Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,thuc hien,nguyen tac,dang gan bo,mat thiet,voi nhan dan,trong giai doan,hien nay,tran thi huong

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 


 NCS: TRẦN THỊ  HƯƠNG  - NHD:  TS. CAO THANH VÂN, PGS.TS. NGUYỄN VĂN GIANG - Chuyên ngành: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam - Mã số: 62 31 23 01 
 



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam sinh ra từ trong lòng dân tộc, có mối quan hệ tự nhiên gắn bó với Nhân dân từ ngày thành lập. Chính nhờ sự chở che, đùm bọc, ủng hộ, góp sức của Nhân dân, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua bao thử thách, đánh thắng hai kẻ thù xâm lược sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ghi dấu son lịch sử hào hùng trong thế kỷ XX. Gắn bó mật thiết với Nhân dân là phẩm chất cốt lõi thể hiện bản chất, sức sống của Đảng. Nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh vô tận và vô địch của Đảng. Nắm được sức mạnh của lòng dân, có được sự ủng hộ của Nhân dân là vũ khí tối ưu trên mọi trận tuyến - trận tuyến chống quân thù khi xưa và trận tuyến chống “diễn biến hòa bình” hiện nay. Mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân là mối quan hệ có tác động hai chiều.

Nếu không có sự đồng tình ủng hộ, chung sức, chung lòng của quần chúng nhân dân thì Đảng Cộng sản (ĐCS) Không thể có được sức mạnh, cách mạng không thể thành công. Nếu không có sự lãnh đạo, tổ chức của ĐCS thì quần chúng nhân dân cũng không có được đường hướng chính trị đúng đắn để chỉ đạo, dẫn dắt cuộc đấu tranh cách mạng của mình. Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và lịch sử ĐCS Việt Nam cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của ĐCS và các cuộc cách mạng vô sản là nhờ đã xây dựng được mối liên hệ gắn bó giữa ĐCS với quần chúng. Sự gắn bó máu thịt, liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân lao động là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của ĐCS, là cội nguồn sức mạnh vô địch của đảng, là nhân tố bảo đảm cho sự thành công của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, không ngừng củng cố mối quan hệ mật thiết giữa ĐCS và quần chúng nhân dân là một nguyên tắc bất di bất dịch của chủ nghĩa

Mác - Lênin về xây dựng Đảng trong mọi thời kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân. Trước yêu cầu mới của tình hình cách mạng và kinh nghiệm thực tiễn, Đại hội (ĐH) Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chính thức đưa vấn đề này lên thành một nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng. Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân tiếp tục được khẳng định. 2 Về cơ bản việc thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân đang được quán triệt và triển khai thực hiện trong toàn Đảng, thể hiện ở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng do dân, vì dân; Sự gắn bó, gần gũi giữa đảng viên, tổ chức đảng với quần chúng nhân dân được tăng cường; Có những chuyển biến nhất định trong nhận thức cũng như trong hành động của đảng viên, giúp họ có ý thức và trách nhiệm hơn khi tiếp xúc, làm việc với Nhân dân…

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi ĐCS Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, ở nơi này nơi kia, lúc này lúc khác, Đảng cũng đã phạm những sai lầm, khuyết điểm không nhỏ trong quan hệ với Nhân dân. Tình trạng mất dân chủ, tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân, lãng phí còn tồn tại, trở thành lực cản của sự phát triển và gây bất bình trong Nhân dân. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị (HTCT) Và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Thực trạng này đang làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân cũng không khỏi bị ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch luôn luôn tìm cách lôi kéo, kích động, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Vấn đề đặt ra là, làm thế nào và bằng cách nào để củng cố và tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa ĐCS Việt Nam với Nhân dân cho thật bền vững? Làm gì và làm thế nào để thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân cho thật hiệu quả?

Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề, tác giả chọn “Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay”  làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện tốt nguyên tắc này trong thực tiễn.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân và thực hiện nguyên tắc.

- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án khảo sátnghiên cứu thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân từ năm 2006 đến nay và đề xuất phương hướng, giải pháp hướng đến năm 2025.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ĐCS Việt Nam về mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân, về công tác dân vận (CTDV), về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Cơ sở thực tiễn của luận án là việc thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân của Đảng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin; Sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành cụ thể: Lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, khảo sát, thống kê, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn.

Luận án có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài, có tham khảo các báo cáo, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài của các cấp ủy, tổ chức đảng tại các địa phương từ năm 2006 đến nay.

5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất một số giải pháp mới để thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân trong thực tiễn. Một là, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém, tham nhũng; Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài, gần gũi với Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng. Hai là, lãnh đạo chăm lo nâng cao đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân; Tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của Nhân dân; Đồng thời có cơ chế để Nhân dân thật sự tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, tổ chức đảng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân, nhằm thực hiện tốt nguyên tắc này trong thực tiễn.

- Luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn CTDV, môn Xây dựng Đảng về tổ chức, môn Các nguyên tắc xây dựng Đảng trong các cơ sở đào tạo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
-----------------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quanđến đề tài và những vấn đề luận án sẽ tập trung giải quyết
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
2.2. Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân - khái niệm và phương thức
Chương 3: THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Thực trạng thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân
3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2025
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dânđến năm 2025
4.2. Những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân đến năm 2025
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-----------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới" (số 25-NQ/TW), Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị (Ban hành kèm theo Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25-02-2010 của Bộ Chính trị), Hà Nội
3. Ban Tổ chức Trung ương (2008): Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tổ chức xây dựng Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội.
4. Ban Dân vận Trung ương (2011), Báo cáo kết quả công tác của Ban Dân vận Trung ương từ sau Đại hội X của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Hà Nội.
5. Ban chỉ đạo tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới (1986-2016)-Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2014), Phụ lục tài liệu tham khảo Báo cáo tổng kết nội dung "Mối quan hệ Đảng-Dân qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Ban Dân vận Trung ương Đảng.
6. Ban Dân vận Trung ương (2014), Báo cáo số 02-BC/BDVTW về tổng kết công tác dân vận năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, Hà Nội.
7. Ban Dân vận Trung ương-Nguyễn Thế Trung (chủ biên) (2014): Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội
8. Ban Dân vận Trung ương (2015), Báo cáo số 08-BC/BDVTW về tổng kết công tác dân vận năm 2014; phương hướng, nhiệm vụ năm 2015, Hà Nội.
9. Ban Dân vận Tỉnh ủy Vĩnh Phúc (2010), Báo cáo số 95-BC/BDV về kết quả thực hiện công tác dân vận nhiệm kỳ 2006-2010, Vĩnh Yên.
10. Ban Dân vận Tỉnh ủy Hưng Yên (2013), Báo cáo số 89-BC/BDVTU về kết quả công tác dân vận năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận năm 2013, Hưng Yên.
11. Ban Dân vận Tỉnh ủy Đăk Nông (2013), Báo cáo số 126-BC/BDV về tổng kết công tác dân vận năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, Đắk Nông. 166
12. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011): Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb CTQG-Sự thật, Hà Nội.
13. Ban Tuyên giáo Huyện ủy Sóc Sơn (2013), "Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong xây dựng nông thôn mới-nhìn từ kinh nghiệm của Đảng bộ huyện Sóc Sơn", Tạp chí Lịch sử Đảng, (5), tr.90-95.
14. Hoàng Chí Bảo (2013), "Truyền thống và giá trị của Đảng nhìn từ mối quan hệ giữa Đảng với dân", Tạp chí Lịch sử Đảng, (1), tr.21-25.
15. Hoàng Chí Bảo (2014), "Nghị quyết 25 (khóa XI) và vấn đề tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt Đảng-Dân hiện nay", Tạp chí Dân vận, (1+2), tr.47-50.
16. Ôn Gia Bảo (2007), "Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc hiện nay", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (4), tr.29-37.
17. Bộ Khoa học và công nghệ-Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (2014)-Đề tài độc lập cấp Nhà nước-Mã số 03/2010/ĐTĐL, Hà Thị Khiết chủ nhiệm, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, Hà Nội.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo-Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam (1998): Đại Từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
19. Bùi Đình Bôn (2010), "Tích cực phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc, chủ động phòng chống "diễn biến hòa bình", Tạp chí Lý luận chính trị, (7), tr.74-78.
20. Huỳnh Nam Bình (2013), "Ba được trong công tác dân vận của chính quyền ở Bến Tre", Tạp chí Dân vận, (5), tr.28-30.
21. Nguyễn Trọng Chuẩn và Đặng Hữu Toàn (Đồng chủ biên) (2002): Những vấn đề lý luận đặt ra từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Chiển (2000), Xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân trong KTTT ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
23. Nguyễn Văn Đạm (1993): Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 167
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 37, Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X , Nxb CTQG, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012): Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG-Sự thật, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng thông qua), tại trang http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic =191&subtopic=2&leader_topic=77&id=BT2221156003, [truy cập ngày
21/02/2011]. 168
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng thông qua), tại trang http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic=1 91&subtopic=2&leader_topic=77&id=BT2321135486, [Truy cập ngày
22/02/2011].
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004): Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua), Nxb CTQG, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2001), Nxb CTQG, Hà Nội.
40. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008): Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2006), Nxb CTQG, Hà Nội
41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng (do Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng thông qua) tại trang http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic= 191&subtopic=2&leader_topic=77&id=BT2321137400, [Truy cập ngày
22/02/2011].
42. Phan Huy Đường (2009), "Xây dựng mô hình "Dân vận khéo", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10), tr.49-50.
43. Nguyễn Văn Giang và Đinh Ngọc Giang (Đồng chủ biên) (2011): Thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
44. Lê Văn Giảng (Chủ biên) (2014): Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Lệ Hà (2012), "Ba nhóm mô hình "Dân vận khéo" gắn với bốn việc cần đẩy mạnh ở Trà Vinh", Tạp chí Dân vận, (12), tr.33-34.
46. Phạm Thanh Hà (11-2013), "Lòng tin của nhân dân đối với Đảng-nền tảng vững chắc cho vai trò lãnh đạo của Đảng và thành công của cách mạng Việt Nam", Tạp chí Giáo dục lý luận, (205), tr.133-135. 169
47. Đoàn Thế Hanh (12-2011), "Làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (830), tr.76-80.
48. Đỗ Thanh Hải (2013), "Xa dân-Một biểu hiện của suy thoái đạo đức và giải pháp khắc phục", Tạp chí Dân vận, (5), tr.16-18.
49. Trần Viết Hoàn (2012), "Đối với dân phải tôn kính và làm gương", Tạp chí Dân vận, (1), tr.32-34.
50. Trương Văn Hồng (2007), "Kinh nghiệm của Đảng dân chủ xã hội Đức trong xử lý quan hệ với quần chúng", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (18), tr.17-23.
51. Trần Viết Hơn (2010), "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"-Chìa khóa thành công trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Tạp chí Dân vận, (1&2), tr.57-58.
52. Trần Đình Huỳnh và Phan Hữu Tích (1996): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, Nxb CTQG, Hà Nội.
53. Trần Đình Huỳnh (2010), "Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng phải biết lắng nghe và học hỏi quần chúng nhân dân", Tạp chí Dân vận, (8), tr.52-53.
54. Nguyễn Đức Hướng (1991), Sự chuyển biến của giai cấp nông dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
55. Bùi Thị Thanh Hương (2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. Joh S.T. Quah, khoa Chính trị học; TS Chính trị học Thôi Tinh-ĐH Quốc gia Xingapo (2012), "Chính sách nhà ở xã hội và khống chế dân số của Xingapo", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (2), tr.1-10.
57. Nguyễn Khánh (2007): Mối quan hệ Đảng-Nhà nước-Dân trong cuộc sống, Nxb CTQG, Hà Nội.
58. Khămbay Malasing (2011), "Vai trò của tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế, xã hội ở Thành phố Viêng chăn-Lào", Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.82-86. 170
59. Hà Thị Khiết (10-2009), "Những bài học kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (804), tr.8-12.
60. Hà Thị Khiết (2012), "Củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân-nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới", Tạp chí Dân vận, (2), tr.14-19.
61. Hà Thị Khiết (2014): Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, Đề tài độc lập cấp Nhà nước-Mã số
03/2010/ĐTĐL, Hà Nội.
62. Hà Thị Khiết (4-2014), "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh", Tạp chí Cộng sản, (858), tr.17-21.
63. Phạm Tiểu Kiến (2010), "Kinh nghiệm giảm nghèo ở Trung Quốc", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (20), tr.30-35.
64. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
65. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
66. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
67. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
68. V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
69. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
70. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
71. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
72. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
73. TS. Lê Hồng Liêm (Chủ biên) (2011): Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
74. C. Mác và Ph. Ăngghen (1970), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
75. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
76. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.
77. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
78. C. Mác và Ph. Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội. 171
79. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb CTQG, Hà Nội.
80. Đỗ Thị Thanh Mai (2001), Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường-đặc trưng và xu hướng biến đổi, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
81. Hồ Chí Minh (1970), Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội.
82. Hồ Chí Minh (2000), Về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
84. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội.
85. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội.
86. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội.
87. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội.
88. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội.
89. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội.
90. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội.
91. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, Hà Nội.
92. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.
93. Hồ Chí Minh-Nông Đức Mạnh-Lê Duẩn (2005): Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
94. Lê Hữu Nghĩa (2013), "Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh", Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.23-29.
95. Lâm Bích Ngọc (2006), "Sự phân hóa giai tầng xã hội nông thôn với việc giữ gìn tính tiên tiến của đảng viên nông thôn", Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, (5), tr.52-57.
96. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật (2013), Bài viết Kinh nghiệm và bài học về xây dựng Đảng của 30 năm cải cách mở cửa, nguồn Nhân dân nhật báo, trong cuốn sách "Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới", Nxb CTQG-ST, Hà Nội. 172
97. Đỗ Ngọc Ninh và Nguyễn Văn Giang (2008): Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
98. Phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu tại Hội thảo khoa học sáu mươi năm tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Bảo tàng Hồ Chí Minh, tháng 10-2007.
99. "Phát huy kinh nghiệm quý báu và thành công trong công tác dân tộc của Đảng Cộng sản Trung Quốc", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (5), 2013, tr.72.
100. Chu Đại Phong (2008), "Đừng để dân mất lòng tin vào Đảng", Tạp chí Xây dựng Đảng, (1+2), tr.80-81.
101. Bùi Đình Phong (2013), "Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với dân dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.12-15.
102. Trần Đông Phong (2013), "Xa dân và gần dân", Tạp chí Dân vận, (3), tr.56.
103. Phùng Hữu Phú (2002)-Đề tài KHXH 05-06: Luận cứ khoa học và những giải pháp thực tiễn tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
104. Đặng Đình Phú (2011), "Tăng cường mối liên hệ, gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Dân vận, (5), tr.17-19.
105. Nguyễn Trọng Phúc (2012), "Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân-ĐẠO LÝ, TRÁCH NHIỆM VÀ NIỀM TIN", Tạp chí Tuyên giáo, (10), tr.19-23.
106. Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (Đồng chủ biên) (2011): Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, Nxb CTQG, Hà Nội.
107. Thang Văn Phúc (chủ biên), Chu Văn Thành, Hà Quang Ngọc (1998): Đạo đức phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
108. Prieto Mayra-Trung tâm Nghiên cứu tâm lý và xã hội (2012), "Những thay đổi trong mô hình kinh tế và chính sách xã hội ở Cuba", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (4), tr.15-19. 173
109. Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) (2003): Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
110. Sách tra cứu các mục từ về tổ chức, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
111. Trương Tấn Sang (2010), "Xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân: Nhân tố quyết định sự vững mạnh của Đảng, làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam", Tạp chí Dân vận, (1&2), tr.5, 16-19
112. Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm và Lê Doãn Tá (Đồng chủ biên) (2002): Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước-vấn đề và kinh nghiệm, Nxb CTQG, Hà Nội.
113. Đỗ Tiến Sâm và Bùi Thị Thanh Hương, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), "Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở Trung Quốc", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận, (8), tr.23-34.
114. Tài liệu học tập phục vụ cho lớp nghiên cứu của cán bộ cấp Cục, Vụ Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trường Đảng TW ĐCS Trung Quốc, Bắc Kinh, 2010.
115. Nguyễn Bá Thanh (2010), "Đảng nói, dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động, dân theo; chính quyền làm, dân ủng hộ", Tạp chí Dân vận, (4), tr.4-9.
116. Hà Thanh (2013), "Bình Phước đẩy mạnh công tác dân vận của chính quyền", Tạp chí Dân vận, (7), tr.45-46.
117. Mạch Quang Thắng (2008), "Đảng với dân, dân với Đảng", Tạp chí Tuyên giáo,(6), tr.25-29.
118. Đàm Văn Thọ và Vũ Hùng (1997), Mối quan hệ giữa Đảng và Dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
119. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng Cao Bắc Thái, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
120. Lê Minh Thông (chủ biên) (2008), Một số vấn đề về xây dựng Đảng trong văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, Hà Nội.
121. Trương Thị Thông (11-2011), "Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân theo tinh thần Đại hội XI và vận dụng vào nghiên cứu, giảng dạy tại Học viện", Tạp chí Lý luận chính trị, (16), tr.16-23. 174
122. Thủ tướng Chính phủ: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số
18/2000/CT-TTg ngày 21-9-2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận, Hà Nội.
123. Tỉnh ủy Hưng Yên (2013), Báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Nghi quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", số 103-BC/TU, Hưng Yên, ngày 15-3.
124. Tỉnh ủy Cao Bằng (2012), Báo cáo tổng kết công tác dân vận năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013, số 172-BC/TU, Cao Bằng, ngày 28-12.
125. Tổ chuyên đề Ban nghiên cứu-giảng dạy Xây dựng Đảng, trường Đảng Trung ương Trung Quốc (2007), "Kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Cu ba về tăng cường mối liên hệ với quần chúng", Tạp chí Thông tin những vấn đề lý luận (6), tr.25-33.
126. Tổ biên tập đề án 123-Ban Dân vận Trung ương-Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (31-3-2014), Báo cáo Đề án tổng kết nội dung "Mối quan hệ Đảng-Dân qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Hà Nội.
127. Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh (chủ biên), Phùng Thu Hiền (2009): Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
128. Lê Ngọc Triết (2002), Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân ở Nam Bộ Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
129. Nguyễn Phú Trọng (2-2014), "Ý Đảng hợp lòng dân, đất nước vững bước đi tới", Tạp chí Cộng sản, (856), tr.3-5.
130. Trung tâm từ điển học Vietlex (2010): Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội
131. Phan Thanh Tùng (2012), "Bảo đảm việc làm của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp", Tạp chí Lý luận chính trị, (10).
132. Đỗ Quang Tuấn (2010), "Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân", Tạp chí Dân vận, (8), tr.5-8.
133. Đỗ Quang Tuấn (2011), "Củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa 175 Đảng và nhân dân", Tạp chí Dân vận, (11), tr.17-19
134. Ngô Anh Tuấn (2014), "Mối quan hệ Đảng-Dân: Ghi nhận ở Đảng bộ thị trấn Thanh Lãng", Tạp chí Dân vận, (4), tr.25-26.
135. Thanh Tuyền (2010), "Thực hiện nguyên tắc Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân trong sự nghiệp đổi mới", Tạp chí Dân vận, (1 & 2), tr.47-50.
136. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005.
137. Viện ngôn ngữ học (2011): Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
138. Lê Kim Việt (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
139. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội. 
-----------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,thuc hien,nguyen tac,dang gan bo,mat thiet,voi nhan dan,trong giai doan,hien nay,tran thi  huong

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ   

THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể