Những ý kiến của giáo sư lân dũng về giáo dục và đào tạo
Không
biết bao lần tôi được nghe ông nói. Không biết bao bài báo đã phỏng vấn
ông. Ông được mệnh danh là người có “nghề” trả lời phỏng vấn đặc biệt
là hỏi gì đáp nấy. Không phải tất cả những điều ông nói tôi đều thích
nhưng phải thừa nhận rằng những điều
ông nói bao giờ cũng hấp dẫn và nó luôn ẩn chứa một thông điệp nào đó
liên quan đến những vấn đề “nóng” của xã hội.
Sách
giáo khoa là linh hồn của bài giảng. Vâng, vấn đề sách giáo khoa (SGK)
hiện nay phải nói là không ổn một chút nào. Tôi đi nước nào tôi cũng mua
SGK phổ thông, hiện nay tôi có chừng 70 cuốn SGK sinh học của các nước
và tôi giật mình thấy SGK của nước mình không giống với SGK của bất cứ
nước nào. SGK Việt Nam dạy cái gì? Xin thưa, dạy tất cả các môn của Đại
học Sư Phạm: Thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao, động vật không xương,
động vật có xương, giải phẫu người, giải phẫu động vật, sinh lý người,
sinh lý động vật, sinh thái học, vi sinh học, tiến hóa, di truyền…
Trong
khi đó một nước phát triển như nước Pháp, trong chương trình giáo dục
học sinh phổ thông không dạy chương trình biologie, từ lớp 1 đến lớp 12
nhưng họ có môn “la sienne de la vie”, “sienne de la terre” (khoa học về
sự sống, khoa học về trái đất). Như vậy thay vì họ học về dương xỉ, mộc
bá, quyết… cấu tạo dây thần kinh của thằn lằn, dây thần kinh thỏ… như
chúng ta thì họ dạy những khái niệm rất chung như thần kinh từ vi khuẩn
đến người, dinh dưỡng từ vi khuẩn đến người… còn những thứ mình dậy là
vấn đề của những nhà nghiên cứu, của trình độ đại học. Mô hình thứ hai
là mô hình giáo dục của Nepal, một nước rất nghèo, nghèo hơn cả Việt
Nam, nhưng giáo dục của họ tuyệt vời. Tôi mua 2 cuốn sách giáo khoa lớp
11 và lớp 12 mỗi cuốn 700 trang. Với số lượng trang như vậy chắc học
sinh của họ không cần phải học thêm gì nữa. Tại sao họ có thể dạy sinh
học cho lớp 11,12 với những cuốn sách 700 trang? Câu trả lời cực đơn
giản, nhưng tôi nói không ai nghe!
Đó
là coi lớp 9 và lớp 10 là xong phổ thông. Thế hệ của tôi cũng vậy. Hai
năm lớp 11 và 12 họ chia 4 phân ban: Một là quản trị kinh doanh, hai là
khoa học xã hội và nhân văn, ba là toán lý, bốn là hóa sinh. Và mỗi một
chuyên ban lại học 4 môn. Chỉ có ban hóa sinh mới học sinh học, còn 3
ban kia chỉ cần kiến thức sinh học ở bậc phổ thông là đủ. Như vậy mới có
cuốn sách giáo khoa 700 trang dành cho lớp 11 và 12. Lớp 11,12 gần như
bước đệm, dự bị đại học. Hơn nữa, không có nước nào có một bộ sách giáo
khoa duy nhất như nước ta. Khi ở trong quốc hội, tôi đấu tranh chuyện
này mà không thành công là bởi vì họ nghĩ một bộ SGK còn chưa ra gì
huống hồ nhiều bộ. Nhưng, chính là một bộ mới chưa ra gì vì không có
cạnh tranh, còn ở các nước thì rất nhiều bộ SGK. Cũng như không có nước
nào có một loại thuốc đánh răng, và đương nhiên không phải ai cũng làm
được thuốc đánh răng vì nó phải có tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cho nên phải
có một chương trình chuẩn, phải dùng được lâu dài, nhiều năm chứ không
phải như hiện nay. Thế nhưng, kiến nghị của tôi cũng không ai nghe!
Xây
dựng một chương trình chuẩn đâu có khó. Tôi không đồng ý với cách Nhà
nước chuẩn bị đến 2015 mới bắt đầu đổi mới toàn diện chương trình giáo
dục, làm thử vài năm rồi mới viết sách giáo khoa, rồi lại thử nghiệm vài
năm nữa… đến lúc đó chắc thế hệ chúng tôi đã hai năm mươi rồi. Tôi cũng
không hiểu tại sao không giao việc này cho các Hiệp hội chuyên ngành để
chỉ cần trong một năm có thể hoàn thành Bộ Chương trình Giáo dục phổ
thông trước khi đưa ra thảo luận rộng rãi, sau đó có thể thông qua tại
một Hội đồng đủ quyền lực cấp Nhà nước. Hội sinh học chúng tôi sẵn sàng
chỉ với điều kiện cho chúng tôi xin những chương trình dạy học của một
số nước. Việc đó cực dễ hỏi Đại sứ quán nào người ta cũng có thể cho
ngay. Để cho các hội chuyên ngành tham gia viết SGK là điều nên làm, và
họ sẽ mời những người dạy lâu năm cùng tham gia. Như vậy SGK phải là
chuyện của các nhà khoa học hay nhóm các nhà khoa học, của các thày giáo
hay nhóm thày giáo… khi đã có một chương trình chuẩn rồi. Và cuốn nào
hay thì người ta dùng. Chỉ tập chung làm một việc đó thôi cũng đủ tạo ra
một bứt phá rõ rệt trong sự nghiệp chấn hưng giáo dục. Một câu chuyện
rất đơn giản đó nhưng… Tôi nói cũng không ai nghe, không ai làm!
Học
sinh của chúng ta đâu có kém, bằng chứng là đã có lần tôi ngạc nhiên và
vô cùng phấn khởi khi dự một buổi lễ trao phần thưởng ở một trường Dược
khá nổi tiếng ở bang California khi những em học sinh lên lĩnh phần
thưởng đa phần là người Việt. Như vậy người Việt Nam không kém nhưng
chương trình học của người Việt không tốt, SGK không tốt mà ở bậc đại
học lại càng không tốt. Các trường Đại học lại mở ra quá nhiều mà không
có SGK. Hiện nay nước ta có khoảng 400 trường Đại học cao đẳng, dự kiến
đến năm 2020 có đến 600 trường, tôi nghĩ rằng nếu như thày không đủ
trình độ để giải quyết những vấn đề của xã hội thì mở ra nhiều trường
như vậy để làm gì. Ví dụ như ngành môi trường chẳng hạn. Giải quyết các
vấn đề về rác thải, nước thải, ô nhiễm… đến thày các em còn chả làm được
huống hồ sinh viên mới ra trường.
Môi
trường chỉ là một ví dụ thôi, các ngành khác cũng vậy, phải có các thày
là các nhà khoa học giỏi mới có thể đào tạo ra các chuyên gia, còn nếu
các thày còn chưa đủ điều kiện để giải quyết các vấn đề của ngành đó thì
có đào tạo ra một loạt cử nhân cũng chả giải quyết được gì. Chi bằng ta
nên mở nhiều trường đào tạo về ngoại ngữ, vì thích học đại học là
nguyện vọng chính đáng của mọi người, và thậm chí cả nước được đào tạo
về ngoại ngữ cũng chả sao. Tôi quen một người bạn là người đầu tiên làm
ra cái bẫy dính chuột, tôi hỏi anh lấy đâu ra công thức? Anh bảo, trên
mạng internet đầy. Bây giờ cái gì đã qua thời kỳ bảo hộ tác quyền người
ta đều công bố hết. Như vậy, chỉ cần biết ngoại ngữ có thể trở thành nhà
kinh doanh. Thà thế còn hơn đào tạo những chuyên ngành mà cả thày và
trò đều không đủ trình độ để giải quyết các vấn đề xã hội. Dẫn đến việc
rất nhiều sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm, thuốc lá, bán chè
chén vỉa hè... Đấy là chuyện đau lòng... Thêm tại đây
Nhận xét
Đăng nhận xét