Chuyển đến nội dung chính

luận án tiến sĩ: đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con gái

luận án tiến sĩ: đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con gái



MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.4. Những đóng góp mới của luận án
CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặt vấn đề
2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởng
2.2.1. Giống và cá thể
2.2.2. Tuổi bò đực
2.2.3. Thời tiết khí hậu
2.2.4. Chế độ dinh dưỡng
2.2.5. Tần suất khai thác tinh
2.2.6. Chăm sóc nuôi dưỡng
2.2.7. Tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch
2.2.8. Tình hình nghiên cứu về số lượng và chất lượng tinh dịch trong và ngoài nước
2.2.8.1. Lượng xuất tinh (V)
2.2.8.2. Hoạt lực của tinh trùng (A)
2.2.8.3. Nồng độ tinh trùng (C)
2.2.8.4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)
2.2.8.5. Tỷ lệ tinh trùng sống
2.2.8.6. Tổng số tinh trùng sống hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC)
2.2.8.7. pH tinh dịch
2.2.9. Tinh đông lạnh và một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh đông lạnh
2.2.9.1. Tinh đông lạnh
2.2.9.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh đông lạnh
2.2.10. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai khi sử dụng tinh đông lạnh
2.2.10.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ t0hai
2.2.10.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về tỷ lệ thụ thai
2.3. Khả năng sản xuất sữa
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng sữa
2.3.1.1. Giống Trong chăn nuôi bò sữa, giống quyết định 60% sự thành bại.
24 2.3.1.2. Dinh dưỡng
2.3.1.3. Tuổi SLS của bò thay đổi theo độ tuổi của nó. Theo Nguyễn Văn Thưởng
2.3.1.4. Thời gian tiết sữa Bò có chu kỳ tiết sữa dài, khoảng 300 ngày.
2.3.1.5. Kỹ thuật vắt sữa
2.3.1.6. Điều kiện môi trường
2.3.1.7. Trạng thái sức khoẻ
2.3.1.8. Chọn đôi giao phối
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng sản xuất sữa
2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
2.4. Giá trị giống về tiềm năng sữa của bò đực giống HF thông qua sản lượng sữa của đàn con gái để chọn lọc đực giống
2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chọn lọc bò đực giống HF
2.5.1. Trong nước
2.5.2. Ngoài nước
2.5.2.1. Kiểm tra, đánh giá bò đực giống hướng sữa ở Nhật Bản
2.5.2.2. Kiểm tra đánh giá bò đực giống hướng sữa tại Canada Brian
2.6. Các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA THÔNG QUA SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH VÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỦA CHÚNG
3.1. Đặt vấn đề
3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi trong nghiên cứu này bao gồm
3.2.4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4.1. Phương pháp sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch
3.2.4.2. Phương pháp sử dụng cho sản xuất tinh đông lạnh
3.2.4.3. Phương pháp sử dụng để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh
b. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ/con/năm
3.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ thụ thai
3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
3.3.1. Số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF
3.3.1.1. Lượng xuất tinh
3.3.1.2. Hoạt lực tinh trùng
3.3.1.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch
3.3.1.4. pH tinh dịch
3.3.1.5. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
3.3.1.6. Tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch
3.4.1.7. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác tinh
3.3.2. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng của tất cả các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn sản xuất/ năm (VAC hữu ích)
3.3.3. Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF
3.3.3.1. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông
3.3.3.2. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn trong năm
3.3.4. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu bằng tinh đông lạnh của từng bò đực giống HF
3.3.5. Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu theo lứa đẻ của bò cái HF
3.4. Kết luận và đề nghị
3.4.1. Kết luận
3.4.2. Đề nghị
CHƯƠNG IV ĐÁNH GIÁ BÒ ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NUÔI TẠI MONCADA THÔNG QUA KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA LỨA MỘT CỦA ĐÀN BÒ CON GÁI
4.1. Đặt vấn đề
4.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
4.2.2. Bố trí thí nghiệm
4.2.3. Chỉ tiêu theo dõi
4.2.4. Phương pháp nghiên cứu
4.2.5. Xử lý số liệu
4.3. Kết quả và thảo luận
4.3.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái của từng bò đực giống HF
4.3.1.1. Sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái các đực giống
4.3.1.2. Sản lượng sữa tiêu chuẩn chu kỳ đầu của đàn bò còn gái của từng đực giống HF
4.3.2. Chất lượng sữa
4.3.2.1. Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF
4.3.2.2. Tỷ lệ protein sữa ở lứa sữa đầu đàn con gái của từng đực giống
4.3.3. Hệ số tương quan giữa sản lượng sữa, tỷ lệ protein sữa và tỷ lệ mỡ sữa
4.3.4. Sản lượng sữa và chất lượng sữa bò HF ở hai khu vực chăn nuôi
4.3.5. Phân loại bò đực giống HF theo sản lượng sữa tiêu chuẩn và giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa chu kỳ đầu của đàn bò con gái
4.3.5.1. Phân loại theo sản lượng sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa của đàn con gái
4.3.5.2. Phân loại bò đực giống HF theo giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa con gái
4.4. Kết luận và đề nghị
4.4.1. Kết luận
4.4.2. Đề nghị
CHƯƠNG V THẢO LUẬN CHUNG
5.1. Chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh
5.2. Sản lượng, chất lượng sữa chu kỳ đầu của đàn con gái và gái trị giống về tiềm năng cho sữa của các bò đực HF
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6.1. Kết luận
6.2. Đề nghị
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
Tài liệu tiếng nước ngoài
PHỤ LỤC


CHƯƠNG I MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Để nâng cao năng suất, chất lượng giống bò sữa, cũng như muốn phát triển ngành chăn nuôi bò sữa nhanh và vững chắc, công tác chọn lọc giống, đặc biệt là chọn lọc bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh sử dụng cho thụ tinh nhân tạo (TTNT) đóng vai trò rất quan trọng. Công tác chọn bò đực giống không những nêu ra đường hướng, chương trình chọn giống phù hợp với thời tiết khí hậu, điều kiện tập quán chăn nuôi của từng nước, từng vùng, mà nó còn phản ánh trình độ phát triển chăn nuôi bò của một quốc gia. Các nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển như Hoa Kỳ, Cana¬da, Nhật Bản,... rất quan tâm đến công tác chọn bò đực giống.
Hàng năm, có tới hàng trăm bò đực giống sữa được đưa vào kiểm tra đánh giá theo những phương pháp chọn lọc hiện đại nhằm chọn được những bò đực giống có chất lượng tốt nhất để sản xuất tinh đông lạnh cho phối giống, tạo ra những đàn bò cái có năng suất ngày một cao hơn. Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và không có giống bò sữa bản địa nên ngành chăn nuôi bò sữa phát triển chậm.
Để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, Việt Nam đã nhập giống bò Hol-stein Friesian (HF) từ năm 1920-1923 về để khai thác sữa, nhưng với số lượng rất ít. Trong thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX, Việt Nam đã nhập bò cái giống sữa Lang Trắng Đen Bắc Kinh (Trung Quốc), bò cái và bò đực giống HF từ Cu Ba về nuôi tại Mộc Châu, Ba Vì Hà Nội và một số nơi khác. Sau năm 1975, một số bò sữa HF nhập nội đó được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng, Lâm Đồng (Lương Văn Lãng, 1983).
Những năm gần đây, nước ta tiếp tục nhập thêm bò đực và bò cái giống HF từ Hoa Kỳ, Aus¬tralia và New Zealand. Ngoài nhập bò giống, nước ta còn nhập tinh, phôi đông lạnh của giống bò HF từ nhiều nước trên thế giới như Hoa kỳ, Nhật Bản, Cana¬da... để nhân nhanh số lượng, cũng như cải tiến chất lượng đàn bò sữa Việt Nam.
Định hướng công tác giống bò sữa Việt Nam là nhân thuần giống bò sữa HF nhập khẩu và lai tạo bò lai hướng sữa (HF lai). Bò lai hướng sữa nước ta phổ biến là sử dụng bò đực HF lai với bò cái Lai Ze¬bu. Bò lai hướng sữa hiện nay có tỷ lệ nguồn gen HF khác nhau như 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF.... Nhìn chung, sức sản xuất sữa của đàn bò cái HF và các nhóm bò HF lai này vẫn còn chưa cao. Nguyên nhân là năng suất sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi, thời tiết khí hậu, quản lý, khai thác, các yếu tố này chưa được kiểm soát tốt.
Một trong những yếu tố đó là chất lượng bò đực giống HF chưa được đánh giá một cách chính xác nên chưa phân loại, xếp cấp được từng cá thể theo từng chỉ tiêu quan trọng để xây dựng chương trình phối giống thích hợp đã làm ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của đàn bò sữa nước ta. Sản xuất tinh bò đông lạnh ở Việt Nam đã có từ những năm 1970 (Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đạt, 1997). Nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đánh giá tuyển chọn bò đực giống HF đã thực hiện, song những công trình đó còn nhiều hạn chế như: Chỉ thông qua đời trước, chỉ thông qua sinh trưởng phát triển về thể vóc của bò đực, chỉ thông qua khả năng sản xuất tinh... một cách đơn lẻ. Những cách chọn lọc bò đực giống đó chưa thật sự chính xác dẫn đến chưa lựa chọn được nguồn tinh đông lạnh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai, năng suất, chất lượng sữa của đàn bò. Mon¬ca¬da là cơ sở chăn nuôi bò đực giống và sản xuất tinh đông lạnh đã hoạt động từ những năm 1970, liên tục được cải thiện và đến nay đạt kết quả rất tốt, nhưng công tác tuyển chọn bò đực giống sữa cũng chỉ mới dừng lại ở chọn đời trước, chọn bản thân và chọn qua số lượng tinh sản xuất được. Chính vì vậy, bò đực giống HF cần phải được kiểm tra, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện từ chọn lọc thông qua đời trước, qua đặc điểm của chị em gái, qua khả năng sinh trưởng, phát triển của bản thân và qua đời sau.
Để thực hiện được quy trình chọn bò đực giống như vậy phải mất một thời gi¬an rất dài đồng thời chi phí rất lớn, nên trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá qua chất lượng tinh và khả năng sản xuất sữa của đàn con gái, những bò đực giống HF đã được chọn thông qua đời trước và qua bản thân.
Vì đó là những tiêu chí rất quan trọng, rất cần thiết và cấp bách trong công tác chọn lọc, phân loại bò đực giống chuyên sữa. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá bò đực giống Hol¬stein Friesian nuôi tại Mon¬ca¬da thông qua số, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con gái”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo số lượng, chất lượng tinh dịch, khả năng sản xuất tinh đông lạnh và tỷ lệ thụ thai.
- Xếp loại được từng bò đực giống HF theo giá trị giống (GTG) về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa (SLS) của con gái.
 - Chọn được những bò đực giống HF có GTG cao về tiềm năng cho sữa nhằm góp phần phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tư liệu khoa học về phương pháp đánh giá chọn lọc bò đực giống sữa HF đạt kết quả chính xác, thông qua giá trị kiểu hình về số lượng, chất lượng tinh và giá trị giống về tiềm năng sữa dựa trên sản lượng sữa của đời sau. Kết quả của đề tài là căn cứ khoa học cho các nhà làm giống bò sữa, các cơ sở chăn nuôi bò sữa xây dựng kế hoạch nhân giống bằng TTNT.
 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả của đề tài trình bày trong luận án là tư liệu khoa học thực tiễn cho các cơ quan quản lý, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, giáo viên, sinh viên ngành Chăn nuôi tham khảo. Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người chăn nuôi bò sữa lựa chọn chính xác tinh đông lạnh của những bò đực giống có đặc tính thích hợp nhất đối với từng chỉ tiêu như tỷ lệ thụ thai, sản lượng sữa, chất lượng sữa đàn bò con gái và GTG về tiềm năng cho sữa của từng đực giống để cải thiện, nâng cao chất lượng đàn bò sữa con cháu. Đồng thời, kết quả của đề tài nghiên cứu là tư liệu thực tiễn cho các nhà quản lý khoa học trong việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chọn lọc bò đực giống chuyên sữa.
1.4. Những đóng góp mới của luận án
Xác định và phân loại được từng cá thể bò đực giống HF theo giá trị giống về tiềm năng sản xuất sữa thông qua sản lượng sữa con gái, làm căn cứ cho việc chọn lọc bò đực giống chuyên sữa đạt độ chính xác cao, từ đó góp phần phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Xác định được hướng nghiên cứu mới cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống, sản xuất tinh đông lạnh, trong việc nâng cao tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) đạt tiêu chuẩn sản xuất và nâng cao số lượng tinh đông lạnh cọng rạ.

CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI2.1. Đặt vấn đềĐể đánh giá và tuyển chọn được những bò đực giống HF có chất lượng về sinh sản tốt, có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao để truyền lại cho các thế hệ sau, việc hiểu biết về chất lượng tinh dịch, giá trị giống, các yếu tố ảnh hưởng và các phương pháp nghiên cứu đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, nó giúp cho công tác tuyển chọn bò đực giống đạt độ chính xác cao.2.2. Chất lượng tinh ở bò và các yếu tố ảnh hưởngĐể đánh giá chất lượng tinh dịch ở bò trong sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ cho TTNT, cần phải được đánh giá ngay sau mỗi lần khai thác tinh và thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản như: Lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng sống, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong một lần khai thác tinh...vv. Chất lượng tinh ở bò thường chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như: giống và cá thể; tuổi; thời tiết, khí hậu; chế độ dinh dưỡng; tần suất khai thác tinh; chăm sóc nuôi dưỡng; tay nghề của kỹ thuật viên khai thác tinh dịch…vv.2.2.1. Giống và cá thểTuỳ từng giống, tầm vóc to hay nhỏ, cường độ trao đổi chất mạnh hay yếu, khả năng thích nghi với thời tiết khí hậu tốt hay không mà số lượng và chất lượng tinh dịch khác nhau. Ví dụ, bò đực giống ôn đới (800-1000kg) mỗi lần lấy tinh có thể cho 8-9ml hay thậm chí 10-15ml, còn bò vàng Việt Nam chỉ cho được 3-5ml (Hà Văn Chiêu, 1996). Bò ôn đới nhập vào nước ta do thích nghi với khí hậu mùa hè kém nên lượng tinh dịch giảm và tính hăng cũng kém (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).2.2.2. Tuổi bò đựcLượng xuất tinh và số lượng tinh trùng của bò đực trưởng thành thường nhiều và ổn định hơn so với bò đực trẻ. Bò đực sản xuất tinh dịch tốt và ổn định nhất ở độ tuổi từ 3 đến 6 năm tuổi, ở những bò đực già hơn tinh dịch thể hiện những đặc trưng như giảm tỷ lệ tinh trùng sống, tăng tỷ lệ tinh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể