NGUYÊN LÝ VĂN HỌC SO SÁNH
Thạc sĩ Phan Minh Thùy
Văn
học so sánh là một bộ môn đã có vị trí ổn định trên thế giới song lại
khá mới mẻ đối với những người học và giới nghiên cứu văn học ở Việt
Nam. Vì thế, để tiếp cận bộ môn này, việc giải đáp những câu hỏi cơ bản
nhất về nó là điều hết sức cần thiết.
1. Tại sao không phải so sánh văn học nào cũng là văn học so sánh?
So
sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Trong cuộc sống, khi ta tư duy,
ta đã dùng đến thao tác này rất thường xuyên như một phần tất yếu. Văn
học cũng là một lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù,
cho nên việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn
học là một điều hết sức tự nhiên. Từ khi có văn học, nhất là văn học
viết đến nay, các nhà nghiên cứu đã có ý thức so sánh khi tìm hiểu văn
chương, đặc biệt là khi có những hiện tượng song hành trong văn học. Có
thể nhắc đến những hiện tượng song hành tiêu biểu trong văn học Việt
Nam: Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu, Cung Oán Ngâm và Chinh Phụ Ngâm,
… So sánh các hiện tượng văn chương trở thành một phương pháp nghiên
cứu văn chương. Vậy so sánh văn chương có phải là văn học so sánh không?
So
sánh văn chương là một phương pháp nghiên cứu văn học có đối tượng bất
kì. Người ta có thể so sánh hai hay nhiều đoạn văn, đoạn thơ với nhau,
hoặc có thể so sánh tac phẩm này với tác phẩm kia, tác già này với tác
giả khác, giai đoạn với giai đoạn, trào lưu với trào lưu, so sánh niên
đại, lịch đại, các hiện tượng tương đồng hoặc tương phản, v. V…
Mục
đích của so sánh văn học là từ những đối tượng nghiên cứu rút ra được
bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của văn học. So sánh văn học có
thể đi từ phạm vi nội bộ dân tộc tiến tới phạm vi rộng hơn bên ngoài
dân tộc. Văn học còn là một hoạt động có tính giao tiếp, giao lưu nên sự
so sánh là hết sức cần thiết trong phương pháp nghiên cứu.
Nhưng
không phải so sánh văn học nào cũng là văn học so sánh. Văn học so sánh
không phải là khoa học về mọi sự so sánh trong văn học. Văn học so sánh
là một lĩnh vực, một xu hướng chỉ tiến hành nghiên cứu so sánh các hiện
tượng văn học thuộc các nền văn học khác nhau của các dân tộc khác
nhau, hoặc sớm hơn và hẹp hơn là thuộc các sắc tộc, các cộng đồng ngôn
ngữ – văn hoá khác nhau. Nói một cách khác, Văn học so sánh nghiên cứu
các mối quan hệ liên dân tộc, quốc tế trong văn học (có đối tượng xác
định). Văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu văn học vừa có tính dân
tộc, vừa có tính quốc tế.
2. Đối tượng của văn học so sánh:
Đối
tượng cơ bản của văn học so sánh là các hiện tượng văn học thuộc các
nền văn học khác nhau của các dân tộc khác nhau, hoặc sớm hơn và hẹp hơn
là thuộc các sắc tộc, các cộng đồng ngôn ngữ – văn hoá khác nhau. Nói
một cách tổng quát, Văn học so sánh nghiên cứu sự giao lưu, sự tiếp xúc
các mối quan hệ quốc tế, liên dân tộc (international) giữa các nền văn
chương. đọc tiếp văn học so sánh
Nhận xét
Đăng nhận xét