Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, ngu van, con nguoi, va nhung gia tri, van hoa truyen thong, trong van xuoi, do thi mien nam, giai doan 1954 - 1975, nguyen thi thu trang


CON NGƯỜI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG VĂN XUÔI ĐÔ THỊ MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 





DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu

Vấn đề văn hóa truyền thống đang được quan tâm, chú ý hiện nay ởViệt Nam vì nhu cầu nhận thức về dân tộc; Vì sự cần thiết phải quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, đất nước Việt Nam với thế giới; Vì mục tiêu “xây dựng và phát triển một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra.. .

Các nhà nghiên cứu văn hóa, các công trình khoa học có liên quan đến văn hóa đều khẳng định rằng sự phát triển của văn hóa gắn liền với vận mệnh dân tộc; Việc xác định những giá trị văn hóa mang tính truyền thống trong đời sống tinh thần của con người là cần thiết và quan trọng.

Cách đây hơn hai phần ba thế kỷ, học giả Đào Duy Anh cho in cuốn ViệtNam văn hóa sử cương. Đây là một trong những công trình nghiên cứu về văn hóa đầu tiên ở Việt Nam.

Theo Đào Duy Anh, văn hóa là những gì do con người tạo ra, được hình thành và phát triển trong một vùng không gian xác định (điều kiện địa lý) Và thời gian cụ thể (điều kiện lịch sử). Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, qua phân tích của nhà nghiên cứu, có đặc điểm là nền “văn hóa nông nghiệp”  lấy “gia tộc làm cơ sở”, lấy “cảm tình làm bản vị”, “tính ưa chuộng hòa bình”, “nhân sinh quan kiện toàn”.. . Tác giả cũng cho rằng, những đặc điểm trên sẽ thể hiện đầy đủ, rõ ràng các mặt tốt xấu của nó mỗi khi văn hóa dân tộc đứng trước một thách thức mới cần phải thay đổi hoặc có sự xâm nhập của một nền văn hóa khác.

Học giả Đào Duy Anh cũng như các nhà nghiên cứu khác như Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Từ Chi, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Kim Định, Lý Chánh Trung, Trần Văn Giàu.. . Khi đề cập đến văn hóa đều lưu ý đến mối quan hệ xung đột và thống nhất nhau giữa hai mặt: Truyền thống và hiện đại, hay nói khác hơn giữa nhu cầu bảo lưu văn hóa truyền thống và nhu cầu phát triển theo hướng hiện đại.

Các giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong sự ổn định đời sống tinh thần của con người, đồng thời góp phần qui định phương hướng của sự phát triển, thay đổi xã hội theo yêu cầu thời đại. Ở Việt Nam, giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc thường được xem xét từ góc độ lịch sử và đạo đức học. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận định: “Văn hóa Việt Nam là văn hóa nhân cách luận”  [283; Tr. 496].

Nói đến văn hóa và những giá trị văn hóa là nói đến con người và những biểu hiện, cách ứng xử của con người với tự nhiên, với xã hội, với tha nhân và đời sống tâm linh. Trong các mối quan hệ mang tính bản chất ấy, con người vừa là sản phẩm của văn hóa vừa là chủ thể lưu giữ và sáng tạo văn hóa.

Văn học là một thành tố của văn hóa và cũng là một biểu hiện cụ thể của sáng tạo văn hóa. Tác phẩm văn học thường được hiểu là sản phẩm văn hóa, là sự phản ánh và tái tạo hiện thực. Trong thực tế, sự chi phối của văn hóa cũng như hoạt động sáng tác của nhà văn mầu nhiệm và phức tạp hơn nhiều.

Thông qua tác phẩm, người đọc không chỉ nhìn thấy bức tranh đời sống con người với các sự kiện văn hóa đa dạng của nó, mà chính đặc điểm văn hóa còn là cơ sở để khu biệt các giai đoạn, thời kỳ văn học và những đặc trưng nghệ thuật của văn chương. Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi: “Đặt văn học trên cái nền văn hóa là phát hiện đúng môi trường hữu cơ của nó, qua đó, dễ dàng nhận ra không phải bản chất xã hội, bản chất giai cấp mà bản chất thẩm mỹ, chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của văn chương.. .” [30; Tr. 19].

Gần đây, ngoài những công trình của một số nhà nghiên cứu nước ngoài như M. Bakhtin, H. Taine, C. G. Jung… được dịch và giới thiệu; Còn có những bài viết và sách lý luận văn học có nhắc đến mối quan hệ giữa văn học và văn hóa của các tác giả trong nước như Phan Ngọc [282], Nguyễn Văn Hạnh [114], Lê Ngọc Trà [417], Trần Đình Sử [367].. . Một số công trình nghiên cứu, phê bình văn học trung đại Việt Nam từ góc độ văn hóa học được dư luận chú ý như cuốn Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy [401], Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại của Trần Đình Hượu [167], Văn học trung đại ViệtNam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn [397], hay “Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam”  của Nguyễn Thị Thanh Xuân [481].. . Những công trình nói trên đã đem đến cho người đọc nhiều nhận thức mới mẻ trên cơ sở lấy văn hóa và đặc trưng văn hóa để cắt nghĩa các hiện tượng và biểu tượng văn học.

Văn học giai đoạn 1954 - 1975 tại các đô thị miền Nam có nhiều đặc điểm khác biệt so với văn học trước đó và so với văn học miền Bắc cùng thời.

Đây là giai đoạn giao lưu, va chạm của văn hóa phương Đông và văn minh phương Tây. Quá trình này diễn ra trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt và sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới. Vấn đề giữ gìn, phát huy hay khước từ văn hóa truyền thống đặt ra gay gắt, đầy kịch tính và được phản ánh trong văn học cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Với ý nghĩa đó, văn chương không chỉ là biểu hiện của văn hóa; Mà thái độ của con người hay ý thức của nhà văn đối với các giá trị văn hóa truyền thống cũng có vai trò nhất định đối với sự phát triển của văn học và sự tồn tại của văn hóa dân tộc.

Đề tài “Con người và những giá trị văn hóa truyền thống trong văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975”  được chúng tôi lựa chọn xuất phát từ thực tiễn lý luận và yêu cầu khoa học như đã nêu.

Đặt văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 trong dòng chảy và bối cảnh văn hóa miền Nam để xem xét là cần thiết, phù hợp với đối tượng và điều kiện, xu hướng nghiên cứu hiện nay. Mục đích của luận án là nhận thức, khám phá giá trị văn chương của một bộ phận văn xuôi giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Nam vốn chưa được các công trình khoa học đi trước tìm hiểu và giải quyết đầy đủ.

Từ mối liên hệ giữa con người với giá trị văn hóa truyền thống, luận án còn quan tâm đến vai trò của con người trong tác phẩm với tư cách là chủ thể văn hóa đồng thời là sản phẩm của một thời đại văn hóa và văn hóa truyền thống; Sự tồn tại và biến đổi của các giá trị văn hóa truyền thống qua nhận thức và ứng xử của con người.

2. Lịch sử vấn đề

Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu văn học chuyên sâu bàn về vấn đề con người ứng xử với các giá trị văn hóa truyền thống trong các tác phẩm văn xuôi hay văn học nói chung. Một số bài viết và tác phẩm nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhắc đến văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc với mục đích và quan điểm khác nhau.

2.1. Giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu, phê bình văn học đô thị miền Nam chủ yếu xuất phát từ lập trường chính trị và thể hiện bằng hình thức báo chí là chính. Số lượng các bài viết nhiều, tập trung vào một số tác giả như Trần Văn Giàu, Phạm Văn Sĩ, Nguyễn Đức Đàn, Trần Hữu Tá, Thạch Phương, Phan Đắc Lập, Trường Lưu, Phong Hiền.. .

Trong những bài viết có đề cập đến vấn đề văn hóa dân tộc, các tác giả thường có ý dựa vào truyền thống, lấy văn hóa dân tộc để phê phán và đối lập lại với những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh hay tư tưởng vọng ngoại, nô dịch trong văn chương. Ví dụ trong bài “Những nọc độc của văn chương suy đồi phương Tây trong cuốn tiểu thuyết Yêu của Chu Tử”  trên tạp chí Văn học số 8/1965, tác giả Phạm Văn Sĩ nhận xét: “Trong Yêu có cái hỗn độn của chủ nghĩa hiện đại và cái cô đơn của chủ nghĩa sinh tồn; Có vấn đề số kiếp, vấn đề tình thương siêu giai cấp mang màu sắc duy linh nhân vị, có triết lý bi đát của Cơ-lêmăng Rô-sê. Một chút không khí nhục thể và nhiều đám mây của triết học suy đồi (…). Có cái gì Việt Nam ở trong đó chăng? Chẳng có gì cả…” [357; Tr. 60].

Tác giả Tầm Vu (Trần Văn Giàu) Trong bài “Chân tướng Hồ Hữu Tường - “nhà cầm bút”  “đăng trên tạp chí Văn học số 7/1968 phân tích và khẳng định: “Cái văn hóa mà Hồ Hữu Tường đề ra không nhằm chống Mỹ mà nhằm chống lại cuộc kháng Mỹ, chống lại Cách mạng dân chủ nhân dân, thì làm sao mà có thực chất dân tộc được…” [102; Tr. 55]. Trong bài “Những diễn biến mới trong văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm những năm gần đây”  đăng trên tạp chí Văn học số 7/1969, tác giả Nguyễn Đức Đàn cũng có ý nhận xét rằng “Đấu tranh giữa văn hóa dân tộc lành mạnh với văn hóa nô dịch và suy đồi, vong bản”  là cuộc đấu tranh căng thẳng của văn chương, nghệ thuật [65; Tr. 66]. Như vậy, giá trị của văn hóa dân tộc khẳng định sự tồn tại của dân tộc và có tác dụng đối kháng với văn hóa ngoại lai.

 Mặt khác, tinh thần dân tộc cũng có khả năng chuyển hóa tư tưởng xã hội, tư tưởng văn chương. Trường Lưu trong bài viết “Sự phá sản của hình tượng “Người lính cộng hòa”  trong văn học Sài Gòn” trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 7/1973, sau khi phân tích hành vi nhân vật người lính trong một số tác phẩm văn xuôi đã kết luận: “Khi tinh thần đã sụp đổ, hình tượng người lính ngụy trong văn học Sài Gòn cũng bị phá sản theo. Sự biến chuyển ấy trong văn học, một mặt là do sự biến chuyển của cục diện chiến tranh, mặt khác nó bộc lộ xu thế ngày càng tăng của những người cầm bút có lương tâm muốn miêu tả những mặt cơ bản của hiện thực đã đến lúc khó bề lẩn tránh” [239; Tr. 140]. Theo tác giả, đời sống tinh thần xã hội tác động trực tiếp đến con người, ngược lại ứng xử của con người (nhà văn) Cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và đạo đức xã hội.

Tuy nhiên khi trình bày các bi kịch tinh thần của “người lính Cộng hòa”, tác giả Trường Lưu chưa chú ý đến đặc điểm truyền thống văn hóa và sự xáo trộn, đổ vỡ trong các giá trị đạo đức luân lý đã ảnh hưởng quan niệm sống và hành vi con người. Lữ Phương trong bài “Văn học nghệ thuật các thành thị miền Nam và con đường phát triển của nó”  đăng trên báo Văn nghệ số 553 (1974) Lập luận: “Vận mệnh của một nền văn học nghệ thuật cũng như vận mệnh của con người, bao giờ cũng gắn liền với cái xã hội trong đó con người sinh sống và nền văn học nghệ thuật của nó phát sinh nảy nở…”, vì vậy tác giả nhận định: “văn hóa đã biến thành những sản phẩm tiêu dùng, hoàn toàn phụ thuộc vào sự điều khiển của hệ thống quảng cáo”  [328; Tr. 3]. Thực tế văn hóa cũng như con người có khả năng tác động đến đời sống xã hội chứ không chỉ lệ thuộc vào nó, nhất là khi con người biết dựa vào những giá trị truyền thống.

Năm 1976, Thạch Phương đã tổng kết lại giai đoạn nghiên cứu nói trên trong bài viết “Đọc lại những bài viết về văn nghệ vùng Mỹ - ngụy trong các năm qua”. Tác giả ước tính: “có trên 250 bài”  đăng trên các tạp chí và tuần báo “đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về âm mưu, thủ đoạn, biện pháp của chủ nghĩa thực dân mới trên lĩnh vực văn học, triết học, mỹ học, lịch sử, tôn giáo.. .”. Trong 250 bài này có “trên 50 bài”  đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học (tạp chí Văn học) Và “khoảng 120 bài”  trên các báo Học tập, Văn hóa Nghệ thuật, Văn nghệ, Thống nhất.. . Sau khi khảo sát qua những bài viết trên, tác giả đã sắp xếp thành 3 loại bài: “- Loại bài phê phán âm mưu và thủ đoạn thâm độc của Mỹ-ngụy đối với văn hóa - văn nghệ (.. .). - Loại bài mang tính chất trao đổi ý kiến, có đấu tranh phê phán những quan điểm, những hiện tượng sai trái (.. .).

- Loại bài biểu dương và cổ vũ những người cầm bút có khuynh hướng yêu nước và tiến bộ” [335; Tr. 109-117]. Trong ba loại bài viết mà Thạch Phương đã phân loại, vấn đề văn hóa dân tộc và ứng xử của con người với các giá trị tinh thần  truyền thống (nếu có đề cập) Thường ở loại bài viết thứ nhất: Phê phán âm mưu và thủ đoạn thâm độc của Mỹ - ngụy đối với văn hóa - văn nghệ.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và sự phân cách giữa hai miền Nam Bắc, do điều kiện tiếp cận với nguồn tư liệu, sách báo xuất bản tại miền Nam hạn chế; Nên việc nghiên cứu về văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 tại miền Bắc, hầu như chỉ nhằm mục đích tuyên truyền và phê phán kịp thời những biểu hiện tiêu cực của văn hóa thực dân mới.

2.2. Tại Sài Gòn và các thành phố miền Nam giai đoạn 1954 - 1975, tình hình nghiên cứuđánh giá về thành quả văn xuôi hay văn học nói chung ít có sự đồng bộ và nhất quán.

Ngoài những bài giới thiệu sách, những bài phê bình đăng thường xuyên và rải rác trên các báo, tạp chí; Các công trình viết về tác giả, tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1954 - 1975 có thể kể như:

Năm 1967, Nguiễn Ngu Í tập họp những bài phỏng vấn các nhà văn của mình, hoàn chỉnh thêm và in thành cuốn Sống và viết với.. . Trong cuốn sách này, chân dung một số tác giả văn xuôi và đời sống sáng tác đương thời được trình bày chân thực và khách quan. Khi viết về Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc, tác giả Nguiễn Ngu Í lưu ý rằng sắc thái văn hóa địa phương như là một ưu thế nổi trội của họ: “Bây giờ, hễ nói đến miền Nam thì người ta nhớ ngay đến Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam…”  [176; Tr. 206] hay “Thật ít ai tỏ tình yêu địa phương mình - địa phương này là cả miền Nam nước Việt ra đời mấy trăm năm - một cách cụ thể và nhiều khía cạnh như anh (Bình Nguyên Lộc)”  [176; Tr. 222].

Người nghiên cứu về văn xuôi đô thị miền Nam tương đối tập trung và có hệ thống là Cao Huy Khanh với công trình “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam 1955 - 1969”  [178] đăng nhiều kỳ trên tuần báo Khởi hành năm 1970. Ở phần giới thiệu khái quát, Cao Huy Khanh viết: “Trong bảo tàng chữ nghĩa còn - 8 - là tư tưởng dân tộc”; Và ông nhận xét: “Càng về những năm sau, miền Nam (không khí, mẫu người, ngôn ngữ) Bắt đầu kêu gọi bày tỏ: Nếp sinh hoạt điển hình ở miền Nam.. .”  [178; Tr. 8/số 74]. Trong nội dung chính, khi điểm qua hoạt động và thành tựu của các nhóm bút mà ông cho là chính yếu ở miền Nam, tác giả Cao Huy Khanh cũng cho rằng nhóm Nhân loại gồm Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc… là những người đã “theo đúng truyền thống của những nhà văn miền Nam điển hình như Hồ Biểu Chánh hay Phú Đức”  [178; Tr. 7/số 85]. Bổ sung cho phần nghiên cứu nói trên, năm 1973,1974, Cao Huy Khanh còn có loạt bài viết về văn xuôi miền Nam đăng trên tập san Thời tập; Trong đó đáng lưu ý là các bài viết về Ngọc Linh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc. Cũng như Nguyễn Ngu Í, Cao Huy Khanh đánh giá đây là những nhà văn ưu tú, tiêu biểu của văn xuôi miền Nam, có khuynh hướng quảng bá cho nét đặc thù về đất và người Nam Bộ.

Cũng năm 1970, Tạ Tỵ có cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ và năm 1971 cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay [453,454] giới thiệu sự nghiệp văn nghệ và tác phẩm của 20 nghệ sĩ mà ông cho là thành đạt nhất, trong đó có 13 tác giả văn xuôi. Trong 13 tác giả văn xuôi này có Sơn Nam, Vũ Bằng, Võ Hồng. Tạ Tỵ gọi Vũ Bằng là “một hiện tượng”  trong văn xuôi, là “người trở về từ cõi đam mê”  [453; Tr. 61]; Viết về Sơn Nam rất trân trọng “Sơn Nam, hơi thở của miền Nam nước Việt”  [453; Tr. 193] và cho rằng văn chương Võ Hồng gắn liền với “quê hương bất hạnh”. Tạ Tỵ không chọn lựa nhà văn thuộc khuynh hướng này hay khuynh hướng kia; Khi phân tích giá trị văn chương của họ, ông chủ yếu dựa vào nội dung hiện thực của tác phẩm, đời sống sáng tác của nhà văn và bằng cảm nhận chủ quan của mình. Ví dụ, Tạ Tỵ viết về Vũ Bằng: “Nhưng không phải Vũ Bằng chỉ nhớ có quà Hà Nội, mà Vũ quân còn nhớ quê hương miền Bắc qua các món quà đó, vì trong hương vị của từng món, hình ảnh - 9 - một dải đồng bằng phì nhiêu…” [453; Tr. 69]. Với các tác giả khác, Tạ Tỵ cũng có kiểu phê bình, nhận xét như vậy. Ông chỉ diễn giải mà không cắt nghĩa hay đi sâu vào mối quan hệ giữa môi trường, ký ức văn hóa với tư tưởng nghệ thuật của người sáng tác.

Uyên Thao trong cuốn Các nhà văn nữ Việt Nam 1900 - 1970 giới thiệu cuộc đời và tác phẩm văn xuôi của các nhà văn nữ như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương. Đây là tác phẩm được nhiều người quan tâm vì một số cây bút nữ nêu trên được xem là “hiện tượng”  gây dư luận trên văn đàn đương thời. Cách dẫn giải, phân tích của Uyên Thao không nhằm tới mục đích xếp vị thứ cho hàng ngũ các nhà văn nữ; Nhưng trong một chừng mực nhất định, tác giả cũng đã phân biệt cho người đọc một số đặc sắc riêng của từng cây bút; Như khi nhắc đến Túy Hồng với hai tác phẩm Thở dài và Vết thương dậy thì, Uyên Thao nêu nhận xét là “không ngoài một chủ trương mà người ta gọi là cynique muốn trình bày cá nhân mình như một mẫu người phản kháng mọi trật tự hay luật lệ đã và đang có của xã hội”  [379; Tr. 181]. Thái độ hay phản ứng của nhân vật với văn hóa truyền thống trong tác phẩm các nhà văn nữ có được nhà phê bình nhắc đến, nhưng chưa được đánh giá, phân tích thành luận điểm.

Năm 1973, Doãn Quốc Sỹ trong tác phẩm Văn học và tiểu thuyết, phần nói về “nền văn xuôi tại miền Nam tự do từ sau 1954”  dẫn lại gần như nguyên vẹn ý kiến của Cao Huy Khanh [369; Tr. 228-245].

Như vậy, các nhà nghiên cứu tại miền Nam trước 1975 dù có chú ý đến văn xuôi nhiều hơn; Nhưng các bài viết và công trình nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở việc phân tích, giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong phạm vi quan tâm của cá nhân người viết.

2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay, việc nghiên cứu về văn học miền Nam được đầu tư, chú ý nhiều hơn. Bên cạnh nhiều bài báo, còn có những bài tiểu luận công phu và sách nghiên cứu, phê bình.

Năm 1976, cuốn sách Văn học giải phóng miền Nam của Phạm Văn Sĩ có phần phụ lục nói về “Một số xu hướng văn chương phản động và suy đồi ở vùng tạm chiếm miền Nam”  [360; Tr. 375-450]. Năm 1986, một tác phẩm khác của Phạm Văn Sĩ là Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, trong nội dung có nhiều ý liên hệ, bàn luận thêm về ảnh hưởng của tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây đối với văn học thành thị miền Nam [361]. Trong cả hai công trình nêu trên, tác giả Phạm Văn Sĩ đều không nhắc đến nội dung văn hóa truyền thống được thể hiện trong văn xuôi; Nhưng ông có ghi nhận rằng: “một số cây bút hiện thực và tiến bộ như Vũ Hạnh, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hòa, Sơn Nam (…) Đã phê phán những tư tưởng tiêu cực và khinh bạc, rẻ rúng truyền thống tốt đẹp của dân tộc…” [360; Tr. 446]. Đây cũng có thể coi là ý thức về giá trị văn hóa dân tộc của các nhà văn.

Từ sau khi Nghị quyết Đại hội Đảng IV đặt ra nhiệm vụ “quét sạch ảnh hưởng của tư tưởng thực dân mới”  ở miền Nam; Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội đã xuất bản một số sách có nội dung phê phán văn hóa, văn nghệ (trong đó chủ yếu là văn học) Vùng đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Cụ thể là hai tập Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mỹ - ngụy tập trung bài viết của 15 tác giả như Trà Linh, Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá, Hà Xuân Trường… [86&221]; Hai tập Những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Vũ Hạnh, Thạch Phương, Huy Khánh, Phan Đắc Lập và một số cây bút khác [130]; Cuốn Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của Lữ Phương [329] …

Những cuốn sách nói trên đều có chung nội dung phê phán tư tưởng phản động, đồi trụy của văn học vùng đô thị miền Nam. Tính chất phản động được nêu ra là: Tư tưởng chống Cộng cực đoan, tuyên truyền cho nếp sống thác loạn, đồi trụy, vong bản, vọng ngoại.. . Nguyên nhân chính theo phân tích của các tác giả là do chính sách văn hóa thực dân mới của Mỹ, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây xâm nhập và do hoàn cảnh, môi trường xã hội xấu tác động. Vấn đề văn hóa truyền thống và thái độ con người đối với các giá trị văn hóa chưa được các nhà nghiên cứu xem xét, đánh giá kỹ; Mà chỉ tập trung phê phán chiêu bài mị dân, giả danh văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống. Ví dụ Lữ Phương viết: “Một điều quan trọng mà người ta thấy toát ra từ cái chồng hồ sơ gọi là “văn hóa dân tộc”  ấy là quan điểm chống Cộng hết sức nhất quán của nó, dù là được biểu hiện trực tiếp hay không trực tiếp” [329; Tr. 101].

Trong cuốn Nhìn lại tư tưởng văn nghệ thời Mỹ - ngụy (1987), tác giả Lê Đình Kỵ cũng xác định mục tiêu cụ thể là: “phê phán các khuynh hướng tư tưởng văn học”  (chịu ảnh hưởng chủ nghĩa thực dân mới) [195; Tr. 10], nên trong sự “nhìn lại”  của nhà nghiên cứu không thấy có nội dung tư tưởng văn hóa truyền thống và sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với văn học đô thị miền Nam. Ngay cả Thành Duy trong công trình lý luận có tên Về tính dân tộc trong văn học; ở chương 7, khi đề cập đến bộ phận văn học này cũng chỉ gọi chung đó là “một hiện tượng không bình thường”, là “văn hóa ngụy dân tộc”  [61; Tr. 278].. .

Những năm gần đây, do nhu cầu muốn tìm hiểu, đọc lại một giai đoạn văn học vẫn còn nhiều “khoảng trống vắng”  trong các nhận định, đánh giá, nên đã có nhiều tác phẩm được in lại, được tái bản. Một số công trình nghiên cứu vì vậy cũng được bổ sung, thay đổi để khách quan, chân xác hơn. Trần Trọng Đăng

Đàn khi in lại cuốn Văn hóa văn nghệ phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam 1954 - 1975 (xuất bản năm 1989, tái bản năm 2000), có bổ - 12 - sung thêm một nội dung “Về phần văn hóa, văn nghệ yêu nước, Cách mạng, tiến bộ tại các vùng địch tạm chiếm ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975”. Tập sách Nhìn lại một chặng đường văn học (in năm 2000), là công trình nghiên cứu, tuyển chọn công phu hơn 1000 trang của Trần Hữu Tá về bộ phận văn học “yêu nước, tiến bộ”  ở khu vực thành thị miền Nam.
-------------------------------------
MỤC LỤC
Dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án
6. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Bối cảnh văn hóa - xã hội và sự phát triển của văn xuôi đô thịmiền Nam giai đoạn 1954 - 1975
1.1. Bối cảnh văn hóa - xã hội miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
1.2. Sự phát triển của văn xuôi đô thị miền Namgiai đoạn 1954 -1975
Chương 2: Con người và cách ứng xử đối với những giá trị văn hóa truyềnthống
2.1. Con người gắn bó với quê hương
2.2. Con người coi trọng nền tảng gia đình
2.3. Con người tranh đấu, hy sinh vì dân tộc
2.4. Con người lạc quan, vì nghĩa
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện mối quan hệ của con người với các giá trị văn hóa truyền thống
3.1. Cảm hứng văn hóa của các nhà văn
3.2. Những đặc điểm nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm
V. Kết luận
VI. Thư mục tham khảo
--------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, ngu van, con nguoi, va nhung gia tri, van hoa truyen thong, trong van xuoi, do thi mien nam, giai doan 1954 - 1975, nguyen thi thu trang  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể