NHỮNG CỐ GẮNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO – THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH TRƯỚC NĂM 1858
NHỮNG CỐ GẮNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ NGOẠI GIAO – THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH TRƯỚC NĂM 1858
1. MỞ ĐẦU
Thế
kỉ XVII, cuộc cách mạng thương mại ở châu Á bùng nổ với sự tham dự tích
cực của các công ty thương mại của các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà
Lan. Việt Nam là một trong những địa điểm được nhiều công ty thương mại
Tây Âu chú ý, bởi vì quốc gia này nằm trên khu vực biển Đông nơi có
tuyến hải thương truyền thống nối các nước Đông Nam Á với Trung Hoa.
Ngay từ khi mới đặt chân đến Đông Nam Á, công ty Đông Ấn của Anh (EIC)
đã rất tích cực tiếp cận Việt Nam nhằm tìm kiếm hậu thuẫn của nước sở
tại để xác lập ảnh hưởng, phục vụ cho các hoạt động thương mại, chính
trị của người Anh. Trước khi Pháp nổ súng chính thức xâm lược Việt Nam,
người Anh đã có nhiều cố gắng để thiết lập mối quan hệ với Việt Nam
nhưng sau 1858, Pháp chiếm được Việt Nam bằng cuộc tấn công xâm lược đã
làm cho Anh phải chấm dứt tất cả mọi nỗ lực kéo dài trong nhiều năm.
Nhìn nhận lại quá trình xâm nhập của Anh vào Việt Nam trước năm 1858,
cho thấy không chỉ có Pháp mà Anh cũng rất muốn chiếm Việt Nam, nhưng
Anh đã không thành công do phương thức xâm nhập mà EIC thực hiện không
phù hợp đối với trường hợp Việt Nam lúc đó.
2. NỘI DUNG
2.1. Những lần đầu tiếp cận thị trường Việt Nam của thương nhân Anh
Khi
đề cập đến lịch sử ngoại thương và những hoạt động của người Anh ở nước
ngoài trong các thế kỉ XVII, XVIII, XIX, không thể không nói về công ty
Đông Ấn Anh (English East India Copany, EIC). Đây là một tổ
chức thương mại có vai trò rất to lớn trong quá trình xác lập ảnh hưởng
và xây dựng thuộc địa của đế chế Anh ở phương Đông. Năm 1600, công ty
Đông Ấn Anh được thành lập. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của EIC là một
phát minh mới nhất về hình thức tổ chức kinh doanh (1). EIC
được thành lập trên cơ sở vốn góp của nhiều thương nhân và những người
có tài sản ở London. EIC được thành lập xuất phát từ nhu cầu buôn bán
với các nước phương Đông của thương nhân London. Do đó, chỉ ít tháng sau
khi được thành lập, tháng 3 năm 1601 EIC đã thực hiện chuyến viễn du
đầu tiên đến châu Á. Trong thời gian đầu, EIC cố gắng tiếp cận thị
trường phương Đông bằng cách đi theo thương nhân Hà Lan tham dự vào các
hoạt động tìm kiếm hương liệu ở Đông Nam Á. Cùng với các hoạt động tìm
kiếm hương liệu, EIC cũng đã xây dựng được một số cơ sở thương mại của
họ ở Đông Nam Á, Ấn Độ và Nhật Bản. Năm 1613, Richard Cocks – người đứng
đầu thương điếm của EIC tại Hirado - Nhật Bản đã cử hai cộng sự của ông
là Tempest Peacock và Walter Cawarden đến cảng Hội An (Fai - Fo) trên
một chiếc thương thuyền Nhật Bản (thuyền mành). Đó là những
người Anh đầu tiên đến Việt Nam. Trong chuyến đi này, họ đã bán một số
ít hàng hóa mang từ thương điếm Hirado cho nhà vua và quan lại cao cấp
của Việt Nam (2).
Những
hoạt động đầu tiên của người Anh khi đến Việt Nam năm 1613 được Richard
Cocks ghi lại là một chuyến đi đầy khó khăn, gặp nhiều trắc trở và
không có kết quả. Năm 1617, Richard Cocks tiếp tục cử hai thương nhân có
nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thương mại ở khu vực Đông Dương (Indochinese)
là Emond Sayer và Will Adam đến Hội An. Trước hết nhiệm vụ của Sayer và
Adam là điều tra về sự thất bại của Peacock và Cawarden ở Hội An và
tiếp xúc được với chính quyền. Tuy nhiên, chuyến đi thứ hai này của đại
diện thương điếm EIC tại Hirado đến Hội An cũng không thành công. Họ đã
không tiếp cận được với chính quyền của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.
Tháng 3 năm 1618, Sayer và Adam đã trở về Nhật Bản mà không thiết lập
được bất cứ mối quan hệ nào với Việt Nam. Năm 1621, trước khi EIC quyết
định chấm dứt hoạt động của thương điếm Hirado, Richard Cocks vẫn tiếp
tục cố gắng tiếp xúc với Hội An thông qua việc phái các tàu của EIC tham
dự các hoạt động thương mại ở khu vực bờ biển Trung Hoa, nơi mà người
Anh sẽ có điều kiện gần gũi hơn để tiếp xúc với các hoạt động thương mại
ở Việt Nam.
2.2. Hoạt động thương mại của người Anh ở Đàng Ngoài
Những
cố gắng của người Anh trong việc thiết lập mối quan hệ với Việt Nam
cuối cùng cũng có kết quả, năm 1672 EIC đã xây dựng được thương điếm ở
Đàng Ngoài. Nhưng ngay từ khi đặt chân đến Đàng Ngoài, người Anh đã gặp
phải những khó khăn, phiền toái trong các hoạt động kinh doanh. Họ bị
quan đại diện buôn bán của địa phương hành hạ, nhũng nhiễu và bị ép đưa
tàu lên Phố Hiến (3). Người Anh muốn sử dụng Đàng Ngoài để
bán hàng hóa mang từ Anh sang và mua tơ lụa ở thị trường này xuất khẩu
sang Nhật Bản, đồng thời dùng Đàng Ngoài làm bàn đạp để xâm nhập thị
trường Trung Hoa. Tuy nhiên, tham vọng của thương nhân Anh luôn gặp
những trắc trở. Họ bị phân biệt đối xử. Chúa Trịnh Tạc chỉ cho phép
người Hoa và người Hà Lan được mở thương điếm ở Kẻ Chợ (4).
Nỗ lực xâm nhập vào thị trường Trung Hoa thất bại do chính quyền Đàng
Ngoài cấm các hoạt động buôn bán ở biên giới phía Bắc trong thời kì nội
chiến Trịnh - Mạc. Một yếu tố bất lợi khác nữa đối với hoạt động thương
mại của người Anh ở Đàng Ngoài là vấp phải sự cạnh tranh, sự thù địch
của thương nhân Hà Lan – đối thủ đã đến trước họ hơn 3 thập kỉ (1637).
Nhìn chung, những bước đi đầu tiên của người Anh nhằm thiết lập mối quan
hệ thương mại với thị trường Việt Nam thông qua hoạt động của thương
điếm ở Đàng Ngoài luôn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động buôn bán ở thị
trường này không tránh được tình trạng thua lỗ. Do đó năm 1697, EIC
quyết định chấm dứt hoạt động của thương điếm ở Kẻ Chợ.
Trước
tình hình buôn bán ở Đàng Ngoài gặp khó khăn và phải ngừng hoạt động,
Đông Ấn Anh đã chuyển hướng hoạt động vào phía nam của Việt Nam. Năm
1695, đã cử đại diện đến Huế nhằm thiết lập quan hệ thương mại - Ngoại
giao chính thức với chính quyền Đàng Trong. Ngày 18/8/1695 tàu của EIC
đã đến cửa biển Đà Nẵng, sau đó ngày 27/12 phái viên của EIC là Boweyear
đã trình chúa Nguyễn Phúc Chu về những đề nghị của người Anh muốn xây
dựng một thương điếm ở Đà Nẵng và cam kết của chính quyền Đàng Trong cho
phép EIC được đến buôn bán. Tháng 3 năm 1696, đề nghị của Boweyear đã
được chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận về mặt nguyên tắc cho phép EIC xây
dựng một thương điếm ở Đàng Trong (5). Tuy nhiên, sau đó, do gặp thất bại trong việc thiết lập quan hệ buôn bán với Nhật Bản (6) nên
lãnh đạo EIC ở Madras đã quyết định chấm dứt hoạt động của thương điếm ở
Đàng Ngoài và cũng không đoái hoài gì đến kết quả đi sứ đến Đàng Trong
của Boweyear nữa. Năm 1699, EIC tiếp tục tham vọng ở Trung Hoa và sau
khi thiết lập được một thương điếm ở bờ biển nước này, người Anh cũng
xây dựng một cơ sở khác ở Côn Đảo Việt Nam (Pulo Condore) năm
1702. Mặc dù theo nhận xét của đại diện EIC thì Côn Đảo có nhiều thuận
lợi nhưng thực tế người Anh đã thiếu khả năng để phát triển hiệu quả hòn
đảo này nên năm 1705 họ buộc phải rút đi.
2.3. Những cố gắng xây dựng cơ sở thương mại ở Đàng Trong của thương nhân Anh
Giữa
thế kỉ XVIII, sau khi đã chiếm phần lớn lãnh thổ Ấn Độ, Đông Ấn Anh bắt
đầu trở lại buôn bán ở khu vực Đông Á. Trong các năm 1764 và 1777 hai
tàu buôn của là Peacock và Rumbold đã đến buôn bán ở Hội An và Đà Nẵng (7).
Năm 1778, EIC lại cử đại diện là Chapman đến Huế. Thời điểm này, phong
trào Tây Sơn đang phát triển mạnh, lực lượng của Chúa Nguyễn thất bại
nặng nề phải chạy vào phía Nam. Chapman đến Đàng Trong tháng 11/1778 và
trở về Calcutta tháng 3/1779. Trong báo cáo về chuyến đi ông viết: Không
có quốc gia nào ở phương Đông giàu có và đa dạng sản phẩm có lợi cho
buôn bán như ở đây. Có nhiều loại sản phẩm có giá trị như: Gia vị, quế,
lụa, bông, ngà voi…vàng được tìm thấy ở những ngọn núi gần biển... (8). Chapman
cho rằng, việc người Anh ở Ấn Độ muốn thiết lập cơ sở ở Đàng Trong là
không quá khó trong lúc tình hình chiến sự ở đây đang xảy ra. Ông ta nói
rằng chỉ cần 50 sĩ quan châu Âu cùng với 200 lính Ấn Độ và một ít pháo
binh là có thể chiếm được một cơ sở ở đây (9). Đề xuất của
Chapman về Việt Nam không được chính quyền Anh ở Ấn Độ thực hiện, vì
trong thời gian này Anh và Pháp đã kí thỏa thuận hòa bình ở phía đông
sau khi giữa hai nước này đã xảy ra những cuộc đụng độ quân sự ngắn ở
các thuộc địa châu Phi và châu Mĩ (10). Trong cuốn Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước, tác
giả cho rằng mặc dù nhận thấy Việt Nam là một đất nước giàu có về sản
vật, thuận lợi để buôn bán như trong báo cáo của Chapman nhưng Anh cũng
không tha thiết lắm vì đã có thị trường Ấn Độ rộng lớn (11).
Nhận định như vậy là chưa thuyết phục vì tham vọng của EIC là xâm nhập
vào thị trường Trung Hoa rộng lớn nên người Anh muốn tìm một địa điểm
thích hợp làm trung gian trên tuyến đường thương mại từ Ấn Độ đến Trung
Hoa mà Việt Nam là một điểm như vậy. Nhưng lúc đó EIC không có hành động
gì đối với Việt Nam sau chuyến đi khảo sát của Chapman là do vấp phải
âm mưu của Pháp muốn thôn tính Việt Nam và giữa Anh và Pháp đã có thỏa
thuận về khu vực Đông Dương.
Sau
một thời gian tạm thời không có quan hệ với Việt Nam, năm 1793, trên
đường đến Trung Hoa, đại diện của Anh là Lord Macartney đã ghé vào Đã
Nẵng. Trong thời gian này, ở nước Pháp đang diễn ra cuộc cách mạng tư
sản, ngày 21/1/1793 vua Louis XVI đã bị chính quyền cách mạng chém đầu.
Trước tình hình đó, ngày 1/3/1793, nước Anh đã gia nhập liên minh chống
Pháp gồm Đức, Áo, Tây Ban Nha, phá vỡ quan hệ hòa bình giữa hai nước. Ở
các thuộc địa, Anh giám sát chặt chẽ các hoạt động của Pháp, đặc biệt là
ở Đông Dương. Người Anh lo sợ rằng nếu Pháp thành công ở Đông Dương thì
sau này các hoạt động của Anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy năm
1793 trên đường đến Trung Hoa, đại diện của Anh đã trở lại Việt Nam.
Trong thời điểm này, ở Việt Nam đang xảy ra cuộc chiến tranh giữa nhà
Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Sau khi Nguyễn Huệ đột ngột qua đời năm
1792 tình hình chiến sự đã thay đổi, ưu thế nghiêng về Nguyễn Ánh –
người đã có thỏa thuận cậy nhờ Pháp nhằm khôi phục chính quyền họ Nguyễn
ở Đàng Trong vốn đã bị quân Tây Sơn xóa bỏ năm 1777. Cục diện chiến sự
đã nghiêng về thế lực Nguyễn Ánh đồng nghĩa với việc thiết lập ảnh hưởng
của người Pháp ở Việt Nam càng lộ rõ cơ hội hơn. Hiệp ước Versailles
1787 được kí kết giữa triều đình Pháp với đại diện của Nguyễn Ánh là
Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) được coi là cơ sở pháp lí chính
thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam trước Anh và các đối thủ
châu Âu khác đang muốn nhòm ngó khu vực Đông Dương.
Mặc
dù hiệp ước 1787 không được thực hiện do cách mạng tư sản Pháp nổ ra 2
năm sau đó, nhưng nó vẫn có ý nghĩa đối với Pháp, là cái cớ để Pháp can
thiệp sâu vào tình hình chính trị Việt Nam, một mặt để thực hiện âm mưu
xâm lược Việt Nam, mặt khác muốn ngăn chặn tham vọng chiếm Đông Dương
của các nước khác, đặc biệt là Anh. Trong tình hình phe Nguyễn Ánh đang
chiếm ưu thế, ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam càng trở nên rõ ràng hơn. Do
đó, khi đến Việt Nam trong thời điểm này, đại diện của Anh sẽ gặp những
khó khăn nhất định. Trên thực tế, ngay khi đến Đà Nẵng, Macartney đã
thất bại trong ý đồ đàm phán với chính quyền địa phương về việc thiết
lập mối quan hệ ngoại giao thương mại giữa 2 nước. Theo nhận định của
George Staunton, thư kí của Macartney: Nếu người Anh tỏ rõ thái độ giúp chính quyền Tây Sơn chống lại liên minh Nguyễn Ánh .....http://ambn.vn/recruit/3739/nghien-cuu-thiet-lap-moi-quan-he-ngoai-giao-viet-nam-va-cong-ty-dong-an-cuoi-the-ky-19.html
Nhận xét
Đăng nhận xét