CÁC VẤN ĐỀ KHÁC BÀI THUỐC THƯỜNG DÙNG CHỮA TRỊ VIÊM HỌNG MẠN TÍNH
Viêm
họng mạn tính (VHMT) là chứng bệnh có tần suất phát tác rất cao trong
các mùa đông, xuân ở nước ta và rất khó chữa triệt để. Sử dụng kháng
sinh, đốt hạt, cắt amiđan... Đều chỉ là những biện pháp "chữa ngọn",
thường không thể mang lại hiệu quả lâu dài, mỗi khi cơ thể suy yếu hoặc
thời tiết biến động mạnh bệnh lại hay tái phát.
Kinh
nghiệm thực tế cho thấy, để phòng trị VHMT, ngoài việc chú ý rèn luyện
thân thể, làm việc nghỉ ngơi có điều độ, để nâng cao sức chống bệnh của
cơ thể, sử dụng Đông dược cũng là một biện pháp có thể mang lại hiệu quả
rất tốt.
Những người bị VHMT, thường có chung một số triệu chứng:
Họng
khô, ngứa, nóng rát, cảm thấy hơi đau hoặc nuốt đau, ho khan từng cơn,
khạc ra đờm nhớt quánh, cảm thấy như có dị vật (vật lạ) nghẽn ở trong
họng, gây vướng, nghẹn - Phải khạc nhổ liên tục. Các triệu chứng trên
thường biểu hiện rõ hơn vào buổi sáng, lúc mới thức dậy, nhưng thường
không kèm theo sốt hoặc biểu hiện rối loạn toàn thân, trừ trường hợp bị
bội nhiễm vi trùng hoặc virus. Trong Đông y, VHMT thuộc phạm vi của
chứng "mạn hầu tý" (mạn = lâu ngày, "hầu tý" = cổ họng bị nghẽn tắc).
Theo
Đông y, nguyên nhân dẫn tới "mạn hầu tý" chủ yếu do "Phế thận âm hư"
(phần âm của 2 tạng phế, thận bị suy giảm), "Tỳ vị hư nhược" (chức năng
tiêu hóa, hấp thụ bị suy yếu), hoặc "Thận dương hư suy" (phần dương của
tạng thận, tức "mệnh môn hỏa", nguồn năng lượng cơ bản của cơ thể bị
thiếu hụt). Mạch môn Để chữa trị tận gốc và tránh bệnh tái phát, vấn đề
cốt lõi là "phù chính dĩ cố bản". Nghĩa là tăng cường sức đề kháng
(chính khí), nhằm củng cố sức khỏe toàn thân (cố bản).
Cụ
thể: Nếu là "Phế thận âm hư", thì cần sử dụng các vị thuốc có tác dụng
"tư bổ phế thận" và "dưỡng âm thanh nhiệt". Nếu là "Tỳ vị hư nhược", cần
dùng thuốc "bổ trung ích khí" và "thăng dương" (tăng cường chức năng
tiêu hóa và đưa khí thanh dương lên phần trên cơ thể); Còn "Thận dương
bất túc", cần dùng thuốc "ôn thận phù dương". Khi Âm dương, Khí huyết và
chức năng của tạng phủ đã điều hòa trở lại, thì yết hầu sẽ thông sướng
(không còn nghẽn tắc) và những chứng trạng do "hầu tý" gây nên cũng sẽ
giảm dần. Ngoài ra, cần xác dịnh "mạn hầu tý" - VHMT là chứng bệnh mạn
tính, kéo dài lâu ngày, phải kiên trì trị liệu mới có thể thu được kết
quả mong muốn. Biện chứng thi trị Để chữa trị một cách có bài bản, đúng
theo nguyên tắc “Biện chứng thi trị” của Đông y, nói chung người bệnh
cần tìm đến Phòng khám Đông y, để được các thầy thuốc chẩn bệnh và kê ra
đơn thuốc phù hợp nhất với bệnh tình và đặc điểm thể chất của mình.
Tuy
nhiên, cũng có thể căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện cụ thể, để nhận
biết thể bệnh, mà chọn dùng một trong số các bài thuốc cơ bản, tương
ứng với từng thể bệnh như sau:
Dưỡng âm thanh phế thang:
- Thành phần: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, mạch môn đông
10g, đan bì 8g, bạch thược 8g, bối mẫu 8g, cam thảo 6g, bạc hà 6g (cho vào sau). Sắc 2 nước, chia ra uống trong ngày.
-
Tác dụng: Dưỡng âm (nuôi dưỡng phần âm), thanh phế (mát tạng phế) và
lợi hầu (khai thông họng, đường hô hấp trên). Dùng chữa "mạn hầu tý" -
VHMT thể "Phế thận âm hư".
Với những chứng trạng chính:
Miệng
khô nhưng uống ít nước; họng ngứa, nóng, nhấm nhói đau. Niêm mạc họng
hơi sưng hoặc sần sùi, màu đỏ thẫm; trường hợp nặng các nang lymphô qúa
phát thành những dải sùi đỏ, chạy dọc theo hai trụ sau của amiđan.
Có
thể kèm theo những chứng trạng như ho khan ít đờm, buổi chiều gò má ửng
đỏ hoặc lòng bàn chân bàn tay bốc nóng, mất ngủ, mộng nhiều, mắt hoa,
tai ù, lưng mỏi, gối yếu, chất lưỡi đỏ khô, mạch nhỏ, nhanh.
Kiện tỳ ích khí thang:
-
Thành phần: Hoàng kỳ 24g, đẳng sâm 15g, bạch truật 10g, đương quy 10g,
cam thảo (nướng) 6g, trần bì 9g, thăng ma 6g, sài hồ 6g, cát cánh 10g.
Sắc 2 - 3 nước, chia ra uống trong ngày.
- Tác dụng: Bổ trung ích khí, thăng thanh lợi hầu. Dùng chữa "mạn hầu tý" - VHMT thể "Tỳ vị hư nhược".
Với những chứng trạng chính:
Họng khô, ngứa, có cảm giác dị vật vướng ở bên trong. Niêm mạc hơi sưng, tấy đỏ, nang lymphô ở thành sau họng sùi dầy.
Kèm
theo những chứng trạng toàn thân như mặt vàng sạm, người mệt mỏi, hơi
thở yếu, kém ăn, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng hoặc táo, chất lưỡi nhạt
hoặc có vết răng, rêu lưỡi mỏng, mạch hoãn nhược (chậm yếu).
Ôn thận thang:
-
Thành phần: Thục địa 24g, sơn thù du 12g, sơn dược 12g, trạch tả 9g,
đan bì 9g, phục linh 9g, quế chi 3g, phụ tử 3g. Sắc 3 nước, chia ra uống
trong ngày. Trước khi nấu nước đầu, sắc phụ tử trước ít nhất 1 giờ, sau
đó cho các vị thuốc còn lại vào cùng sắc.
- Tác dụng: Ôn bổ thận dương. Dùng chữa "mạn hầu tý" - VHMT thể "Thận dương hư suy". Với những chứng trạng chính:
Họng
khô nhưng không thích uống nước, họng hơi đau, có cảm giác dị vật vướng
ở bên trong, niêm mạc họng xơ hóa, khô mỏng và teo lại. Kèm theo những
chứng trạng toàn thân như sắc mặt nhợt, tai ù, mắt hoa, lưng mỏi gối
yếu, chân tay lạnh, chịu lạnh kém; chất lưỡi nhợt, rìa lưỡi có vết răng,
rêu lưỡi trắng ẩm, mạch trầm tế nhược (chìm, nhỏ, yếu).
Tất
cả 3 bài thuốc trên đều sử dụng theo từng liệu trình: Uống liên tục 7 -
10 ngày, nghỉ 3 ngày, lại uống tiếp đến khi khỏi bệnh. Nghiệm phương
Ngoài ra, còn có thể sử dụng thử một số “nghiệm phương” – bài thuốc một
số người đã sử dụng có kết quả tốt:
Dùng
mộc hồ điệp: “Mộc hồ điệp” là hạt cây núc nác (Oroxylum indicum (L.)
Vent); loài cây mọc hoang khắp nước ta. Vị thuốc có tên mộc hồ điệp (mộc
là gỗ, cây; hồ điệp là con bướm) vì hạt trông giống như con bướm bằng
gỗ. Muốn thu hoạch hạt, đợi tới cuối thu sang đông, hái lấy quả chín,
phơi khô, mổ lấy hạt rồi lại phơi khô nữa để dành mà dùng dần.
Theo
Đông y, Mộc hồ điệp vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh phế
tiêu viêm, lợi yết hầu, sơ can hòa vị. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, sử
dụng chữa những trường hợp viêm họng mạn tính, gây ho có đờm, họng đau,
khản tiếng, có tác dụng rất tốt. Cách dùng cụ thể:
(1)
Mộc hồ điệp 10g, bạc hà 3g, huyền sâm 10g, mạch đông 10g, mật ong 20g.
Các vị thuốc thêm nước đun sôi nhỏ lửa 15 phút, chắt lấy nước, hòa mật
ong vào, đun sôi lại là được. Chia ra nhiều lần uống, uống ấm.
(2)
Mộc hồ điệp 6g, đông qua nhân (hạt bí đao) 10g, thêm chút đường trắng,
sắc nước uống. Chữa chữa viêm họng mạn kèm theo mất tiếng, có tác dụng
rất tốt.
Dùng
Kha tử: Kha tử là qủa chín của cây kha tử, còn gọi là cây “chiêu liêu”
(Terminalia chebula Retz..), loài cây mọc hoang nhiều nơi ở miền Nam
nước ta. Theo Đông y, Kha tử có vị đắng, chua, chát, tính bình. Có tác
dụng sáp trường chỉ tả, liễm phế lợi hầu. Dùng chữa viêm họng mạn có tác
dụng tốt.
Dân
gian còn lưu truyền kinh nghiệm: Lấy thịt qủa kha tử giã dập, rồi ngậm,
để chữa đau cổ họng, ho, mất tiếng, hiệu quả rất tốt. Thời trước, những
người hát rong thường dùng thịt qủa kha tử, ngào với mật ong và ô mai,
ngậm cho trong tiếng và tránh được khô cổ. Kinh nghiệm này hiện nay vẫn
được một số ca sĩ áp dụng. Có thể sử dụng chữa viêm họng mạn theo cách
sau:
(1) Dùng kha tử 10g, đẳng sâm 20g, gạo tẻ 30g (sao cháy vàng) 30g, thêm 4 bát nước, nấu còn 1 bát, uống thay trà trong ngày.
(2)
Dùng kha tử 5g, cát cánh 3g, cam thảo 5g; Thêm 200ml nước, sắc còn
100ml; Chia 2 lần uống trong ngày, vào sáng sớm và chiều tối.
Nhận xét
Đăng nhận xét