KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA TẠI TỈNH KON TUM
PGS.TS. Mai Quang Vinh[1]
GS.TS. Trần An Phong[2]
I. Thực trạng cơ cấu cây trồng của tỉnh Kon Tum
Tỉnh Kon Tum có gần 17.627 ha đất lúa, trong đó lúa 2 vụ có 8.917 ha, tưới tiêu chủ động, đất lúa 1 vụ 10 ngàn ha, trong đó có tới 2.000 - 3.000 ha năng suất thấp 1 - 2 tấn/ha do thiếu nước vào mùa khô, hệ số sử dụng đất mới đạt 1,25 lần, năng suất lúa toàn tỉnh 29,18 tạ/ha (2006) chỉ bằng 61,7% bình quân cả nước, là một tỉnh nghèo nhất của Tây Nguyên, tỷ lệ nghèo đói còn rất cao 40 - 60%.
Với độ cao trung bình 500 – 800 m, Kon Tum có lợi thế thời tiết với chế độ bức xạ nắng vào loại cao nhất cả nước, bình quân 2200 – 2500 giờ (trung bình 6 – 7h nắng/ngày), chế độ nhiệt tương đối ổn định trong năm, nhiệt độ ban ngày không quá 32 – 35 0C, ban đêm 18 – 220C, độ ẩm 75 – 85%, thuận lợi trồng quanh năm nhiều loại cây trồng ưa nhiệt và ưa lạnh đạt năng suất và chất lượng cao. Tuy nhiên với chế độ khí hậu khắc nghiệt chia 2 mùa rõ rệt trong năm, giải quyết khoa học vấn đề nước tưới, xây dựng các hệ thống canh tác ổn định trong điều kiện khô hạn thường xuyên 6 – 8 tháng/năm là vấn đề cấp thiết để có thể nâng cao hệ số và hiệu quả sử dụng đất của vùng.
Song song với các cây công nghiệp đang trở thành vùng sản xuất hàng hóa như cao su, cà phê, điều, tiêu... Hệ thống cơ cấu cây trồng hàng năm còn lạc hậu, tính hàng hóa chưa cao, canh tác theo lối tự nhiên, chất lượng – giá trị nông sản thấp, thu nhập thấp bình quân 8 – 14 triệu đ/ha, tính ổn định, tính bền vững của các phương thức canh tác không cao.
Kon Tum hiện có nhiều cây trồng tiến bộ song song với hệ thống cây trồng theo canh tác cũ, kém bền vững. Hệ thống dịch vụ thu mua, chế biến, bảo quản nông sản còn chưa hoàn thiện. Nông sản hàng hóa vẫn sản xuất theo lối tự nhiên, chất lượng phụ thuộc nhiều vào thời tiết, hàng năm sản lượng bị hư hao, giảm giá trị do thời tiết mưa, ẩm ướt làm giảm thu nhập của nông dân. Rất cần đầu tư KHCN để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Một điều rất đáng lo ngại, diện tích đất trồng sắn tăng đột biến trong 5 năm gần đây, từ 15,6 ngàn ha (2001) lên gấp đôi 32 ngàn ha (2006), sẽ gây nên xói mòn thoái hoá đất. .. Đọc chi tiết bài báo khoa học: Bài báo khoa học về chuyển đổi trồng lúa ở Kontum
Nhận xét
Đăng nhận xét