Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si kinh te,quan ly,nha nuoc,doi voi dat,do thi,cua thanh pho,da nang,vo van loi

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đô thị là nền tảng phát triển đô thị, là một trong những nguồn nội lực quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, HĐH, đô thị hóa, không chỉ để đáp ứng nhu cầu về mặt bằng, mà còn là hàng hóa đặc biệt để khai thác, tạo ra nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển đô thị.

Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước, diện tích đất đô thị tăng nhanh từ 6000 ha thời điểm trước năm 1997, đến năm 2012 diện tích đất đô thị của thành phố tăng lên 24.554,33 ha. Bên cạnh đó, cùng với các đồ án xây dựng theo quy hoạch đã làm cho bộ mặt đô thị được đổi mới khang trang, hiện đại. Đặc biệt, kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương (năm 1997), Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc chỉnh trang, phát triển đô thị. Kết cấu hạ tầng KT-XH, không gian đô thị được quy hoạch bài bản, hiện đại và tiếp tục được đầu tư khá mạnh với nhiều công trình quy mô lớn, làm thay đổi diện mạo đô thị, góp phần tăng cường giao thương, kết nối, thúc đẩy phát triển KT-XH của Vùng. 

Trong QLNN đối với đất đô thị, Đà Nẵng đã đạt được những kết quả tốt, có những điểm sáng trong cơ chế quản lý đất đô thị như thống nhất thu hồi đất theo quy hoạch; Góp đất và điều chỉnh lại đất khi thực hiện các dự án giao thông và chỉnh trang đô thị, mở rộng diện tích thu hồi dọc theo 2 bên đường, lấy quỹ đất sạch “bán” cho nhà đầu tư, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; Đặc biệt là cơ chế giải phóng mặt bằng, giải tỏa, đền bù đất đai cho những cá nhân, tổ chức phải di dời.

Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa, QLNN đối với đất đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, đó là:

- Sự phát triển của thị trường đất đô thị vượt qua sự phát triển của đô thị hóa, đặc biệt là thị trường thứ cấp (chuyển đổi đất nông thôn thành đất đô thị) Diễn ra quá nhanh, mà lẽ ra phải sau đô thị hóa nhưng việc đổi đất trong một số trường hợp đi trước cả quy hoạch.

- Tình trạng quy hoạch treo, khai thác không theo dự báo nhu cầu, đất đai bỏ hoang còn rất phổ biến.

- Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đô thị thiếu bền vững, chủ yếu từ nguồn thu bán quyền sử dụng đất, do đó phụ thuộc rất lớn vào thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản.

- Quy hoạch, kế hoạch SDĐ đô thị chưa khoa học, tầm nhìn dài hạn; Một số các chính sách về định giá đất, thu hồi, đền bù, hỗ trợ, tái định cư đối chưa gắn với cơ chế thị trường; Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng đất còn nhiều, nhưng chưa được xử lý triệt để; Tình trạng khiếu kiện về đất đai chưa được giải quyết kịp thời.

Trong bối cảnh hiện nay, với những tác động đất đai ngày càng phức tạp, càng đòi hỏi tăng cường QLNN đối với đất đai nói chung và đất đô thị nói riêng. Việc nghiên cứu nhằm tìm các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với đất đô thị trong cả nước cũng như ở Đà Nẵng có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, có tính cấp bách cả trước mắt và là vấn đề cơ bản lâu dài.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đất đai đô thị, đánh giá thực trạng QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng, để đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra gồm:

- Hệ thống hóa có bổ sung cơ sở lý luận về đất đô thị và QLNN đối với đất đô thị của chính quyền cấp tỉnh, thành phố TTTW.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài luận án là QLNN đối với đất đô thị của chính quyền cấp tỉnh, thành phố gắn với đặc thù của một thành phố ven biển miền Trung như thành phố Đà Nẵng đặt trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước trung ương.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu QLNN đối với đất đô thị trong phạm vi ranh giới đô thị của thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian nghiên cứu thực trạng QLNN đối với đất đô thị chủ yếu từ khi Luật Đất đai sửa đổi năm 2003 đến nay.


4. Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với đất đô thị.

- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lôgíc kết hợp với lịch sử, tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN đối với đất đô thị ở thành phố Đà Nẵng.

- Đề tài sử dụng 160 phiếu khảo sát điều tra (được thực hiện ở các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu) Để đánh giá mức độ hài lòng của người dân về QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng. Về đối tượng, mục đích, nội dung điều tra đã được tác giả trình bày trong phụ lục 13 và phụ lục 15 của luận án. Tác giả điều tra 160 người dân, tuy nhiên, trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử dụng do các hộ nông dân không đưa ra phương án trả lời đầy đủ. Do các phiếu điều tra không được “làm sạch”  trước khi thu hồi nên tác giả không sử dụng mô hình SPSS để xử lý số liệu mà tác giả chỉ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích số liệu. Tuy vậy, tác giả cho rằng với 4 phạm vi và đối tượng nghiên cứu của mình, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, để làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến luận án, tác giả có sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu 20 chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

5.1. Về mặt lý luận: Tác giả làm rõ cơ sở lý luận về đất đô thị, xây dựng nội dung QLNN đối với đất đô thị của chính quyền cấp tỉnh, thành phố.

5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn

- Phân tích thực trạng và đánh giá QLNN đối với đất đô thị của một thành phố trực thuộc trung ương.

- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị, nhằm hoàn thiện QLNN đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án
1.3. Những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
2.1. Những vấn đề chung về đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với đất đô thị thành phố trực thuộc trung ương
2.3. Kinh nghiệm quản lý đất đô thị của một số thành phố trên thế giới, trong nước và bài học rút ra cho thành phố Đà Nẵng
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẤT ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng đất đô thị của thành phố Đà Nẵng
3.2. Quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020
4.1. Một số quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đất đô thị của thành phố Đà Nẵng
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
-------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Nguyễn Dũng Anh (Chủ nhiệm) (2010), Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ (qua khảo sát ở tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng), Đề tài cấp bộ, Học viện Chính trị khu vực III.
2. Nguyễn Thúy Anh và các cộng sự (2009), Tác động của giải phóng mặt bằng đến kinh tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài khoa học cấp thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng.
3. Lê Xuân Bá, Trần Kim Chung (2006), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, đề tài khoa học cấp viện, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hà Nội.
4. Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung-UBND thành phố Đà Nẵng (2013), Kỷ yếu Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung.
5. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp năm 2012.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư quy định về định mức kinh tế -kỹ thuật về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7. Lê Trọng Bình (2013), Quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch, Hội thảo khoa học, Bộ Xây dựng-Tổng hội Xây dựng Việt Nam-Diễn đàn đô thị Việt Nam, Hà Nội.
8. Nguyễn Đình Bồng và các cộng sự (2005), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
9. Võ Tử Can (2001), Phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất đai, Viện Điều tra quy hoạch đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
11. Trần Thị Minh Châu (2013), Vốn hóa đất đai trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 147
12. Phạm Ngọc Côn (1999), Kinh tế học đô thị, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Nguyễn Sinh Cúc (2007), "Bàn về thị trường và giá cả đất đai ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 49, tr.7.
14. Cục Thuế thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tình hình thu ngân sách của thành phố Đà Nẵng qua các năm 2003-2012.
15. Võ Kim Cương (2004), Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
16. Võ Kim Cương (2006), Chính sác đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
17. Trần Tú Cường (2007), Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Nguyễn Sĩ Dũng (2003), "Bất động sản: Những tai biến của việc không có thị trường", Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 23, tr.38.
19. Đại sứ quán Đan Mạch, Ngân hàng Thế giới và Đại sứ Quán Thủy Điển (2011), Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật.
20. Nguyễn Điển (2012), Quản lý nhà nước thị trường bất động sản ở thành phố Hồ Chí Minh-Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
21. Nguyễn Điểu (Chủ nhiệm) (2001), Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài khoa học cấp thành phố, Đà Nẵng.
22. Lê Văn Đính, Hồ Kỳ Minh và các cộng sự (2012), Xây dựng chính sách nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp thành phố, Đà Nẵng.
23. Lê Đức, Trần Khắc Hiệp (2005), Giáo trình đất và bảo vệ đất, Nxb Thống kê Hà Nội.
24. Duyên Hà (2007), "Bàn về công tác định giá đất", Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, số 5. 148
25. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2010), Giáo trình Chính sách kinh tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
26. Đoàn Dương Hải (2006), "Một số hình thức quản lý đất đô thị của các nước", Tạp chí Xây dựng, số 8.
27. Nguyễn Minh Hòa (2004), Văn hóa truyền thống trong phát triển đô thị, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Phạm Đức Hòa (2013), "Quản lý Nhà nước đối với đất đô thị và hướng hoàn thiện", Tạp chí Pháp luật và Dân chủ số 1.
29. HĐND thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế và ngân sách tại kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Đà Nẵng lần thứ 11.
30. Nguyễn Đình Hương (2002), Kinh tế đô thị, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
31. Bùi Văn Huyền, Đinh Thị Nga (2011), Quản lý nhà nước đối với thị trưởng bất động sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lê Kiều (2007), "Cơ sở của việc hình thành giá đất đô thị để tham khảo sử dụng trong đến bù, di chuyển", Tạp chí Người Xây dựng, tháng 4.
33. Phạm Sĩ Liêm (2009), "Thực trạng chính sách đất đô thị nước ta", Tạp chí Người Xây dựng, số 4, tháng 4.
34. Phạm Sĩ Liêm (2010), Nghiên cứu đô thị quy hoạch-quản lý-đất đai bất động sản và nhà ở, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
35. Trần Thị Thu Lương (2008), Quản lý và sử dụng đất đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh-thực trạng và giải pháp, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
36. Hồ Kỳ Minh và các cộng sự (2011), Phát triển dịch vụ bất động sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề án tháng 12.
37. Đào Xuân Mùi (2002), Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
38. Nguyễn Văn Nam (2007), Pháp luật hiện hành và đăng ký các giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực bất động sản, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội. 149
39. Ngân hàng Phát triển châu Á (2005), Ảnh hưởng của các thủ tục giao dịch trên thị trường đất đai đối với người nghèo. Áp dụng mô hình de Soto, thuộc dự án tạo thị trường tốt hơn cho người nghèo của ADB.
40. Ngân hàng Thế giới (2002), Xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường, World Bank.
41. Ngân hàng Thế giới (2005), Báo cáo phát triển Việt Nam 2005, World Bank.
42. Ngân hàng Thế giới (2011), Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết khiếu nại của dân.
43. Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), (2010), Nghiên cứu về khảo sát tình hình công khai thông tin quản lý đất đai, Hà Nội.
44. Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Thụy Điển (2011) Nhận diện và giảm thiểu các rủi ro dẫn đến tham nhũng trong quản lý đất đai ở Việt Nam của Đại sứ quán Đan Mạch, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật.
45. Trần Thế Ngọc (1997), Chiến lược quản lý đất đai thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
46. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. George E. Peterson (2009), Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho kết cấu hạ tầng đô thị, Ngân hàng thế giới.
48. Nguyễn Xuân Phi (2011), Quản lý nhà nước đối với quỹ đất thành phố Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
49. Sở Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo công tác giao đất và thu hồi đất của thành phố Đà Nẵng.
50. Sở Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo công tác giao đất và thu hồi đất của thành phố Đà Nẵng. 150
51. Sở Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo công tác giao đất và thu hồi đất của thành phố Đà Nẵng.
52. Sở Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2011 và kế hoạch sử dụng đất năm 2012.
53. Sở Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 trên địa ban thành phố Đà Nẵng.
54. Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo công tác giao đất và thu hồi đất của thành phố Đà Nẵng.
55. Sở Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2012 và kế hoạch sử dụng đất năm 2013.
56. Sở Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2013 và kế hoạch sử dụng đất năm 2014.
57. Sở Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2012 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
58. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
59. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo kết quả trình độ học vấn của cán bộ công chức, viên chức làm công tác tài nguyên & môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
60. Nguyễn Đăng Sơn (2005), Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
61. Thành ủy Đà Nẵng (2011), Báo cáo tổng kết Nghị quyết Trung ương 7 khóa (IX) về tiếp tục đổi mới chinh sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên đia bàn thành phố Đà Nẵng.
62. Chu Văn Thỉnh (2000), Công trình: Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách đất đai và sử dụng hợp lý quỹ đất đai, Đề tài cấp bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường. 151
63. Phạm Khánh Toàn (1999), "Đất đô thị trong nền kinh tế thị trường", Tạp chí Xây dựng, số 4.
64. Lê Mộng Triết (2009), Đất đô thị và quản lý đất đô thị, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
65. Trung tâm Giao dịch bất động sản thành phố Đà Nẵng (2013), Báo cáo kết quả đấu giá quyền sử dụng đất qua các năm 2008-2012.
66. Lê Văn Tứ (2013), "Thể chế kinh tế và thể chế đất đai phải là một", Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, số 10.
67. Lee Tae-II (1987), Các chương trình tái điều chỉnh đất trong sự phát triển đô thị của Hàn Quốc, Tổng quan Quy hoạch thế giới thứ 3, Vol.9, N0.3, pp.211-233.
68. UBND thành phố Đà Nẵng (2005), Công văn số 11/UB-VP ngày 04/1/2005 về việc chuyển đổi tên nhận quyền sử dụng đất.
69. UBND thành phố Đà Nẵng (2007), Quyết định 2602/QĐ-UB ngày 28/7/2007 về việc bản qui định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích QPAN, lợi ích quốc gia, lợi ích KT-XH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
70. UBND thành phố Đà Nẵng (2009), Công văn số 5125/UBND/QLĐTh về việc quy định thời gian nộp tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày được giảm 10%.
71. UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Công văn số 1283/UBND-QLĐTh ngày
02/3/2010 về việc tiếp tục thực hiện chủ trương cho chuyển đổi tên quyền sử dụng đất.
72. UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
73. UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Thuyết minh quy hoạch xây dựng đến năm 2030 của UBND thành phố Đà Nẵng.
74. UBND thành phố Đà Nẵng (2011), Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thỉ số 134/2010/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 152
75. UBND thành phố đà Nẵng (2011), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố đến năm 2020.
76. UBND thành phố Đà Nẵng (2011), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2011.
77. UBND thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo số 202/UBND-BC ngày
25/12/2012 về công tác quản lý, sử dụng đất thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 2007-2011.
78. UBND thành phố Đà Nẵng (2012), Báo cáo tình hình thực hiện giải tỏa đền bù các dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
79. UBND thành phố đà Nẵng (2012), Đề án phát triển dịch vụ bất động sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
80. UBND thành phố Đà Nẵng (2012), Thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015.
81. UBND thành phố Đà Nẵng (2013), Công văn số 9635/UBND-QLĐTh về việc công bố quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011-2015 của thành phố Đà Nẵng.
82. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2005), Báo cáo kết quả điều tra về đầu tư, kinh doanh bất động sản Việt Nam, Hà Nội.
83. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
84. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng (2013), Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với thủ tục bố trí tái định cư cho các hộ thuộc diện di dời giải tỏa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu.
85. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng (2013), Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức và công dân đối với các thủ tục thuộc lĩnh vực đất đai tại các đơn vị thuộc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu.
86. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng (2013), Khảo sát các chỉ tiêu cơ bản của chỉ số PCI Đà Nẵng, Đề tài nghiên cứu. 153
87. Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng (2009), Quy hoạch và sử dụng đất công cộng đô thị, Hội thảo khoa học, Hà Nội.
88. Nguyễn Thế Vinh (2007), Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận Tây Hồ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh
89. Charles M. Haar (1989), Land-Use Planning: A Case book on this Use, Misuse, and Re-Use of Urban Land, Aspen Law and Business.
90. Dowell, David E. And Giles Clarke (1991), A Framework for Reforming Urban Land Policies in Developing Countries, Urban Management Programme Discussion Paper no. 7, The World Bank, Washington DC.
91. Donald G. Hagman (1980), Public Planning and Control of Urban and Land Development Cases and Materials, West Information Pub Group.
92. Dunkerley, Harold B., ed., (1983) Urban Land Policy-Issues and Opportunities.
93. Farvacque, Catherine and McAuslan, Patrick (1992), Reforming Urban Land Policies and Institutions in Developing Countries, Urban Management Programme Discussion Paper no. 5, The World Bank, Washington DC,
94. Harold B. Dunkerley (1983), Urban Land Policy-Issues Opportunities, Oxford University Press.
95. Marion Clawson (1972), America’s Land and It Uses, Washington.
96. M.A. Quadeer (1981), The Nature of Urban Land, American Journal of Economics and Sociology, Inc, Vol. 40, No 2, pp 165-182.
97. Masahisa (1991), Urban Economic Theory: Land Use and City Size, Cambridge University Press.
98. Richard U. Ratcliff (1949), Urban Land Economics, MacGraw-Hill Book Co.,Inc, New York.
99. V. Kruse (1939), The Right of Property, Oxford Unix Press, London.
100. Yehua Wei (1993), Urban Land Use Transformation and Determinants Of Urban Land Use Size In China, Vol. 30, No.4, Springer.  
------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si kinh te,quan ly,nha nuoc,doi voi dat,do thi,cua thanh pho,da nang,vo van loi 

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể