Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,y hoc,nghien cuu,mot so can nguyen,dac diem lam sang,chan doan,hinh anh ,va su phat trien,sau phau thuat nao,ung thuy,o tre em,tai benh vien nhi trung uong


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN SAU PHẪU THUẬT NÃO ÚNG THỦY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG



Chương 1: TỔNG QUAN

  1. ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ
Não úng thủy được định nghĩa là một tình trạng bệnh lý của hệ thần kinh trung ương, là kết quả của sự gián đoạn, mất cân bằng giữa sự hình thành, lưu thông dòng chảy hoặc hấp thu dịch não-tủy. Nói cách khác đó là tình trạng tích tụ quá nhiều dịch não tủy trong não thất do rối loạn các quá trình sản xuất, lưu thông và hấp thụ.

Não úng thủy có thể là một tình trạng cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các hình thức khác nhau của bệnh bao gồm thể tắc nghẽn, thể thông và thể não úng thủy áp lực bình thường 9, [10],11.

Trong một số trường hợp do teo não hoặc tổn thương mất mô não để lại khoảng không gian trống. Khi đó hộp sọ được lấp đầy một cách thụ động bởi dịch não-tủy, đây không phải là sự rối loạn thủy động lực học do đó không nằm trong bệnh cảnh của não úng thủy [12].

1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NÃO ÚNG THỦY

1.2.1. Dịch tễ học

* Tần suất

Não úng thủy bẩm sinh là một trong những dị tật phổ biến nhất của hệ thần kinh trung ương. Khoảng 60% trong tổng số các trường hợp não úng thủy bẩm sinh hoặc mắc phải xảy ra trong thời thơ ấu.

Tỷ lệ của não úng thủy do căn nguyên mắc phải hiện nay không xác định tuy nhiên có xu thế giảm do việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Hàng năm ở các nước phát triển vẫn có khoảng trên 100.000 dòng rẽ tắt (shunt) Được cấy ghép để điều trị não úng thủy [5],13.

Fernell và cộng sự nghiên cứu tại Thụy Điển giai đoạn 1967-1970 tỷ lệ xuất hiện não úng thủy trong năm đầu tiên là 0,53/1000 và 0,63/1000 trong giai đoạn 1979-1982. Trong đó 70% xuất hiện trước sinh, 25% trong thời kỳ chu sinh và 5% xuất hiện sau sinh [3].

Garne E và cộng sự tổng hợp từ bốn nghiên cứu ở châu Âu giai đoạn từ 1996 đến 2003 tỷ lệ mắc não úng thủy bẩm sinh là 4,65/10.000 4 rút ra kết luận tần suất mắc bệnh không phụ thuộc vào chủng tộc, địa dư.. . Tuy nhiên bệnh có xu hướng gia tăng hiện nay khoảng 0,5-0,8/1000.

Năm 2008, Simon T nghiên cứu tại Hoa Kỳ công bố tỷ lệ mắc não úng thủy bẩm sinh là 3/1000 trẻ đẻ sống, ngoài ra thêm khoảng 6.000 trẻ em mắc phải mỗi năm trong hai năm đầu tiên của cuộc sống. Mỗi năm có khoảng 38.200-39.900 trẻ nhập viện chiếm khoảng 0,6% tất cả trường hợp bệnh nhi vào viện, với 319.000-433.000 ngày nằm viện. Chi phí hàng năm cho điều trị não úng thủy khoảng 1,4-2 tỷ USD chiếm 3,1% tổng viện phí cho tất cả trẻ em Hoa Kỳ [5]. Warf BC nghiên cứu 2005 ở một số quốc gia Châu Phi tỷ lệ mắc não úng thủy bẩm sinh khoảng 0,9-1,2‰. Ở Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về tần suất bệnh nhưng theo Nguyễn Quang Bài thì tần suất tương đương với các nước khác, tỷ lệ mắc ở trẻ trai và gái tương đương

* Tuổi Có hai đỉnh liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ lệ mắc và tuổi phát bệnh não úng thủy.

Đỉnh cao đầu tiên xảy ra trong năm đầu tiên của trẻ và có thể kết hợp với một số dị tật bẩm sinh khác (thường là não úng thủy bẩm sinh).

Đỉnh cao thứ hai xảy ra ở tuổi trưởng thành và chủ yếu liên quan đến não úng thủy áp lực bình thường (thường là não úng thủy mắc phải). Chiếm khoảng 40% trong tổng số các trường hợp não úng thủy.

* Giới tính

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh não úng thủy ở trẻ em không có sự khác biệt về giới. Một ngoại lệ là hội chứng Bickers-Adams, một dạng não úng thủy bẩm sinh do gien (gene) Lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính (X) Chỉ biểu hiện ở nam giới và ảnh hưởng đến khoảng 1/30.000 nam giới khi sinh.

Não úng thủy áp lực bình thường có một ưu thế hơn ở nam giới 16,17 bệnh ít gặp ở trẻ em.

1.2.2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu bệnh não úng thủy

1.2.2.1. Thế giới Trước thế kỷ XX Cho đến cuối thế kỷ XIX, điều trị bệnh não úng thủy còn mang tính quan sát nhiều hơn can thiệp. Hippocrates (thế kỷ thứ V trước Công nguyên) Được cho là người đầu tiên mô tả và đưa ra phương pháp điều trị não úng thủy [18,19]. Galen (130-200 sau Công nguyên) Đã mô tả về độ mỏng của não và hộp sọ có liên quan với tình trạng bệnh.

Trong thời Trung Cổ, Bác sĩ Abul-Qasim Al-Zahrawi (Ả Rập) Được biết đến trong y văn Abulcasis, đã đề cập đến phẫu thuật thần kinh trong điều trị não úng thủy.

Vesalius (1514-1564) Mô tả rõ thêm nhiều đặc điểm giải phẫu và bệnh lý của bệnh não úng thủy [19].

Năm 1761 Morgagni nêu ra những nguyên nhân của bệnh là tràn dịch não có thể xảy ra mà không kèm theo sự tăng kích thước vòng đầu. Ông là một trong những nhà nghiên cứu thấy được mối liên quan giữa não úng thủy với thoát vị màng não-tủy [18,19].

Cotugno (1774) Đã chứng minh rằng khoang não thất được lấp đầy với chất lỏng. Monro cũng đã minh họa sự hiện diện của các của các lỗ thông trong hệ thống não thất [19].

Giữa thế kỷ XVIII, Robert Whytt lần đầu tiên mô tả tràn dịch não do lao màng não [18,19. West (1808) Và Cheyne (1848) Đã phân biệt các hình thức cấp tính và mạn tính cũng như xác nhận hai nhóm nguyên nhân mắc phải và bẩm sinh của não úng thủy [19]. Đến thế kỷ XIX, sự hiểu biết về giải phẫu và sinh lý của hệ thống não thất và dịch não-tủy được cải thiện đáng kể. Magendie (1825), đã minh họa các lỗ tiểu não trung gian và mô tả sự lưu thông của dịch não-tủy trong não. Năm 1859, tìm ra sự hiện diện của lỗ giữa Magendie và hai lỗ bên Luschka. Một mốc quan trọng là tập bản đồ giải phẫu cổ điển của Retzius, trong đó mô tả chi tiết các màng não, các khoang dưới nhện, bể chứa và các não thất, các lông nhung màng nhện, mô tả gần như toàn bộ lưu thông dịch não-tủy từ sản xuất đến sự hấp thụ [19]. Quincke (1891) Lần đầu tiên chọc dò ống sống để điều trị não úng thủy. Johann Von Mikulic (1850-1905) Lần đầu tiên thực hiện việc thoát dịch não-tủy tạm thời từ não thất bên với các khoang dưới màng cứng và dưới màng nhện [19]. Từ thế kỷ XX đến nay Năm 1908 Anton và Von Bramann giới thiệu “Phương pháp Balkenstich” mở đường thoát dịch não-tủy qua thể chai vào khoang dưới màng cứng. Kỹ thuật này không được sử dụng vì tỷ lệ tử vong cao [1].

Năm 1908 Payr, giới thiệu hệ thống thoát nước vào hệ thống mạch máu. Trong năm đó, Kausch sử dụng một ống dẫn cao su để thoát dịch từ não thất bên vào khoang phúc mạc. Phương pháp này đã không nhận được nhiều sự ủng hộ tuy nhiên vẫn được thực hiện phổ biến ở trẻ bị não úng thủy tại Hoa Kỳ [1. Trong cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940, Putnam và Scarff đưa ra kỹ thuật đốt nội soi đám rối màng mạch đến nay kỹ thuật này đã phần lớn bị bỏ quên [1]. Dandy (1914) Đề xuất thoát dịch não thất qua chỗ hẹp cống Sylvius và kỹ thuật này được cải tiến bởi Stookey và Scarff, mặc dù tỷ lệ tử vong còn khá cao tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau phẫu thuật khoảng 70%. Hiện nay kỹ thuật này đã được sử dụng tương đối rộng rãi trên thế giới.

Những nỗ lực để chuyển hướng dịch não-tủy xuống các khoang xa của cơ thể cũng được nghiên cứu và luôn được cải tiến hai vị trí được lựa chọn là tâm nhĩ phải và khoang phúc mạc để đặt dòng rẽ tắt.

Năm 1952 Nulsen và Spitz cùng với John Holter báo cáo việc sử dụng thành công dòng rẽ tắt điều chỉnh dòng chảy bởi một lò xo và van bi. Thời gian này Pudenz và cộng sự sản xuất ra van một chiều bằng silicon. Sự phát triển của hệ thống van kết hợp với các ứng dụng của vật liệu sinh học mới cho phép sự dẫn lưu an toàn và đáng tin cậy của dịch não-tủy giảm thiểu các biến chứng do sự thoát dịch não-tủy được kiểm soát.

Hiện nay, ít nhất có trên 127 thiết kế van khác nhau, với các mô hình cũ và hiện đại mang số đến 190, nhưng hầu hết trong số này chỉ là bắt chước [18], [19]. Tuy nhiên, có thể phân ra hai loại: Van áp lực điều chỉnh được (giá thành đắt) Và van áp lực cố định lúc chế tạo (có ba loại là áp lực cao, áp lực trung bình và áp lực thấp) [20].

Những năm 1980 và 1990, sử dụng phương pháp nội soi thông sàn não thất III, đóng một vai trò quan trọng trong phẫu thuật thần kinh.

Peretta và cộng sự (Italia, 2009) Nghiên cứu trên 482 trường hợp mở sàn não thất III tỷ lệ thành công 91,7%, có 2% phải chuyển sang đặt dòng rẽ tắt (Shunt) [21].

Yadav (Ấn độ) Từ 2004 đã thực hiện điều trị cho 409 trường hợp não úng thủy bằng phương pháp dẫn lưu dịch não-tủy qua đường thắt lưng-ổ bụng. Tuy vậy, phương pháp này cũng chưa chứng minh được tính ưu việt của nó [22]

1.2.2.2. Việt Nam

Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hệ thống quản lý chăm sóc sức khỏe còn hạn chế đến nay chúng ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh não úng thủy mặc dù rất nhiều cơ sở y tế đã và đang điều trị bệnh não úng thủy.

Việt Nam bắt đầu triển khai phẫu thuật để điều trị não úng thủy theo phương pháp dẫn lưu não thất-ổ bụng từ năm 1978 đến nay.

Từ năm 2007 chúng ta áp dụng phương pháp mổ nội soi thông sàn não thất III ở một số trung tâm phẫu thuật thần kinh. Năm 2008 Bệnh viện Chợ Rẫy mổ 155 trường hợp kết quả thành công là 87,1%, biến chứng là 1-3%.

Nguyễn Quang Bài từ 1974 đến 1996 đã nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và căn nguyên gây bệnh cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp dẫn lưu dịch não tủy theo đường não thất ổ bụng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn mang tính khái quát, kỹ thuật và ống thông dẫn lưu trong thời gian đó còn lạc hậu và thời gian theo dõi ngắn chỉ hết giai đoạn hậu phẫu, do đó ít có giá trị tổng kết [7].

Năm 2004, Phạm Anh Tuấn, đã áp dụng nội soi mở thông sàn não thất III trong điều trị não úng thủy.

Năm 2006, Phùng Đăng Khoa và cộng sự, nhận xét một số trường hợp mở thông sàn não thất III bằng nội soi tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Hầu hết các nghiên cứu này chủ yếu là đánh giá hiệu quả trong thời gian ngắn sau can thiệp, đối tượng là người trưởng thành và không toàn diện nên ít có giá trị.

1.3. GIẢI PHẪU-SINH LÝ HỆ THỐNG NÃO THẤT VÀ DỊCH NÃO-TỦY

1.3.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống não thất

Hệ thống não thất của não người gồm não thất bên, não thất III và não thất IV. Hai não thất bên nối thông với nhau bằng lỗ liên não thất (hay còn gọi là lỗ Monro) Và não thất III. Não thất III kết nối với não thất IV qua cống não (hay cống Sylvius). Não thất IV tiếp tục đi xuống phía dưới thông với một ống hẹp gọi là ống trung tâm của tủy sống, thông với ba lỗ nhỏ ở trần của nó với khoang màng nhện gồm lỗ giữa Magendie và hai lỗ bên Luschka (Hình 1.1). Ống trung tâm có một chỗ được nong rộng ra ở đoạn cuối gọi là não thất tận cùng.

Mỗi bán cầu đại não có một khoang gọi là não thất bên, mỗi não thất bên có các sừng lấn vào thùy của bán cầu đại não. Về mặt giải phẫu gồm:

Sừng trán hay còn gọi là sừng trước não thất bên. Thành trên của não thất bên được tạo nên bởi thể chai, thành dưới do các nhân xám tạo nên, ở ngoài là nhân đuôi, ở trong là đồi thị, ở giữa là rãnh thị-vân.

Sừng thái dương còn gọi là sừng dưới não thất bên lấn vào thùy thái dương của bán cầu thành trên ngoài liên quan với đuôi của nhân đuôi. Thành dưới tạo nên bởi một khối chất trắng gọi là sừng Ammon do rãnh hải mã lấn vào não thất.

Sừng chẩm hay sừng sau của não thất bên là một ngách của não thất bên chạy thẳng ra sau. Thành trên ngoài tạo nên bởi các sợi sau của thể chai tỏa vào thùy chẩm. Thành dưới trong bị lồi lên bởi hai thể là thể hành và cửa Morand.

Phần trung tâm của não thất bên nằm ở thùy đỉnh của bán cầu là nơi hội tụ của ba sừng não thất là một khe hẹp nằm ngang mái là thể chai, nền là thân nhân đuôi (Hình. 1.2). Tia tận và đám rối màng mạch của não thất dính vào đồi thị và phía sau thể vòm [23], [24], [25].

Não thất III

Não thất III giống như một đường vạch chẻ giữa hai đồi thị, nó kết nối phía trước với não thất bên qua lỗ liên não thất hay lỗ Monro, phía sau với não thất IV thông qua cống não hay kênh Sylvius thuộc về gian não. Về mặt giải phẫu bao gồm:

Thành trước do mảnh các trụ trước thể tam giác và mép trắng trước tạo nên ở hai bên thành này giữa trụ trước thể vòm và đầu trước đồi thị giới hạn lỗ Monro thông với não thất bên.

Thành sau là mép cuống tuyến tùng, mép trắng sau não thất III thông với cống Sylvius.

Thành dưới hay còn gọi là nền não thất III hẹp và có rãnh dưới thị giới hạn với núm vú, củ xám, cuống tuyến yên, giao thoa thị giác, ngách phễu và ngách thị giác.

Thành trên còn gọi là mái não thất III nằm dưới thể vòm, thể chai gồm tấm màng mạch và lá biểu mô não thất. Tấm màng mạch gồm hai lá, giữa hai lá chứa mô liên kết và các tĩnh mạch não trong. Hai bên đường dọc giữa chứa đám rối màng mạch não thất III (Hình. 1.1).

Đám rối mạch mạc của não thất III được hình thành từ cấu trúc mạch mạc được tạo nên nằm ở thành trên là trần não thất. Mạch máu tạo nên mạch mạc đi xuống dưới mỗi bên của đường giữa, nằm trong bao màng đệm của não thất [24], [25].

Mạch máu cung cấp tạo nên đám rối mạch mạc của não thất III và não thất bên là nhánh màng mạch của động mạch cảnh trong và động mạch nền [25].

 Cống não (cống Sylvius)

Cống não là một kênh hẹp dài gọi là cống Sylvius được giới hạn phía trên bởi mặt phẳng đi ngang qua mép sau (sát hai củ não sinh tư trên) Và mặt phẳng đi ngang qua cực dưới hai củ não sinh tư dưới. Hai mặt phẳng này thẳng góc với trục dọc của thân não (Hình 1.1 và 1.2).

Chiều dài của kênh

Sylvius từ 7 đến 12mm, trung bình 11mm. Từ phía não thất III đi về phía não thất IV, kênh này hẹp dần. Bình thường kênh đó có hai chỗ hẹp sẵn, chỗ hẹp trên tương ứng với củ não sinh tư trên, chỗ hẹp dưới ngang mặt phẳng chạy qua giữa hai củ não sinh tư trên và hai củ não sinh tư dưới. Theo Woollam và Millen (Anh, 1962) Đường kính trên kênh Sylvius từ 0,6 đến 2mm, trung bình 1,3mm. Đường kính chỗ hẹp trên từ 0,2 đến 1,8mm, trung bình 0,9mm. Đường kính chỗ hẹp dưới từ 0,4 đến 1,5mm, trung bình 0,8mm kết nối não thất III và não thất IV [26]. Nó được phân cách bởi lớp màng đệm và được bao phủ bởi một lớp chất xám gọi là chất xám trung tâm.

Cống não dẫn trực tiếp dịch não tủy từ não thất III xuống não thất IV.

Không có đám rối mạch mạc trong cống não.

Não thất IV Não thất IV là một ống nằm ở phần trước của tiểu não, nằm sau cầu não và một nửa trên của hành não. Não thất IV thuộc trám não có hình cái lều gồm hai phần nền và mái. Não thất IV kết nối phía trên là não thất III và phía dưới là ống trung tâm của tủy sống. Não thất IV thông với khoang dưới nhện bởi ba lỗ ở màng mái, lỗ giữa ở góc dưới gọi là lỗ Magendie và hai lỗ bên ở hai túi cùng bên gọi là lỗ Luschka, đây là ba đường đi của dịch não-tủy vào khoang dưới nhện. Não thất IV còn thông với ống nội tủy ở góc dưới và thông với cống Sylvius ở góc trên của nền não thất IV (Hình 1.1 và 1.2). Đám rối mạch mạc của não thất IV có hình chữ T. Hình thành nên đám rối mạch mạc là hai lớp nếp gấp của màng mềm lồi vào trần não thất và được bao phủ bởi màng đệm.

 Mạch máu cung cấp cho đám rối này là động mạch tiểu não sau trên [23], [24], [25]. Ống trung tâm tủy sống Ống trung tâm ở phía trên thông với não thất IV, ở phía dưới nó kéo dài vào một nửa trên của hành tủy chạy xuống hết chiều dài của tủy sống đến cuối cùng tạo nên não thất tận cùng (Hình 1.1 và 1.2). Ống trung tâm chứa đầy dịch não-tủy và được ngăn cách với màng đệm tủy sống. Ống trung tâm được bao quanh bởi mép chất xám và không có đám rối mạch mạc ở trong ống trung tâm. Khoang màng nhện Khoang màng nhện là một khoang trống giữa màng mềm và màng nhện (khoang dưới nhện), khoang này chứa đầy dịch não-tủy và chứa đựng một lượng lớn mạch máu của não. Nó được băng ngang bởi một mạng lưới các bè mỏng mô liên kết. Khoang màng nhện bao phủ hoàn toàn não bộ và kéo dài dọc theo dây thần kinh khứu giác đến màng nhầy quanh xương mũi (Hình 1.1).

Khoang màng nhện cũng kéo dài dọc theo mạch máu não như là chúng đi vào hay đi ra các nếp gấp não và dừng lại ở những nơi mà mạch máu tạo thành một tiểu động mạch hay tiểu tĩnh mạch. Có một điều chắc chắn rằng màng nhện không bao phủ sát hết bề mặt não do vậy tại một số điểm khoang màng nhện rộng ra hình thành nên các bể màng nhện. Ở phía dưới khoang màng nhện mở rộng ra ở phần tận cùng của ống tủy tạo nên chùm đuôi ngựa [24], [25], [26].

1.3.2. Dịch não-tủy

1.3.2.1. Tính chất lý-hóa dịch não-tủy:

Dịch não-tủy là một chất lỏng không màu. Nó đảm nhiệm việc hòa tan các chất muối vô cơ tương tự như những chất trong huyết tương. Chứa lượng glucose khoảng một nửa so với đường máu (60-80%), protein 22-38mg/dl (80% protein có nguồn gốc từ máu, 20% có nguồn gốc từ tế bào thần kinh trung ương)

NaCl (680-760mg%) Và lactat (< 2,1mmol/l) [27], [28], [29]. Chính với nồng độ hợp lý này tạo cho dịch não-tủy như một phương tiện vận tải thực hiện quá trình trao đổi chất, đồng thời còn mang theo các protein được sản xuất tại chỗ tham gia quá trình tu sửa bề mặt mô não [30], [31], [32]. Chỉ có một vài tế bào hiện diện là những tế bào limpho (bạch cầu) Hoặc hồng cầu. Bình thường có khoảng từ 0 đến 3 bạch cầu/mm3 và 0-5 hồng cầu/mm3 dịch não-tủy (dưới 5 tế bào). Ở tư thế nằm nghiêng áp lực dịch não-tủy đo được ở vào khoảng 50-150 mmH2O hoặc khoảng 4-10 mmHg/ (ml/phút) [33]. Áp lực này gia tăng khi đứng dậy, khi ho hay khi tĩnh mạch cảnh trong bị chèn ép ở vùng cổ. Tổng thể lượng dịch nãotủy chứa đựng trong khoang màng nhện và não thất vào khoảng 40-60 ml ở trẻ nhũ nhi, 80-120 ml ở trẻ em và 140-150 ml ở người trưởng thành. Lượng dịch não-tủy bình thường ở người lớn được phân phối như sau: Hai não thất bên khoảng 25-30 ml, não thất III là 5 ml và khoang dưới nhện não là 25 ml, khoang dưới nhện tủy là 75 ml. Khi lượng dịch não tủy trong hệ thống não thất (chủ yếu là não thất bên) Vượt quá mức bình thường sẽ gây tình trạng não úng thủy.

1.3.2.2. Chức năng của dịch não-tủy:

 Chức năng bảo vệ Dịch não-tủy bao quanh bề mặt bên ngoài và mặt trong của não và tủy sống chức năng của nó như là một đệm lót giữa hệ thần kinh trung ương với phần xương bao quanh nhờ vậy bảo vệ nó chống lại các chấn thương cơ học.

Bởi vì tỷ trọng của não chỉ lớn hơn tỷ trọng của dịch não-tủy rất ít nên nó tạo nên sự nổi cơ học hỗ trợ cho não không va chạm lên các phần cứng của hộp sọ. Mặt khác dịch não-tủy còn là một thành phần quan trọng để duy trì thể tích bên trong hộp sọ (ví dụ nếu thể tích của não hay thể tích máu gia tăng thì thể tích của dịch não-tủy giảm xuống và ngược lại) [29], [34]. Chức năng dinh dưỡng Mối liên hệ chặt chẽ giữa dịch não-tủy đến mô thần kinh là nguồn cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ tuần hoàn cho các thành phần bên trong của hộp sọ.

Dịch não-tủy được quan niệm như là một chất nền sinh học, đóng vai trò hoạt động như là một thành phần nuôi dưỡng mô thần kinh. Chức năng bài tiết Trong quá trình lưu thông dịch não-tủy đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các sản phẩm chuyển hóa của hệ thần kinh qua hệ thống này. Chức năng sinh học Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ngoài các chức năng đã được nêu trên, dịch não-tủy còn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương như thay đổi trạng thái hành vi, cơ chế sinh lý thích nghi thông qua hình thức truyền thông tin không qua khớp thần kinh. Ở người cao tuổi do quá trình sản xuất dịch não-tủy giảm, nồng độ Protein dịch não giảm nên khả năng thích ứng của hệ thần kinh sẽ giảm. Đồng thời hệ thống truyền tin này còn rất cần thiết cho sự hình thành các cấu trúc lớp của vỏ não [27], [35], [36].
-----------------------------------
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận
-----------------------------------------------
keyword: download,luan an tien si,y hoc,nghien cuu,mot so can nguyen,dac diem lam sang,chan doan,hinh anh ,va su phat trien,sau phau thuat nao,ung thuy,o tre em,tai benh vien nhi trung uong


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CĂN NGUYÊN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN SAU PHẪU THUẬT NÃO ÚNG THỦY Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể