Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, nong nghiep,quan ly bo canh cung, hai dua, brontispa longissima (gestro, 1885), bang bien phap, phong thich ong, ky sinh, nhap noi asecodes hispinarum boucek,ho van chien

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 

QUẢN LÝ BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA Brontispa longissima (Gestro, 1885) BẰNG BIỆN PHÁP PHÓNG THÍCH ONG KÝ SINH NHẬP NỘI Asecodes hispinarum Boucek 


 NCS: HỒ VĂN CHIẾN  - NHD: PGS. TS. Trần Văn Hai, TS. Trần Tấn Việt - Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật - Mã số: 62.62.10.01 



MỞ ĐẦU

  1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

 Ở Việt Nam, diện tích trồng dừa (Cocos nucifera L.) Khoảng 155.800ha tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và một số tỉnh ven biển miền Trung; Sản lượng dừa đạt khoảng 892.000 Tấn/năm (Nguyễn Sinh Cúc, 2003) [15]. Về côn trùng gây hại cho dừa trước và sau thu hoạch có đến 737 loài, trong đó có 165 loài trước thu hoạch (Đặng Xuân Nghiêm, 1991) [4].

Tháng 4 năm 1999, phát hiện Bọ cánh cứng hại dừa (BCCHD) Brontispa longissima (Gestro, 1885) (Coleoptera: Chrysomelidae) Xuất hiện và gây hại trên cây dừa (Cocos nucifera) Tại thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Hồ Văn Chiến,2001) [6]. Đến tháng 7 năm 2000 đã có 18/21 tỉnh, thành đã phát hiện thấy có loài côn trùng nầy gây hại trên cây dừa với tổng số cây dừa bị gây hại là 167.628 cây, Cau kiểng các loại và Thiên Tuế (Cycas pectinata) Là 4.225 cây. Tháng 8 năm 2001 loài côn trùng nầy đã xuất hiện ở 21/21 tỉnh/thành của các tỉnh phía Nam. Tổng số có 1.417.141 cây dừa bị gây hại. Cho đến tháng 7/2002 từ Quảng Nam đến Cà Mau có khoảng 6,7 triệu cây dừa và 14.000 cây cau kiểng các loại bị BCCHD tấn công.

Trong nội dung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2010 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT (9/2001) [2] về cây dừa sẽ đẩy mạnh thâm canh vườn dừa hiện có, duy trì diện tích trồng dừa khoảng 125.000 đến 130.000 ha ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cây dừa và các nghề có liên quan đến dừa vẫn đóng một vai trò kinh tế rất quan trọng, vì ngoài việc thu nhập trực tiếp từ sản lượng dừa, cây dừa còn cho nhiều sản phẩm khác như: Dầu dừa, thủ công mỹ nghệ từ thân và gáo dừa, xơ dừa, than hoạt tính, kẹo dừa, thạch và nước dừa đóng hộp…. Đã tạo được sự ổn định về công ăn và việc làm cho khá nhiều lao động trong nông thôn.

Vì những yêu cầu bức xúc như đã nêu trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công văn số 2040/BNN-BVTV ngày 30/7/2002 về việc phát động “Tháng phòng trừ bọ cánh cứng hại cây dừa” trong phạm vi 30 tỉnh, thành thuộc miền Trung và miền Nam [1].

Sau chiến dịch tổng số cây dừa đã được phòng trừ là 4.154.764 cây trên 9.359.403 cây bị nhiễm. Tổng kinh phí các địa phương đã chi là 3.990.390.000 đồng. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Nam qua mùa khô năm 2003 những cây dừa đã được phòng trừ lại bị tái nhiễm cũng như sự lây nhiễm lan rộng nhiều hơn và nhiều nông dân đã sử dụng thuốc hóa học để phòng trị trở lại, đến tháng 7 năm 2003 tổng số cây dừa bị nhiễm là 7.844.320 cây.

Do không thành công về biện pháp sử dụng thuốc hoá học, Chính Phủ ViệtNam đã ký một dự án hợp tác nghiên cứu về “Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima Gestro, 1885) Tại Việt Nam”  với FAO có mã số là TCP/VIE/2905 (A). Với định hướng của dự án là dùng biện pháp đấu tranh sinh học cổ điển, do vậy các chuyên gia của dự án đã đề nghị sẽ nhập và phóng thích 4 loài ong ký sinh như sau: Tetrasticus brontispae Ferriere, Asecodes sp., Chrysonotomyia sp. Và Helerocoptidae sp.. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm nguồn thiên địch thì các chuyên gia của dự án đã quyết định nhập ong ký sinh (Asecodes hispinarum Boucek) Từ quần đảo Samoa về Việt Nam trước tiên (Trần Tấn Việt, 2003) [23].

Đề tài “Quản lý bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima (Gestro) Bằng biện pháp phóng thích ong ký sinh nhập nội Asecodes hispinarum Boucek”  tại các tỉnh phía Nam là rất cần thiết để tiến hành các nghiên cứu khoa học cơ bản về BCCHD và ong ký sinh nhập nội. Đánh giá được các yếu tố tương tác giữa chúng và những điều kiện môi trường có liên quan, hiệu quả kỹ thuật trong việc phóng thích loài ong ký sinh này, kiềm hãm được quần thể BCCHD ở mức thấp nhất, không gây thiệt hại về mặt kinh tế. Đề tài sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tế của những người nông dân trồng dừa bảo vệ được năng suất, sản lượng và tăng thu nhập từ dừa ở những địa phương trồng dừa tập trung cũng như những nơi trồng dừa không tập trung và những cây thuộc họ cau dừa làm cảnh quan, tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.

2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. MỤC ĐÍCH

Nhằm xác định và cung cấp những dữ liệu khoa học về hiện trạng phân bố và mức độ gây hại của BCCHD; Khả năng ký sinh, tính thích nghi cũng như sự thuận tiện cho phương pháp nhân nuôi và phóng thích của OKS nhập nội (Asecodes hispinarum) Làm cơ sở khoa học cho biện pháp phòng trừ hiệu quả BCCHD ở các tỉnh phía Nam.

2.2. YÊU CẦU

- Đánh giá mức độ gây hại và diện phân bố của bọ cánh cứng hại dừa ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam (vẽ bản đồ phân bố sử dụng phần mềm Mapinfo và GIS).

- Tìm hiểu về đặc tính hình thái, sinh học và khả năng phát triển quần thể của BCCHD (Brontispa longissima (Gestro)) Và OKS nhập nội (Asecodes hispinarum Boucek), cũng như khả năng phát tán, mức độ ký sinh và sự thích nghi của OKS nhập nội trong điều kiện tự nhiên sau khi phóng thích.

- Hoàn thiện phương pháp nhân nuôi và phóng thích OKS nhập nội, tập huấn và chuyển giao cho cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh cùng nhân nuôi và phóng thích trên diện rộng.

- Điều tra, đánh giá về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong việc phòng trừ BCCHD bằng biện pháp phóng thích OKS nhập nội (Asecodes hispinarum Boucek).

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý NGHĨA KHOA HỌC

- Xác định và đánh giá được hiện trạng gây hại và tình hình phân bố của BCCHD, là loài dịch hại mới xuất hiện ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam, thiên địch của BCCHD chưa phong phú, thuốc hóa học không thể phòng trị đồng loạt, vì cây dừa là loại cây cao rất khó khăn trong khâu phải leo trèo, nên luôn bị tái nhiễm. Mức độ gây hại của BCCHD càng ngày càng nặng cho nên cần thiết phải nhập nội loài OKS mới phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhân nuôi và phóng thích để chúng tự phát tán trong tự nhiên một cách dễ dàng.

- Cung cấp những dẫn liệu về hình thái học và sinh học của BCCHD (Brontispa longissima Gestro, 1885) Và của OKS nhập nội (Asecodes hispinarum Boucek), sự tương tác giữa vật chủ và ký sinh sau khi phóng thích ký sinh trong điều kiện tự nhiên nhằm hạ được mật số BCCHD ở dưới ngưỡng gây hại. Đối với dự án của “FAO” TCP/VIE/2905 (A) Thì không có đi sâu vào phần nghiên cứu mà chỉ nhập OKS, nhân nuôi và phóng thích. Do vậy, những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ cũng như việc nâng cao hiệu quả phòng trừ BCCHD bằng OKS nhập nội tại các tỉnh/thành phía Nam.

3.2. Ý NGHĨA THỰC TIỂN

- Cung cấp dẫn liệu làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá mức độ gây hại và sự phân bố của BCCHD nhằm đưa ra biện pháp phòng trừ là cần thiết và đạt hiệu quả về kỹ thuật cũng như hiệu quả về kinh tế, yếu tố môi trường và xã hội trên phạm vi rộng.

- Nâng cao sự hiểu biết cho cán bộ bảo vệ thực vật và nông dân trồng dừa về những kết quả nghiên cứu của loài dịch hại mới xuất hiện trên cây dừa cũng như OKS nhập nội thông qua biện pháp phòng trừ sinh học bằng cách nhân nuôi và phóng thích trên diện rộng.

- Góp phần xây dựng chiến lực phòng trừ bằng sinh học đối với BCCHD nói riêng và đối tượng dịch hại mới xuất hiện trên cây trồng khác nói chung.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- Những nghiên cứu cơ sở khoa học về các đặc tính hình thái và sinh học của BCCHD Brontispa longissima (Gestro) Và OKS Asecodes hispinarum Boucek hỗ trợ tốt cho dự án “Quản lý tổng hợp bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissimi Gestro, 1885) Tại Việt Nam” giữa Chính phủ Việt Nam và “FAO” có mã số là TCP/VIE/2905 (A) Nhanh chóng đạt hiệu quả hơn. Là những dẫn liệu khoa học cho công tác tập huấn và giảng dạy, là tài liệu tham khảo tốt.

- Về phương pháp luận đã đóng góp và bổ sung khá hoàn chỉnh giữa lý luận và thực tiễn trong việc ứng dụng phòng trừ sinh học cổ điển đối với côn trùng mới là BCCHD đã thành công trên diện rộng ở các tỉnh phía Nam, nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ kỹ thuật và nông dân trong phòng trừ dịch hại bằng biện pháp sinh học.

- Phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu cũng như qui trình nhân nuôi, phóng thích OKS (Asecodes hispinarum) Để phòng trừ BCCHD đạt hiệu quả cao, không tác hại đến sự đa dạng về sinh học đã được ứng dụng rộng rãi ở 21 tỉnh/thành phía Nam có BCCHD xuất hiện và gây hại.

- Kết quả phòng trừ tốt BCCHD đã nâng cao năng suất và sản lượng dừa, tạo niềm tin cho người tiêu dùng vì nâng cao giá trị sử dụng, không còn nghi ngờ là sản phẩm dừa có khả năng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vì trái dừa phần lớn được sử dụng trong diều kiện còn tươi. Phục vụ được tốt cho các ngành nghề có liên quan đến sản phẩm dừa, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động dân cư nông thôn, ổn định xã hội.

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng những vườn dừa bị BCCHD (B. Longissima) Xuất hiện, tấn công và gây hại ở các tỉnh phía Nam.

- Điều tra thành phần thiên địch của BCCHD trong tự nhiên.

- BCCHD (Brontispa longissima), đối tượng dịch hại mới xuất hiện và gây hại trên dừa.

- Ong ký sinh nhập nội (A. Hispinarum) Từ Samoa về Việt Nam.

- Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế về quản lý BCCHD bằng biện pháp phóng thích OKS nhập nội.

5.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Sự phân bố và mức độ gây hại BCCHD ở các tỉnh phía Nam.

- Nghiên cứu về hình thái, sinh học, mức độ gia tăng quần thể của cả hai đối tượng là BCCHD và OKS nhập nội, qui trình nhân nuôi sinh khối OKS.

- Nghiên cứu phương pháp phóng thích, khả năng phát tán và tỷ lệ ký sinh của OKS trong điều kiện tự nhiên.

- Điều tra tần suất xuất hiện của OKS và sự phục hồi của những cây dừa bị nhiễm BCCHD sau khi phóng thích ong ký sinh.

- Điều tra “Kiến thức-Thái độ-Thực hành” của nông dân trước và sau khi kết thúc luận án.
-------------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm lược
Summary
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích
Yêu cầu
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiển của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Ý nhĩa thực tiển
Những đóng góp của luận án
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima Gestro,1885
Sự xuất hiện và phân bố bọ cánh cứng hại dừa trên thế giới và trong nước
Các loài cây ký chủ của bọ cánh cứng hại dừa Brontispalongissima
Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của BCCHD
Cách gây hại và thiệt hại về kinh tế của BCCHD
Những biện pháp phòng trừ BCCHD, ngoài biện pháp sinh học
Thành phần thiên địch của bọ cánh cứng hại dừa
Vi sinh vật ký sinh
Côn trùng ký sinh
Các loài thiên địch ăn thịt khác
Những phát triển và ứng dụng về “Quản lý dịch hại tổng hợp” (IPM) Và phòng trừ sinh học
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Địa điểm và thời gian thực hiện
Vật liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích yếu tố liên quan và chọn địa điểm, vùng nghiêncứu
Đối với BCCHD, điều tra sự phân bố và đánh giá mức độnhiễm
Điều tra về thành phần bắt mồi ăn thịt, ký sinh và tỷ lệ ký sinhtrên BCCHD trong tự nhiên, trước khi phóng thích OKS
Nghiên cứu vòng đời, các đặc điểm về sinh học, hình thái học và hệ số gia tăng quần thể
Đối với OKS nhập nội (Asecodes hispinarum), nghiên cứu về khả năng ký sinh chuyên tính, hình thái, sinh học và mức độ gia tăng quần thể
Nghiên cứu về tính hấp dẫn bởi hóa chất thông tin để OKS định hướng tim đến ký chủ
Nghiên cứu về phương pháp nhân nuôi OKS và phóng thích
Nghiên cứu khả năng thích nghi của OKS ở điều kiện lồng vải đặt trong vườn
Nghiên cứu khả năng phát tán của OKS ở điều kiện tự nhiên của vườn dừa, thời điểm phóng thích vào tháng 8/2003
Điều tra theo dõi tỷ lệ ký sinh qua các tuổi phát dục của BCCHD sau phóng thích OKS 10 ngày và điều tra định kỳhàng tháng liên tục trong một năm sau khi phóng thích tạihuyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang
Đối với cây dừa: Điều tra đánh giá về mức độ phục hồi củacây dừa bị nhiễm BCCHD, tại các tỉnh phía Nam
Các khóa huấn luyện, thực hiện từ tháng 9-11/2003 cho cán bộ kỹ thuật và từ tháng 3-7/2004 cho nông dân
Xử lý số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hiện trạng gây hại của BCCHD tại các tỉnh phía Nam
Sự phân bố, đánh giá mức độ nhiễm và những lòai cây ký chủ của BCCHD
Thành phần thiên địch của BCCHD trong tự nhiên
Thành phần và mức độ xuất hiện của nhóm bắt mồi ăn thịt
Lòai côn trùng khác, đã phát hiện chưa xác định được vai tròcủa chúng
Thành phần ký sinh và tỷ lệ ký sinh trên BCCHD trong tựnhiên
Đặc tính sinh học, hình thái học, biến động về thời gian phátdục, gia tăng quần thể và gây hại của BCCHD
Đặc tính sinh học, hình thái học, biến động về thời gian phátdục, gia tăng quần thể của BCCHD
Khảo sát sự gây hại của BBCCHD trong tự nhiên
Khả năng ký sinh chuyên tính, hình thái, sinh học và mức độgia tăng quần thể của OKS nhập nội Asecodes hispinarum
Khả năng ký sinh chuyên tính của OKS
Đặc điểm sinh học, hình thái và thời gian của các pha phát dụccủa OKS A. Hispinarum
Mức độ gia tăng quần thể của OKS A. Hispinarum
Thử tính hấp dẫn bởi hóa chất thông tin của OKS
Về sự thích nghi của OKS ở điều kiện lồng vải
Khả năng phát tán của ong ký sinh ở điều kiện trong tự nhiênsau một tháng phóng thích
Qui trình nhân nuôi, phóng thích OKS và tập huấn chuyển giao
Điều tra đánh giá về tỷ lệ ký sinh, mức độ phục hồi của cây dừa
Điều tra đánh giá về hiệu quả của việc phóng thích OKS đểquản lý BCCHD tại 6 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Tiếng Việt
[1] Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. (2002). Công văn số 240/BNN-BVTV, ngày 30/07/2002. V/v: Phát động ra quân “Tháng phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa” trong phạm vi 30 tỉnh/thành thuộc miền Trung và miền Nam.
[2] Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (9/2001). Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần IX về Phát triển Nông Nghiệp và Nông Thôn. 30 trang.
[3] Đặng Văn Mạnh, Nguyễn Lê Lanh Đa. (2005). Kết qủa bước đầu khảo sát ong ký sinh chuyên tính Asecodes hispinarum trừ bọ dừa tại Phú Yên. Tạp chí chuyên ngành Bảo vệ thực vật số 6 (204). 2005. Trang 39-40.
[4] Đặng Xuân Nghiêm (1991). Cây Dừa. Sách dịch từ quyển “Le Cocotier” của Yan Fremond và Robert Ziller. G.P. Maisonneuve et Larose, 11, rue Victor-Cousin, 11. Paris (Ve). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Trang 115.
[5] Hà Quang Hùng. (1998). Phòng trừ tổng hợp dịch hại Côn trùng nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
[6] Hồ Văn Chiến. (2001). Bọ cánh cứng gây hại dừa Brontispa longissima Gestro và biện pháp phòng trừ. Sổ tay tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, 32 trang. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Bảo vệ thực vật xuất bản.
[7] Hồ Văn Chiến, Lê Quốc Cường, Oleg Nicetic, Debbie Rae, Robert Spooner-Hart. (2008). Dựa vào các lớp “huấn luyện đồng ruộng” nhằm tăng cường kỹ năng và kiến thức về quản lý sản phẩm cây có múi trong tiến trình “thực hành nông nghiệp tốt” ở các tỉnh phía Nam. Hội thảo “Thực hành nông nghiệp tốt và an toàn thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và PTNT – Chính phủ Úc, Bình Thuận 21-22/7/2008.
[8] Hoàng Đức Nhuận. (1979). Đấu tranh sinh học và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật 1979. 147 trang.
[9] Lã Phạm Lân, Keith Christian và Renkang Peng. (2008). Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố  129 chính. Hội thảo “Thực hành nông nghiệp tốt và an toàn thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và PTNT – Chính phủ Úc, Bình Thuận 21-22/7/2008.
[10] Lê Trường. (1969). Một số nhận xét về tính chống thuốc của sâu tơ Plutella maculipennis Curt. hại rau ở Hà Nội. Tạp chí KHKTNN. Bộ Nông Nghiệp. Hà Nội tháng 7, 1969. Trang 122-135.
[11] Lê Trường. (1982). Một số đặc điểm của sâu tơ Plutella maculipennis (Curtis) đã chống thuốc ở các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội và khả năng phòng chống. Luận án PTS Khoa học. Hà Nội 1982.
[12] Ngô Tiến Dũng. (2003). Hoạt động của chương trình “IPM” Quốc gia Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
2003. Trang 195-200.
[13] Nguyễn Công Thuật. (1996). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng-NXB Nông nghiệp, Hà Nội 1996. Trang 31-32.
[14] Nguyễn Quí Hùng, Lê Trường, Lã Phạm Lân. 1995. Sâu tơ hại rau họ thập tự và biện pháp quản lý sâu tơ tổng hợp. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh. Trang 272-280.
[15] Nguyễn Sinh Cúc (2003). Nông Nghiệp, Nông Thôn Việt Nam-Thời kỳ đổi mới (1986-2002). Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. trang 738.
[16] Nguyễn Thị Lộc, Võ Thị Bích Chi, Nguyễn Thị Nhân. (2001) Tiềm năng phòng trừ sinh học của nấm Metarhizium anisopliae đối với bọ cánh cứng hại dừa Brontispa longissima. www.clrri.org/lib/omonrice/13-9.pdf.
[17] Nguyễn Thị Thu Cúc (2000). Côn trùng và Nhện gây hại cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang: 280 – 285.
[18] Nguyễn Thơ. (1998). "Kết quả “IPM” trên cây bông và định hướng chiến lược “IPM” trên cây bông vải ở Việt Nam” Sách kỹ thuật trồng bông năng suất cao. Nhà xuất Nông nghiệp Tp.HCM. Trang 181-217.
[19] Nguyễn Văn Sơn. (2005). Nghiên cứu sử dụng ong ký sinh nhập nội Diadegma semiclausum Hellén để phòng trừ sâu tơ tại Đà Lạt. Hội thảo “Các biện pháp  130 sinh học trong phòng chống sâu bệnh hại cây trồng trong nông nghiệp. Đà Lạt, tháng 7, 2005. Trang 77-104.
[20] Nguyễn Xuân Niệm (2006). Sử dụng bọ đuôi kiềm màu vàng Chelisoches variegatus (Dermaptera: Chelisochidae) tiêu diệt bọ cánh cứng hại dừa (B. longissima). www.khoahoc.net/.../nguyenxuanniem/021106-boduoikim.htm.
[21] Phạm Thị Thùy, Đinh Thị Thanh. (2001). Nghiên cứu về việc sử dụng và cải tiến kỹ thuật sản phẩm nấm Metarhizium anisopliae (M.A.) để phòng trừ Brontispa sp. Tại tỉnh Bến Tre trong năm 2000. Tập kỷ yếu “Hội thảo Quốc tế về Sinh học”, ngày 2-5 tháng 7 năm 2001. Hà Nội, trang 449-458.
[22] Phạm Văn Lầm. (2002). Tài nguyên thiên địch của sâu hại-Nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Trang 7-8.
[23] Trần Tấn Việt (2003). Kết quả nghiên cứu các đặc tính sinh học và sử dụng ong ký sinh Asecodes hispinarum phòng trừ bọ cánh cứng gây hại dừa Brontispa longissima. Báo cáo Hội đồng Khoa học dự án TCP/VIE/2905 (A). 32 trang.
[24] Trần Văn Hai (2003). Kết quả khảo sát các đặc tính sinh học và hình thái học của bọ hại dừa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Website: Khoa Sinh học và Công nghệ ứng dụng. Đại học Cần Thơ.

 Tiếng Anh
[25] AECgroup. (2002). Economic impact of state and local government expenditure on weed and pest animal management in Qeensland, report by the AECgroup to the Local Government Association of Qeensland.
[26] Annon. (1981a). Agnotes Department of Primary Production 81/13
[27] Annon. (1981b). New records. Quarterly Newsletter, FAO Plant Protection on Committee for South East Asia and Pacific Region, 24:4-11.
[28] APPPC. (1987). Insect pests of economic significance affecting major crops of the countries in Asia and the Pacific region. Technical Document No. 135. Bangkok, Thailand: Regional FAO Office for Asia and the Pacific (RAPA).
[29] ARMCANZ (2001). Weeds of National Significance strategy plans, NWSEC, Launceston.  131
[30] Awibowo, R. (1935). The Coconut leaf beetle Brontispa froggatti var. selebensis Gastro and its biological control in Celebes. Landbouw, Buitenzorg 10:76-92.
[31] Brown, E.S. and Green, A.H. (1958). The control by insecticides of Brontispa longissima (Gestro) (Coleopt., Chrysomelidae, Hispinae) on young coconut palm in the British Solomon Ilands. Bulletin of Entomological Research, 49:239-272.
[32] CABI. (1998). CD software, Crop Protection Compendium. The Crop Protection Compendium is CAB International is encyclopaedic, multimedia knowledge tool on all aspects of crops, crop pests, diseases, weeds, and biocontrol agents. Published by Centre for Agriculture and Biosciences International.
[33] CABI. (2001). Crop Protection Compendium Module, CAB International.
[34] Castle, Steven; Bentley, Walt. (2009). Pest Management Science, Volume 65, Number 12, December 2009 , pp. 1265-1266(2).
[35] Chiu, S.C, Chien, C.C. (1985). Control of Diaphorina citri in Taiwan with imported Tetrastichus radiatus. Fruits (Paris), 44(1): 29-31.
[36] Cochereau, P. (1969). Installation of Tetrastichus brontispae Ferriere. (Hymenoptera, Eulophidae) parasite of Brontispa longissima Gestro var. froggatti Sharp (Coleoptera, Chrysomelidae, Hispinae) in the peninsula of Noumea. Cahiers ORSTROM, Serie Biologie, 7: 139-141.
[37] Cohic, F. (1961). Outbreaks and new records. FAO Plant Protection Bulletin, 9: 109-111.
[38] DeBach, P. (1974.) Biological Control by Natural Enemies. Cambridge University Press: London. 323 pp.
[39] DeBach, P. (ed). (1964). Biological Control of Insect Pests and Weeds. Chapman & Hall: London. 844 pp.
[40] EPPO. (1999). EPPO PQR database (Version 3.8). Paris, France: EPPO.
[41] Essig, E.O. (1931). A History of Entomology. Macmillan: New York. 1029 pp.
[42] FAO. (1981). The coconut hispine, Brontispa longissima. Quarterly Newsletter, FAO Plant Protection Committee for the South East Asia and Pacific Region, 24: 9-10.  132
[43] FAO. (1983). Control of the coconut hispid beetle, Samoa. Terminal Statement Prepared for the Government of Samoa by FAO, Rome 19983. Rome Italy: FAO, AG: TCP/SAM/0101 and 0102.
[44] FAO. (2002). Ten years of IPM training in Asia-from Farmer Field School to Community IPM. Editors: John Pontious, Russ Dilts and Andrew Bartlett. FAO community IPM programme member countries. Meetings and publications officer FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Phra Athit Road, Bangkok 10200, Thailand. 2002. p. 27.
[45] Fenner, T.L. (1984). Palm leaf beetle. Agnote 84/16. Northern Territory of Australia: Department of Primary Production.
[46] Franssen, C.J.H., Mo T.T. (1952). Biological control of the coconut pests in south Celebes. Landbouw, 24: 319-360.
[47] Froggatt, J.L. O’Connor, B.A. (1941). Insects associated with the coconut palm. Pt. II. New Guinea Agricultural Gazette, 7: 125-133.
[48] Geoff, M. Gurr, Miguel A. Altieri and Steve, D. Wratten. (2004). Ecological Engineering For Pest Management: Advances in Habitat Manipulation for Arthropods. Publisher: Cornell University Press. 256pp.
[49] Georghiou, G.P., Lagunes-Tejeda, A. (1991). The Occurrence of Resistance to Pesticides in Arthopods. Rome, Italy: Food and Agricultural Organization of the United Nations.
[50] Godfray, H.C.J. (1994). Parasitoids: Behavioral and Evolutionary Ecology. Princeton University Press, Princeton, New Jerery, U.S.A.
[51] Gourves, J., Samuelson, G.A. (1979). The Chrysomelidae of Tahiti (Coleoptera). Pacific insects, 20 (4): 410-415.
[52] Gressitt, J.L. (1955). Chrysomelidae: Coleoptera. Insect of Micronesia, B.P.Bishop Museum 17 (1): 44-50.
[53] Gressitt, J.L. (1960). Papuan-West Polynesian hispine beetle (Chrysomelidae). Pacific. Insects, 2: 1-90.  133
[54] Groves, R.H., Shepherd, R.C.H. and R.G. Richardson. (1995). Biology of Australian Weeds Volume 1, R.G. and F.J. Richardson Publications, Melbourne.
[55] Guang-Jiang, Xiao, Zeng Ling, Li Qing & Lu Yong-Yue. (2006). Cold hardiness of palm leaf beetle, Brontispa longissima, Chinese Bulletin of Entomology 43 (4): 527-530.
[56] Hayashi,T., Nakamura, S., Visarathanonth, P., Uraichuen and Kengkapanich R. (2004). Stored Rice Insect Pests and Their Natural Enemies in Thailand. JIRCAS International Agricultural Series No. 13. p 42.
[57] Hollingsworth, R.G., Meleisea, S., Iosefa, T. (1986). Life history notes of Brontispa longissima (Gestro) in West Samoa. Alafua Agricultural Bulletin,
11.
[58] Hollingsworth, R.G., Meleisea, S., Iosefa, T. (1988). Natural enemies of Brontispa longissima (Gestro) in West Samoa. Alafua Agricultural Bulletin, 13 (1): 41-45, 7 ref.
[59] Huffaker, C.B. and Messenger, P.S. (eds). (1976). Theory and Practice of Biological Control. Academic Press: New York. 788 pp.
[60] JavaScript Courtesy of Shay E. Phillips. (2001). Lab. Manual Excercise # 9. Principles of Population Growth: Exponential Population Growth, http://waynesword.polomar.edu/lmexer9.htm. p. 1-16.
[61] Jones, D.L., Elliot, W.R. (1986). Pest, diseases and ailments of Australian plants with suggestions for their control. Melbourne, Australia: Lothian Pubishing Company Pty Ltd.
[62] Jones, R. (1941). Annual Report of the Department of Agriculture, 1940-1941. British Solomon Islands Protectorate.
[63] Kalshoven, L.G.E. (1981). The Pests of Crops in Indonesia. PT. Ichtiar Baru Van Hoeve, Jakarta. 701 pp.
[64] Kidd, N.A.C. and Jervis, M.A. (1993) Development of management strategies for the olive moth – the role of modelling. In: Leather, S., Walter, A. (eds) Individuals, populations and Patterns. Intercept, Andover, UK.  134
[65] Lau, C.S.K. (1991). Occurrence of Brontispa longissima Gestro in Hong Kong. Quartery Newsletter-Asia and Pacific Plant Protection Commission, 34 (3-4):
10.
[66] Lever, R.J.A.W. (1933). Status of economic entomology in the British Solomon Islands. Bull.Entomol. Res., 24: 253-256.
[67] Lever, R.J.A.W. (1936). Control of Brontispa in Celebes by the parasite Tetrastichodes of Java. British Solomon Islands Protectorate Agricultural Gazette, 3:6.
[68] Lever, R.J.A.W. (1969). Pest of Coconut Palm. Food and Agriculture Organization of the United Nation, Rome 190 pp.
[69] Liu, S.D. (1994). The application of fungicide resistant entomopathogenic green muscardine fungus in Taiwan: biological control of coconut leaf beetle (Brontispa longissima) and diamond back moth (Plutella xylostella). Technical Bulletin Food and Fertilizer Technology Center, 138.
[70] Liu, S.D., Lin, S.C., and Shiau, J.F. (1989). Microbial control of coconut leaf beetle (Brontispa longissima) with green muscardine fungus, Metarhizium anisopliae var. anisopliae. Joural of Invertebrate Pathology. 53(3), 307-314. 12 ref.
[71] Long, P.G. (1974). Report of investigations into the infestation of coconut palms in American Samoa by the coconut hispid beetle (Brontispa longissima) and recommendations on quarantine procedures for Western Samoa. Apia, Western Samoa: Department of Agriculture, Fisheries and Forestry.
[72] Lu Bao-Qian, Peng Zheng-Qiang, Tang Chao, Wen Hai-Bo, Jin Qi-An, Fu Yue-Guan and Du Yu-Zhou. (2005). Biological characteristics of Asecodes hispinarum Boucek (Hymenoptera: Eulophidae), a parasitoid of Brontispa longissima (Gestro) (Coleoptera: Hispidae). Acta Entomologica Sinica 48 (6): 943-948.
[73] Lu Bao-Qian, Tang Chao, Peng Zhengqiang, John La salle and Fanghao Wan. (2009). Biological assessment in quarantine of Asecodes hispinarum Boucek (Hymenoptera: Eulophidae) as an imported biological control agent of Brontispa longissima Gestro in Hainan, China. Science Direct-Biological  135 Control. www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_udi=B6WBP-4R98K66-2&_us...
[74] MacFarlane, R. (1981). Entomology research. Alafua Agricultural Bulletin, 6:27-29.
[75] Maddison, P.A. (1983). Coconut hispine beetle. Advisory Leaflet, South Pacific Commission, No. 17:4 pp.
[76] Maulik, S. (1938). On the structure of larvae of hispine beetle-V. (with a revision of the genus Brontispa Sharp). Proc. Zool. Soc. Lond. 108 (B) pp.49-71.
[77] May, R.M. (1973). On the replationship between various types of population models. Am. Nat. 107: 46-77.
[78] Michelbacher, A. E. and O. G. Bacon. (1952). Walnut insect and spider mite control in Northern California. Journal. Econ. Entomol. 45: 1027-1050.
[79] Mo, T.T. (1965). The occurrence of two strains of Brontispa longissima (Gestro) (Col., Hispidae) based on resistance or non-resistance to the parasite Tetrastichus brontispae (Ferriere) (Hym., Eulophidae) in Java. Bulletin of Entomological Research, 55:609-614.
[80] Navasero, R.C. and Elzen, G.W. (1989). Responses of Microplitis croceipes to host and nonhost plants of Heliothis virescens in a wind tunnel. Entomologia Experimentalis et Applicata 53: 57-63.
[81] Nicholson, A.J. (1993). The balance of animal populations. Journal of Animal Ecology 2, 132-178.
[82] Nishikawa Masaru, Nguyen Thi Thu Cuc & Kunimi Yasuhisa. (2006). Second record of Chelisoches variegatus (BURR, 1917) (Dermaptera, Chelisochidae) from Vietnam, with consideration as a biological control agent of coconut leaf beetle. Japanese Journal of Systematic Entomology 12(2): 207-214.
[83] O'Connor, B.A. (1940). Notes of the coconut leaf hispa, Brontispa froggatti Sharp and its parasites. New Guinea Agricultural Gazette, 6:36-40.
[84] Pagden, H.T. and Lever, R.J.A.W. (1935). Insect of the coconut palm in the British Solomon Islands. Brit. Solomon Islands Agric. Gaz. 3(1): 2-22.  136
[85] Page, A.R. và K.L. Lacey. (2006). Economic impact assessment of Australian weed biological control. CRC for Australian Weed Management Technical series # 10. Copyright 2006, pages 145.
[86] Panetta, F.D., Groves, R.H. and Shepherd, R.C.H. (1998). Biology of Australian Weeds Volume 2, R.G and F.J. Richardson Publications, Melbourne.
[87] Parsons, W.T. and Cuthbertson, E.G. (2001). Noxious weeds of Australia, Inkata Press, Melbourne.
[88] Peters, A. Skatulla, U., Aukuso, O., Meleisea, S., Hammans, H. (1984). The coconut hispid beetle-Brontispa longissima. Crop Protection Leaflet. Apia. Western Samoa: Department of Agriculture, Forestry and Fisheries and Samoan Crop Protection Project, 2.
[89] Rethinam, P. and S.P. Singh. (2005). Current Status of Coconut Beetle Outbreak in Asia Pacific Region. Asian and Pacific Coconut Community. Indonesia pp.
29.
[90] Risbec, J. (1942). Observations on the insects in plantations in New Caledonia. Paris, France: Secretariat d'Etat aux Colonies, 1-128.
[91] Roberts, Daniel, A. (1978). Fundamentals of Plant-Pest Control. Copyright, 1978 by W.H. Freeman and Company. Printed in the United States of Merica. pp.62-64.
[92] Roland, J., Evans, W.G. and Myers, J.H. (1989). Manipulation of oviposition patterns of the parasitoid Cyzenis albicans (Tachinidae) in the field using plant extracts. Journal of Insect Behavior 2: 487-503.
[93] Romeis, J., T.G. Shanower and C.P.W. Zebitz. (1997). Volatile plant infochemicals mediate plant preference of Trichogramma chilonis. Journal of Chemical Ecology 23: 2455-2465.
[94] Roy, G., Van Driesche, Thomas, S. and Bellowa, J.R. (1996). Biological control. Printed in the USA by Chapman & Hall. pp. 37-65.
[95] Shiau, J.F. (1982). Introduced diseases and insect pests of agricultural crops and their treatment in Taiwan. Plant Protection Bulletin, Taiwan, 24(2):89-99.  137
[96] Sinden, J.A. and Thampapillai, D.J. (1995). Introduction to Benefit Cost Analysis, Longman House, Melbourne, Australia.
[97] Smee, L. (1965). Insect pests of Cocos nucifera in the Territory of Papua and New Guinea: their habits and control. Papua and New Guinea Agricultural Journal, 17:51-64.
[98] Smith, R.F. and R. van den Bosch. (1967). Integrated Control. In: W. W. Kilgore and R. L. Doutt (eds) Pest Control-Biological, Physical, and Selected Chemical Methods. Academic Press: New York. pp. 295-340.
[99] Stapley, J.H. (1971). The introduction and establishment of the Brontispa parasite in the Solomon islands. South Pacific Commission Information Circular, 30:2-6.
[100] Stapley, J.H. (1972). Principal pests of crops in the Solomon Islands. Pest Articles & News Summaries, A, 18:192-196.
[101] Stapley, J.H. (1973). Insect pests of coconuts in the Pacific region. Outlook on Agriculture, 7(5): 211-217.
[102] Stapley, J.H. (1980a). Coconut leaf beetle (Brontispa) in the Solomons. Alafua Agricultural Bulletin, 5(4):17-22.
[103] Stapley, J.H. (1981). Insect pest problems in tropical crops and the influence of the environment. Alafua Agricultural Bulletin, 6:88-103.
[104] Stapley, JH. (1980b). Using the predatory ant, Oecophylla smaragdina, to control insect pests of coconuts and cocoa. Information Circular, South Pacific Commission, No.85:5pp.
[105] Stechmann, D.H. and Semisi, S.T. (1984). Insect pest control in Western Samoa with special reference to present status of biological and integrated control measures. 57:65-70.
[106] Swan, L.A. (1964). Beneficial Insects. Harper & Row: New York. 429 pp.
[107] Sweetman, H.L. (1936). The Biological Control of Insects. Comstock Publising Associates: Ithaca, New York. 461 pp.
[108] Sweetman, H.L. (1958). The Principles of Biological Control. W.C. Brown: Dubuque: 560 pp. 138
[109] Tang Chao, Peng ZhengQiang, Jin QiAn, Fu YueGuan, Wan FangHao. (2009). Effects of variable temperature on development of Asecodes hispinarum (Hymenoptera: Eulophidae). CABI Abstract. www.cabi.org.
[110] Tjoa Tjien-Mo. (1963). The occurrence of two strains of Brontispa longissima (Gestro) (Col., Hispidae) based on resistance or non-resistance to the parasite Tetrastichus brontispae (Ferriere) (Hym., Eulophidae) in Java. Commonwealth Agricultural Bureaux. Pp. 609-614.
[111] Tothill, J.D. (1929). A reconnaissance survey of agricultural conditions in the British Solomon Islands Protectorate. Suva, Fiji.
[112] Tran Tan Viet. (2005). Classical Biological Control of the Coconut Hispine Beetle (Brontispa longissima Gestro) in Vietnam. Report of the Asia-Pacific Forest invasive species Network Workshop, 22-25 February 2005, CMC, Vietnam. 7pp.
[113] Turling, T.C.J., J.H. Tumlinson, F..J. Eller, and W.J. Lewis. (1991). Larval-damaged plant: sources of volatile synomones that guide the parasitoid Cotesia marginiventris to the micro-habitat of its host. Entomologia Experimentalis et Applicata 58: 75-82.
[114] Van Driesche and Reardon (2004). Selecting biological control agents – Factors influencing host selection in the range, p. 1-3.
[115] Volgele, J.M. (1989). Biological control of Brontispa longissima in Western Samoa: An ecological and economic evaluation. Agriculture, Ecosystems and Environment, 27:315-329.
[116] Waage, J.K. (1989). The population ecology of pest-pesticide-natural enemy interactions. In: Jepson, P.C. (ed) Pesticide and Non-target Invertebrates. Intercept Ltd., Andover, UK, pp. 81-94.
[117] Waheed I, Bajwa and Marcos Kogan. (2002). Compendium of IPM Definitions (CID). What is IPM and how is it defined in the Worldwide Literature? Integrated Plant protection Center (IPPC). Oregon State University, Corvallis. Publication Number 998, 2002.
[118] Waterhouse, D.F. and K.R. Norris. (1987). Biological Control Pacific Prospects. ACIAR. Inkata Press. Melbourne. 134-141; 211-218.  139
[119] Wickremasinghe, M.G.V. and H.F. van Emden. (1992). Reactions of adult female parasitoids, particularly Aphidius rhopalosiphi , to volatile chemical cues from the host plants of their aphid prey. Physiological Entomology 17: 297-304.
[120] Wilco Liebregts and Keith Chapman. (2004). Report of the expert consultation on coconut beetle outbreak in APPPC. Impact and control of the coconut hispine beetle, Brontispa longissima Gestro (Coleoptera: Chrysomelidae). www.fao.org/docrep/007/ad52e/ad552e07.htm.
[121] Woodroof, J.G. (1979). Coconut: production, processing, products. Ed. 2, XI + 307 pp.
[122] Wu, K.C. and Tao, C.C.C. (1976). Natural enemies of the transparent scale and control of the leaf bud beetle attacking coconut palm in Taiwan. Journal of Agricultural Research, China, 25:141-156. www.b3nz.org/birea/ index.php?  page=selecting_hostsel_behaviour-13k.
[123] Yihai, Zhong, Li Hong, Liu Kui, Wen Haibo, Jin Qi’an & Peng Zhengqiang. (2005). Effects of temperature on Brontispa longissima population growth. Yingyong Shengtai Xuebao 16 (12): 2369-2372.   
---------------------------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, nong nghiep,quan ly bo canh cung, hai dua, brontispa longissima (gestro, 1885), bang bien phap, phong thich ong, ky sinh, nhap noi asecodes hispinarum boucek,ho van chien 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 

QUẢN LÝ BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA Brontispa longissima (Gestro, 1885) BẰNG BIỆN PHÁP PHÓNG THÍCH ONG KÝ SINH NHẬP NỘI Asecodes hispinarum Boucek 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể