Chuyển đến nội dung chính

một số gợi ý viết luận văn thạc sỹ cho ngành kế toán

MỘT SỐ GỢI Ý VỀ VIẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA KẾ TOÁN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


LỜI NÓI ĐẦU

Hướng dẫn viết Luận văn là cần thiết cho các học viên đang theo học Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích, đồng thời là cơsởđểxem xét, đánh giá học viên trong quá trình viết Luận văn. Hướng dẫn này được xây dựng cho cao học viên Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích của Khoa Kếtoán, Trường ĐH Kinh tếquốc dân. Do đó, Luận văn của cao học viên phải tuân thủnhững qui định chung vềLuận văn bậc đào tạo Thạc sỹcủa BộGiáo dục và Đào tạo, qui định của Trường. Do tính chất đặc thù riêng của từng ngành, chuyên ngành, cao học viên cần phải thực hiện đầy đủtheo những yêu cầu riêng của Khoa Kếtoán – Kiểm toán trong suốt quá trình viết Luận văn.
Hướng dẫn viết Luận văn được xây dựng trên cơsởnhững nội dung hướng dẫn viết truyền thống đang thực hiện tại Khoa Kếtoán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tếquốc dân kết hợp với tài liệu tham khảo của Khoa Sau đại học - ĐH Kinh tếquốc dân, tài liệu hướng dẫn viết Luận văn của một sốChương trình đào tạo Thạc sỹtrong nước, liên kết với nước ngoài tại Trường nhưChương trình đào tạo Thạc sỹQuản trịkinh doanh Việt – Bỉ, Thạc sỹQuản trịkinh doanh Pháp – Việt, của một sốTrường bạn nhưĐại học Kinh tế- ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tếThành phốHồChí Minh, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại, …, hướng dẫn viết Luận văn của một sốtrường ĐH của Úc (Trường RHMIT, Latrobe, Queensland, New South Wales), của Thái Lan (Trường Quản lý - SOM – AIT, Thamasat), …và sựđóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong Khoa.
Hướng dẫn viết Luận văn được xây dựng lần đầu nên không thểtránh được những thiếu sót. Vì vậy, Hướng dẫn này cần được các thầy cô giáo đóng góp chỉnh sửa cho hoàn thiện. Khoa Kếtoán – Kiểm toán mong muốn nhận được các ý kiến phản hồi của học viên cao học Chuyên ngành đểhoàn thiện hơn. Mọi ý kiến của Học viên, bạn đọc xin gửi vềđịa chỉe - mail của Khoa Kếtoán – Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tếquốc dân:
 

PHẦN I MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1.1. Mục đích của Hướng dẫn viết Luận văn

Hướng dẫn viết Luận văn cho cao học viên Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích của Khoa Kếtoán – Kiểm toán nhằm:
 - Nhằm trợgiúp tốt hơn cho Cao học viên xác định tên Đềtài, xác định vấn đềnghiên cứu, tựxây dựng kếhoạch viết Luận văn;
 - Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Luận văn của học viên cao học Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích của Trường ĐH Kinh tếquốc dân;
 - Nhằm cung cấp cơsởcho việc thực hiện đánh giá một cách thống nhất nội dung và hình thức của Luận văn của Cao học viên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích;
 - Thống nhất những nội dung, hình thức trình bày của một Luận văn của cao học viên Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích;
 - Nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Trường trong việc đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo ởbậc đào tạo Sau đại học;

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng của Hướng dẫn viết Luận văn

PHẦN II NỘI DUNG CỦA HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN

2.1. Tổng quan vềyêu cầu của Luận văn

Luận văn là một phần của quá trình học tập, nghiên cứu theo yêu cầu bắt buộc trong Chương trình đào tạo Thạc sĩ của Trường ĐH Kinh tếquốc dân. Trong Luận văn, học viên phải vận dụng năng lực, kỹnăng và kiến thức đã tiếp nhận được trong quá trình học tập đểxác định, phân tích, nhận diện và giải quyết những vấn đềcó liên quan trong lĩnh vực Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích. Đây là yêu cầu quan trọng, bắt buộc trong Luận văn Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích.
Do tính chất đặc thù của Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích, ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu bắt buộc của Trường ĐH Kinh tếquốc dân và Luận văn của Cao học viên Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích phải thỏa mãn các yêu cầu riêng của Khoa Kếtoán –Kiểm toán.
Đối với thời gian hoàn thành Luận văn, các cao học viên phải thực hiện theo qui định của Trường ĐH Kinh tếquốc dân. Kếhoạch vềthời gian thực hiện công việc chi tiết trong mỗi giai đoạn sẽthực hiện theo những hướng dẫn cụthểcủa Khoa Kếtoán – Kiểm toán – Thời gian cụthểđược Khoa xây dựng cho từng khóa học cụthể(Thông thường Luận văn sẽđược thực hiện trong thời gian? ? ? tính từthời điểm có quyết định giao đềtài). Luận văn của Cao học viên Chuyên ngành Kếtoán, Kiểm toán và Phân tích phải thểhiện được những nội dung cơbản sau đây:
 (1) - Định hướng nghiên cứu của học viên;
 (2) - Cơsởlý luận được vận dụng đểgiải quyết vấn đề;
 (3) - Những vấn đềthực tếvà cách thức sẽgiải quyết;
 (4) - Phân tích và giải quyết các vấn đềdựa trên các dữliệu thu thập được;
 (5) - Đềxuất giải pháp đểgiải quyết vấn đềđã xác định.
Trong khi thực hiện viết Luận văn, Cao học viên cần chú ý những vấn đềsau đây:
 (1) - Phân tích dựa trên dữliệu thu thập không phải là mô tảlại hoạt động;
 (2) - Nhận định hay kết luận của Tác giảphải đi kèm với những bằng chứng thuyết phục;
 (3) - Luận văn xác định vấn đềvà giải quyết vấn đề, không phải là những hoạt động hàng ngày/bình thường của Tác giảtại đơn vịlàm việc/đơn vịđược Tác giảkhảo sát;
 (4) - Luận văn không được sao chép;
 (5) - Những tài liệu khác được Tác giảsửdụng trong Luận văn phải trích dẫn nguồn gốc đầy đủtheo qui định chung của Trường;
 (6) - Tác giảcần phân biệt Luận văn Thạc sỹnghiên cứu (MSc) với Luận văn Thạc sỹthực hành (MBA).
Luận văn không phải là một công trình nghiên cứu trong đó đềxuất kiểm tra, xem xét tất cảmọi vấn đềtại đơn vịkhảo sát. Tuy nhiên, Cao học viên phải vận dụng những kiến thức đã thu được đểphân tích, nhận diện vấn đề, sau đó giải quyết vấn đềbằng những giải pháp tương ứng. Theo cách viết truyền thống, Cao học viên tiếp cận đểviết Luận văn theo hướng: Trước hết, Cao học viên phát triển từmột “mong muốn” (mục đích/định hướng) vềmột chủđềcụthểhoặc một vấn đềliên quan tới kếtoán, kiểm toán hoặc phân tích (Chẳng hạn: Hoàn thiện hệthống kiểm soát nội bộvới việc tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng ABC; Hoàn thiện hạch toán tài sản cốđịnh với việc tăng cường quản lý tài sản cốđịnh tại Công ty MNC, …) và học viên công bốchính thức trong tên Đềtài và trong phần Mởđầu của Luận văn; Sau đó, Cao học viên sẽmô tảquá trình nhằm tìm cách chứng minh theo “mong muốn” hoặc mục đích/định hướng ấy. Tiếp đến, Tác giảsẽthực hiện quá trình này; Cuối cùng, Cao học viên sẽmô tảcác kết quảcủa quá trình thực hiện và viết kết luận.
Cách thức thực hiện trên đây là một cách tiếp cận viết Luận văn tốt với điều kiện học viên phải thực hiện đầy đủnhững chỉdẫn trong các bước. Tuy nhiên, thực tếhọc viên thường sa vào việc mô tảcông việc, qui trình, … thay vì phân tích, chứng minh bằng các dữkiện cụthểcho kết luận đã xây dựng. Hơn nữa, Cao học viên thường gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện chứng minh cho một mục đích hoặc một mong muốn. Vì thế, Hướng dẫn viết Luận văn sau đây không hướng dẫn theo cách tiếp cận viết nhưvậy. Khoa Kếtoán – Kiểm toán không bắt buộc mà khuyến khích thực hiện viết Luận văn theo trình tựtrình bày dưới đây.

2.2. Khái quát trình tựviết

Thứ nhất: Đăng ký viết Luận văn

Thứ hai: Viết Đề cương

Thứ ba: Trình bày Đề cương Luận văn trước Hội đồng duyệt Đề cương của Khoa Kế toán

 - Cao học viên trình bày Đềcương Luận văn của mình trước một Hội đồng bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan;
 - Học viên cần được GVHD thông qua trước khi học viên trình bày bản thảo Đềcương trước Hội đồng;
 - Mục đích của buổi trình bày là thu thập những ý kiến phản biện của Hội đồng đối với Đềcương, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu, những vấn đềnghiên cứu cần được tập trung;
 - Sau khi được Hội đồng đóng góp ý kiến và thống nhất, học viên cần sửa đổi, bổsung Đềcương (bản thảo) gắn với những phản biện, hướng dẫn của thành viên trong Hội đồng;
 - Đềcương cuối cùng phải được GVHD thông qua. Một bản Đềcương hoàn chỉnh phải nộp cho Khoa Kếtoán (có đủchữký của học viên và GVHD).

Thứ tư: Viết Luận văn Trong quá trình viết Luận văn, Cao học viên phải thực hiện theo trình tự: Viết bản thảo; Bảo vệ Chuyên đề, Hoàn thiện Luận văn.

Một là, Viết Bản thảo Luận văn: Đây là nội dung chính của giai đoạn viết Luận văn. Trong giai đoạn viết Bản thảo Luận văn, Cao học viên cần lưu ý những vấn đềsau:
 - Học viên phải thực hiện những công việc đểhoàn thành Luận văn trên cơsởĐềcương đã được phê duyệt. Nếu học viên có thay đổi nội dung trong quá trình viết Luận văn so với Đềcương đã được duyệt, học viên phải thảo luận với GVHD và phải được chấp thuận;
 - Học viên nên thực hiện theo Hướng dẫn viết Luận văn trong quá trình viết Luận văn được trình bày trong Mục 4 và Mục 5;
 - GVHD sẽhướng dẫn học viên trong toàn bộquá trình làm Luận văn;
 - GVHD sẽđọc bản thảo Luận văn, sau đó bổsung và sửa chữa kịp thời trong quá trình học viên thực hiện viết Luận văn;
 - Theo tiến độthời gian (qui định), Cao học viên phải báo cáo với GVHD vềquá trình viết đã hoàn thành và những dựđịnh tiếp theo;
Hai là, Bảo vệChuyên đề: Sau khi được GVHD chấp thuận, Cao học viên phải trình bày những nội dung chính/kết quảnghiên cứu đã đạt được theo tiến độthời gian trước Hội đồng bảo vệChuyên đềThạc sỹtheo qui định của Trường. Học viên tiếp thu ý kiến của Hội đồng, thảo luận với GVHD đểtiếp tục hoàn thiện quá trình viết Luận văn;
Ba là, Hoàn thiện Luận văn: Sau khi bảo vệChuyên đề, Cao học viên phải tiếp tục hoàn thiện những nội dung nghiên cứu trong Đềtài. Trong quá trình hoàn thiện Luận văn, Cao học viên phải chú ý những vấn đềsau đây:
 - Học viên hoàn thiện Luận văn theo những góp ý của các thành viên trong Hội đồng;
 - Trường hợp có sửa chữa lớn liên quan tới tên Đềtài theo quyết định của Hội đồng bảo vệChuyên đề, Cao học viên phải xin ý kiến của Viện Sau đại học đểlàm các thủtục sửa đổi theo qui định;
 - Sau khi sửa chữa, Luận văn phải được GVHD kiểm tra lại. Trước khi nộp Luận văn làm các thủtục bảo vệcấp Quốc gia, học viên phải được GVHD chấp thuận bằng văn bản - GVHD sẽgửi Đềnghịcho Cao học viên bảo vệLuận văn cấp Quốc gia, cho Viện Sau đại học;
Thứnăm: Bảo vệLuận văn Vềthủtục và những vấn đềcần lưu ý khi bảo vệLuận văn:
 - Học viên chuẩn bịcác thủtục và thực hiện theo trình tựsau đây đểbảo vệLuận văn theo qui định của Trường:
 (1) - Cao học viên cần chuẩn bịnhững mẫu giấy tờsau: Đềnghịcủa GVHD cho phép Cao học viên bảo vệLuận văn cấp Quốc gia; Danh sách hội đồng chấm Luận văn (Do GVHD đềxuất, Trưởng Khoa Kếtoán xem xét và phê duyệt); Quyết định giao Đềtài của Trường ĐH Kinh tếquốc dân.
(2) - Chuyển 01 cuốn Luận văn hoàn chỉnh theo mẫu trình bày của Trường, bao gồm cảTóm tắt Luận văn (trình bày theo Mẫu của Trường đóng trong Luận văn) và gửi cho Viện Sau đại học duyệt trước khi in và đóng quyển chính thức.
(3) - Sau khi hoàn tất những thủtục trên, Viện Sau đại học sẽxem xét và ra Quyết định bảo vệLuận văn cho Cao học viên. Trên cơsởQuyết định bảo vệ, Hội đồng sẽthống nhất thời gian bảo vệcụthể.
(4) - Chuyển Luận văn cho các thành viên trong Hội đồng. Luận văn được chuyển cho thành viên trong Hội đồng chấm Luận văn theo qui định của Trường.
(5) - Cao học viên thực hiện bảo vệLuận văn trước Hội đồng chấm.
- Một sốđiểm chú ý khi bảo vệLuận văn của Cao học viên:
Điểm bảo vệLuận văn được xác định trên 2 yếu tố: Điểm nội dung của Luận văn (trọng số0.7); Điểm trình bày Luận văn của Cao học viên: nội dung phản biện/trảlời câu hỏi, hình thức trình bày, … (trọng số0.3).
Điểm mới trong Luận văn là cơsởđểHội đồng đánh giá và phân loại (theo qui định hiện hành, Luận văn đạt điểm 9 vềnội dung phải có ít nhất một điểm mới!) •Bài báo có liên quan tới Đềtài nghiên cứu đã công bốtrên tạp chí chuyên ngành là một tiêu chí đểcộng điểm thưởng cho Cao học viên (cộng tối đa 0.5 điểm).

2.3. Hướng dẫn viết Đềcương của Luận văn

2.3.1. Lựa chọn

Đềtài cho Luận văn Cao học viên cần lựa chọn một Đềtài nghiên cứu cho Luận văn. Đểcó được lựa chọn tốt nhất cho Đềtài nghiên cứu, Cao học viên nên xem xét những vấn đềsau đây:
Một là, Chọn một chủđềnghiên cứu thích hợp với chuyên ngành mà mình lựa chọn: ChủđềvềKếtoán, Kiểm toán hoặc Phân tích;
Hai là, Lựa chọn Đềtài có thểkhai thác thông tin sẵn có hoặc bảo đảm có khảnăng thu thập những thông tin, dữliệu phù hợp đểthực hiện vấn đềnghiên cứu;
Ba là, Tập trung trí tuệđểquyết định chọn Đềtài cho Luận văn: Đềtài sau khi được lựa chọn sẽđược Cao học viên tiếp tục viết, hoàn thiện và bảo vệ. Do tính chất quan trọng của việc chọn Đềtài nghiên cứu nên học viên cần thận trọng khi quyết định. Đểcó một Đềtài thích hợp, Cao học viên có thểthực hiện xem xét trảlời những câu hỏi sau đây trước khi quyết định:
 (1) - Những lĩnh vực cụthểnào của Kếtoán – Kiểm toán hoặc Phân tích mà học viên yêu thích nhất?
 (2) - Vấn đềcụthểtại đơn vịmà học viên định nghiên cứu là gì?
 (3) - Vấn đềhiện tại đang phát sinh ởbên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động của đơn vịlà gì?
 (4) - Tại sao vấn đềmà học viên lựa chọn là quan trọng nhất hoặc học viên yêu thích hơn so với những vấn đềkhác?
 (5) - Những môn học nào trong Chương trình học giúp Học viên xây dựng cơsởlý thuyết hoặc cơsởthực hành có liên quan (trực tiếp) vềvấn đềdựđịnh nghiên cứu tại đơn vị?
 (6) - Đềtài có liên quan tới bên trong hay bên ngoài đơn vị?
Bốn là, Quá trình xác định phạm vi Đềtài nghiên cứu: Đây là vấn đềquan trọng vì học viên chỉcó khoản thời gian giới hạn đểhoàn thành Luận văn. Do đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu sẽgiúp cho học viên hoàn thành đúng hạn, đảm bảo chất lượng Luận văn theo yêu cầu chung và theo cam kết trong Đềcương và trong Kếhoạch học tập (nếu có).
Đểxác định giới hạn phạm vi Đềtài thích hợp, Cao học viên có thểthực hiện theo trình tựgợi ý sau đây:
 (1) - Bắt đầu ởnhững chủđềrộng;
 (2) - Nhận diện những vấn đềcụthể;
 (3) - Đưa ra lựa chọn.
Việc giới hạn đềtài nghiên cứu nên tham khảo ý kiến của GVHD đểbảo đảm có thểthực hiện được (Nhiều trường hợp do chưa có kinh nghiệm nên có thểlựa chọn phạm vi quá lớn hoặc quá hẹp sẽảnh hưởng tới việc thực hiện Đềtài sau đó).
Ví dụvềmột Đềtài được lựa chọn khá tốt:
 “Hoạt động kiểm soát nội bộđối với rủi ro tín dụng tại Ngân hàng BID” Lý do lựa chọn: Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn trong ngân hàng nói chung và BID nói riêng. Rủi ro tín dụng ảnh hưởng tới sựtồn tại và phát triển của ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. Mô hình lý thuyết: Hoạt động kiểm soát nội bộdựa vào mô hình kiểm soát theo IFAC hoặc các nguyên tắc kiểm soát theo COSO.
Năm là, Khi lựa chọn Đềtài Cao học viên có thểbắt đầu từmột vấn đềnhỏ: Thông thường, Học viên có quan niệm phải giải quyết những vấn đềlớn hoặc ngay lập tức phải giải quyết nhiều vấn đềcùng một lúc. Tuy nhiên, với yêu cầu của một Luận văn Thạc sỹ, Học viên nên lựa chọn một vấn đềthích hợp cảvềqui mô, nội dung và hướng phát triển cho Đềtài. Do đó, Đềtài được lựa chọn có thểbắt đầu từmột vấn đềnhỏ, sau đó mới mởrộng nghiên cứu ởphạm vi phù hợp.

2.3.2. Viết Đề cương của Luận văn

Khi thực hiện viết Đềcương Luận văn, Cao học viên hãy lưu ý tới những vấn đềsau đây:Thứnhất: Tại sao phải có một Đềcương Luận văn hoàn chỉnh?Viết Đềcương là việc làm cần thiết, có ảnh hưởng quyết định tới nội dung của Luận văn. Mặc dù viết Đềcương là rất cần thiết nhưng nhiều học viên đã không tập trung vào việc hoàn chỉnh Đềcương. Từđó dẫn tới tình trạng viết không đúng hướng, dàn trải, thiếu nội dung, … Thứhai: Đềcương Luận văn có cấu trúc nhưthếnào? Tùy thuộc vào cách viết của mỗi học viên, Đềcương có thểcó bốcục khác nhau. Tuy nhiên, Đềcương Luận văn phải trình bày được những vấn đềsau đây:Một là, Nêu vấn đề: Trong phần này, Cao học viên nên xác định nội dung theo các câu hỏi như:o Tại sao Đềtài lại quan trọng đối với đơn vịkhảo sát?o Tại sao Đềtài không có cách tiếp cận rộng hơn?o Đặt “nền móng” /cơsởcho hoạt động nghiên cứu tiếp theo.Nêu vấn đềđược xem là giai đoạn khởi động. Phần này sẽgiúp người đọc biết được lý do chọn Đềtài này của tác giảvà định hướng giải quyết vấn đềnhưthếnào.Hai là, Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu sẽđược học viên tìm cách trảlời trong Luận văn. Đánh giá Luận văn sẽdựa vào khảnăng và chất lượng trảlời các câu hỏi này. Do đó, việc đặt ra các câu hỏi phải hết sức thận trọng. Đểxác định những câu hỏi nghiên cứu có liên quan, học viên nên xem xét những dạng câu hỏi như:o Câu hỏi nào bạn muốn giải đáp?o Câu hỏi cần xác định cụthểvà chính xác, học viên “đang đi đâu”o Cốgắng đặt ra các câu hỏi có thểđo lường được hoặc có thểlượng hóa được o Các câu hỏi nghiên cứu phải thực sựlà những câu hỏi, không phải là những thông báo hoặc mô tảmột cái gì đó, …o Sốlượng câu hỏi là 2 hoặc 3 là hợp lý đối với một Luận văn.Ví dụvềnhững câu hỏi nghiên cứu đã được thiết kếtốt:o Những chỉtiêu nào được sửdụng đểđo lường hiệu lực hoạt động kiểm soát nội đối với hoạt động tín dụng trong thực hành kiểm soát nội bộ?o Ngân hàng ABC có phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng và những rủi ro ấy là gì?o Làm thếnào có thểtăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm soát nội bộđối với rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ABC.Ba là, Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu thường được cụthểhóa trên cơsởmột mô hình lý thuyết, tiếp cận phân tích và những nguồn dữliệu sửdụng cho Luận văn. Đềphát triển các kỹnăng nghiên cứu thích hợp, học viên nên tựtrảlời các câu hỏi: (1) - Các môn học trong Khóa học đã giúp cho bạn hiểu được những vấn đềgì? Những gì có thểđược sửdụng trong mô hình lý thuyết? (2) - Mô tảvắn tắt mô hình lý thuyết của bạn có thểáp dụng?Sau khi kiểm tra các câu hỏi, Học viên nên tập trung vào lựa chọn mô hình lý thuyết cho Đềtài. Một mô hình lý thuyết thích hợp sẽgiúp ích cho học viên đưa ra các ý tưởng liên quan tới phân tích những vấn đềđã lựa chọn cho Luận văn.Mô hình lý thuyết mà học viên tìm kiếm có thểxuất phát từnhững môn học đã có trong Chương trình học (chủyếu) hoặc có thểtìm kiếm từbên ngoài Chương trình học. Việc rà soát, đánh giá những lý luận đã tích lũy được sẽgiúp ích cho học viên xác định lý thuyết nào có liên quan tới Đềtài đã lựa chọn và liên quan tới các câu hỏi đã đặt ra.Trong nhiều trường hợp, học viên có thểxem xét nhiều lý thuyết có liên quan. Tuy nhiên, học viên cần lựa chọn mô hình lý thuyết nào có liên quan nhất tới Đềtài. Ngoài ra, khi lựa chọn một mô hình lý thuyết, học viên cần hiểu những ưu điểm và những nhược điểm của lý thuyết và đây là cơsởcho việc đánh giá một mô hình được ủng hộhoặc phủnhận nó.Mặc dù yêu cầu đối với Luận văn MBA không đặt ra yêu cầu phải đánh giá một cách đầy đủvềmô hình lý thuyết (không giống với MA hoặc MSc) nhưng học viên nên minh họa được những nội dung cơbản sau trong Luận văn:................ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...