sở NN & PTNT…) phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp; cũng như giám sát, đánh giá mức độ tác động của môi trường đến sự phát triển bền vững của Ngành nông nghiệp. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

11. Xây dựng quy trình lập bản đồ xói mòn và suy thoái đất KS. Chu Đắc Thịnh Viện Quy hoạch và TKNN 2004 - 2005 Quy trình hướng dẫn xây dựng bản đồ xói mòn đất tỷ lệ 1/100.000, gồm:
- Xây dựng hệ số xói mòn đất do mưa Xâu dựng bộ chỉ tiêu đánh giá tính mẫn cảm của đất đói với xói mòn
- Xây dựng hệ số sườn dốc và độ dài sườn dốc đối với xói mòn.
- Xây dựng hệ số bảo vệ đất của thảm thực vật, hệ thống canh tác và các công trình chống xói mòn.
- Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ chống xói mòn.
Kết quả nghiên cứu:
Áp dụng cho các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học và trung học chuyên ngành quản lý đất đai trong cả nước. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

12. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp nông lâm nghiệp và thuỷ lợi để xây dựng mô hình phục vụ phát triển sản xuất bền vững và ổn định kinh tế tại các vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên PGS. TS. Vũ Năng Dũng Viện QH và TKNN 2004 - 2006 - Xác định hệ thống các chỉ tiêu phân vùng STNN.
- Đánh giá các đặc trưng của các tiểu vùng STNN.
- Đánh giá tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất và ổn định kinh tế, xã hội theo 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng:
+ Đánh giá, lựa chọn và đề xuất các TBKT về giống cây, con nông nghiệp cho năng suất cao, giá trị hàng hoá lớn, chịu hạn, chịu sâu bệnh...; các giống cây lâm nghiệp phát triển nhanh, sinh khối lớn, gỗ quý, độ che phủ cao, mức chống xói mòn tốt, cỏ cho trâu bò, chống bạc màu...; TBKT về canh tác nông lâm nghiệp; về công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch...; tiến bộ trong thuỷ lợi và chống xói mòn, trữ nước, tưới tiết kiệm nước, tạo ẩm... Bằng kỹ thuật và vật liệu mới; về bảo vệ đất... Những kết quả này có khả năng ứng dụng phù hợp ở Tây Nguyên giai đoạn 2006 - 2010.
- Đề xuất được định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất bền vững và ổn định kinh tế - Xã hội cho 3 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đặc trưng.
- Xây dựng 3 mô hình tổng hợp nông - Lâm nghiệp, thuỷ lợi trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế - Xã hội ở tiểu vùng Bình Sơn nguyên Đà Lạt; Mô hình thử nghiệm điều ghép + cây công nghiệp xen đậu đỗ ở cao nguyên Đăk Nông; Mô hình trồng cỏ nuôi bò ở núi thấp Sa Thầy.
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để ứng dụng và phát triển các TBKT về giống cây trồng, vật nuôi và bảo vệ đất; kỹ thuật canh tác nông - Lâm nghiệp;
Công nghệ sau thu hoạch; môi trường NN, NT… mang lại hiệu quả kinh tế - Xã hội cao, cũng như góp phần phát triển sản xuất bền vững, ổn định kinh tế xã hội tại các tiểu vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên.
- Được chuyển giao cho các cơ quan quản lý Nhà nước (Vụ, Cục, Sở NN&PTNT...) làm cơ sở để xây dựng và bổ sung hoàn thiện chính sách về UDTBKT có hiệu quả và bền vững;
- Được chuyển giao cho các địa phương, các cơ sở sản xuất và nông dân để đẩy nhanh UDTBKT phục vụ phát triển sản xuất bền vững ở vùng Tây Nguyên. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

13. Nghiên cứu quản lý trang trại tư nhân quy mô lớn và đề xuất các giải pháp chủ yếu cho phát triển chúng. TS. Hoàng Trung Lập Viện QH&TKNN 2004 - 2005 - Đánh giá thực trạng phát triển trang trại quy mô lớn ở Việt Nam trong thời gian qua, như: Kết quả sản xuất kinh doanh; Những thuận lợi, khó khăn; Hướng phát triển.
- Phân tích đánh giá ảnh hưởng của trang trại lớn đến xã hội và môi trường, như: Ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực; Sự ủng hộ của nhân dân và các cấp chính quyền đến phát triển trang trại…
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển trang trại quy mô lớn một cách bền vững và có hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu:
- Góp phần làm cơ sở để đề xuất, điều chỉnh tiêu chí của trang trại quy mô lớn.
- Là cơ sở để xây dựng các chính sách phát triển trang trại quy mô lớn.
- Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương (Cục HTX, Sở NN&PTNT, các chi cục HTX&PTNT…) trong quản lý và xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trang trại quy mô lớn… download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

14. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường do phát triển nuôi tôm công nghiệp trên cát ven biển vùng Duyên hải Bắc Trung bộ TS. Nguyễn Văn Tân Viện QH&TKNN 2004 - 2005 - Đánh giá thực trạng nuôi tôm công nghiệp trên cát ven biển vùng Duyên hải Bắc Trung bộ gồm:
+ Diện tích thực nuôi ở 6 tỉnh đến nay là 320ha, chiếm 3,96% diện tích quy hoạch.
+ Phương thức nuôi chủ yếu là thâm canh có tính chất công nghiệp chiếm 94% diện tích.
+ Hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng nông nghiệp ở vùng bãi ngang ven biển nhưng mức đầu tư khá cao và cũng mang nhiều yếu tố rủi ro.
+ Khẳng định phát triển nuôi tôm công nghiệp trên cát ven biển nếu được quy hoạch tốt sẽ có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều việc làm vùng ven biển. Tuy nhiên nếu không tuân thủ quy hoạch, kỹ thuật sẽ gay ra những tác động rất tiêu cực đến môi trường như cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, ô nhiễm biển, mặn hoá đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay, cát lấp…
- Dự báo mức độ ảnh hưởng đến môi trường do phát triển nuôi tôm công nghiệp trên cát.
- Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu tác động môi trường vùng nuôi tôm công nghiệp trên cát:
+ Giải pháp về quy hoạch.
+ Giải pháp về công nghệ (kỹ thuật thiết kế xây dựng ao nuôi, kỹ thuật xử lý chất thải rắn, nước thải…
+ Giải pháp về vốn và chính sách.
+ Giải pháp về chuyển giao kỹ thuật.
+ Giải pháp về thuỷ lợi tạo nguồn nước.
- Đề xuất được mô hình nuôi tôm công nghiệp trên cát theo hướng phát triển bền vững. Mô hình mang tính đại diện cho loại hình nuôi tôm trên cát trong khu vực và có khả năng ứng dụng trên diện rộng ở những vùng đất cát khác có điều kiện tương tự.
Kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có thể phục vụ cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở Cấp trung ương và địa phương (Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và môi trường) trong việc xây dựng chiến lược, chính sách và kế hoạch nuôi tôm công nghiệp ở các vùng đất cát ven biển.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quy hoach, thiết kế, xây dựng các khu vực nuôi tôm trên cát có hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho nông dân ở vùng cát ven biển.

15. Xây dựng bộ chỉ tiêu lý hoá học đất phục vụ đánh giá đất đai. Th. S. Đỗ Đình Đài Viện QH&TKNN 2005 - 2006 - Đã xác định được bộ chỉ tiêu gồm 5 đặc tính lý hoá học đất như: Độ dày tầng đất (cm); thành phần cơ giới; PHKCl; hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OM - %); dung tích hấp thu cation trong đất (CEC - Meq/100g đất).14 loại cây trồng chính được lựa chọn để nghiên cứu.
- Đã xây dựng bộ chỉ tiêu phân cấp của một số đặc tính lý hoá học đất theo mức độ thích hợp với 14 loại cây trồng chính, phục vụ đánh giá đất đai cho quy mô lãnh thổ cấp huyện và nhỏ hơn, cũng như các dự án phát triển nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu: Đã được sử dụng trong chương trình đánh giá đất cấp huyện mà Viện đang thực hiện từ 2005 - 2007.
Đánh giá thực trạng các mô hình làng kinh tế sinh thái đã có ở vùng cát ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long; lựa chọn phương án tối ưu và xây dựng thí điểm mô hình trên vùng nghiên cứu.
KS. Trịnh Văn Liêm Viện QH&TKNN
2005 - 2006 - Xây dựng được các tiêu chí về mô hình làng kinh tế sinh thái (LKTST):
+ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững,
+ Môi trường trong sạch
+ Xã hội lành mạnh và an toàn
- Đánh giá các mô hình LKTST trên vùng đất cát ven biển miền Trung: Xác định những mặt đạt được, tồn tại, hạn chế và các nhân tố tác động, chi phối tới việc hình thành và phát triển các mô hình.
- Lựa chọn và đề xuất các mô hình LKTST phù hợp, có khả năng giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế, xã hội, vệ sinh môi trường của vùng.
Kết quả nghiên cứu: Được áp dụng tại các địa phương, lựa chọn là điểm nghiên cứu của đề tài (Xã Thạch Văn - Thạch Hà - Hà Tĩnh; xã Triệu Trạch - Triệu Phong - Quảng Trị; xã Hoà Thắng - Bắc Bình - Bình Thuận; xã Phước Dĩnh - Ninh Phước - Bình Thuận). Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

16. Nghiên cứu các giải pháp và chính sách tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. TS. Hoàng Trung 2002 - 2003 - Đánh giá thực trạng lực lượng lao động nông thôn, thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn hai vùng đồng bằng.
- Đánh giá các loại hình sản xuất và sử dụng lao động của các loại hình sản xuất chính trên địa bàn nông thôn.
Đề xuất một số giải pháp và chính sách mở rộng sản xuất tạo việc làm và thu hút lao động nông thôn trong đó bao gồm cả giải pháp nâng cao năng lực của lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu lao động trong tiến trình CNH - HĐH.
Kết quả nghiên cứu: Góp phần xây dựng bổ sung các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Download tail liệu về đất và nông nghiệp.. http://ambn.vn/?mod=product&task=search&keyword=dat+nong+nghiep&price=0&submit=TÌM+KIẾM&radio=all

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...