Những giải pháp cần thực hiện và đóng góp Kế hoạch phát triển KT - XH 2011 - 2015
CƠ CẤU NGUỒN VỐN TỐI ƯU CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ BỀN VỮNG
TS. Vũ Đình Ánh
Cho
đến nay nội hàm tăng trưởng kinh tế bền vững vẫn chưa được làm rõ và có
sự thống nhất cao. Hơn nữa, hàm ý tăng trưởng kinh tế bền vững vẫn chưa
được thể hiện rõ ràng và đầy đủ trong Chiến lược phát triển KT - XH
2011 - 2020, theo đó Kế hoạch phát triển KT - XH 2011 - 2015 như sự cụ
thể hóa nửa đầu của Chiến lược đến 2020 cũng chưa được hoàn thiện. Chính
vì vậy, trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến khía cạnh tăng trưởng bền
vững từ cơ cấu tăng trưởng kinh tế, trong đó, cơ cấu nguồn vốn là một
trong những nhân tố quyết định cơ cấu tăng trưởng bền vững, và đến lượt
mình, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại tác động đến cơ cấu nguồn
vốn, cơ cấu đầu tư. Hơn nữa, do mục tiêu chiến lược chuyển dịch cơ cấu
kinh tế đến 2015 và 2020 chưa rõ ràng nên việc tối ưu hóa và bền vững
hóa cơ cấu nguồn vốn (trong bài viết này sẽ sử dụng thuật ngữ cơ cấu đầu
tư để phù hợp với thực tiễn và thuận tiện hơn cho nghiên cứu ở Việt
Nam) sẽ được phân tích dựa trên thực tiễn giai đoạn 2006 - 2010 đi đôi
với những dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn 2011 - 2015.
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Thực tế tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm còn ½ xuống còn khoảng 20% vào năm 2010 song vẫn không đạt mục tiêu Chiến lược đến 2010 là giảm con số này xuống 17%. Bên cạnh đó, tỷ trọng khu vực dịch vụ cũng không đạt mục tiêu chiến lược khi chỉ chiếm 38% thay vì mục tiêu là 41%. Phải chăng là rút kinh nghiệm từ thực hiện Chiến lược 2001 - 2010 nên trong Chiến lược 2011 - 2020 chỉ đặt mục tiêu là tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% tương ứng với tỷ trọng nông nghiệp còn 15% GDP song lại không nói rõ là cơ cấu khu vực kinh tế như thế nào để đảm bảo “xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả” được nêu ngay trong chính bản 2 Chiến lược này. Rõ ràng Việt Nam đang lúng túng trong xác định nên tập trung vào công nghiệp hay dịch vụ. Thêm vào đó, Chiến lược đến 2020 đặt thêm 2 mục tiêu tương đối “mù mờ” là “giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp” do không có số liệu về thực hiện 2 mục tiêu này trong giai đoạn trước (giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 84 - 85% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010).
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Trọng tâm trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Thực tế tỷ trọng khu vực nông nghiệp đã giảm còn ½ xuống còn khoảng 20% vào năm 2010 song vẫn không đạt mục tiêu Chiến lược đến 2010 là giảm con số này xuống 17%. Bên cạnh đó, tỷ trọng khu vực dịch vụ cũng không đạt mục tiêu chiến lược khi chỉ chiếm 38% thay vì mục tiêu là 41%. Phải chăng là rút kinh nghiệm từ thực hiện Chiến lược 2001 - 2010 nên trong Chiến lược 2011 - 2020 chỉ đặt mục tiêu là tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm 85% tương ứng với tỷ trọng nông nghiệp còn 15% GDP song lại không nói rõ là cơ cấu khu vực kinh tế như thế nào để đảm bảo “xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả” được nêu ngay trong chính bản 2 Chiến lược này. Rõ ràng Việt Nam đang lúng túng trong xác định nên tập trung vào công nghiệp hay dịch vụ. Thêm vào đó, Chiến lược đến 2020 đặt thêm 2 mục tiêu tương đối “mù mờ” là “giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp” do không có số liệu về thực hiện 2 mục tiêu này trong giai đoạn trước (giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 84 - 85% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010).
Tỷ
trọng nông nghiệp trong GDP chỉ giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 20,6% năm
2010, trong khi đó tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp đã giảm mạnh từ 13,8%
xuống còn có 6,1%. Rõ ràng, một mặt đầu tư cho nông nghiệp đã không
tương xứng với vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế hay nói cách
khác sự phát triển của nông nghiệp bị “phó mặc” cho người nông dân và
thời tiết, mặt khác, do không được tập trung đầu tư nên nông nghiệp ngày
càng tụt hậu so với yêu cầu CNH, HĐH đất nước, theo đó, năng suất nông
nghiệp chậm được cải thiện và khu vực nông nghiệp nông thôn vẫn có tỷ lệ
nghèo đói cao. Kế hoạch 2011 - 2015 cần điều chỉnh theo hướng tăng tỷ
trọng đầu tư cho nông nghiệp lên ít nhất tương ứng với tỷ trọng của nông
nghiệp trong GDP năm 2020 tức là khoảng 15% tổng vốn đầu tư.3 Công
nghiệp (cả xây dựng) được ưu tiên tập trung vốn đầu tư với tỷ trọng tăng
từ gần 40% năm 2000 lên tới trên 50% giai đoạn 2005 - 2009 song đóng
góp của công nghiệp vào GDP lại không tăng tương xứng từ gần 37% GDP năm
2000 lên trên dưới 40%GDP suốt giai đoạn 2005 - 2010 chứng tỏ hiệu quả
đầu tư cho công nghiệp không cao. Hơn nữa, tỷ trọng đầu tư cho công
nghiệp biến động quá lớn qua các năm tương ứng với biến động quá lớn của
tỷ trọng đầu tư cho dịch vụ trong khi tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp
liên tục sụt giảm đã cho thấy sự bất định trong lựa chọn ưu tiên phát
triển công nghiệp hay dịch vụ.
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế (% tổng đầu tư)
Kế hoạch 2011 - 2015 cần cân đối lại tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ theo hướng 50 - 50 căn cứ vào ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ như nhau. Quan trọng hơn là cơ cấu lại vốn đầu tư trong nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho những ngành công nghệ cao, có hàm lượng tri thức, có hàm lượng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao nhất.
Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế Mặc dù đã tiến hành đổi mới kinh tế trên 20 năm song chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế diễn ra tương đối chậm và chứa đựng nhiều nghịch lý. Tỷ trọng 4 khu vực kinh tế nhà nước mặc dù giảm đều đặn song với tốc độ rất chậm từ 40,2% GDP năm 1995 xuống 33,7% năm 2010. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước không những không tăng mà lại còn giảm từ 53,5% GDP năm 1995 xuống còn 45,6% GDP năm 2005 - 2006 và 47,5% GDP năm 2010. Sự sụt giảm tỷ trọng của cả khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước là do tỷ trọng của khu vực FDI đã tăng vọt từ 6,3% GDP năm 1995 lên 18,7% GDP năm 2010. Kế hoạch 2011 - 2015 cần chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phần giảm đi của khu vực nhà nước phải là phần tăng thêm của khu vực ngoài nhà nước thông qua khuyến khích đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước cũng như nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực này.
cơ cấu đóng góp GDP của các thành phần kinh tế.
Xu thế chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế phải được thể hiện thông qua chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế. Giai đoạn 1995 - 2010, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng đầu tư quá lớn, thậm chí tới gần 60% tổng vốn đầu tư giai đoạn 1999 - 2002 và thường xuyên cao hơn so với tỷ trọng đóng góp của khu vực nhà nước vào nền kinh tế. Kế hoạch 2011 - 2015 cần giảm tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước xuống còn khoảng 30% tổng vốn đầu tư là phù hợp, tương đương với tỷ trọng của khu vực nhà nước trong GDP. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 1995 - 2010 chỉ chiếm từ 1/5 tới hơn 1/3 tổng vốn đầu tư là chưa phù 5 hợp với mức độ đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế cũng như với tiềm lực tài chính dồi dào trong dân cư. Với dự tính khu vực ngoài nhà nước sẽ chiếm khoảng 50% GDP giai đoạn 2011 - 2015 thì tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực này cần chiếm khoảng 45 - 50% tổng vốn đầu tư.
Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội 1995 – 2010
Tỷ
trọng đầu tư của khu vực FDI biến động rất mạnh không phải do thay đổi
quy mô đầu tư mà chủ yếu do tác động của biến động tỷ trọng đầu tư của
khu vực nhà nước. Chính vì vậy, trong Kế hoạch 2011 - 2015, khu vực FDI
có thể đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 20 - 25% tổng vốn đầu tư. Cơ cấu
đầu tư công Đầu tư nhà nước (đầu tư công) không chỉ có vấn đề về tỷ
trọng trong tổng đầu tư mà còn đối mặt với nhiều vấn đề trong cơ cấu đầu
tư công.... Đọc toàn bộ bài báo khoa học kinh tế:
Nhận xét
Đăng nhận xét