luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, nhan khoa, nghien cuu, dac diem, lam sang, va dieu tri, gay san hoc, mat co ton thuong, co truc duoi,nghien cuu sinh,tran ke to
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ GÃY SÀN HỐC MẮT CÓ TỔN THƯƠNG CƠ TRỰC DƯỚI
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG NÂNG ĐỠ VÀ BẢO VỆ NHÃN CẦU
1.1.1. Giải phẫu xương hốc mắt
Xương hốc mắt và khối mô mềm bên trong có chức năng nâng đỡ, bảo vệ và tăng cường tối đa các hoạt động chức năng của nhãn cầu. Hốc mắt có cấu tạo dạng hình tháp 4 mặt với độ cao trung bình là 32,78 ± 1,58 mm ở nam và 32,5 ± 1,95 mm ở nữ, chiều rộng 41,89 ± 2,11 ở nam và 46,5 ± 1,96 ở nữ, độ sâu từ bờ hốc mắt đến đỉnh trung bình 46-50mm, thể tích hốc mắt trung bình là 30cm3 [7].
Bốn mặt của tháp bao gồm thành dưới hay còn gọi là sàn hốc mắt, thành trong, thành ngoài và thành trên còn gọi là trần hốc mắt (hình 1.1).
Phần trước và phần sau của hốc mắt khá chắc chắn nhờ thành xương dầy của bờ hốc mắt ở phía trước và xương bướm ở phía sau nên thường khó bị gãy khi có chấn thương. Phần giữa của hốc mắt được cấu tạo từ những xương tương đối mỏng nên dễ bị gãy vỡ sau chấn thương, đặc biệt là thành dưới và thành trong [8].
Sàn hốc mắt cấu tạo từ 3 xương là xương hàm, xương khẩu cái và xương gò má. Sàn có hình tam giác với đáy là bờ dưới xương hốc mắt, đỉnh của tam giác nằm ở đỉnh hốc mắt. Phía trước và phần ngoài của sàn hốc mắt được tạo nên bởi xương hàm trên và xương gò má dày hơn nhiều so với phần xương phía sau đoạn gần đỉnh hốc mắt do đầu trên của xương khẩu cái. Sàn hốc mắt bị xuyên qua bởi rãnh dưới hốc bắt đầu từ khe dưới hốc đến giữa sàn thị chuyển thành kênh dưới hố chứa thần kinh và bó mạch dưới ổ mắt và mở ra trước bằng lỗ dưới hố nằm cách bờ dưới xương hốc mắt 4mm.
Diện tích sàn trung bình là 5,21 ± 0,39cm2[123], nơi mỏng nhất của sàn có bề dày 0,5mm, nằm ở phần giữa rãnh dưới hốc, là nơi dễ bị tổn thương nhất khi có chấn thương gây vỡ hốc mắt [33,37,46,74,136]. Sàn hốc mắt tiếp cận với xoang hàm rỗng to bên dưới nên khi có chấn thương sẽ dễ bị vỡ gây thoát vị mô hốc mắt, đôi khi cả nhãn cầu [85] vào xoang hàm và làm gia tăng thể tích xương hốc mắt so với bình thường góp phần làm cho nhãn cầu bị lõm sâu vào trong [86], [131].
Thành trong được cấu tạo từ 4 xương liên kết nhau là xương hàm, xương lệ, xương bướm và xương sàng (hình 1.2). Tấm hốc mắt của xương sàng rất mỏng khoảng 0,2mm còn được gọi là xương giấy nên rất dễ bị gãy vỡ khi có sự gia tăng áp suất trong hốc mắt khi chấn thương. Thành trong từ trước ra sau có tương quan với thành bên của mũi, hốc khí sàng và xoang bướm. Phần trước là hố túi lệ, tạo nên bởi xương lệ và mỏm trán xương hàm trên chứa hệ thống lệ đạo (hình 1.2). Thành trong mặc dù mỏng hơn sàn hốc mắt nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gãy thành trong thường thấp hơn gãy sàn sau chấn thương [18], [126]. Điều này được giải thích qua cấu trúc dạng tổ ong của các hốc khí sàng trở thành tấm đệm khí bảo vệ thành trong khi có chấn thương.
Trần hốc mắt là phần liên tục ra phía sau của bờ trên hố mắt, có thể xem như một phần của xương sọ ngăn cách tổ chức bên trong hốc mắt với hố sọ trước. Trần được cấu thành chủ yếu bởi xương trán ở phía trước và xương bướm ở phía sau nên có tương quan với xoang trán, xoang sàng và màng não thùy trán. Trần có hai chỗ hõm: Hõm phía ngoài nằm sau mấu gò má xương trán dành cho tuyến lệ chính và hõm phía trong gần mối nối trán lệ cách bờ hốc mắt 4mm dành cho ròng rọc cơ chéo lớn. Dưới tác dụng của trọng lực, trần hốc mắt khi bị gãy có thể làm thoát vị thùy trán đẩy nhãn cầu lồi ra trước [11], [39], [141].
Thành ngoài hốc mắt gồm xương gò má ở phía trước và cánh lớn xương bướm ở phía sau, thành này ngăn cách hốc mắt với hố thái dương và hố sọ giữa. Xương gò má có vai trò như một cột trụ giúp bảo vệ hốc mắt nhờ khả năng chịu được lực chấn thương lớn. Điều này giải thích cho tỷ lệ gãy thành ngoài thường thấp và thường chỉ gặp khi có chấn thương mạnh.
Khe trên hốc mắt nằm ở phần sau gần đỉnh hốc mắt giữa thành ngoài và sàn hốc mắt cho phần lớn các dây thần kinh chi phối vận động, cảm giác cho nhãn cầu và phần phụ đi qua. Khe này được tạo nên bởi khoảng hở giữa cánh lớn và cánh nhỏ xương bướm khá dầy nên ít khi bị gãy sau chấn thương.
1.1.2. Giải phẫu hệ thống mô liên kết trong hốc mắt
Mô liên kết hốc mắt bao gồm bao Tenon, mô mỡ, hệ thống vách ngăn và các dây xơ liên tục với bao cơ vận nhãn. Khung mô liên kết tỏa rộng khắp hốc mắt có tác dụng nâng đỡ các cấu trúc bên trong hốc mắt và gia tăng tối đa hoạt động chức năng của nhãn cầu, đặc biệt liên quan đến vận nhãn [90]. Giới hạn vận nhãn có thể xảy ra sau chấn thương do các cơ vận nhãn bị xé rách khi có lực giằng kéo của khung mô liên kết trong hốc mắt. Trong gãy sàn hốc mắt, một phần cơ vận nhãn có thể bị xé rách và xơ dính vào mô hốc mắt lân cận gây ảnh hưởng đến sự chuyển động của nhãn cầu.
- Bao Tenon là màng mô liên kết gồm có hai phần trước và sau. Bao Tenon trước đi từ cạnh rìa kết giác mạc đến bao cơ và màng gian cơ ở xích đạo nhãn cầu. Bao Tenon trước tiếp xúc với bao cơ và màng gian cơ ở phía trong và tiếp xúc với kết mạc ở phía ngoài. Bao Tenon sau lót mặt sau của nhãn cầu xung quanh thị thần kinh tạo thành đáy của khối mỡ nội chóp [138].
- Hệ thống dây xơ treo giữ nhãn cầu bao gồm màng gian cơ giúp liên kết các bao cơ với nhau và các vòng xơ liên kết bao cơ với màng xương hốc mắt tại vị trí xích đạo nhãn cầu [134], [135] (hình 1.3). Các vòng xơ này giúp treo nhãn cầu giữa hốc mắt và tạo ra tác dụng như những ròng rọc cho các cơ vận nhãn. Bao cơ trực dưới cho những sợi xơ đi ra trước dính với bao cơ chéo ở bên dưới hình thành dây chằng Lockwood [114], [137]. Bao cơ trực trong và cơ trực ngoài có nhiều mô sợi xơ dính với màng xương hốc mắt tạo thành dây chằng kiềm hãm vận nhãn qua lại của nhãn cầu ở góc trong và góc ngoài. Chỗ dính giữa các bao cơ nhất là giữa các cơ chéo và các cơ trực lân cận sẽ giúp tìm lại cơ khi bị đứt sau chấn thương hoặc khi phẫu thuật. Việc bóc tách chỗ dính giữa bao cơ trực và bao cơ chéo lân cận khi phẫu thuật lùi rút cơ trực sẽ giúp tránh được ảnh hưởng đến chức năng của cơ chéo nằm kề bên [88], [169].
- Mạc bao mí (capsulopalpebral fascia) Là những sợi xơ xuất phát từ bao cơ trực dưới và màng gian cơ ở xích đạo nhãn cầu chạy ra trước dính với bao cơ chéo dưới. Từ đây các sợi xơ chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất đi xuống dính màng xương hốc mắt hình thành vách ngăn hốc mắt dưới, nhóm thứ hai đi thẳng ra trước xuyên qua cơ vòng mí dính vào da hình thành nếp mi dưới và nhóm thứ ba đi lên sát với kết mạc sụn mí để dính vào dưới sụn mí tạo thành mạc bao mí (hình 1.4). Do đó, các phẫu thuật can thiệp vào cơ trực dưới có thể gây kéo căng hoặc chùng dãn mạc bao mí dẫn đến biến chứng mở rộng hoặc thu hẹp khe mi. Phẫu thuật lót sàn hốc mắt qua đường kết mạc nếu không bảo tồn mạc bao mí sẽ dễ gây biến chứng lật mi, xệ mí hoặc nâng cao mi dưới gây hẹp khe mí [111], [114], [137].
- Mỡ hốc mắt là cấu trúc chiếm phần lớn thể tích trong hốc mắt, bao gồm hai khối mỡ nội và ngoại chóp. Khối mỡ nội chóp được bao xung quanh bởi bao Tenon sau, mặt nhãn cầu của bao cơ và màng gian cơ. Khối mỡ ngoại chóp được bao bọc bởi mang gian cơ, bao cơ, vách ngăn hốc mắt và màng xương hốc mắt. Do đó, khi có chấn thương gãy thành hốc mắt, khối mỡ ngoại chớp sẽ toát ra gây nên sự sụt giảm thể tích mô mềm quanh nhãn cầu đưa đến biểu hiện mắt thụt. Đồng thời, có thể gây co kéo làm tổn thương bao cơ cùng các sợi cơ vận nhãn nằm lân cận gây ra hạn chế vận nhãn và song thị.
1.1.3. Giải phẫu các cơ vận nhãn:
Các cơ vận nhãn giúp nhãn cầu di chuyển linh hoạt bao gồm cơ trực trên, cơ trực dưới, cơ trực trong, cơ trực ngoài, cơ chéo trên và cơ chéo dưới.
Trong đó, 4 cơ trực xuất phát từ vòng Zinn ở đỉnh hốc mắt, cơ chéo trên xuất phát ngay phía trên trong vòng Zinn và cơ chéo dưới xuất phát từ xương hàm trên ngay sau góc trong của bờ dưới hốc mắt nằm phía ngoài hố lệ [46].
Các cơ trực bám vào củng mạc theo đường xoắn trôn ốc. Cơ trực trong bám cách rìa 5,5mm, cơ trực dưới bám cách rìa 6,5mm, cơ trực ngoài bám cách rìa 6,9mm và cuối cùng là trực trên bám cách rìa 7,7mm (hình 1.5). Cơ chéo trên và cơ chéo dưới lần lượt bám vào một phần tư trên ngoài và một phần tư dưới ngoài ngay sau xích đạo của nhãn cầu. Chỗ bám của cơ chéo chia làm hai phần, một phần ba trước của chỗ bám phụ trách động tác xoay nhãn cầu, hai phần ba sau phụ trách việc đưa nhãn cầu lên trên, xuống dưới và ra ngoài [46]. Ở vị trí nguyên phát khi mắt nhìn thẳng, trục nhãn cầu song song với thành trong hốc mắt và hợp với trục của hốc mắt một góc khoảng 230. Cơ trực trên và cơ trực dưới có trục hoạt động gần như trùng với trục của hốc mắt.
Cơ chéo trên và cơ chéo dưới có trục hoạt động gần như vuông góc với trục của hốc mắt. Do đó, khi mắt ở vị trí nhìn ra ngoài 230, trục nhãn cầu trùng với trục của cơ trực trên và cơ trực dưới, nên hai cơ này sẽ có tác dụng đưa mắt lên xuống tối đa, hai cơ chéo không còn tác dụng này do trục cơ vuông góc với trục nhãn cầu. Khi mắt nhìn vào trong, trục nhãn cầu sẽ trùng với trục của hai cơ chéo và vuông góc với trục của hai cơ trực, nên các cơ chéo sẽ có tác dụng đưa mắt lên xuống tối đa, trong khi hai cơ trực không còn tác dụng này. Các đặc điểm này được ứng dụng để đánh giá chức năng hoạt động của từng cơ khi khám lâm sàng [46]. Cơ vận nhãn có chuyển hóa cao hơn các cơ khác trong cơ thể [46].
Dermer năm 2000 [43] nhận thấy thay vì đúc nhập thành từng bó phân cách bởi mô liên kết đậm đặc như những cơ bám xương, cơ vận nhãn có những sợi cơ nhỏ liên kết với nhau lỏng lẻo nên dễ bóc tách rời ra. Với cấu trúc đặc biệt chứa nhiều sợi đàn hồi và mỗi sợi cơ mắt có một sợi thần kinh, nên các cơ vận nhãn cử động rất mềm mại và tinh tế. Ngoài ra cơ vận nhãn còn khác biệt với các cơ khác trong cơ thể do cấu tạo gồm hai nhóm sợi cơ (hình 1.6). Nhóm phía nhãn cầu nằm ở phía bề mặt nhãn cầu với nhiều men tiêu đường cho phép thực hiện chuyển hóa yếm khí. Nhóm sợi cơ này có cấu trúc sợi trục to tương tự như sợi cơ của các cơ bám xương, phụ trách chức năng vận nhãn thật nhanh khi có xung thần kinh. Nhóm phía hốc mắt nằm ở mặt hốc mắt với cấu trúc rất nhiều ti lạp thể cho phép chuyển hóa hiếu khí. Cấu trúc của nhóm cơ ở nữa ngoài với rất nhiều sợi trục nhỏ khác biệt với các cơ ở nơi khác của cơ thể, nên giúp vận nhãn chậm, tinh tế và chính xác như phản xạ nhìn dõi theo vật di chuyển [43], [99], [100], [114]. Thần kinh chi phối các cơ vận nhãn bao gồm dây III, IV, VI [46].
Dây thần kinh III khi qua đỉnh hốc mắt đi trong chóp cơ và chia làm hai nhánh. Nhánh trên chi phối cho cơ nâng mi và cơ trực trên. Nhánh dưới chi phối cơ trực trong, trực dưới và cơ chéo dưới. Cơ chéo trên do dây thần kinh IV chi phối. Cơ trực ngoài được chi phối bởi dây thần kinh VI. Các cơ trực nhận các sợi thần kinh chi phối ở mặt trong của chóp cơ ngay vị trí một phần ba giữa và một phần ba sau của mỗi cơ. Các sợi thần kinh chi phối cho cơ chéo dưới và các sợi phó giao cảm phụ trách co đồng tử đi cạnh nhau nên liệt cơ chéo dưới do chấn thương thần kinh thường đi kèm với dãn đồng tử [66]. Cơ chéo trên nhận các nhánh của thần kinh số IV từ mặt hốc mắt của cơ bên ngoài chóp cơ [44].
Cơ ngoại nhãn thuộc nhóm cơ trong cơ thể có mức độ hoạt động chuyển hóa rất cao [75]. Mỗi cơ trực được nuôi bởi 2 nhánh mi trước xuất phát từ động mạch mắt, nhánh của động mạch cảnh trong, ngoại trừ cơ trực ngoài chỉ có 1 nhánh. Cơ chéo trên, cơ chéo dưới cũng được nuôi dưỡng b? I các nhánh động mạch cơ xuất phát từ động mạch mắt. Nhánh động mạch lệ nuôi dưỡng thêm cho cơ trực ngoài. Động mạch dưới hố thuộc hệ động mạch cảnh ngoài thì cung cấp máu cho cơ chéo dưới, cơ trực dưới, mỡ hốc mắt và tạo ra vùng thông nối quan trọng ở đây giữa hai hệ động mạch cảnh [75]. Các động mạch mi trước đi ở mặt trong chóp cơ rồi xuyên ra mặt ngoài cơ thông nối với mạch máu kết mạc vùng rìa và xuyên qua củng mạc ngay trước chỗ bám cơ để thông nối với cung động mạch mống mắt lớn cùng nuôi dưỡng bán phần trước của mắt. Do đó phẫu thuật cùng lúc nhiều cơ trực, nhất là cơ trực trên và dưới sẽ có nguy cơ gây thiếu máu bán phần trước.
------------------------------------------------------------
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu hệ thống nâng đỡ nhãn cầu
1.1.1. Giải phẫu xương hốc mắt
1.1.2. Giải phẫu hệ thống mô liên kết trong hốc mắt
1.1.3. Giải phẫu các cơ vận nhãn
1.2. Cơ chế gãy sàn hốc mắt
1.2.1. Cơ chế tăng áp lực thuỷ tĩnh
1.2.2. Cơ chế truyền lực chấn thương theo thành xương
1.2.3. Cơ chế gãy sàn do sự va chạm trực tiếp của nhãn cầu
1.3. Cơ chế tổn thương cơ trực dưới trong gãy sàn hốc mắt
1.3.1. Tổn thương rách cơ trực dưới
1.3.2. Tổn thương đứt cơ trực dưới
1.3.3. Kẹt cơ trực dưới vào lỗ gãy sàn hốc mắt
1.3.4. Tổn thương xơ dính bao cơ trực dưới
1.4. Biểu hiện lâm sàng khi có gãy sàn hốc mắt
1.4.1. Dấu hiệu lâm sàng
1.4.2. Các nghiệm pháp đánh giá vận nhãn
1.4.3. Phương tiện chẩn đoán trong gãy sàn hốc mắt
1.5. Điều trị gãy sàn hốc mắt
1.5.1. Chỉ định phẫu thuật lót sàn hốc mắt
1.5.2. Các đường rạch phẫu thuật để tiếp cận lỗ gãy sàn
1.5.3. Vật liệu sử dụng tái tạo sàn hốc mắt
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về gãy sàn hốc mắt
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Dân số chọn mẫu
2.1.4. Tiêu chuẩn chọn bệnh
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
2.2.4. Quy trình nghiên cứu
2.3. Phương tiện nghiên cứu
2.3.1. Phương tiện khám lâm sàng
2.3.2. Phương tiện phẫu thuật
2.4. Thu thập số liệu
2.4.1. Đặc điểm dịch tễ
2.4.2. Đặc diểm lỗ gãy
2.4.3. Đặc điểm tổn thương cơ trực dưới
2.4.4. Kết quả điều trị
2.4.5. Biến chứng phẫu thuật
2.5. Xử lý số liệu
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng
3.1.3. Đặc điểm lỗ gãy sàn hốc mắt
3.2. Đặc điểm về hình thái tổn thương cơ trực dưới
3.2.1. Tỷ lệ các hình thái tổn thương cơ trực dưới
3.2.2. Mối liên quan giữa các hình tổn thương cơ trực dưới với yếu tố dịch tễ đặc điểm lỗ gãy và đặc điểm lâm sàng
3.3. Kết quả điều trị
3.3.1. Kết quả điều trị mắt thụt
3.3.2. Kết quả điều trị mắt thấp
3.3.3. Kết quả điều trị song thị
3.3.4. Kết quả điều trị lé đứng
3.3.5. Kết quả điều trị hạn chế vận nhãn xuống
3.3.6. Kết quả điều trị hạn chế vận nhãn lên
3.3.7. Kết quả điều trị theo từng hình thái tổn thương cơ trực dưới
3.3.8. Biến chứng phẫu thuật
3.3.9. Kết quả điều trị chung
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
4.1.1. Bàn luận về đặc điểm về dịch tể
4.1.2. Bàn luận về đặc điểm về lâm sàng
4.1.3. Bàn luận về đặc điểm lỗ gãy sàn hốc mắt
4.2. Bàn luận về đặc điểm các hình thái tổn thương cơ trực dưới
4.2.1. Bàn luận về tỷ lệ các hình thái tổn thương cơ trực dưới
4.2.2. Bàn luận về tương quan giữa hình thái tổn thương cơ trực dưới với đặc điểm dịch tễ, lỗ gãy và lâm sàng
4.2.3. Bàn luận về hướng chẩn đoán tổn thương cơ trước mổ
4.3. Bàn luận kết quả điều trị
4.3.1. Bàn luận về kết quả điều trị mắt thụt
4.3.2. Bàn luận về kết quả điều trị mắt thấp
4.3.3. Bàn luận về kết quả điều trị song thị
4.3.4. Bàn luận về kết quả điều trị lé đứng
4.3.5. Bàn luận về kết quả điều trị hạn chế vận nhãn xuống
4.3.6. Bàn luận về kết quả điều trị hạn chế vận nhãn lên
4.3.7. Bàn luận về kết quả điều trị theo từng hình thái tổn thương cơ trực dưới
4.3.8. Bàn luận về biến chứng phẫu thuật
4.3.9. Bàn luận về kết quả điều trị chung
4.4. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
4.5. Các thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Tưởng Văn Cường, Trần Kế Tổ, Lê Minh Thông (2010). “ Đánh giá mối tương quan giữa vận nhãn và mức độ kẹt cơ vận nhãn trên Ct-scan trong gãy bung thành hốc mắt”. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 1, trang 20-5.
2. Trần Đình Lập, Dương Anh Quân, Võ Lâm Phước (2006). “Đánh giá bước đầu về phương pháp sử dụng chất liệu silicone trong phẫu thuật vỡ sàn hốc mắt”. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, 6, trang 29-37.
3. Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Quốc Anh, và cộng sự (2010). “Nhận xét ban đầu về phẫu thuật điều trị vỡ sàn hốc mắt”. Y học thực hành, 8(730), trang 48-50.
4. Lê Minh Thông, Trần Kế Tổ, Nguyễn Phạm Trung Hiếu, Đinh Trung Nghĩa (2007). “Tạo hình gãy sàn hốc mắt với chế phẩm san hô trong nước, trang công trình so sánh qua 62 trường hợp”. Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 11, phụ bản của số 1, trang 210-6.
5. Trần Kế Tổ, Lê Minh Thông (2009). “Đánh giá hiệu quả hồi phục vận nhãn ban đầu của phẫu thuật lót sàn đơn thuần trong điều trị gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới”. Y học thực hành, 11 (687), trang 23-7. 6. Trần Kế Tổ, Lê Minh Thông (2009). “Hiệu quả hồi phục vận nhãn ban đầu của phẫu thuật phục hồi cơ và lót sàn trong điều trị gãy sàn hốc mắt có tổn thương cơ trực dưới”. Y học thực hành 11(687), trang 11-3.
7. Trịnh Xuân Trang, Trần Kế Tổ, Lê Minh Thông, Lai Hữu Phước (2009). “Khảo sát tương quan giữa độ rộng lỗ gãy với mức độ thụt và hạ nhãn cầu sau chấn thương gãy thành hốc mắt”. Y học thực hành,7(668), trang 207.
TIẾNG ANH
8. Adamo A.K., Pollick S.A., Lauer S.A., Sterman H.R. (1995). “Zygomatico-orbital fractures, pp.historical perspective and current surgical management”. J Craniomaxillofac Trauma, 1(2), pp.26-31.
9. Amerally PJ, Ormiston IW, Avery C. (2007). “Partial avulsion of the inferior rectus, pp.an unusual cause of diplopia after blunt orbital trauma”. Br J Oral Maxillofac Surg. 45(3), pp.240-1.
10. Appling W.D., Patrinely J.R., Salzer T.A. (1993). "Transconjunctival approach vs subciliary skin-muscle flap approach for orbital fracture repair". Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 119(9), pp.1000-7.
11. Austin L. Jones, Kenneth E. Jones. (2009). “Orbital roof "blow-in" fractures, pp.A case report and review”. Radiology Case, Dec, 3(12), pp.25-30.
12. Bandyopadhyay, Sapru. (2004). “Management of an Isolated Orbital Blow-out Fracture”. MJAFI, 60, pp.392-4. 13. Banerjee A, Moore CC, Tse R, Matic D. (2007). “Rounding of the inferior rectus muscle as an indication of orbital floor fracture with periorbital disruption”. J Otolaryngol. Jun, 36(3), pp.175-80.
14. Batchvarova Z., Athmani B. (2005), pp.“The antral balloon catheter, a simple, fast and inexpensive method for reconstruction of the orbital floor fracture”. Plast Reconstr Surg, 116 (7), pp.2048-9.
15. Ben Simon Guy J. et al (2009). “Early verus late repair of orbital blowout fractures”. Ophthalmic Surgery, Lasers & Imaging, 40 (2), pp.141-8.
16. Ben Simon Guy J., Ahmad M. Syed, Seongmu Lee (2006). “Strabismus after deep lateral wall orbital decompression in thyroid-related orbitopathy patients using automated hess screen”. Ophthalmology, 113 (6), pp.1050-5.
17. Bergamin O., David S.Z., Roberts D.C. (2001). “Three-dimensional hess screen test with binocular dual search coils in a three-field magnetic system”. IOVS, 42(3), pp.660-7.
18. Berkowitz R.A., Putterman A.M., Patel D.B. (1981). "Prolapse of the globe into the maxillary sinus after orbital floor fracture", Am J Ophthalmol, 91(2), pp.253-7.
19. Biesman B.S., Hornblass A., Lisman R., Kazlas M. (1996). ”Diplopia after surgical repair of orbital floor fractures”, Ophthalmic Plastic Recontruct. Surgery, 12(1), pp.9-16. 20. Bite U. et al (1985). ”Orbital volume measurements in enophthalmos using three dimensional CT imaging”. Plast Reconstr Surg, Apr,76(4), pp.502-8.
21. Brady SM, McMann MA, et al (2001). “The diagnosis and management of orbital blowout fractures, pp. update 2001”. Am J Emerg Med. Mar;19(2), pp.147-54.
22. Buchel P., Rahal A., Seto I., Iizuka T. (2005). “Reconstruction of orbital floor fracture with polyglactin 910 and polydioxanon patch (Ethisorb), pp.a retrospective study”. J Oral Maxillofac Surg, 63(5), pp.646-50.
23. Burke JP, Keech RV. (1995). “Effectiveness of inferior transposition of the horizontal rectus muscles for acquired inferior rectus paresis”. J Pediatr Ophthalmol Strabismus. 32(3), pp.172-7.
24. Burke MJ, Delforte M, DeRespinis P. (2001). “Medial rectus laceration”. JPOS, Mar-Apr,38(2), pp.98-102.
25. Burnstine M.A. (2002). “Clinical recommendations for repair of isolated orbital floor fractures”. Ophthalmology, Jul,109(7), pp.1207-23.
26. Carroll SC, Ng SG (2010). “Outcomes of orbital blowout fracture surgery in children and adolescents”. Br J Ophthalmol. Jun;94(6), pp.736-9.
27. Cha MB, Min MB, Choi SH. (1997). “Analysis of ocular motility disturbance remained after open reduction in orbital wall fracture”. J Korean Ophthalmol Soc. 38, pp.1878-85. 28. Chen CT, Chen YR. (2010). “Update on orbital reconstruction”. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. Aug;18(4), pp.311-6.
29. Cheung D, Brown L, Sampath R. (2004). “Localized inferior orbital fibrosis associated with porcine dermal collagen xenograft orbital floor implant”. Ophthal Plast Reconstr Surg. May; 20(3), pp.257-9.
30. Chi MJ, Ku M, Shin KH, Baek S. (2010). “An analysis of 733 surgically treated blowout fractures”. Ophthalmologica. Sep,224(3), pp.167-76.
31. Clark RA, JM Miller and JL Demer (1997). “Location and stability of rectus muscle pulleys. Muscle paths as a function of gaze.” Investigative Ophthalmology & Visual Science, 38(1), pp.227-40.
32. Clark RA, JM. Miller and JL. Demer (1997). “Three-dimensional location of human rectus pulleys by path inflections in secondary gaze positions.”. Investigative Ophthalmology and Visual Science. Nov,41(12), pp.3787-97.
33. Claudio Rinna C.U. (2005). “Orbital floor restoration”. The journal of craniofacial surgery, 16(6), pp.968-72.
34. Clauser L.G., Pagliaro F, Tieghi R,. (2008).”Posttraumatic enophthalmos, pp. etiology, principles of reconstruction, and correction.” J. Craniofacial Surgery, 19(2), pp.351-9.
35. Cole HG, Smith B. (1963). “Eye muscle imbalance complicating orbital floor fractures”. Am J Ophthalmol; 55, pp. 930-935. 36. Cope M.R., Moos K.F., Speculand B. (1999), pp.“Does diplopia persist after blow-out fractures of the orbital floor in children?”, Bristish journal of oral& maxilo, Feb,37(1), pp.46-51.
37. Criden MR, Ellis FJ. (2007). “Linear nondisplaced orbital fractures with muscle entrapment”. J AAPOS. Apr,11(2), pp.142-7.
38. Cunningham L.L., Peterson G.P., Haug R.H. (2005). “The relationship between enophthalmos, linear displacement, and volume change in experimentally recreated orbital fractures”. J Oral Maxillofac Surg, 63(8), pp.1169-73.
39. Curtin HD, Wolfe P, Schramm V. (1982). “Orbital roof blow-out fractures”. Am J Neuroradiol ; Nov,139, pp.969-72.
40. De Man K, Wijngaarde R, Hes J, de Jong PT. (1991). “Influence of age on the management of blow-out fractures of the orbital floor”. Int J Oral Maxillofac Surg, Dec,20(6), pp.330-6
41. Demer J.L. (2001). “Strabismus Secondary to Blowout Fracture”. American Orthoptic Journal, 51, pp.39-46.
42. Demer JL, Miller JM, Poukens V, Vinters HV and Glasgow BJ (1995). “Evidence for fibromuscular pulleys of the recti extraocular muscles.”. Investigative Ophthalmology & Visual Science, May,36(6), pp.1125-36.
43. Demer J.L., Oh SY, Poukens V. (2000). “Evidence for active control of rectus extraocular muscle pulleys”. Invest Ophthalmol Vis Sci; May,41(6), pp.1280-90. 44. Demer JL, Poukens V, JM Miller and P Micevych (1997). “Innervation of extraocular pulley smooth muscle in monkeys and humans.” Investigative Ophthalmology & Visual Science, Aug,38(9), pp.1774-85.
45. Demer J.L., Reika Kono, Weldon Wright (2003). “Magnetic Resonance Imaging of Human Extraocular Muscles in Convergence”. J Neurophysiol, Apr 89(1), pp. 2072-2085.
46. Dutton JJ (1994). Atlas of clinical and surgical orbital anatomy. Philadelphia, pp. WB Saunders.
47. Edward W. Chang (2005). “Orbital floor fracture management”. Facial plastic surgery, 21(3), pp.207.
48. Egbert JE, May K, Kersten RC, Kulwin DR. (2000). “Pediatric orbital floor fracture, direct extraocular muscle involvement”. Ophthalmology. Oct;107(10), pp.1876-9.
49. Elsas T., Anda S. (1990), pp."Orbital CT in the management of blow-out fractures of the orbital floor". Acta Ophthalmol, 68(6), pp.710-4.
50. Emery J.M., von Noorden G.K., Schlerwitzauer D.A. (1971), pp."Orbital floor fractures, long-term follow-up of cases with and without surgical repair", Trans Am Acad Ophthalmol Otolaryngol, Jul-Aug,75(4), pp.802-12.
51. Farwell D.G., Strong E.B. (2006). “Endoscopic repair of orbital floor fractures”. Facial Plast Surg Clin North Am, 14(1), pp.11-6. 52. Folkestad L, Granstrom G. (2003). “A prospective study of orbital fracture sequelae after change of surgical routines”. J Oral Maxillofac Surg. Sep,61(9), pp.1038-44.
53. Freund M, Hhnel S, Sartor K. (2002). “The value of magnetic resonance imaging in the diagnosis of orbital floor fractures”. Eur Radiol. May;12(5), pp.1127-33.
54. Fujino R., Makins K. (1980), pp."Entrapment mechanism and ocular injury in orbital blow-out fractures”, Plast Reconstruct Surg, 65(5), pp.571-6.
55. Furuta M, Yago K, Iida T. (2006). “Correlation between ocular motility and evaluation of computed tomography in orbital blowout fracture”. Am J Ophthalmol., Dec,142(6), pp.1019-25.
56. Gerbino G, Roccia F, Bianchi FA, Zavattero E. (2010). “Surgical management of orbital trapdoor fracture in a pediatric population.”. J Oral Maxillofac Surg. Jun; 68(6), pp.1310-6.
57. Gilbard S.M., Mafee M.F., Lagouros P.A., Langer B.G. (1985). "Orbital blowout fractures, The prognostic significance of computed tomography", Ophthalmology, 92(11), 1523-8.
58. Glassman R.D., Manson P.N., Vanderkolk C.A., et al (1990), pp.“Rigid fixation of internal orbital fractures”, Plast Reconstr Surg, 86(6), pp.1103-9. 59. Gosau M, Schuneich M, Draenert FG, Ettl T, Driemel O, Reichert TE. (2010). "Retrospective analysis of orbital floor fractures-complications, outcome, and review of literature.”. Clin Oral Investig, Feb 18.
60. Grant M.P., Iliff N.T., Manson P.N. (1997). “Strategies for the treatment of enophthalmos”. Clin Plastic Surg, Jun,24(3), pp.539-50.
61. Green R.P., Peters D.R., Shore J.W., et al (1990 ), pp.“Force necessary to fracture the orbital floor”, Ophthalmic Plast Reconstr Surg, 6(3), pp.211-7.
62. Greenwald HS, Keeney AH, Shannon GM. (1974). “A review of 128 patients with orbital fractures”. Am J Ophthalmo. 78(4), pp.655-64.
63. Halton MP & Watkins LM. (2001). Orbital fractures, pp. A review of current literature. Ophthalmic Plastic and reconstructive surgery, 17, 173-179.
64. Harris G.J. (2006). “Orbital blowout fracture, surgical timing and technique”. Eye, 20, pp.1207-12.
65. Hawes M.J. & Dortzbach R.K. (1983). “Surgery on orbital foor fractures, pp.influence of time of repair and fracture size”. Ophthalmology; Sep,90(9), pp.1066-70.
66. Hirohiko K., Zako M., Iwaki M. (2005). “Incarceration of the inferior oblique muscle branch of the oculomotor nerve in two cases of orbital floor trapdoor fracture”. Jpn J Ophthalmol; May-Jun,49(3), pp.246-52. 67. Hiroyuki K., Sadao T. (2000). “An Investigation of Preoperative Hess Chart in Blowout Fractures with Extraocular Muscle Entrapment”. Journal of the Japan Society of Cranio-Maxillo-Facial Surgery; 16(3), pp.18-25.
68. Hong S, Lee SJ, Lee HK, Seong GJ, Han SH. (2008). “Surgical management for large hypertropia and exotropia after disinsertion of inferior rectus muscle”. Ophthalmic Surg Lasers Imaging. Nov-Dec;39(6), pp.505-7.
69. Hong-Ryul Jin et al. (2007). “Residual diplopia after repair of pure orbital blowout fracture, pp. The importance of extraocular muscle injury”. Am J Rhinol 21 (3), pp. 276-80.
70. Hosal B.M., Beatty R.L. (2002). “Diplopia and enophthalmos after surgical repair of blowout fracture”. Orbit, Mar,21(1), pp.27-33.
71. Huerva V, Mateo AJ, Espinet R. (2008). “Isolated medial rectus muscle rupture after a traffic accident”. Strabismus, Jan-Mar;16(1), pp.33-7.
72. Hwang JU, Lim HT. (2005). “Acquired simulated brown syndrome following surgical repair of medial orbital wall fracture”. Korean J Ophthalmol. Mar;19(1), pp.80-3.
73. Hwang K, Hwang JH. (2009). “Do we have to dissect infraorbital nerve from periorbita in orbital floor fracture?” J Craniofac Surg. Jul; 20(4), pp.1260-2. 74. Hwang K, You SH, Sohn IA. (2009). “Analysis of orbital bone fractures, pp.a 12-year study of 391 patients.”. J Craniofac Surg. Jul; 20(4), pp.1218-23.
75. Iliff N., Manson P.N., Katz J., Rever L.; Yaremchuk M. (1999). “Mechanisms of extraocular muscle injury in orbital fractures”. Plastic & Reconstructive Surgery, Mar103(3), pp.787-799.
76. Jae Hwan Kwon, Jung Hwan Moon et al (2005). “The differences of blowout fracture of the inferior orbital wall between children and adults”. Arch otolaryngol head surg, Aug,131(8), pp.723-7.
77. Jordan D.R., Allen L.H., et al (1998). “Intervention within days for some orbital floor fractures, pp.the white-eyed blowout”. Ophthalmol Plast Reconstr Surg. Nov,14(6), pp.379-90.
78. Jordan D.R., Gilberg S., Mawn L. (2003). “The bioceramic orbital implant, pp.Experience with 107 implants”. Ophthalmic Plast Reconstr Surg, 19 (2), pp.128-35.
79. Jordan D.R., St. Onge P., Anderson R.L., et al (1992), pp."Complications associated with alloplastic implants used in orbital fracture repair", Ophthalmology, Oct,99(10), pp.1600-8.
80. Jung Hyuk Hwang, Mi Seon Kwak. (2003). “Residual diplopia and enophthalmos after reconstruction of orbital wall fracture”. J Korean Ophthalmol Soc, 44(9), pp.1959-65. 81. Katyanne D.G., Anderson G.T.P., Joao P.S.F. (2005). “Traumatic tear of the inferior rectus muscle treated with inferior oblique anterior transposition”. Int Ophthalmol. Oct,26(4), pp.185-9.
82. Katsuhisa Ikeda, Hideaki Suzuki. (1999). “Endoscopic endonasal repair of orbital floor fracture”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 125, pp.59-63.
83. Kersten R.C.. Kulwin D.R. (1989), pp.“Selective approach to surgery for delayed enophthalmos”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, May,115(5), pp.634-5.
84. Khang Nguyen (2005). “Elderly man with orbital blow-out fractures after a motor vehicle accident”. Resident & Staff Physician, July, 51(7), pp.22-5.
85. Kim S, Baek S. (2005). “Traumatic dislocation of the globe into the maxillary sinus associated with extraocular muscle injury”. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. Dec,243(12), pp.1280-3.
86. Kim YI, Won IG. (1993). “The Clinical findings in 24 cases of orbital blow-out fracture”. J Korean Ophthalmol Soc; 34, pp.1-6.
87. Koide R., Ueda T., Takano K., et al. (2003), pp."Surgical outcome of blowout fracture, early repair without implants and the usefulness of balloon treatment”, Jpn J Ophthalmol, Jun-Aug,47(4), pp.392-7.
88. Kono Reika, Vadims Poukens and JL. Demer (2002). “Quantitative Analysis of the Structure of the Human Extraocular Muscle Pulley System”. Investigative Ophthalmology and Visual Science. 43, pp.2923-32.
89. Koornneef L. (1982), pp."Current concepts on the management of orbital blowout fractures”, Ann Plast Surg, Sep,9(3), pp.185-200.
90. Koornneef L. (1977), pp.“New Insights in the Human Orbital Connective Tissue”. Arch Ophthalmol.,95(7), pp.1269-73.
91. Kwon J.H., Moon J.H., Kwon M.S., Cho J.H. (2005). “The differences of blowout fracture of the inferior orbital wall between children and adults”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, Aug,131(8), pp.723-7.
92. Kyung-Chul Yoon, Man-Seong Seo, Yeoung-Geol Park. (2003). “Orbital trapdoor fracture in children”. J Korean Med Sci; 18, pp.881-5.
93. Lang W. (1989). “Traumatic enophthalmos with retention of perfect acuity of vision”. Trans Ophthalmol Soc UK, 9, pp.41-5.
94. Lerman S. (1970). “Blowout fracture of the orbit, pp.diagnosis and treatment”. Br.J. Ophthalmol. Feb,54(2), pp.90-8.
95. Lily Koo, Mark P.H., Peter A.D., Rubin. (2006). When is enophthalmos significant. Ophthalmic plastic &reconstuctve surgery, 22(4), pp.274-7.
96. Lin IC, Liao SL, Lin LL (2007). “Porous polyethylene implants in orbital floor reconstruction”. J Formos Med Assoc. 106(1), pp.51-7.
97. Lisman RD, Smith BC, Rodgers R. (1987). “Volkmann’s ischemic contractures and blowout fractures”. Adv Ophthalmic Plast Reconstr Surg. 7, pp.117-31. 98. Lo A.K., Jackson I.T., Ross J.H., Dickson C.D. (1992). “Severe orbital floor fractures, repair with a titanium implant”. Eur J Plast Surg, 15(1), pp. 35-40.
99. Ludwig IH, Brown MS. (2002). “Flap tear of rectus muscles, pp.an underlying cause of strabismus after orbital trauma”. Ophthal Plast Reconstr Surg. Nov;18(6), pp.443-9.
100. Ludwig IH, Brown MS. (2001). “Strabismus due to flap tear of a rectus muscle”. Trans Am Ophthalmol Soc. 99, pp.53-62.
101. Lyon DB, Newman SA. (1989). “Evidence of direct damage to extraocular muscles as a cause of diplopia following orbital trauma”. Ophthal Plast Reconstr Surg. 5(2), pp.81-91.
102. Maha M.S., Hesham A. Hashem and Hanan.M.R Shokier (2010). “Use of demineralized bone sheets in reconstruction of orbital floor trap door fracture”. Journal of Applied Sciences Research, 6(6), pp. 653-8.
103. Manson P.N., Clifford C.M., Su C.T., et al (1986). “Mechanisms of global support and posttraumatic enophthalmos, pp. The anatomy of the ligament sling and its relation to intramuscular cone orbital fat”. Plast Reconstr Surg. Feb,77(2), pp.193-202.
104. Manson P.N., Grivas A., Rosrnbaum A., et al. (1986), pp.“Studies on enophthalmos II, The measurement of orbital injuries and their treatment by quantitative computed tomography”, Plast Reconstr Surg, Feb,77(2), pp.203-14. 105. Manson P.N., Markowitz B., Mirvis S., et al. (1990), pp."Toward CT-based facial fracture treatment”, Plast Reconstr Surg, Feb,85(2), pp.202-12.
106. Mark S. Brown, M., Willy Ky, M. & Richard D. Lisman, M. (1999). “Concomitant Ocular Injuries With Orbital Fractures”. The Journal of craniomaxilofacial trauma, 5(1), pp.41-46.
107. Mathison C.C., Moore C.E. (2009). “Review Of Management Of Orbital Floor Fractures”. The Internet Journal of Otorhinolaryngology, 9(2), pp.15-28
108. Mauriello JA Jr.(1990). “Inferior rectus muscle entrapped by Teflon implant after orbital floor fracture repair”. Ophthal Plast Reconstr Surg. 6(3), pp.218-20.
109. Metz H.S., Scott W.E., Madson E., Scott A.B. (1974), pp."Saccadic velocity and active force studies in blow-out fractures of the orbit", Am J Ophthalmol, Oct,78(4), pp. 665-70.
110. Meyer C., Groos N., Sabatier H., Wilk A. (1998). “Long-term outcome of surgically treated orbital floor fractures, pp.A propos of a series of 242 patients, pp.. Rev Stomatol Chir Maxillofac. 99(3), pp.149-154.
111. Mi Jung Chi, Myun Ku, Kwang Hun Shin, Sehyun Baek. (2010). “An Analysis of 733 Surgically Treated Blowout Fractures”. Ophthalmologica, 224(3), pp.167-75. 112. Migliori ME., Gladstone GJ. (1984). “Determination of the normal range of exophthalmometric values for black and white adults”. Am J Ophthalmol,Oct, 15, 98(4), pp. 438-42.
113. Milauskas A.T. & Fueger G.F. (1996). " Serous ocular complications associated with blow-out fractures of the orbit". Am.J. Ophthalmol., Oct,64(2), pp.670-2.
114. Miller Joel M. , Joseph L. Demer, et al. (2003). “Extraocular connective tissue architecture.” Journal of Vision. 3(3), pp.240-251
115. Mullins J.B., Holds J.B., Branham G.H., et al. (1997), pp.“Complications of the transconjunctival approach, A review of 400 cases”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, Apr,123(4), pp.385-8.
116. Mwanza J-C.K, Ngoy D.K. & Kayembe D.L. (2001). “Reconstruction of orbital floor blowout fractures with silicon implants”. Bull. Soc. Beige Ophthalmology, 280, pp.57-61.
117. Nam Su-Bong, Bae Yong-Chan, et al. (2006). “Analysis of the Postoperative Outcome in 405 Cases of Orbital Fracture Using 2 Synthetic Orbital Implants”. Annals of Plastic Surgery, Mar,56(3), pp.263-7.
118. Nathanson A, Matthis SP, Tengvar M. (1992). “Diagnosis and treatment of fractures of the orbital floor, pp.A ten-year retrospective study”. Acta Otolaryngol Surg. 492, pp.28-32. 119. Nishiike S., Nagai M., et al (2005). “Endoscopic transantral orbital floor repair with antral bone grafts”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 131(10), pp.911-5.
120. Ng SG, Madill SA, et al (2001). “Medpor porous polyethylene implants in orbital blowout fracture repair”. Eye; Oct,15(5), 578-82.
121. Okinaka Y, Hara J, Takahashi M. (1999). “Orbital blowout fracture with persistent mobility deficit due to fibrosis of the inferior rectus muscle and perimuscular tissue”. Ann Otol Rhinol Laryngol. Dec,108(12), pp.1174-6.
122. Olivier Lieger, Robin Richards, Mingjun Liu, et al (2010). “Computer-Assisted Design and Manufacture of Implants in the Late Reconstruction of Extensive Orbital Fractures”. Arch Facial Plast Surg May-Jun,12(3), pp.186-191.
123. Oliver Ploder, Martin Voracek, Manfred Tschabitscher, Arnulf Baumann (2001). “A computer-based method for calculation of orbital floor fractures from coronal computed tomography scans”. J Oral Maxillofac Surg, 59(12), pp.1437-1442.
124. Oztuck, Serdar, et al (2005). “Long-term outcomes of ultra-thin porous polyethylene implants used for reconstruction of orbital floor defects”. The journal of craniofacial surgery, 16 (6), pp.973-7.
125. Ozyazgan I., Eskitascioglu T., Baykan H., Coruh A. (2006). “Repair of traumatic orbital wall defects using conchal cartilage”. Plast Reconstr Surg. 117(4), pp.1269-76. 126. Paludetti G., Almadori G. (2003). “Midfacial fractures, our experience”. Acta Otorhinolaryngol Ital, Aug,23(4), pp.265-73.
127. Parks M. Sli. (1999). “Entrapped, disinserted or severed, and lost muscles” Clinical Strabismus Management. WB Saunders, Philadelphia PA, 529-38.
128. Passcal Buchel, Akram Rahal et al (2005). “Reconstruction of orbital floor fracture with polyglactin 910/ polydioxanon patch (Ethisorb), pp.A retrospective study”. J oral maxillofac Surg, May,63(5), pp.646-50.
129. Paysse EA, Saunders RA, Coats DK. (2000). “Surgical management of strabismus after rupture of the inferior rectus muscle”. J AAPOS; 4(3), pp.164-71.
130. Pfeiffer R. (1943). "Traumatic enophthalmos", Arch Ophthalmol., 30, pp.718-23.
131. Ploder Oliver C.K., Werner Backfrieder (2002). "2D-and 3D-based measurements of orbital floor fractures from CT-scans", Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, Jun,30(3), pp.153-9.
132. Porter JD, V Poukens, RS Baker and JL Demer (1996). “Structure-function correlations in the human medial rectus extraocular muscle pulleys”. Investigative Ophthalmology & Visual Science, Feb,37(2), pp.468-72.
133. Putterman AM, Steven T, Urist MJ. (1974). “Non-surgical management of blow-out fractures of the orbital floor”. Am J Ophthalmol;77, pp.232-9. 134. Quaia Christian and Lance M. Optican (1998). “Commutative Saccadic Generator Is Sufficient to Control a 3-D Ocular Plant With Pulleys”. The Journal of Neurophysiology, 79 (6), pp.3197-215.
135. Raphan Theodore (1998). “Modeling Control of Eye Orientation in Three Dimensions. I. Role of Muscle Pulleys in Determining Saccadic Trajectory”. The Journal of Neurophysiology, 79(5), pp.2653-67.
136. Rhee J.S., Kilde J., Yoganadan N., Pintar F. (2002). “Orbital blowout fractures, pp.experimental evidence for the pure hydraulic theory”. Arch Facial Plast Surg. 4(2), pp.98-101.
137. Ridgway EB, Chen C, Colakoglu S, Gautam S, Lee BT. (2009). “The incidence of lower eyelid malposition after facial fracture repair, pp.a retrospective study and meta-analysis comparing subtarsal, subciliary, and transconjunctival incisions.” Plast Reconstr Surg. Nov;124(5), pp.1578-86.
138. Robert C. Kersten (2003), pp."Orbital Surgery", Duane’s Clinical Ophthalmology, Li. ppincott Williams and Wilkins, USA, 5(86), pp.1-4.
139. Rohei Koide et al (2003). “Surgical outcome of blowout fracture, pp.Early repair without implants and the usefulness of balloon treatment”. Jpn J Ophthalmol., Jul-Aug,47(4), pp.392-7.
140. Romano JJ, Iliff NT, Manson PN. (1993). “Use of Medpor porous polyethylene implants in 140 patients with facial fractures”. J Craniofac Surg. Jul;4(3), pp.142-7. 141. Rothman M.I., Simon E.M. (1998). “Superior Blowout Fracture of the Orbit, pp.the Blowup Fracture”. Am J Neuroradiol, Sep,19, pp.1448-9.
142. Rubin P.A.D., Rumelt S. (1999), pp."Functional indication for enopthalmos", Ophthal Plast Reconstruct Surg, Jul,15(4), pp.284-92.
143. Rubin P.A.a., Shore J.W. (1994). “Orbital reconstruction using porous polyethylene sheets”. Ophthalmology, 101(10), pp.1697-708.
144. Salgarelli AC, Bellini P, Landini B, Multinu A, Consolo U. (2010). “A comparative study of different approaches in the treatment of orbital trauma, pp.an experience based on 274 cases.”. Oral Maxillofac Surg. Mar,14(1), pp.23-7.
145. Samantha M.M, David H.S., Jayant M.P. (2007). “Delayed maxillary sinusitis after orbital ?oor repair”. Otolaryngology-Head and Neck Surgery, Mar,136(3), pp.508-9.
146. Samson Lee, Nicole Maronian, et al (2005). “Porous High-Density Polyethylene for Orbital Reconstruction”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg., May,131(5), pp.446-50.
147. Sang Hun Lee, Helen Lew, Yong Soo Yun. (2005). “Ocular motility disturbances in orbital wall fracture patients”. Yonsei Medical Journal, 46(3), pp.359-67.
148. Sargent L.A., Fulks K.D. (1991). “Reconstruction of internal orbital fractures with vitallium mesh”. Plast Reconstr Surg., Jul,88(1), pp.31-8. 149. Saunders C.J., Whetzel T.P., Stokes R.B., et al. (1997), pp.“Transantral endoscopic orbital floor exploration, A cadaver and clinical study”, Plast Reconstruct Surg, Sep,100(3), pp.576-81.
150. Scott K. McClatchey (2003). “Ophthalmic Care of the Combat Casualty”. Textbooks of Military Medicine, Borden Institute, (21), pp.385-93.
151. Seiff SR, Good WV. (1996). “Hypertropia and the posterior blowout fracture, pp. Mechanism and management”. Ophthalmology, Jan,103(1), pp.152-6.
152. Shetty T.T, Sami A.S, Clark D.R., Bearn M.A. (1995). “Posterior medial wall blow out fracture”. British Journal of Ophthalmology; Apr,79(4), pp.390-4.
153. Sires BS, Stanley RB, Jr., Levine LM. (1998). “Oculocardiac reflex caused by orbital floor trapdoor fracture, pp. an indication for urgent repair”. Arch Ophthalmol 116 (7), pp.955-6.
154. Sloan B, McNab AA. (1998). “Inferior rectus rupture following blowout fracture”. Aust N Z J Ophthalmol., 26(2), pp.171-3.
155. Smith B., Regan W.F. (1957), pp."Blow-out fracture of the orbit", Am J Ophthalmol, 44, pp.733-9.
156. Smith B., Simonton J., Lisman R.D., Dellarocca R. (1984), "Volkmann's contracture of the extraocular muscles following blow-out fracture", Plast Reconstr Surg, Aug,74(2), pp.200-16. 157. Soparkar CN, Wong JF, Patrinely JR, Appling D. (2000). “Epidermal and fibroblast growth factors enhance fibrovascular integration of porous polyethylene implants”. Ophthal Plast Reconstr Surg. Sep;16(5), pp.337-40.
158. Strong E.B., Diaz R.C. (2004). “Endoscopic approach to orbital blowout fracture repair”. Otolaryngol Head Neck Surg., Nov,131(5), pp.683-95.
159. Tse R, Allen L, Matic D. (2007). ”The white-eyed medial blowout fracture”. Plast Reconstr Surg., Jan;119(1), pp.277-86.
160. Van-Eeckhoutte L, et al (1998). “A protocol for extraocular muscle surgery after orbital floor fracture” Binocul Vis Strabismus Q., 13(1), pp.29-36.
161. Villarreal PM, Monje F, et al (2002). “Porous polyethylene implants in orbital floor reconstruction.”. Plast Reconstr Surg.Mar,109(3), pp.877-85.
162. VonNoorden G.K., Hansell R. (1991). “Clinical characteristics and treatment of isolated inferior rectus paralysis”. Ophthalmology, Feb,98(2), pp.253-7.
163. Wachler BS, Holds JB. (1998). “The missing muscle syndrome in blowout fractures, pp.an indication for urgent surgery”. Ophthal Plast Reconstr Surg., Jan,14(1), pp.17-8.
164. Wang Ning-Chia, Ma Lih et al (2010). “Orbital Blow-out Fractures in Children, pp. Characterization and Surgical Outcome”. Chang Gung Med J, 33, pp.313-20. 165. Westfall C.T., Shore J.W., Nunery W.R., et al. (1991). “Operative complications of the transconjunctival inferior fornix approach”. Ophthalmology, Oct, 98(10), pp.1525-8.
166. Whitehouse R.W., Batterbury M., Jackson A., et al. (1994), pp.“Prediction of enophthalmos by computed tomography after blow-out fracture”, Br J Ophthalmol, Aug,78(8), pp.618-20.
167. Wilkins R.B., Havens W.E. (1982), pp."Current treatment of blow-out fractures", Ophthalmology, May,89(5), pp.464-6.
168. William D. Dupont PhD & Walton D. Plummer, J., BS,. (1998 Dec). “Power and Sample Size Calculations for Studies Involving Linear Regression”. Control clinical trials 19(6), 589-560.
169. Wright KW. (1996). “Late overcorrection after inferior rectus recession”. Ophthalmology, Sep;103(9), pp.1503-7.
170. Yano H, Minagawa T, Masuda K, Hirano A. (2009). “Urgent rescue of “missing rectus” in blowout fracture”. Journal of Plastic Reconstruction and Aesthetic Surgery, Sep,62(9), pp.301-4.
171. Ye J., Kook K.H., Lee S.Y. (2006). “Evaluation of computer-based volume measurement and porous polyethylene channel implants in reconstruction of large orbital wall fractures”. Invest Ophthalmol Vis Sci, 47(2), pp.509-13. 172. Yilmaz M, et al (2007). “Repair of fractures of the orbital floor with porous polyethylene implants”. Br J Oral Maxillofac Surg. 45(8), pp.640-4.
TIẾNG PHÁP
173. Adenis J.P. & Morax S. (1998). "Pathologie orbitopalpébrale". Masson, Paris, Milan, Barcelone, chaptre 19, 704-705.
174. Kim Jebodhsingh, Dan D. Deangelis (2008). “Aspects du traumatisme oculoplastique pédiatrique, pp. Fracture du plancher orbita et lacrérations canaliculaires”. Ophtalmologie, 6, pp.6-12.
175. Mansouri Y. El, Kadiri F.H. (2000). “Les séquelles oculomotrices des fractures du plancher de l’orbite”. J Fr. Ophtalmo., 23(5), pp.445-448.
---------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc,chuyen nganh, nhan khoa, nghien cuu, dac diem, lam sang, va dieu tri, gay san hoc, mat co ton thuong, co truc duoi,nghien cuu sinh,tran ke to
linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Nhận xét
Đăng nhận xét