Phần Một
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Chương I
KIẾN THỨC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
A. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC
VIỆT TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
– Nền văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hình thành
kiểu nhà văn mơí: Nhà văn– Chiến sĩ.
– Văn học Việt Nam
giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến
tranh ác liệt kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng
cuộc sống mới, giao lưu văn hoá bị hạn chế.
– Do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền văn học có đặc điểm riêng.
2. Các
chặng đường phát triển và thành tựu chủ yếu
2.1. Chặng đường 1945 - 1954
– Nội dung: Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu
goị tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến. Văn học gắn bó sâu sắc với
cuộc kháng chiến.
– Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống
thực dân Pháp: Một lần đến thủ đô (Trần
Đăng), Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân) …Từ năm 1950 truyện và kí
xuất hiện khá dày dặn, đạt giải thưởng: Vùng
mỏ (Võ Huy Tâm), Truyện Tây Bắc (Tô
Hoài) …
– Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ
Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữ) …
– Kịch phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
– Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển
nhưng cũng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa.
2.2. Chặng
đường 1955 – 1964
– Nội dung: Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, tình cảm sâu nặng với miền Nam; đấu tranh thống nhất nước nhà; tinh
thần lạc quan, tin tưởng.
– Văn xuôi mở rộng đề tài. Đề tài kháng chiến: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), …
Hiện thực trước cách mạng tháng Tám được khám phá với cái nhìn mới: Vợ nhặt (Kim Lân). Nhiều tác phẩm viết
về sự đổi đời, về khát vọng hạnh phúc của con người: Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông
Đà (Nguyễn Tuân).
– Thơ phát triển mạnh mẽ: Gió lộng (Tố Hữu), Ánh sáng
và phù sa (Chế Lan Viên), Đất nở hoa
và Bài thơ cuộc đời (Huy Cân).
– Kịch chưa thực sự phát triển.
2.3. Chặng
đường 1965 – 1975
– Nội dung: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh
hùng cách mạng.
– Văn xuôi phát triển mạnh: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng
xà nu (Nguyễn Trung Thành), Dấu chân
người lính (Nguyễn Minh Châu).
– Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa
ngày thường, Chim báo bão (Chế Lan Viên), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
– Kịch và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học có nhiều
thành tựu đáng ghi nhận.
2.4. Văn học
vùng địch tạm chiếm: Chia thành nhiều xu hướng
– Xu hướng văn học tiêu cực.
– Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
– Xu hướng văn học viết về hiện thực xã hôị và đời sống
văn hóa.
3. Những đặc
điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
3.1. Nền văn học chủ yếu vận
động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
– Văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quá
trình vận động phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch
sử của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học
giai đoạn này như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của
đất nước và cách mạng.
– Hai đề tài bao quát là Tổ quốc và chủ nghiã xã hôị.
3.2. Nền văn
học hướng về đại chúng
– Quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh, đối tượng
phục vụ của văn học. Họ được quan tâm, trở thành những hình tượng đẹp.
– Vì vậy nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc.
3.3. Nền văn
học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Khuynh hướng
sử th i: Phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến
vận mệnh dân tộc, Tổ quốc và thời đại. Con người đại diện cho giai cấp, cho dân
tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng. Cái đẹp của mỗi
cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
Cảm hứng
lãng mạ n: Thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của
cuộc sống mới và vẻ đẹp của con ngươì mơí, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
4. Những
thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
4.1. Thành tựu: Thực
hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con ngươì Việt Nam trong
chiến đấu và lao động; phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc (yêu
nước, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng); phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể
loại, về khuynh hướng thẫm mỹ, về đội ngũ sáng tác, có những tác phẩm mang tầm
vóc thời đại.
4.2. Hạn chế: Giản đơn, phiến diện, công thức….
II. VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ SAU 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và
văn hóa
Đất nước được hoà bình. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau
năm 1986 đã thúc đẩy nền văn học đổi
mới phù hợp với nguyện vọng nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển
khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số
thành tựu ban đầu
– Những chuyển biến
ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển về với cái tôi muôn thuở.
– Thành tựu cơ bản là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của
đời sống. Văn học vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân
văn sâu sắc.
– Thơ có sự đổi mới đáng chú ý: Tự
hát (Xuân Quỳnh), Người đàn bà ngồi
đan (Ý Nhi), Ánh trăng (Nguyễn
Duy). Trường ca là thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này: Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Những người đi tới biển (Thanh Thảo) …
– Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)....
– Kịch phát triển mạnh mẽ. Lý luận, nghiên cứu, phê bình
văn học cũng có sự đổi mới.
B. CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU
I. TỐ HỮU
1. Vài nét về tiểu sử
– Tố Hữu (1920 – 2002) là lá cờ đầu
của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đạ i; xuất thân trong một gia đình có
truyền thống Nho học và yêu văn chương tại Thừa Thiên – Huế; sớm giác ngộ lý
tưởng cách mạng. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự hình thành hồn
thơ cách mạng Tố Hưũ..
– Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự
nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
2. Sự nghiệp
văn học
– Từ ấy (1937 – 1946) gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy
ghi lại chặng đường đấu tranh đầy gian khổ mà anh dũng của người chiến sĩ trẻ
tuổi và cả niềm vui lớn lao khi cách mạng thành công, đất nước được độc lập. Nét
đặc sắc của tập thơ là chất men say lí tưởng cách mạng. Tác phẩm: Từ ấy, Nhớ đồng, Huế tháng 8…
– Việt Bắc (1946 – 1954) là bản anh hùng ca về
cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh chặng đường kháng chiến gian lao nhưng
hào hùng của dân tộc; Ca ngợi vẻ đẹp nhân dân, đất nước. Tập thơ là một trong
những thành tưụ xuất sắc của văn học kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm: Việt Bắc, Lên Tây Bắc, Lượm…
– Gió lộng (1955 – 1961) thể hiện niềm vui, niềm tin vào cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,;
niềm tự hào về quá khứ; tình cảm sâu nặng đối với miền Nam và ý chí thống nhất
Tổ quốc. Tác phẩm: Mẹ Tơm, Tiếng
chổi tre, Ba mươi năm đời ta có Đảng…
– Ra trận (1962
– 1971 phản ánh không khí hào hùng cả nước chống Mỹ; bản anh hùng ca về nhân
dân miền Nam; tự hào về con người Việt Nam. Tác phẩm: Chào xuân 6 7; Bài ca xuân 6 8; Lá thư Bến Tre…
– Máu và hoa (1972
– 1977) tổng kết cuộc kháng chiến và niềm vui chiến thắng bằng cảm hứng lãng
mạn anh hùng. Tác phẩm: Vui thế hôm nay; Với
Đảng mùa xuân, Nước non ngàn dặm…
– Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). Thay
đổi cảm hứng và bút pháp nhưng vẫn sâu nặng tình cảm đối với Đảng, nhân dân, đất
nước. Tác phẩm: Chân trời mới…
3. Phong
cách nghệ thuật
3.1. Thơ Tố Hữu – Thơ trữ tình chính trị
– Làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng,
cho lí tưởng của Đảng.
– Đề tài và nôị dung đều bắt nguồn từ các sự kiện cuả đời
sống và lí tưởng cách mạng.
– Thể hiện những tình cảm lớn, ân tình đối với nhân dân, đất
nước.
3.2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử
thi và cảm hứng lãng mạn
– Cái tôi trữ tình là cái tôi công dân, cái tôi nhân danh
cộng đồng dân tộc. Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất dân tộc, giai cấp.
– Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lãng mạn: Say mê
lý tưởng, tin tưởng vào tương lai đất nước.
3.3. Thơ Tố Hữu có
giọng tâm tình ngọt ngào
– Xuất phát từ quan niệm thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình và ảnh hưởng giọng
Huế…
– Giọng thơ tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành.
3.4. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc
– Về nội dung: Phản ánh đậm nét hình ảnh con người, Tổ quốc Việt Nam.
– Về nghệ thuật: Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc (thơ
lục bát…).
– Về ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của
dân tộc, phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ thuộc; phát huy tính nhạc Tiếng
Việt.
4. Kết luận
Tố Hữu là một hồn thơ cách mạng sôi nổi, mãnh liệt; một
nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, của lòng thương mến, ân
tình thuỷ chung.
II. HỒ
CHÍ MINH
1. Vài nét về tiểu sử
– Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 (mất
ngày 2 tháng 9 năm 1969), xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước ở
Nam Đàn, Nghệ An, một vùng giàu truyền thống văn hóa và Cách mạng.
– Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với nước, với
dân, với phong trào cách mạng của các dân tộc tr5ên thế giới.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân
tộc, đồng thời là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc
tế cộng sản, là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Sự nghiệp văn học
2.1. Quan điểm sáng tác
– Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một vũ khí
chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh
chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Nhà văn phải có tinh thần xung phong
như ngươì chiến sĩ. Nghĩa là văn chương phải có chất” thép”
– Người quan niệm văn chương phải có
tính chân thật và tính dân tộc (Tránh lối viết cầu kì, xa lạ, hướng tới đối
tượng là quần chúng nhân dân)
– Khi cầm bút, Người xác định rõ: Mục đích viết (viết để làm gì?), đối tượng viết (viết cho ai?) để quyết
định nội dung viết (viết cái gì?) và hình thức viết (viết như thế nào?).
2.2. Sự nghiệp văn học
– chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
…
– Truyện và kí: Pa - Ris (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi
hành (1923)...
– Thơ ca: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.
2.3. Phong cách nghệ thuật
Độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại có phong cách riêng, hấp dẫn:
– Văn chính luận thường ngắn gọn, tư
duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục,
giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giàu cảm xúc hình ảnh, giọng văn
đa dạng khi hùng hồn đanh thép, khi ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình.
– Truyện và kí rất hiện đại, thể
hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thúy của
phương Đông, vừa hài hước, hóm hỉnh của phương Tây.
– Thơ ca. Những bài thơ
nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời
lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ. Những
bài thơ nghệ thuật mang tính cổ thi, hàm súc, kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ
điển với bút pháp hiện đại, chất trữ tình và chiến đấu.
Chương II
KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
A. THƠ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I. Tây Tiến của Quang Dũng
1.
Nhà thơ Quang Dũng
– Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật Bùi Đình Diệm, quê ở
Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Trước 1945, ông học ở Hà Nộị. Sau 1945, ông vào bộ
đội, từng làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947). Sau 1954, làm biên tập
ở nhà xuất bản văn học. Ông là nhà nghệ sĩ đa tài: Vẽ tranh, sáng tác viết văn
làm thơ…
– Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp
hào hoa phóng khoáng, đầy chất lãng mạn. Tác phẩm tiêu biểu: Rừng Biển Quê
Hương (1957), Mây Đầu Ô (1986); Mùa Hoa Gạo (1950); Làng
Đồi Đánh Giặc (1976)...
2. Bài thơ Tây Tiến
2.1. Hoàn cảnh ra
đời
Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, hoạt
động ở biên giới Việt – Lào. Nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào. Đơn vị
hoạt động chủ yếu trên điạ bàn nuí rừng miền Tây Bắc sang thượng Lào. Chiến sĩ
Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội. Sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và gian
khổ nhưng vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Quang Dũng là đại đội
trưởng ở đơn vị đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm1948 rồi chuyển sang đơn vị khác.
Nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết Nhớ Tây Tiến
tại Phù Lưu Chanh, sau đó đổi lại là Tây Tiến.
2.2. Nội dung
– Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội
nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân
trong cảm xúc "nhớ chơi vơi" về một thời Tây Tiến
– Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi
"nhớ chơi vơi" về một thời gian khổ mà hào hùng:
2.3.
Nghệ thuật
– Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
– Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: Các từ chỉ địa danh, từ
tượng hình, từ Hán Việt,..
– Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Bài thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây
Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây
Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim
và trí óc của mỗi chúng ta.
3.
Đọc thêm
Gợi
ý phân tích. Có thể phân tích bài thơ theo bố cục
(1) Đoạn đầu bài thơ là nỗi “nhớ chơi vơi” của tác giả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc xa xôi
hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, bí hiểm với những con đường đèo dốc: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, ngàn
thước lên cao, ngàn thước xuống; với những âm thanh của thác, của chúa sơn
lâm trong những buổi chiều hoang, những đêm sương
lạnh. Người chiến sĩ trên đường hành quân có lúc mệt mỏi, kiệt sức: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng
mũ bỏ quên đời, nhưng vẫn tiếp tục tiến lên phía trước.
Tuy nhiên núi rừng Tây Bắc cũng rất thơ mộng, trữ tình: Cảnh
Pha Luông xa mờ trong mưa, hình ảnh người hùng tựa như hoa về trong đêm hơi và hình ảnh: Cơm lên khói, hương thơm
nếp xôi... Thắm đượm tình quân dân. Đó là những kỉ niệm ấm áp không thể
nào quên..
Thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ, hình ảnh
đoàn quân trên miền đất lạ, mờ ảo trong sương khói tạo nét hấp dẫn, huyền
ảo, người chiến sĩ vừa chịu gian khổ vừa rất kiêu hùng.
(2) Đoạn thơ thứ hai là nỗi nhớ về những kỉ niệm đẹp
chung vui với bản làng xứ lạ, về con người và thiên nhiên thơ mộng miền Tây. Người
chiến sĩ dù phải gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn, say mê, đắm
đuối trong đêm liên hoan rực rỡ, lung linh với đuốc hoa, cùng nàng e ấp, tình
tứ trong man điệu.
Bằng bút pháp lãng mạn, tác
giả khám phá vẻ đẹp rất đỗi nên thơ của sông nước miền Tây một chiều sương
giăng mờ ảo với những bến bờ bạt ngàn hoa lau trắng, với dòng nước lũ hoa đong đưa. Cảnh
vừa thực vừa ảo với đường nét uyển chuyển, mềm mại gợi ra vẻ đẹp
hắt hiu hoang vắng một buổi chiều Tây Bắc. Tất cả đã trở thành hoài niệm về
miền đất mà tác giả một thời gắn bó.
(3) Đoạn thơ thứ ba là nỗi nhớ của Quang Dũng
về đoàn quân Tây Tiến với nét đẹp bi tráng. Người chiến sĩ hiện ra nguyên sơ giữa
núi rừng lẫm liệt, kiêu hùng với ngoại hình độc đáo không mọc tóc, da xanh màu lá dữ oai hùm, Mắt trừng gửi mộng qua biên
giới. Nhưng họ cũng rất hào hoa, lãng
mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Lí tưởng ra đi không hẹn ngày về, quên đời vì
nước, chấp nhận hi sinh trong thiếu thốn: Chiến
trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất đã bộc lộ cốt
cách anh hùng của người chiến binh Tây Tiến.
II. Việt Bắc (trích)
của Tố Hữu
1. Nhà thơ Tố Hữu
– Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại.
– Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình
cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền
thống.
2. Bài thơ Việt
Bắc (trích)
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
– Bài thơ Việt Bắc ra đời vào tháng 10 năm
1954 (nhân sự kiện những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi,
Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô).
– Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ,
tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
2.2. Nội dung
Bài thơ thể hiện một thời cách mạng và kháng chiến
gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến
với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thủy chung
truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét
thời đại, đó là ân tình cách mạng – cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng
lợi của cách mạng và kháng chiến.
2.3. Nghệ thuật
– Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.
– Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc: Thể
hiện thơ lục bát, kết cấu đối đáp, nghệ thuật sử dụng hình ảnh và hiện pháp so
sánh ẩn dụ quen thuộc của ca dao.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng
và kháng chiến
3. Gợi ý phân tích
Có thể phân tích theo bố cục:
(1) Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và
tâm trạng của con người.
– Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm
về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình; qua đó, thể hiện
tâm trạng của người ở lại.
– Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi
bâng khuâng lưu luyến.
(2) Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt
Bắc hiện lên trong hoài niệm.
– Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt
Bắc trong những năm tháng đã qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những
năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn nhân dân ân
tình, thuỷ chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.
– Bảy mươi câu đáp: Mượn lời đáp của người về
xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh
chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thuỷ chung. Nội dung chủ đạo
là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc (bốn câu đầu đoạn khẳng định
nghĩa tình thuỷ chung son sắt; hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên,
núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; hai mươi hai câu tiếp theo nói về cuộc
kháng chiến anh hùng; mười sáu câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt
Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến).
III. Đất Nước (trích Mạt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
1. Nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm
– Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943 tại tỉnh Thừa Thiên
Huế, trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng; thuộc thế hệ nhà
thơ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ.
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm
dồn nén, mang màu sắc trữ tình chính luận. Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ,1972); Mặt
đường khát vọng (trường ca,1974), Ngôi
nhà có ngọn lửa ấm (thơ,1986) …
2. Đất Nước
2.1. Hoàn
cảnh sáng tác
– Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng thiết tha được Nguyễn Khoa Điềm
hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971
– Khái
quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận
thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, luôn hướng về nhân dân, đất nước; ý thức
trách nhiệm của thế hệ mình nên đứng dậy đấu tranh cùng dân tộc.
– Đoạn
trích Đất nước thuộc phần đầu của
Chương V trường ca Mặt đường khát vọng.
2.2. Nội dung
Cái nhìn mới mẻ về Đất Nước qua cách cảm nhận
của Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng
của nhân dân. Nhân dân là người làm ra Đất Nước.
2.3. Nghệ thuật
– Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian: Ngôn từ,
hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
– Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
– Sức truyền cảm lớn từ sự hoà quyện của chất
chính luận và chất trữ tình.
2.4. Ý
nghĩa văn bản
Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi
dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc Việt
Nam.
3. Gợi ý phân tích
Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá
trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm
thiêng liêng với nhân dân, đất nước. Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ,
gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người; Đất nước là sự hoà quyện
không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc; Mỗi người phải có trách
nhiệm với đất nước.
Phần 2: Tư tưởng "Đất Nước của Nhân
dân" được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước: Không gian địa lí; thời
gian lịch sử; bản sắc văn hoá. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ
đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
IV. Sóng của Xuân Quỳnh
1. Nhà thơ Xuân Quỳnh
– Xuân Quỳnh (1942 – 1988), quê ở Hà Đông (tỉnh Hà Tây); từng
là diễn viên múa. Từ năm 1963, Xuân Quỳnh chuyển sang viết báo, làm thơ. Cuộc
đời bất hạnh; khao khát, tình yêu hạnh phúc gia đình
– Thơ có giọng điệu trong trẻo, hồn nhiên, cảm xúc tinh
tế, chân thành; giàu yêu thương, nhiều khát vọng. Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Hoa cỏ may (1989)
2. Bài thơ Sóng
2.2. Nội dung
– Sóng là một hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp,
một vẻ đẹp rất riêng trong cảm nhận của hồn thơ Xuân Quỳnh.
– Bằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã nói được những điều
giản dị mà lớn lao của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Khát vọng tình yêu được
gửi vào sóng là khát vọng thành thực, khẩn thiết, nồng nàn và rất nhân văn.
2.3. Nghệ thuật
– Thể thơ 5 chữ truyền thống, cách ngắt nhịp gieo vần độc
đáo, giàu sức liên tưởng
– Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên
qua hình tượng sóng: Tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son
chung thuỷ, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
3. Gợi ý phân tích
Phần 1: Sóng
và em những nét tương đồng
– Ở hai khổ thơ đầu là hình ảnh sóng quen thuộc nhưng
cũng lạ lùng đầy những đối nghịch thất thường: Dữ dội và dịu êm /Ồn ào và
lặng lẽ. Nó rất giống tâm trạng người phụ nữ khi yêu. Sóng tìm ra bể cũng là tìm thấy chính mình. Đó
cũng là cái nỗi khát vọng muôn đời của tình yêu.
– Sóng trong hai khổ thơ tiếp là đối tượng để nhà thơ gửi
gắm suy tư về tình yêu bí ẩn. Hàng loạt những câu hỏi về ngọn nguồn của sóng, của
tình yêu: Từ nơi nào sóng lên? , Gió bắt
đầu từ đâu? , Khi nào ta yêu nhau? Thiên nhiên dù bí ẩn nhưng còn có thể lí
giải được... Còn tình yêu không “làm sao
cắt nghĩa được”.
– Qua hình tượng sóng ở ba khổ tiếp, nỗi nhớ cũng được
giãi bày mãnh liệt: Sóng vỗ bờ ngày đêm – em
nhớ anh khắc khoải mọi thời gian, tràn ngập cả không gian, rất thật: Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Khổ thơ diễn tả nỗi nhớ sâu sắc của một tình yêu
chân thành, thuỷ chung, khát khao gắn bó bền lâu.
Phần 2: Những
suy tư lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu
Trong cái hữu hạn của đời người, con người vẫn khao khát
tình yêu của mình là vô hạn, bền vững muôn đời. Hai khổ cuối thể hiện niềm khao
khát ấy: Làm sao được tan ra…/Để ngàn năm
còn vỗ.
IV. Đàn ghi ta
của Lor - Ca của Thanh Thảo
1. Thanh Thảo
– Thanh Thảo (1946), trưởng thành trong những năm cuối
của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Luôn trăn trở, thể nghiệm làm mới hình
thức biểu đạt của thơ.
– Thơ có cấu trúc linh động, cảm xúc tự do, phóng khoáng. Tác
phẩm chính: Những người đi tới
biển (trường ca,1977), Dấu chân qua
trảng cỏ (thơ,1978), Khối vuông ru - Bich
(thơ,1985) …
2. Đàn ghi ta của
Lor - Ca
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
Bài thơ lấy cảm hứng từ lời di chúc của Lor - Ca cùng
cuộc đời bi phẫn của ông, in trong tập Khối
vuông ru - Bích (1985). Đây một trong những sáng rác tiêu biểu cho kiểu tư
duy thơ của Thanh Thảo: Giàu suy tư, phóng túng và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng
trưng, siêu thực.
2.2. Nội dung
– Bài thơ thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi
thảm của Lor - Ca.
– Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor - Ca
trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa mãnh liệt, vừa sâu sắc của tác giả.
2.3. Nghệ thuật:
– Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc như
một tác phẩm âm nhạc. Dòng thơ li - La li - La li - La kết hợp trực tiếp giữa
thơ và nhạc tạo sự ngân vang mãi về sự bất tử của Lor - Ca.
– Nghệ thuật tượng trưng, siêu thực tạo sự lan tỏa, gợi
mở với hình ảnh diễn đạt độc đáo, mới lạ, ấn. Bài thơ rất tiêu biểu cho thơ
Việt Nam sau 1975.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor - Ca
– nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
B. ĐỌC HIỂU TRUYỆN, KÍ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN
HẾT THẾ KỈ XX VÀ TRUYỆN NƯỚC NGOÀI
1945 – 1975
I. Vợ nhặt (trích) của Kim Lân
1. Kim Lân
– Kim Lân (1920 – 2007), là cây bút chuyên viết
truyện ngắn.
– Những sáng tác
của Kim Lân thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những
trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Dù viết về
phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp
thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ nhưng tâm
hồn trong sáng, lạc quan, thật thà. Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con
chó xấu xí (1962) …
2. Truyện ngắn Vợ
nhặt
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí (1962), được viết dựa trên một phần tiểu thuyết
Xóm ngụ cư.
2.2. Nội dung
– Tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn
đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.
– Niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt
vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động
nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.
2.3. Nghệ thuật
– Xây dựng được tình huống truyện
độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái
chết đang cận kề lại "nhặt" được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này
là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của
các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng
cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối
thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.
– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng
chắt lọc và giàu sức gợi.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát
xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: Ngay trên bờ vực của
cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ
ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
3.
Đọc thêm
(1)
Tóm tắt tác phẩm
Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe
bò chở thuê. Anh đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm như
kẻ dở hơi. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo,
rúm ró.
Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người
chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu
vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười
tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo
quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát
bánh đúc do Tràng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra
mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ
bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với
nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết
đói ngoài xóm lọt vào.
Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng
dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà
cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn
chuyện sung sướng sau này…Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây
đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay
phấp phới hôm nào…
(2)
Gợi ý phân tích
(a) Tình huống
truyện
Tràng nhặt được vợ giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm
cho:
– Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng
một người đàn bà lạ về nhà (có vợ theo không). Vì: Người như Tràng mà lấy được
vợ (một anh chàng nghèo xấu trai, lại là dân ngụ cư); Thời buổi đói khát này, người
như Tràng đến nuôi thân còn chưa xong mà còn dám lấy vợ. Nhưng khốn nỗi nếu
không gặp cảnh đói khát khủng khiếp như thế này thì ai mà thèm lấy Tràng. Đau
xót ở chỗ đây là « vợ nhặt » không ăn hỏi, cheo cưới gì đâu. Đói khát
như thế, mọi việc đều có thể bỏ qua, nên Tràng mới lấy được vợ.
– Bà cụ Tứ ngạc nhiện.
– Ngay cả Tràng cũng ngạc nhiên.
Kim Lân đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo. Tình
huống được gợi ra ngay từ nhan đề của tác phẩm vợ nhặt. Tình huống
truyện vừa lạ vừa hết sức éo le nói trên là đầu mối cho sự phát triển của
truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật. Qua
tình huống này, chủ đề của truyện được bộc lộ.
(c) Các nhân vật
– Người vợ nhặt. Cái đói quay
quắt đã ném thị vào đời sống vất vưởng. Đời sống vất vưởng đã biến thị thành
một phụ nữ có ngoại hình tàn tạ. Thị đã theo không về làm vợ Tràng. Con người
thật của thị thể hiện rõ khi về nhà. Người vợ nhặt vô danh nhưng không vô nghĩa,
bóng dáng của thị không lộng lẫy nhưng gợi được sự ấm áp cho một gia đình đang
bên lề cái chết.
– Nhân vật Tràng. Người lao
động nghèo, tốt bụng,. Luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc.
Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, anh nhận thấy không gian xung quanh thay đổi. Tràng
thay đổi suy nghĩ, ý thức được trách nhiệm với vợ con, anh dự cảm
một tương lai tươi đẹp cho cuộc đời của mình “Bỗng nhiên hắn thấy…tu sửa căn nhà”. Những thay đổi lớn
trong tâm lí, tính cách của anh Tràng là biểu hiện cao nhất của tinh
thần hướng về sự sống quên đi cái chết đang bủa vây.
– Nhân vật bà cụ Tứ. Bà cụ
Tứmột bà mẹ nghèo nhưng giàu lòng nhân ái; đói khát đã khiến người ta
phải sống, phải ăn thức ăn của loài vật (cháo cám) nhưng cái đói không hủy diệt được tình nghĩa và
niềm hi vọng của con người. Tư tưởng: Dù ở bên lề cái đói, cái chết, người
ta vẫn khao khát hạnh phúc… vẫn hi vọng ở tương lai” `
II.
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
1. Tô Hoài
– Tô Hoài (1920) quê Hà Nội, là một trong
những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú
sâu sắc về phong tục, tập quán nhiều vùng khác nhau của đất nước.
– Văn Tô Hoài có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh
động của người từng trãi, vốn từ vựng phong phú. Năm 1996 được tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện,1941); Truyện Tây Bắc (tập truyện,1953); Miền Tây (tiểu thuyết,1967)
2. Vợ chồng A Phủ
2.1.
Hoàn cảnh ra đời
Vợ
chồng A Phủ (1952) in trong tập truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi thực tế của Tô Hoài cùng bộ
đội giải phóng Tây Bắc
2.2.
Nội dung
Cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào
các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức kìm kẹp của thực dân
và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số
thức tỉnh cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo
tiếng gọi của Đảng.
2.3. Nghệ thuật
– Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể
hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
– Xây dựng thành công các nhân vật vừa có
những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu
biểu (cụ Mết, Tnú, Dít,..).
– Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu –
một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc – tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay
bổng cho thiên truyện.
– Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi
thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,..
2.4. Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật
khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt
Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của
thời đại: Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác
là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
3. Đọc thêm
Tóm tắt tác phẩm
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới
phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị
đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn.
Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai
thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con
dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị
toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ,
Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu
ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một
thúng sợi đay.
A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ
một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A
Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một
cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì
được Mị cắt dây trói cứu thoát.
Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng.
A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ
du kích đánh Pháp.
III.
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
1.
Nguyễn Trung Thành
Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), trong hai
cuộc kháng chiến gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Những tác phẩm thành
công của ông gắn với mảnh đất ấy.
2. Rừng xà nu
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
– Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào
miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung
Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh
Mĩ". Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta
trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn
cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
– Truyện “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành
viết năm 1965, xuất hiện lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền
trung Trung Bộ, số 2 năm 1965 – năm 1969, in trong tập truyện ký “Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc”.
2.2.
Nội dung
– Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết phản
ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên
thông qua hình tượng cây xà nu.
– Qua câu chuyện bi thương của của nhân vật Tnú
và cuộc nổ dậy của dân làng Xô Man, nhà văn khẳng định: Dùng bạo lực cách
mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng đấu tranyh vũ trang là con đường
tất yếu để tự giải phóng.
2.3.
Nghệ thuật
– Sắc màu Tây Nguyên được thể hiện ở: Bức
tranh thiên nhiên; ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.
– Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu –
một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và cảm hứng lãng mạn bay
bổng cho thiên truyện; lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.
– Xây dựng thành công các nhân vật vừa có nét
cá tính sống động vừa mang những phẩm chất khái quát, tiêu biểu cho cộng đồng.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi
của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói
chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời
đại: Để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là
phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.
3.
Đọc thêm
(1)
Tóm tắt truỵen ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé
Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo
lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Cả làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết
gặp Tnú. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã
đội. Dít thay mặt làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một
đêm.
Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng
nghe. Tiếng nói rất trầm.... Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu,
Tnú và Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Tnu học chữ thì hay quên nhưng đi
rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì
bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về,
lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô
Man trước khi anh tử thương. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ
huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng,
bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con,
Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ
thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Và
lửa cháy khắp rừng… Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…
Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy
thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng
tay bóp chết thằng chỉ huy… Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng
hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu
nối tiếp chạy đến chân
trời…
(2)
Gợi ý phân tích hình tượng cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú trong truyện
ngắn Rừng xà nu
(a) Hình tượng cây xà nu
– Vị trí xuất hiện: Nhan đề, đầu và cuối tác phẩm, xuất hiện trong sự
đối chiếu, so sánh với các nhân vật khác trong truyện.
– Nghĩa thực: Đây là một loại cây có thật ở vùng đất Tây Nguyên.
– Nghĩa biểu tượng: Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất
của con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
(b) Hình tượng nhân vật Tnú
– Gan góc, dũng cảm, mưu trí
– Tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
– Có trái tim yêu thương và sôi sục căm thù giặc.
– Cuộc đời bi tráng của Tnú và con đường đến với cách mạng của người
dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí thời đại: Phải dùng bạo lực cách
mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất
yếu để giải phóng: Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo…
(c) Hình tượng cây xà nu và Tnú có quan hệ khắng khít, bổ sung cho nhau. Rừng
xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như
Tnú.
IV. Những đứa con trong gia đình (trích) của Nguyễn Thi
1. Nguyễn Thi
Là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải
phóng miền Nam trong thời kì
chống Mĩ. Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và
được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Có biệt tài phân tích tâm
lí sắc sảo.
2. Những đứa con
trong gia đình
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
Truyện ngắn Những đứa con
trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến
đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.
2.2. Nội dung
– Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình phản
ánh hiện thực đau thương nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường của nhân dân
miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
– Vẻ đẹp tâm hồn của người dân Nam Bộ: Lòng
yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gia đình là sức mạnh tinh thần to
lớn trong cuộc chiến chống Mĩ cứu nước.
2.3.
Nghệ thuật
– Tình huống truyện: Việt – một chiến sĩ Quân
giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm
của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của "người
trong cuộc" làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối
tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
– Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý
nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và
đậm sắc thái Nam Bộ.
– Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn
gây xúc động mạnh,..
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Qua câu chuyện về những con người trong một
gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung với
quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: Sự hoà quyện giữa tình cảm gia
đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã
tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong
cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3.
Đọc thêm: Tóm tắt tác phẩm
Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Chiến, hai chị
em cùng đi bộ đội một ngày.
Trong một trận đánh lớn trong rừng cao su, Việt
dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. Nhưng Việt đã bị thương nặng, ngất đi
trên chiến trường, bị lạc đơn vị ba ngày đêm. Tỉnh rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh,
anh nhớ lại những kỷ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, anh chị em, nhớ
chú Năm. Cả ba lẫn má đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi
đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê hương, tiếp tục trang sử anh
hùng của gia đình.
Anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm Việt suốt 3 ngày,
mấy lần đụng địch, lục tìm suốt mặt trận dài mới gặp được Việt và đưa về bệnh
viện quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.
V. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
1.
Nguyễn Minh Châu
– Nguyễn Minh Châu (1930– 1989), trước năm
1975 là ngòi bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn.
– Tư thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang
cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số
những người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt nam thời kì đổi
mới.
2.
Chiếc thuyền ngoài xa
2.1.
Hoàn cảnh sáng tác
– Chiếc
thuyền ngoài xa được viết 8/1983
– khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã đi qua được sáu năm, đất nước trở
lại với cuộc sống đời thường. Nhiều vấn đề của đời sống văn hóa, nhân sinh mà
trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra.
– Tác phẩm nằm trong xu hướng nghệ thuật chung
của văn học thời kỳ đổi mới: Hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và
thân phận con người đời thường.
2.2.
Nội dung
– Qua suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; ta
thấu hiểu: Mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không
thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
– Vẻ đẹp của ngòi bút Nguyễn Minh Châu
là vẻ đẹp toát ra từ tình yêu tha thiết đối với con người. Tình yêu
ấy bao hàm cả khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp
con người còn tiềm ẩn, những khắc khoải, lo âu trước cái xấu, cái
ác. Đó cũng là vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đôn hậu,
điềm đạm chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lí nhân sinh sâu
sắc. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong số rất nhiều tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi
người không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và
phải vì cuộc đời.
2.3.
Nghệ thuật
– Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám
phá, phát hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm
cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
– Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với
tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện những chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính
phải luôn luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận
cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi
chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
3.
Đọc thêm
(1)
Tóm tắt
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển
theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường
cũ cua anh, “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây
phút ấy đã tời, người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt
biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được
một lần
Rồi Phùng chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ ấy
bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch,
dữ đẵn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ
đau: Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình, anh
không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và
thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão, đã kịp tới để
che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến
cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính là không thể lảm ngơ trước
sự bạo hành của cái ác. Nhưng Phùng lại bị lão đàn ông kia đánh bị thương, phải
đưa về trạm y tế của tòa án huyện, nơi đó có người bạn cũ của Phùng tên là Đẩu
đang làm chánh án.
Người đàn bà được mời đến. Câu chuyện của
người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện vế sự thật cuộc đời, nó
giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như
vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng
thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với
lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng
thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô
bờ đối với những đứa con. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu
người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy
suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được….
Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng và Đẩu
đã thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện
tượng của cuộc sống.
(2)
Gợi ý phân tích
(a)
Nhan đề
– Chiếc
thuyền ngoài xa trước hết là biểu tượng của nghệ thụât, đó là thứ nghệ
thụât đạt tới sự toàn mĩ và thánh thiện đến mức mà chiêm ngưỡng nó, người nghệ
sĩ thấy tâm hồn mình được thanh lọc.
– Chiếc thuyền khi về gần đó lại là hiện thân
của cuộc đời lam lũ, khó nhọc, thậm chí của những éo le, trái ngang và nghịch
lí trong cuộc sống.
– Như vậy, chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài
xa nhưng cuộc đời thì lại rất gần. Người nghệ sĩ cần có một khoảng cách nhất
định để khám phá và thưởng thức vẻ đẹp đích thực của nghệ thụât nhưng lại cũng
cần bám sát cuộc đời để phát hiện ra những sự thật của cuộc sống.
– Nhan đề là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa
cuộc đời và nghệ thuật!
(b)
Tình huống truyện
– Tình huống: Một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một
vùng ven biển miền Trung để chụp một tấm ảnh về cảnh biển buổi sớm có sương. Tại
đây, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh tượng “trời cho” – đó là cảnh một
chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc
thuyền vào bờ, người nghệ sĩ đã chứng kiến cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập
người vợ hết sức dã man. Ba hôm sau, cảnh tượng ấy lại diễn ra, người đàn bà
được mời đến tòa án huyện, tại đây, người nghệ sĩ lắng nghe câu chuyện về cuộc
đời của người đàn bà hàng chài kể lại và đó như một lời giải thích vì sao chị
ta không bỏ chồng dù người chồng tàn bạo.
– Đây là một “tình huống nhận thức”, có ý
nghĩa khám phá, phát hiện về chân lí đời sống, chân lí nghệ thuật. Phùng đã
phát hiện sau cảnh đẹp như mơ kia là những ngang trái, nghịch lí của đời thường.
– Tình huống truyện, thể hiện cái nhìn đa
chiều về cuộc sống. Chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều về con
người, cuộc sống khi chứng kiến câu chuyện và tiếp xúc với người đàn bà hàng
chài. Từ tình huống truyện, tác giả đã đặt ra vấn đề “đôi
mắt”, cách nhìn đời, nhìn người trong cuộc sống.
(c)
Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
Bức tranh thiên nhiên hoàn mĩ
– Bằng cặp mắt tinh tường của người nghệ sĩ, Phùng
phát hiện ra một “cảnh dắt trời cho” là cảnh một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện
trong cảnh biển sớm mờ sương có pha đôi chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu
vào... Đó là cảnh diệu kì mà thiên nhiên, cuộc sống đã ban tặng cho con người. Mặt
khác, Phùng cảm nhận cái cảnh tượng ấy giống như “một bức tranh mực tàu của một
danh hoạ thời cổ”. Toàn bộ khung cảnh “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và
đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
– Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt tác
của hoá công, người nghệ sĩ trở nên “bối rối” và khiến những cảnh tượng đó, nghệ
sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ: “Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc
đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Người nghệ sĩ như “chết
lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt.
– Nghệ sĩ Phùng không thể ngờ rằng đằng sau
cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hoá kia lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin
được. Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, thấy
“chân lí của sự toàn thiện” thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là “đạo đức”,
là cái “toàn thiện” của cuộc đời. Phùng xót xa cay đắng nhận thấy cái xấu xa, ngang
trái, bi kịch trong gia đình người dân chài đã làm cho tấm ảnh của anh chụp
được kia như nhuốm màu đau thương ghê sợ.
Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn
Minh Châu muốn người đọc nhận thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ
thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài nhất là cái vẻ đẹp tuyệt vời thơ
mộng, mà còn phải nhìn tới bề sâu. Bề sâu của cuộc đời không hề đơn giản, mà
tâm điểm chính là con người với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn và cả khổ
đau, không hiếm những ngang trái bi kịch. Cuộc đời đâu phải chỉ toàn màu hồng, cuộc
đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn
tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: Đẹp – xấu, thiện – ác.
(d)
Câu chuyện của người đàn bà nơi tòa án huyện
– Đó là câu chuyện về cuộc đời đầy bí ẩn và éo
le của người đàn bà đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ: Người đàn bà ngoài 40
tuổi, dáng người cao lớn với những đường nét thô kệch, vẻ mệt mỏi, tái mét, lưng
áo bạc phếch rách rưới, ướt sũng,.. Người đàn bà nhẫn nhục đón nhận những trận
đòn roi của người chồng vũ phu “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Một
người đàn bà sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời “Chị cám ơn các chú, lòng
các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn… cho nên các chú đâu có
hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc”. Chị là người có tâm
hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. – Người đàn ông là một người chồng
vũ phu bất kể lúc nào thấy khổ quá là lôi vợ ra đánh, đánh để giải tỏa uất ức
để trút đi nỗi tức tối buồn phiền “lão trút cơn giận như lửa cháy... Chúng mày
chết hết đi cho ông nhờ”
– Chánh án Đẩu có lòng tốt sẵn sàng bảo vệ
công lí nhưng chưa thực sự đi sâu vào đời sống nhân dân. Lòng tốt là đáng quý
nhưng chưa đủ. Luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi vào đời sống. Cả lòng
tốt và luật pháp đều phải được đặt vào những hoàn cảnh cụ thể, không thể áp
dụng với mọi đối tượng và có những vấn đề không thể giải quyết bằng luật pháp.
– Nghệ sĩ Phùng sẵn sàng làm tất cả vì sự công
bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận và suy nghĩ.
Đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người
một cách dễ dãi, xuôi chiều. Cần phải nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng trong
hoàn cảnh cụ thể của nó và trong quan hệ với nhiều yếu tố khác nữa.
(c)
Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
– Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người
nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ,
là vẻ đẹp lạng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu
nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh…”
(là hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường. Nó là sự thật cuộc đời
đằng sau bức tranh).
– Ý nghĩa: Nghệ thuật chân chính không thể
tách rời, thoát ly cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
V. Người lái đò sông Đà
của nguyễn tuân
1.
Nguyễn Tuân: (1910 - 1987)
– Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng
Nhân Mục.
– Nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
đẹp, có vị trí và đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại, đưa thể tùy bút,
bút ký đạt đến trình độ nghệ thuật cao làm phong phú cho ngôn ngữ dân tộc, đem
đến cho nền văn học hiện đại một phong cách văn học tài hoa, độc đáo.
2.
Người lái đò sông Đà
2.1.
Hoàn cảnh sáng tác
Người
lái đò sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn
Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc.
Sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một
bài thơ ở dạng phác thảo.
2.2.
Nội dung
– Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện
tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng
là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà
Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là
phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ
mới.
– Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã
tìm được nhân vật mới: Những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc
tầng lớp đài các “vang bóng một thời" mà là những người lao động bình
thường – chất "vàng mười của Tây Bắc". Qua đây, nhà văn muốn phát
biểu quan niệm: Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong
cuộc sống lao động thường ngày.
2.3.
Nghệ thuật
– Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng
tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.
– Từ ngữ phong phú, sống động. Giàu hình ảnh
và có sức gợi cảm cao.
– Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu,
lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,..
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và
con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó
thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
3.
Đọc thêm
(1)
Hình tượng sông Đà
A). Vẻ hung bạo và dữ tợn của sông Đà
– Cảnh đá bờ sông “dựng vách thành”, có quãng
lòng sông bị thắt hẹp lại “như cái yết hầu”, “ngồi trong khoang đò … tắt phụt
đèn điện” - > nghệ thuật nhân hóa, so sánh cho thấy sự hiểm trở và hùng vĩ
của con sông.
– Những quãng dài hàng cây số “nước xô đá, đá
xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm…”. Cu trúc câu trùng
điệp, nhịp ngắn dồn dập, nhiều động từ mạnh làm tăng cảm giác hiểm trở và lưu
tốc mạnh mẽ của dòng chảy.
– Những “hút nước như những cái giếng bê tông
…” chết người luôn sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào non tay lái
lọt vào.
– Tiếng nước thác sông Đà với nhiều cung bậc
dữ dội khác nhau như oán trách, như van xin, như khiêu khích, giọng gằn mà chế
nhạo rồi rống lên như tiếng hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn - > bằng
khả năng liên tưởng độc đáo táo bạo cho thấy sự hùng tráng của những thác nước
lúc đầu như khúc nhạc nỉ non, sau đó bùng thét lên những cơn phấn khích và man
dại trong âm thanh cuồng loạn của núi rừng.
– Quãng sông Đà với bao đá nổi, đá chìm, phối
hợp cùng sóng thác như dàn thạch trận mai phục trên sông, lập nhiều phòng
tuyến… sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò.
B) Vẻ trữ tình, thơ mộng
– Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn
của con sông như mái tóc của người thiếu nữ kiều diễm, thướt tha trong mây trời
Tây Bắc “Con sông Đà tuôn dài … mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
– Nhìn ngắm con sông từ nhiều thời gian, không
gian khác nhau, Nguyễn Tuân đó phát hiện những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của
màu nước sông Đà. Nó biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: Mùa xuân
dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”
– “Nhìn sông Đà như một cố nhân”, nhà văn cảm
nhận rõ nét cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân quen của con sông và nhất là cái chất
thơ như ngấm vào trong từng cảnh sắc thiên nhiên sông Đà mặt nước sông loang
loáng, bờ sông, bãi sông, chuồn chuồn, bươm bướm trên sông … tất cà mang nét
hài hòa, lững lờ như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, gợi nhớ câu thơ Đường “Yên
hoa tam nguyệt há Dương Châu”
– Bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, cảnh vật
lặng lờ như cìm vào cõi mộng: Nương ngô nhú lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đang
ra những nõn búp, đàn hươu đang cúi đầu ngốn đám cỏ gianh đẫm sương đêm, …
Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện
tình yêu tha thiết với thiên nhiên đất nước. Đối với ông thiên nhiên cũng là một
tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn
Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm của mình. Hình tượng sông Đà
là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của con người lao động trong
chế độ mới.
2.
Hình tượng người lái đò
A) Ngoại hình
– Quê Lai Châu đã gần 70 tuổi, có thân hình
cao to gọn quánh như chất sừng chất mun, đôi tay dài lêu nghêu như cái sào, đôi
chân khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, nhỡn giới cao vòi
vọi, …
– Gắn bó với nghề chèo đò dọc sông Đà hơn mười
năm và xuôi ngược sông Đà hơn trăm lần.
B) Là người tinh thông trong nghề nghiệp
– Ông lão nắm vững qui
luật khắc nghiệt của dòng thác sông Đà “Nắm
chắc quy luật của thần sông thần đá”.
– Ông thuộc lòng những
đặc điểm địa hình của Sông Đà “lấy mắt mà
nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả
các luồng nước của tất cả những con
thác hiểm trở”, Sông Đà “như một
thiên anh hùng ca mà ông đò thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và những
đoạn xuống dòng”.
C) Là người trí dũng tuyệt vời
– Ở trùng vây thứ nhất:
Thần sông dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, cửa sinh duy nhất nằm sát bờ
trái và huy động hết sức mạnh của sóng thác đánh vỗ mặt con thuyền. Luồng sông
hung tợn “liều mạng vào sát nách mà đá trái, mà thúc gối vào bụng vào hông
thuyền”. Thậm chí còn đánh đòn tỉa, đánh đòn âm… nhưng người lái đò vẫn bình
tĩnh “hai tay giữ chặt mái chèo, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái” giúp con
thuyền “khỏi bị hất khỏi bờm sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Ngay cả lúc
bị trúng đòn hiểm, mặt méo bệch đi nhưng ông vẫn tỉnh táo chỉ huy con thuyền
lướt đúng vào luồng sinh.
– Ở trùng vây thứ 2: Cửa
sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Nhưng ông đò đã “nắm chắc quy luật
của thần sông thần đá” nên lập tức cũng thay đổi chiến thuật theo, nhận ra cạm
bẫy của bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước này. Ông không né tránh mà đưa con thuyền
cưỡi lên sóng thác” “cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”.
“Nắm chắc được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo vào cửa
đá ấy”. Người lái đò tả xung, hữu đột như một chiến tướng dày dạn kinh nghiệm
trận mạc đã đưa được con thuyền vượt qua tập đoàn cửa tử khiến cho những bộ mặt
đá hung hăng dữ tợn phải xanh lè, thất vọng.
– Ở trùng vây thứ 3: Ít
cửa hơn những bên phải bên trái đều là luồng chết cả, cửa sinh lại nằm giữa
lòng sông và bọn đá hậu vệ canh giữ. Ông lái đò hết sức lanh tay, lanh mắt:
“Vút vút cửa ngoài, cửa trong, thuyền như mũi tên tre xuyên qua hơi
nước …” tiếp tục chỉ huy con thuyền vượt qua trùng vi thứ 3.
D). Là người tài hoa nghệ sĩ
– Ông đối đầu với
ghềnh thác cuồng bạo bằng sự tự tin, ung dung nghệ sĩ. Tay lái linh hoạt, khéo
léo, tài hoa như một nghệ sĩ trên sông nước: “ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa
thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở
đường tiến”, “Vút, vút…thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”. Dưới
bàn tay chèo lái điêu luyện của ông con thuyền đã hoá thành con tuấn mã hiểu ý
chủ– khi thì khéo léo né tránh luồng sóng dữ, khi thì phóng thẳng vào cửa đá có
3 tầng cổng “cánh mở, cánh khép”. Con thuyền như bay trong không gian, ông đò
luôn nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn.
– Sau cuộc vượt thác
gian nan, ông đò lại có phong thái ung dung của một nghệ sĩ “Đêm ấy nhà đò đốt
lửa trong hang đá, nước ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh…”.
Đây là hình ảnh về một người lao động mới mang
vẻ đẹp khác thường. Người lái đò hiện lên như là vị chỉ huy dày dạn kinh nghiệm,
tài trí và luôn có phong thái ung dung của người nghệ sĩ. Qua hình tượng
người lái đò sông Đà, nhà văn muốn phát biểu quan niệm: Người anh hùng không
phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.
VI. Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
1. Hoàng Phủ Ngọc Tường
– Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu
nước, gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Có sở trường về tuỳ bút, bút kí
– Lối viết: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất
trí tuệ và chất trữ tình với những liên tưởng mạnh mẽ và một lối hành văn mê
đắm, tài hoa.
2.
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
2.1.
Hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích
– Ai đã đặt tên cho dòng sông? viết tại Huế năm 1981, in trong
tập sách cùng tên
– Tác phẩm gồm ba phần, đoạn
trích học trong SGK là phần thứ nhất.
2.2.
Nội dung
2.3.
Nghệ thuật
– Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết
phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những
trải nghiệm của bản thân
– Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển
chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So
sánh, nhân hoá, ẩn dụ,..
– Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc và
trí tuệ, chủ quan và khách quan.
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và
độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn
lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
3.
Đọc thêm
(1)
Vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
A) Sông Hương ở
thượng lưu
– Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”. ở
nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con
sông toát lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như
bản “trường ca” bất tận của thiên nhiên.
– Sông Hương – "cô gái Di - Gan phóng
khoáng và man dại”. Ví sông Hương với những cô gái Di - Gan, Hoàng Phủ Ngọc
Tường muốn tô đậm vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông ở thượng
nguồn.
–
Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở”. Sông Hương được coi như là một khởi nguồn, một sự bắt đầu của không
gian văn hóa Huế. Nó góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng
thiên nhiên xứ sở.
B) Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
–
Sông Hương – người gái đẹp bừng tỉnh sau một
giấc ngủ dài. Sông Hương giống như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh
đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình
của sông Hương khi nó bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người
tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng
mạn nhuốm màu cổ tích.
– Sông Hương – “vẻ đẹp
trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”. Con sông hiền hòa ở ngoại vi thành phố
Huế như đang nép mình bên “giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa” được phong
kín trong lòng "những dòng sông u tịch". Chảy bên những di sản văn
hóa ấy, sông Hương như khoác lên mình tấm áo “trầm mặc” mang cái "triết lí
cổ thi” của cổ nhân. Dòng sông hay chính là dòng chảy của lịch sử vẫn bền bỉ
chảy qua năm tháng và đang vọng về trong ngày hôm nay.
C) Sông Hương giữa lòng thành phố Huế
–
Sông Hương – "điệu slow tình cảm dành
riêng cho Huế”. Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ vì nó quá yêu thành phố
của mình, nó không muốn rời xa thành phố thân thương. Đó là tình cảm của sông
Hương với Huế, cũng là tình cảm của nhà văn với sông Hương, với xứ Huế mộng mơ.
–
Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm
khuya”. Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế, trong cảm nhận của tác giả, chỉ thực
sự là nó "khi sinh thành trên mặt nước của Hương Giang trong một khoang
thuyền nào đó, giữa những tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya".
D) Sông Hương khi từ biệt Huế
Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thủy.
Trong con mắt của người nghệ sĩ tài hoa, khúc ngoặt của sông Hương trước khi ra
khỏi thành phố ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ được coi là biểu hiện của nỗi “vương
vấn”, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình thủy chung và chí tình.
Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời
thề trước khi đi xa.
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận, miêu tả dòng
sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ, nhà văn đều thể
hiện một cảm nghĩ sâu sắc, mới mẻ về con sông. Từ những cái nhìn ấy, ta thấy
bàng bạc một tình cảm yêu mến tha thiết, niềm tự hào và một thái độ trân trọng,
gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên, đậm màu sắc văn hóa của nhà văn với dòng sông
quê hương.
(2) Vẻ đẹp của sông Hương được nhìn từ góc độ
văn hóa, lịch sử
A) Sông Hương gắn với lịch sử dân tộc
Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một
bản hùng ca ghi dấu những thế kỷ vinh quang từ thời vua Hùng (dòng sông mang
tên Linh Giang) trong dư địa chí của Nguyễn Trãi “dòng sông viễn châu đã chiến
đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam tổ quốc Đại Việt qua những thế kỷ trung
đại”, từng “soi bóng kinh thành Phú Xuân” của người anh hùng Nguyễn Huệ, nó
sống hết thế kỷ XIX với “máu của những cuộc khởi nghĩa” và nó chứng kiến thời
đại Cách mạng tháng Tám với bao chiến công rung chuyền qua hai cuộc kháng chiến.
B) Sông Hương với cuộc đời và thơ ca
–
Trong đời thường, sông Hương mang một vẻ đẹp
giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.
–
Sông Hương là dòng sông thi ca, là nguồn cảm
hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ
–
Sông Hương gắn với nền âm nhạc cổ điển Huế. Sông
Hương trở thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
– Bằng ngòi bút tài hoa cộng với sự rung cảm
mạnh mẽ, Hoàng Phủ NgọcTường nhớ tới Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên sông
này với “một phiến trăng sầu”. Và từ đó những bản đàn đã đi suốt cuộc đời Kiều
và ảnh hưởng tới tứ đại cảnh để diễn tả tiếng đàn của Thúy Kiều:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
VII.
Thuốc của Lỗ Tấn
1. Lỗ
Tấn
– Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân,
quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông
là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ
tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt
Nhược)
– Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề
để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: Từ nghề khai mỏ đến
hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân
đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang
đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm
huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
– Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được
thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: Phê phán những
căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say
trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
– Tác
phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt
tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào
thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới…, hơn chục
tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2.
Thuốc
2.1. Hoàn cảnh ra đời
Thuốc là một truyện ngắn đa nghĩa
như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày
25/4/1919, đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân
Thanh niên” số thang 5/1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) do
học sinh, sinh viên Bắc Kinh phát động, mở đầu cuộc vận động “cứu vong” - Cứu
đất nước Trung Hoa khỏi diệt vong.
2.2. Nội dung
Thuốc là hồi chuông cảnh báo
về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và
sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân: Làm cho
người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân.
2.3. Nghệ thuật
– Trong truyện ngắn Thuốc
từ cách đặt tên tác phẩm cho đến cách dẫn truyện đều toát lên đặc điểm văn
phong của Lỗ Tấn: Dung dị, trầm lắng nhưng rất sâu xa.
– Cô đọng
và súc tích Thuốc là một truyện ngắn
mang kích thước của một truyện dài.
– Hình
ảnh ngôn từ giàu tính biểu tượng
– Lời dẫn
chuyện nhẹ nhàng tự nhiên có sức hấp dẫn lôi cuốn
2.4. Ý
nghĩa văn bản
– Người
Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh
thần.
– Nhân
dân không nên "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt" và người cách mạng
thì không nên "bôn ba trong chốn quạnh hiu', mà phải bám sát quần chúng để
vận động, giác ngộ
3. Đọc thêm. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
Một đêm thu gần về sáng, trăng lặn rồi. Lão Hoa
Thuyên ngồi dậy, đánh diêm thắp đèn, cầm đèn lồng ra đi. Phía trước là ngã ba, Lão
Hoa Thuyên tìm một cửa hiệu, đứng dưới mái hiên, tựa lưng vào cửa. Lão giật
mình khi có người hỏi. Một người mặc áo đen, mắt sắc như hai lưỡi dao chọc
thủng vào lão làm lão co rúm lại, … Hắn đưa cho lão một chiếc bánh bao nhuốm
máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt. Hắn giật lấy gói bạc, nắn nắn
rồi quay đi… Lão Hoa Thuyên sẽ mang cái bánh ấy về nhà, chữa bệnh cho thằng con
ho lao của lão, và nếu nó khỏi bệnh, lão sẽ sung sướng biết bao!
Lão Hoa Thuyên về đến nhà thấy thằng Thuyên con lão
đang ngồi ăn cơm. Vào bếp, hai vợ chồng bàn bạc một hồi, bà Hoa đi ra một lát, đem
về một lá sen già, bọc bánh lại nướng. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán
trà. Thằng Thuyên cầm lấy vật đem thui, bẻ đôi ra ăn. Hai vợ chồng bà Hoa đứng
bên con. Ăn hết chiếc bánh thằng Thuyên lại ho, nằm xuống ngủ.
Quán trà đã đông khách. Cậu Năm Gù, người râu hoa
râm, bác cả Khang… Đám khách hỏi nhau về tên người bị chết chém. Anh ta là
người họ Hạ, con bà Tứ. “Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống, nằm trong tù
rồi còn dám rủ lão đề lao làm giặc”, “Cái thằng khốn nạn! Hắn điên thật rồi!”
…Tiết thanh minh năm sau, bà Hoa đi ra nghĩa địa
thăm mộ con. Một con đường nhỏ, bên trái là mộ những người chết chém hoặc chết
tù, bên phải là mộ những người nghèo. Một người đàn bà khác, mẹ Hạ Du, tóc bạc
già nửa, áo quần rách rưới, cứ đi ba bước lại dừng lại. Chợt thấy bà Hoa, xấu
hổ nhưng rồi cũng đánh liều đi tới trước nấm mộ bên trái con đường mòn. Hai bà
sửng sốt khi thấy một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh
trên nấm mộ khum khum của Hạ Du. Bước lại gần mộ con, bà kia nói: “Hoa không có
gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây?.. Thế này là thế nào?” Mẹ Hạ
Du khóc to.
Người đến thăm viếng mộ càng đông. Hai người đàn bà
uể oải thu dọn bát đĩa ra về. Một tiếng “Coa… ạ” rất to, hai bà giật mình quay
lại, thì thấy một con quạ xòe đôi cánh, bay thẳng về phía chân trời.
VIII. Số phận con người của Sô - Lô - Khốp
1. M. Sôlôkhốp
– A. Sô - Lô - Khốp (1905 - 1984) là nhà văn
Xô - Viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm
1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê - Nin, giải thưởng văn
học quốc gia).
– Cuộc đời và sự nghiệp của Sô - Lô - Khốp
gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ - Chế độ xã hội
chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người
dân Côdắc.
– Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao
động, Sô - Lô - Khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người
trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo
của Sô - Lô - Khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất
nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
– T^ác phẩm chính: Truyện sông Đông, Thảo nguyên xanh, Sông Đông êm đềm,
Số phận con người …
2. Số
phận con người
2.1. Hoàn
cảnh sáng tác
Số phận con người được viết năm 1957, mười hai năm sau khi Chiến
tranh thế giới lần thứ hai kết thúc.
2.2. Nội
dung
– Xô - Cô - Lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn
Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: Kiên cường, dũng cảm, giàu
lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
– Sô - Lô - Khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người - Tin
tưởng vào nghị lực phi thường của con người có thể vượt qua số phận.
2.3. Nghệ thuật
– Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả
và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức
miêu tả lịch sử mới: Lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số
phận cá nhân.
– Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết
tình tiết để khám phá chiều sâutính
cách nhân vật.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào
tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của
số phận.
3. Đọc thêm. Tóm tắt Số
phận con người
Chiến tranh bùng nổ, Xôcôlốp ra trận để lại quê nhà vợ và 3 con. Sau
một năm chiến đấu, hai lần anh bị thương nhẹ vào tay và chân. Tiếp đó, anh bị
bắt làm tù binh, bị đày đọa suốt 2 năm trời trong các trại tập trung của phát
xít Đức. Khi chạy thoát về phía Hồng quân, anh mới biết tin về vợ và 2 con gái
anh đã bị bom giặc giết hại. Anatôli, cậu con trai giỏi toán của anh nay đã trở
thành đại uý pháo binh Hồng quân. Hai cha con cùng tham dự chiến dịch công phá
Beclin, sào huyệt của Hitle. Đúng ngày 9/5/1945 ngày chiến thắng, một tên thiện
xạ Đức đã bắn lén giết chết Anatôli, niềm hy vọng cuối cùng của anh.
Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp được giải ngũ, nhưng anh không trở về
Vôrônegiơ quê hương nữa. Xôcôlốp tìm đến Uriupinxcơ. Anh xin được làm lái xe
chở hàng. Anh đã gặp bé Vania đầu tóc rối bù, áo quần rách bươm xơ mướp nhưng
cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm. Nó ăn ngay ở hiệu giải
khát, ai cho gì thì ăn nấy. Bạ đâu ngủ đó. Xôcôlốp xúc động quyết định: “Mình
sẽ nhận nó làm con nuôi!” Đưa Vania về nhà vợ chồng người bạn, Xôcôlốp tắm rửa;
cắt tóc, sắm áo quần cho bé. Nhìn nó ăn xúp bắp cải, vợ người bạn lấy tạp dề
che mặt khóc. Lần đầu tiên sau chiến tranh, Xôcôlốp được ngủ một giấc yên lành…
IX. Ông già và biển cả của E. Hê - Minh - Uê
1. E. Hê
- Minh - Uê
– O
- Nit Hê - Ming - Uê (1899 – 1961),
là nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây
và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ
nhà văn trên thế giới.
– Truyện
ngắn của Hê - Ming - Uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị
độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn
xuôi đơn giả và trung thực về con người". Tyác phẩm chính: Mặt trời
vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940) …
2. Ông già và biển cả
2.1. Hoàn cảnh ra đời
– Ông già và biển cả (The old man and the sea) được
xuất bản lần đầu trên tạp chí Đời sống (1952) Tác phẩm gây tiếng
vang lớn và hai năm sau Hê - Ming - Uê được trao giải Nô - Ben (1954)
– Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng
trôi": Dung lượng câu chữ ít nhưng "khoảng trống" được
tác giả tạo ra nhiều, chúng có vai trò lớn trong việc tăng các lớp
nghĩa cho văn bản
2.3. Nội dung
– Vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và
dũng cảm mà cả vẻ đẹp của “nhân vật” cá kiếm – kì phùng địch thủ
của ông.
– Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo
của Hê - Minh - Uê: Luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con
người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của chính mình để
luôn vươn tới đạt được mước mơ khát vọng. Hai hình tượng ông lão và
con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của
tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi “của Hê - Minh
- Uê.
2.3. Nghệ thuật
Nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hê - Minh
- Uê: Từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi
mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, khiến cho hai “nhân vật” chính mang
một ý nghĩa biểu tượng.
2.4. Ý nghĩa văn bản
Cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một
khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lí; "Con người có thể bị huỷ diệt
nhưng không thể bị đánh bại".
3. Đọc thêm. Tóm tắt tác phẩm
Lão chài Xanchiagô sống cô độc trong một túp lều trên bờ
biển ngoại ô thành phố LaHabana.84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi quẩy, đi đi về
về chẳng câu được một con cá nào.
Lần này ông lại ra khơi, đưa thuyền đến tận vùng Giếng
Lớn nơi có nhiều cá nhất. Buông câu từ sáng sớm mãi đến non trưa phao câu mới
động đậy. Cá mắc câu kéo chiếc thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ
trưa tới chiều, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách
nát ứa máu. Không một mẩu bánh bỏ vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút,
mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có
thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu! “Sáng ngày thứ 3 cá đuối dần, lão
chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá
nặng độ 6,7 tấn dài hơn thuyền khoảng 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập đuổi
theo chiếc thuyền, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài dùng mái chèo
quật tới tấp vào đàn cá dữ trong đêm tối.
Lão chài về tới bến, con cá kiếm chỉ còn lại bộ xương. Lão
nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, bé Manôlin chạy
sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông.
C.
ĐỌC – HIỂU KỊCH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
1. Lưu Quang Vũ: (1948– 1988)
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng
góp đặc sắc nhất. Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một
trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Hồn Trương Ba, da
hàng thịt
2.1. Hoàn cảnh sáng
tác
– Hồn Trương Ba, da
hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất của Lưu
Quang Vũ. Vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới lần đầu ra mắt
công chúng. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vỡ
kịch ngắn hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí
nhân văn sâu sắc.
– Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở
kịch.
2.2. Nội dung
– Bi kịch của con người khi bị áp đặt vào nghịch
cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự
nhiên khiên tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự
lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
– Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong
cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, bảo vệ quyền được sống trọn
vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần cùng
khát vọng hoàn thiện nhân cách.
2.3. Nghệ thuật
– Sáng tạo lại cốt truyện dân gian.
– Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
– Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát
triển tình huống truyện,..
2.4. Ý nghĩa văn bản
Một trong những điều quý giá nhất của mỗi con người là được sống là mình, sống
trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa
khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
3. Đọc thêm. Tóm tắt kịch Hồ Trương Ba, da hàng thịt
Nam Tào, Bắc Đẩu ngồi làm công việc điểm tên nhưng người phải chết trong
một ngày: Đế Thích, vua cờ trên Thiên đình đến tỏ ý muốn xuống hạ giới tìm
người cao cờ đánh cho vui. Vì vội đi dự tiệc ở dinh Thái thượng Lão Quân, Nam
Tào vội gạch bừa một người có tên là Trương Ba.
Trương Ba (vốn là một người rất cao cờ) đang chăm vườn và trò chuyện cùng
vợ, cháu gái, con trai, con dâu thì Trương Hoạt đến chơi cờ. Lúc Trương Hoạt
lâm vào thế bí, Trương Ba rung đùi phán: Thế cờ này hoạ có Đế Thích mới gỡ nổi.
Đế Thích nghe có người nhắc tên mình liền xuất hiện, giúp Trương Hoạt gỡ thế cờ.
Đế Thích đưa cho Trương Ba mấy nén hương và dặn cách sử đụng khi cần gặp mình. Sau
đó, Trương Ba đột ngột qua đời.
Nam Tào, Bắc Đẩu và Đế Thích đang trò chuyện thì vợ Trương Ba lên (bà vô
tinh thắp ba nén hương của Đế Thích). Khi biết chuyện Nam Tào gạch ẩu tên chồng,
vợ Trương Ba đòi trả mạng sống cho chồng mình. Đế Thích khuyên Bắc Đầu, Nam Tào
“sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới chết để
sống lại.
Xác anh hàng thịt đã nằm trong qua tài bỗng đội nắp quan tài lên, - Đòi về
nhà Trương Ba, không chịu ở lại nhà hàng thịt.... Mọi người lúc đầu ngớ ngàng, sau
đó đành chấp nhận để anh hàng thịt về theo vợ Trương Ba vì sự thật trong thể
xác anh hàng thịt đúng là có hồn của Trương Ba. Mọi rắc rối do Hồn Trương Ba
phải mượn xác thịt bắt đầu xảy ra. Lí trưởng nhân cơ hội sách nhiễu khiến con
trai Trương Ba hối lộ mới được lí trưởng cho phép: Trương Ba phải lên nhà hàng
thịt đến nửa đêm mới được về nhà mình.
Đêm đã khuya, hồn Trương Ba giúp chị hàng thịt mổ lợn, pha thịt xong, chuẩn
bi về thì vợ hàng thịt mới cơn rượu và định giữ lại. Hồn Trương Ba bi thể xác
xui khiến, lúc đầu định xuôi theo nhưng rỗi vượt qua phút lưỡng lự, gỡ tay chị
ta, trở về nhà.
Trương Hoạt sang phê phán Trương Ba đã bắt đầu đổi tính: Uống rượu, thích
ăn ngon, nước cờ đi cũng khác. Lí trưởng lại đến gây khó dễ. Con trai Trương Ba
hư hỏng, chi nghĩ đến tiền và trục lợi. Vợ Trương Ba buồn khổ định bỏ đi. Cháu
gái không nhận ông nội. Con dâu xót xa vì bố chông không còn như xưa. Bản thân
Trương Ba cũng bất lực với chính mình.
Một cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt diễn ra, trong đó, xác
hàng thịt khẳng định sức mạnh và thế lấn tới của hắn đối với hồn Trương Ba. Hồn
Trương Ba đốt một nén hương gọi Đế Thích xuống giải thoát chò mình. Cùng lúc, cu
Tị, con một người hàng xóm, bạn thân cháu nội Trương Ba ốm nặng, sắp chết, Đế
Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ
chối, xin cho cu Tị được sống đồng thời trả xác cho nhà hàng thịt và chấp nhận
cái chết.
Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn, trò chuyện với vợ cu Tị
và bé Gái ăn na và gieo hạt “cho nó mọc thành cây mới”.
D. ĐỌC – HIỂU VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN ĐẠI VIỆT
NAM
I.
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
1.
Hồ Chí Minh (xem Kiến thức lịch sử văn học Việt Nam)
1.
Tuyên ngôn độc lập
2.1.
Hoàn cảnh sáng tác
– Tuyên ngôn Độc
lập được viết ngày 26/8/1945 tại căn nhà số 48
phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
– Trên thế giới, phe Đồng minh vừa thắng
phát xít. Ở Việt Nam nhân cơ hội Nhật hàng Đồng minh, Việt Minh đã lãnh đạo
nhân dân ta tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Nhưng chính quyền non trẻ bị đe
doạ bởi dã tâm xâm lược của các thế lực đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mĩ và hai
mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch.
– Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập để cảnh cáo, ngăn chặn âm mưu xâm lược của các
nước đế quốc; tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập; kêu gọi khích lệ tinh
thần chiến đấu của nhân dân ta.
2.2.
Nội dung
– Tuyên
ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và
thế giới về việc chấm dứt chđ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ
nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.
– Tác phẩm vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của
thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và
các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước thương dân và khát
vọng độc lập tự do cháy bỏng của tg và toàn dân tộc.
2.3.
Nghệ thuật
– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng
chứng xác thực giàu sức thuyết phục;
– Ngôn ngữ chính xác gợi cảm;
– Giọng văn linh hoạt, …
2.4.
Ý nghĩa văn bản
– Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch
sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập
của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
– Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng
dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
– Là một áng văn chính luận mẫu mực.
II.
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc của
PhaMJ Văn Đồng
1.
Phạm Văn Đồng
Phạm Văn Đồng (1906 - 2000), nhà cách mạng
xuất sắc, nhà văn hoá lớn, nhà lí luận Việt Nam uyên bác của nước ta thế kỉ XX.
2.
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
2.1.
Hoàn cảnh ra đời:
Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7 - 1963,
nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của nhà thơ Đồ Chiểu (3 - 7 - 1888), giữa lúc cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mĩ cứu nước của nhân dân ta, nhất là đồng bào Nam Bộ
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, in trong Tạp
chí Văn học, tháng 7/1963.
2.2.
Nội dung:
Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ
và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, nhân dân, Phạm Văn Đồng
đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn
cảnh đất nước lúc bấy giờ và thời đại hiện nay. Đồng thời tg hết lòng ca ngợi Nguyễn
Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân cho
nước, một ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc Việt Nam.
2.3.
Nghệ thuật
– Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai
bám sát vấn đề trung tâm.
– Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết
hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức "đòn bẩy".
– Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc
văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh.
– Giọng điệu linh hoạt, biến hoá: Khi hào
sảng, lúc xót xa,..
2.4.
Ý nghĩa văn bản
Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và
văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: Cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một
minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng
như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét