NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NHÂN TẠO GIỐNG CÁ DẦY VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI LUÂN CANH CÁ DẦY THƯƠNG PHẨM TRONG CÁC AO NUÔI TÔM SÚ Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NHÂN TẠO GIỐNG CÁ DẦY VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI LUÂN CANH CÁ DẦY THƯƠNG PHẨM TRONG CÁC AO NUÔI TÔM SÚ Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ThS. Nguyễn Phi Nam – Khoa Thủy Sản – Đại học Nông Lâm HuếTÓM TẮT
Cá Dầy là loài cá kinh tế có chất lượng thịt cao và được người dân ưa thích. Cá Dầy trên thị trường hiện nay chủ yếu được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên và một phần được nuôi trong các ao hồ nhỏ từ nguồn giống tự nhiên trong khu vực đầm phá Tam Giang. Tuy nhiên việc khai thác cá giống tự nhiên làm cho nghề nuôi không chủ động và thiếu tính bền vững, cũng như là giảm nguồn lợi cá trong khu vực. Do đó cần thiết phải có những nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cho đối tượng này.
Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Độ mặn của nước có ảnh hưởng lớn đến khả năng thành thục và chín muồi sinh dục. Cá bố mẹ có thể sồng tốt trong điều kiện nước ngọt, nhưng chúng không thể thành thục ở môi ttrường này. LRH - A là loại kích dục tố thích hợp để kích thích cá đẻ trứng. Tỷ lệ đực/cái = 2/1 đã cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng là cao nhất. Trong 2 năm (2006 và 2007) nhóm nghiên cứu đã sản xuất thành công gần 600.000 cá dầy giống cỡ 3 - 5cm để cung cấp cho người dân trong vùng. Việc đưa cá dầy vào nuôi luân canh trong ao nuôi tôm sú đã cho kết quả tốt, điều đó làm tăng nguồn thu cho người sản xuất trrong khu vực.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai,1994) là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao, được người dân địa phương ưa chuộng. Cá Dầy thường được đánh bắt và một phần được nuôi trong các ao quanh đầm phá Thừa Thiên Huế bởi con giống thu gom từ tự nhiên. Vừa qua do tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn nên một số hộ dân trong khu vực đã nuôi cá Dầy luân canh trong ao nuôi tôm sú đã cho kết quả tốt về hiệu quả kinh tế và cải thiện chất lượng môi trường nước.
Tuy nhiên, do nguồn cá giống phụ thuộc tự nhiên, không chủ động cho người nuôi nên sự phát triển đối tượng này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lợi cá Dầy hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng do việc khai thác quá mức. Để phát triển nguồn lợi và nuôi cá Dầy trong các ao hồ được đẩy mạnh thì việc nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá Dầy là hết sức cấp thiết. Vì những lý do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai,1994) và thử nghiệm nuôi luân canh cá dầy trong các ao nuôi tôm sú ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. ĐỊA ĐIỂM – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian
- Nghiên cứu được tiến hành tại:
(i) Trung tâm thí nghiệm Thủy An (Đại học Nông Lâm Huế);
Nhận xét
Đăng nhận xét