Chuyển đến nội dung chính

khoa luan tot nghiep,duoc si,khao sat,tinh hinh su dung,corticoid,tai khoa nhi,benh vien bach mai,tran ha giang


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CORTICOID TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI




PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỂ

Cùng với tiến bộ của y học và sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng ra đời nhiều loại thuốc để phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Số lượng và chủng loại thuốc tăng nhưng công tác quản lý thuốc lại chưa được chặt chẽ, việc mua bán dễ dàng, tự do dẫn đến hậu quả thật khôn lường nhất là những nhóm thuốc phải sử dụng thận trọng cho các đối tượng đặc biệt như: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú... Hiện nay sử dụng thuốc cho trẻ em được quan tâm đặc biệt, bởi vì “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Cơ thể trẻ có những đặc điểm riêng biệt và ỉà một cơ thể đang phát triển vì vậy chức năng của cơ thể trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến dược động học và dược lực học của thuốc, ngược lại các tác dụng phụ và độc tính của thuốc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường cuả cơ thể trẻ em.

Các nhóm thuốc cần quan tâm khi sử dụng là: Kháng sinh, thuốc hướng thần, thuốc tim mạch và nhóm thuốc corticoid... Từ khi ra đời các corlicoid là những thuốc được dùng rất nhiều trong điều trị bởi tác dụng sống còn của nó. Các chất steroid được gọi là chìa khoá của cuộc sống: Steroid - keys of life [3]. Điều đó nói lên vai trò quan trọng của nó trong y học hiện đại và trong cuộc sống của con người. Hiện nay, các thuốc corticoid trên tlìị trường rất phong phú, đa dạng về chủng loại và có tác dụng ở nhiều mức độ khác nhau. Cũng như các loại thuốc khác, các corticoid ngoài tác dụng chính đều có tác dụng phụ không mong muốn và độc tính của nó. Nếu việc sử dụng corlicoid không hợp lý sẽ như con dao hai lưỡi, làm cho bệnh tình thêm phức tạp. ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển về sức khoẻ cũng như trí tuệ nhất là trẻ em. Căn cứ nhu cầu bức thiết đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc cortioid tại khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai” nhằm mục đích:

Khảo sát tình hình sử dụng các loại thuốc corticoid tại khoa nhi. Phát hiện những khiếm khuyết trong chỉ định corticoid, phối hợp corticoid với những nhóm thuốc khác và tác dụng phụ của cortioid trong việc điều trị những bệnh thường gặp trong nhi khoa. Qua đó rút ra những kinh nghiệm sao cho việc sử dụng corticoid cho trẻ em được hợp lý, an toàn và hiệu quả.

PHẦN 2: TỔNG QUAN

2.1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM TRONG GIAI ĐOẠN DÙNG THUỐC

2.1.1. Giai đoạn sơ sinh (dưới một tháng)

Giai đoạn này nhiều cơ quan trong cơ thể chưa hoàn chỉnh về mặt chức năng. Những đặc điểm khác biệt của trỏ em ở lứa tuổi này so với trẻ lớn là:

Tỷ lệ nước trong cơ thể khá cao, đặc biệt là trẻ đẻ non. Điều nàv đặc biệt quan trọng đối với các thuốc tan trong nước và có phạm vi điều Irị hẹp như các amino glycosid, theophylin.

Lượng dịch vị/kg cân nặng ít hơn người lớn và độ toan dịch vị kém, chỉ đạt được bằng người lớn khi trẻ được ba tuổi, điều này ảnh hưởng đến sự iổn hoá của thuốc, làm thay đổi hấp thu thuốc. Do đó các thuốc ít iôn hoá thì hấp thu tốt hơn; Việc hấp thu những thuốc có bản chất acid yếu ở đối tượng này kém hơn ở trẻ 1Ớ11, trái lại các thuốc có bản chất bazơ yếu lại hấp thu tốt hơn.

Trổ phát triển nhanh, có nhiều thay đổi về chuyển hoá và thải Irừ thuốc vì vạy cần điều chính liều cho từne, bệnh nhi cụ thể [1]. Trỏ dune; Nạp với các tác dụng phụ của thuốc kém, đồng thòi cũng khó phái hiện độc tính của thuốc. Hệ men phân huỷ thuốc chưa hoàn chỉnh do đó một số thuốc ỏ' dạng esíe hoá như cloramphenicol palmitat không tách được gốc este để giải phóng thuốc ở dạng tự do, làm cản trở hấp thu hoạt chất.

2.1.2. Thòi kỳ bó mẹ (dưới một tuổi):

 Ở thời kỳ này c,ơ thể lớn rất nhanh, các chức năng sinh lý đã khá hoàn chỉnh so với giai đoạn sơ sinh nhưng tỷ lệ các thành phần dịch trong cơ thể thay đổi nhanh, đặc biệt là tỷ lệ nước trên cân nặng. Đặc tính này phần nào ảnh hưởng đến phân bố thuốc trong cơ thể. Đến cuối năm đầu tiên trọng lượng của trẻ tăng gấp ba lần, chiều cao tăng gấp rưỡi so với lúc mới sinh, vì vậy liều lượng thuốc cần tính theo mg/kg hoặc mg/m2 cơ thể, không nên tính theo những công thức suy từ cân nặng của người lớn [1].

Hệ cơ bắp của trẻ em nhỏ, lại chưa được tưới máu đầy đủ do đó nên hạn chế tiêm bắp vì khó biết được chính xác sinh khả dụng để có được một liều íhuốc chính xác [1]. Đường thuốc qua da cũng cần được đặc biệt lưu ý vì da trỏ mỏng nên khả năng thấm thuốc mạnh hơn so với người lớn. Các loại ihuốc hấp thu nhiều qua da như corticoid phải được thận trọng khi bôi vì tác dụng có thể tương đươiie, khi dùng qua đườnơ toàn thân [1], Với trẻ ở 2, giai đoạn này, việc hiệu chỉnh liều rất cần thiết với trẻ đẻ non, trẻ có những rối loạn chức năng gan, thận.

2.1.3. Trẻ trước tuổi đi học (từ 1- 6 tuổi):

 Ở thời kỳ này trẻ chậm lớn hơn so với thòi kỳ bú mẹ. Chức năng của các bộ phận hoàn thiện dần, trẻ còn phát triển nhanh cả về vận động và tinh thần nhưng rất khó khăn cho trẻ uống thuốc do mùi vị khó chịu của thuốc hoặc do trẻ không chịu uống thuốc. Vì vậy cần có những dạng bào chế dành riêng cho trẻ em là cần thiết. Không dùng tetxacyclin cho trẻ độ tuổi này do nguy cơ làm đen và phá huỷ men răng. Tránh để thuốc ở tầm tay trẻ do sự hiếu động trẻ sẽ cho vào miệng mọi thứ nhặt được, trẻ dễ bị ngộ độc thuốc.

2.1.4. Thòi kỳ thiếu niên (từ 7 - 15 tuổi)

Trong đó 7-12 tuổi là tuổi học sinh nhỏ.

Từ 12- 15 tuổi là thời kỳ bắt đầu dậy thì.

Từ 7-12 tuổi: Ở thời kỳ này chức phận và cấu tạo các bộ phận hoàn chỉnh. Trẻ có khả năng tiếp thu giáo dục học đường tốt; Phát triển mạnh về trí tuệ và tâm sinh lý của từng giới. Hệ thống cơ phát triển mạnh. Răng vĩnh viễn tliav thế răng sữa, ít gặp khó khăn hơn khi cho trẻ uống thuốc; ở thời kỳ này độ thải trừ thuốc xảy ra nhanh hơn so với người lớn ngay cả khi dùng một liều duy nhất. Một số thuốc như các thuốc chống động kinh và theophylin tăng chuyển hoá; Các thuốc nhóm aminoglycosid có tốc độ thải trò tăng. Trỏ đang tuổi đi học vì vậy cần tránh những thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, ngủ gà.

Từ 12 -15 tuổi:

Lúc này cơ thể lớn rất nhanh, biến đổi nhiều về tâm sinh lý. Lì có những khác biệt về dược độne: Học so với người lớn; Tuy nhiên khi đến tuổi dậy thì những ihay đổi về hình thái cũng như thành phần dịch cơ thể nhanh và mạnh nôn phần nào cũng ảnh hưởng tới chuyển hoá thuốc.

Có những thay đổi về tâm sinh lý hành vi: Những Irẻ hút thuốc lá hoặc dùng những chất kích thích khác như rượu và các chất ma tu ý có thể dẫn đến thay đổi chuyển hoá thuốc hoặc tương tác thuốc.

Các rối loạn tâm thần, mặc dù ít được nghiên cứu như: Chứng háu ăn hoặc chán ăn tâm thần cũng có thể làm thay đổi phân bố và chuvển hoá thuốc.

Những trường hợp này đòi hỏi phải điều chỉnh liều. Việc dùng thuốc theo chỉ định ở tuổi này cũng cần lưu ý vì bản thân đã trưởng thành, có cảm giác mình đã là người lớn nên dỗ chủ quan, lơ là dẫn đến việc ngừng thuốc sớm, uống không đủ liều hoặc quá liều hoặc uống không đúng với thời gian cần dùng trong ngàv.

2.2. MỘT VÀI NÉT VỀ DƯỢC ĐỘNG HỌC CỦA CORTICOID

2.2.1. Hấp thu

Hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, hấp thu được qua da, qua kết mạc, màng hoạt dịch, dạng este tan trong nước có thể dùng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

2.2.2. Phân bố

Vào cơ thể, thuốc gắn có phục hồi vào protein huyết tương [5]. Protein này có thể là globulin có ái lực rất cao với thuốc gọi là transcortin, một phần eắn lỏng leo vào albumin, chỉ có một lượng rất nhỏ khoảng 10% ỏ' trạng thái tự do [10].

Các GC có thể cạnh tranh lẫn nhau để liên kết với transcortin, nhưny, dẫn xuấl GC tổng họp liên kết yêu hơn cortisol và thường gắn vào albumin.

2.2.3. Chuyển hoá

Chủ yếu ở gan: Những phản ứng chính là khử liên kết đôi ử vị trí C4-C5, thế 3-OH vào ceton, tiếp đó liên họp với sulfat, acid glycuronic để tạo este hoặc glvcuronid mất tác dụng và thải theo nước tiểu [4]. GC còn chuyển hoá ở thận, ở một số tổ chức khác.

2.2.4. Thải trừ

Sau thời gian chuyển hoá ở gan thuốc trở nôn bất hoạt dưới dạng lioà tan và được thải trừ qua thận ra nước tiểu.

2.3. PHÂN LOẠI GLUCOCORTICOID

Có thể theo nhiều cách khác nhau về phân loại corticoid. 2.3.1. Theo nguồn gốc Glucocorticoid thiên nhiên do cơ thể tiết ra: Hydrocortisol.”Glucocorticoid tổng hợp: Prednisolon.”

2.3.2. Phân loại theo dược lý

Dựa vào tương quan giữa các tính chất GC và MC có trong mỗi dạng thuốc [5]:

- Đơn thuần có tác dụng GC như: Betamethason, dexamethason, paramethason..

- Kèm tác dụng MC rất í t: Như methylprednisolon

- Kèm tác dụng MC vừa: Prednison, prednisolon.

- Kèm tác dụng MC nhiều: Cortison, hyđrocortison, gần như GC và MC tương đương.

2.3.3. Phân loại theo thực hành

Trong lâm sàng thầy thuốc chỉ cần quan tâm thuốc nào có tác dụng mạnh và ít giữ nước nên chỉ chia ra hai loại [2,5]:

- Loại không có delta ở Cj.,: Cortison, hydrocortison, fluocortison.

- Loại có delta ở: Prednison, prednisolon, triamcinolon, dexamethason, betamethason, paramethason.

2.3.4. Phân loại theo đường dùng thuốc

Đường uống: Là các dạng viên, không bị phá huỷ bởi dịch dạ dày ruột nên dùng tiện lợi.

Đường tiêm: Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm nội khớp

Dùng tại chỗ: Khí dung, bôi ngoài da, thụt hay nạp hậu môn.

2.3.5. Theo thòi gian bán thải: Chia làm ba ỉoại

- Thời gian bán thải ngắn (cortison, cortisol)

- Thời gian bán thải trung bình (prednison, metylprednisolon prednisolon)

- Thời gian bán thải dài (dexamethason, betamethason, para methason).

2.4. TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID ĐỐI VỚI CƠ THỂ

2.4.1. Tác dụng trên chuyển hoá các chất

GC ảnh hưởng nhiều nhất trên chuyển hoá glucose: Tăng tạo glycogen tại gan, tăng tổng hợp glycogen từ nhiều nguồn, đặc biệt là lừ các acid amin, mặt khác ngăn cản việc chuyển glucose vào trong tế bào và do đó giảm sử dụng glucose ở các tổ chức ngoại vi [1,2].

Với chuyển hoá protein, GC ngăn cản tổng hợp protein lù' các acid amin, thúc đẩy việc chuyển các acid amin vào chượng trình tổng hợp glucose[2].

Với lipid, GC tăng phân huỷ lipid từ các mô mỡ nên tăng giải phóng glycerol và acid béo vào máu.

GC ảnh hưởng lên cân bằng điện giải hoặc qua tác động lên thụ thể MC (có tác dụng giữ Na+ Và nước, tăng bài xuất K+) Hoặc qua tác động lên thụ thể GC (gây tăng sức lọc cầu thận, tăng cung lượng tim).

2.4.2. Trên mô liên kết

GC ức chế hình thành tế bào sợi, giảm tạo collagen, giảm sự hình thành mô liên kết [1]. Tác dụng này cũng là hậu quả của sự ức chế tổng họp protein.

2.4.3. Trên sự tạo máu GC ít ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu và nồng độ hemoglobin ở liều sinh lý nhưng lại tăng hồng cầu khi dùng liều cao hoặc khi bị Cushing và giảm hồng cầu trong hội chứng Addison [1].

Với bạch cầu: Làm tăng bạch cầu đa nhân, nhưng lại rút ngắn đời sống của bạch cầu (giảm t1/2 của bạch cầu), giảm sự tạo lympho và chức năng hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoái bạch cầu khỏi lòng mạch, giảm sự di chuyển của bạch cầu đến tổ chức viêm) [1],2.4.4. Tác dụng chống viêm

Là tác dụng được lưu ý nhiều nhất làm cho các chế phẩm GC đưực sử dụng rộng rãi vượt ra ngoài việc sử dụng của hormon. Tác dụng chốn^ viêm của GC ức chế sự hình thành viêm ở giai đoạn sớm hơn nhóm NSA1D. Tác dụng này còn được tăng cường nhờ tác dụng giảm tính thấm thành mạch, ức chế sự di chuyển của bạch cầu đến tổ chức viêm và ức chế các phản ứng miền dịch-dị ứng, do đó GC không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn ngăn chặn sự xuất hiện viêm.

2.4.5. Tác dụng trên hệ miễn dịch

GC ảnh hưởng chủ yếu lên các đáp ứng miễn dịch kiểu tế bào (lympho T) Nhiều hơn kiểu miễn dịch dịch thể (lympho B) [1].

GC còn ức chế sự sản xuất ra các interferon miễn dịch- một sản phẩm của lvmpho T hoạt hoá [2]; Mặt trái của tác dụng này là giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó tăng khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
-------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1 Các giai đoạn phát triển của trẻ em liên quan tới dùng thuốc
2.2 Một vài nét về dược động học của corticoid
2.3 Phân loại glucocorticoid
2.4 Tác dụng của glucocorticoid đối với cơ thể
2.5 Cơ chế tác dụng
2.6 Chỉ định
2.7 Chỉ định corticoid ở trẻ em
2.8 Tác dụng phụ của corticoid trên trẻ em
2.9 Một số điều cần lưu ý khi sử dụng corticoid
2.10 Tương tác của glucocorticoid với các nhóm thuốc
PHẨN 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.2 Kết qủa nghiên cứu và bàn luận
3.2.1. Khảo sát ch ung
3.2.2. Khảo sát việc sử dụng corticoid
3.2.3. Kết qủa theo dõi trên bệnh nhân
PHẨN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
4.2 Đề xuất
----------------------------------------
keyword: download,khoa luan tot nghiep,duoc si,khao sat,tinh hinh su dung,corticoid,tai khoa nhi,benh vien bach mai,tran ha giang 

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CORTICOID TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể