Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,ngu van, so sanh doi chieu, ngu phap, tieng thai lan, va tieng viet,wassana namphong

LUẬN ÁN TIẾN SĨ  NGỮ VĂN   

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU NGỮ PHÁP TIẾNG THÁI LAN VÀ TIẾNG VIỆT 


 NCS: WASSANA   NAMPHONG 


 


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay sự giao lưu về văn hóa và kinh tế giữa các quốc gia và dân tộc ngày càng mở rộng. Một người có trình độ văn hóa và có học vấn trong xã hội ngoài tiếng mẹ đẻ còn cần sử dụng được một hay một vài ngoại ngữ. Vì vậy, việc học các ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình là điều cần thiết.

Học bất cứ ngôn ngữ nào, người học đều mong muốn sử dụng ngôn ngữ đó một cách sát đúng, rõ ràng và giống như người bản ngữ. Những lỗi trong cách phát âm và cách sử dụng từ, quy tắc ngữ pháp sẽ khiến cho việc giao tiếp không đạt hiệu quả theo ý muốn, đặc biệt là những giáo viên dạy ngoại ngữ. Về điều này, Hendrickson viết: Nếu giáo viên dạy ngoại ngữ biết một cách chính xác và có hệ thống về sự dị biệt của cấu trúc giữa 2 ngôn ngữ thì có thể cải tiến cách giảng dạy và có thể chuẩn bị công cụ dạy học một cách hợp lý để giúp giảm bớt những lỗi trong việc học ngôn ngữ đích (target language), đặc biệt là cách phát âm [70, tr. 2].

Trong việc học ngoại ngữ, đặc điểm khác nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp giữa các ngôn ngữ thường gây ra những trở ngại đối với người học. Những trở ngại đó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như người học hiểu không đúng hoặc áp dụng quá cứng nhắc những quy luật của thứ ngoại ngữ mà họ đã từng học qua vào việc sử dụng ngôn ngữ là đối tượng mình đang học.

Việt Nam và Thái Lan thuộc khu vực Đông Nam Á. Cả hai nước đều có quan hệ qua lại hơn 30 năm, có sự giúp đỡ và trao đổi lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, càng ngày càng có quan hệ chặt chẽ và phát triển. Hiện nay, cả người Việt Nam và người Thái Lan đều có xu hướng học hỏi nhau với tinh thần: “Biết người biết ta”. Và chính nhờ đó mà hai dân tộc chúng ta không chỉ giữ vững mà còn củng cố mối quan hệ tốt đẹp. Việc tìm hiểu nhau bất cứ nước nào thì ngưỡng cửa đầu tiên phải vượt qua là ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là công cụ quan trọng dẫn đến sự hiểu nhau trong mọi lĩnh vực.

Hiện tại, Việt Nam là đất nước đang phát triển, phong phú về tài nguyên thiên nhiên và giàu tiềm năng về nguồn nhân lực. Những điều này là yếu tố thu hút vốn đầu tư của người nước ngoài, trong đó có các nhà doanh nghiệp Thái Lan. Như vậy, ngôn ngữ là nhân tố quan trọng có thể giúp người nước ngoài và người ViệtNam trong việc giao tiếp để hiểu lẫn nhau về văn hóa và về cuộc sống nói chung để có thể thích nghi và hòa hợp với nhau một cách tốt nhất.

Mục tiêu cụ thể của luận án, tiếng Thái Lan và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, do đó hai ngôn ngữ này tuy cũng có những điểm dị biệt nhưng lại có nhiều điểm tương đồng trong cả lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Chính những dị biệt và tương đồng ở trên là một mặt thuận lợi nhưng mặt khác cũng là nguồn gốc gây những trở ngại trong việc dạy và học tiếng nói.

Đề tài nghiên cứu đang được thực hiện dựa vào phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ (contrastive analysis). Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ giúp cho việc học và giảng dạy tiếng Thái Lan và tiếng Việt như một ngoại ngữ đạt được hiệu quả tốt nhất. Kết quả ấy dĩ nhiên cũng góp phần loại bỏ những trở ngại trong việc dạy và học, từ đó sẽ đưa ra những biện pháp sửa chữa, cải tiến giúp việc dạy và học ngôn ngữ hoàn hảo hơn. Về mặt ứng dụng, kết quả của công trình này sẽ có ích cho giáo viên cũng như công cụ để biên soạn việc dạy tiếng như ngôn ngữ thứ hai.

0.2. Lịch sử vấn đề

Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu và học tập tiếng Việt Nam ở Thái Lan và tiếng Thái Lan ở Việt Nam đã được hình thành. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng nền tảng nghiên cứu hai ngôn ngữ này ở cả hai quốc gia. Nhiều đề tài so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt đã ra đời, trong đó có các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt trên cấp độ ngữ âm – âm vị học, một số lĩnh vực cụ thể về ngữ pháp. Qua đây chúng tôi xin sơ kết lại các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ giữa tiếng Thái Lan và tiếng Việt của các tác giả, nhà nghiên cứu Thái Lan và Việt Nam. 3 Bussaba Amornsukdi [83] viết luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Hệ thống từ láy trong tiếng Việt”. Tác giả chia từ láy trong tiếng Việt thành 2 loại là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Về ý nghĩa của từ láy, tác giả cho rằng từ láy trong tiếng Việt phần lớn (77%) Có ý nghĩa khác một ít với ý nghĩa của từ gốc như: Giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của yếu tố gốc và khi được lặp lại một số danh từ có ý nghĩa số nhiều. Về mặt ngữ pháp một số từ láy được chuyển đổi sang từ loại khác với từ gốc, đặc biệt là danh từ và tính từ, còn động từ và phó từ thì không thay đổi.

Phatthra Pinthaphat [114] đã viết luận văn Thạc Sĩ “Ý nghĩa của từ dùng cuối câu trong tiếng Việt”. Tác giả đưa ra kết luận rằng từ cuối câu trong tiếng Việt đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phong cách ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của người Việt Nam.

 Tác giả kết luận rằng: Hệ thống âm vị Tiếng Việt trong khu vực Aranyaprathet, Sakaeo, Thái Lan có đặc điểm tương tự với hệ thống âm vị tiếng Việt Nam bộ ở Việt Nam.

Suthathip Muanjai [99] đã viết luận văn Thạc Sĩ “Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ Cho trong tiếng Việt”. Tác giả khẳng định rằng từ “Cho” là một đại diện tiêu biểu cho tính đa nghĩa trong tiếng Việt, ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ sẽ được tương ứng với một ý nghĩa nhất định nào đó tuỳ theo ngữ cảnh.

Kriangkray Wathanasawat [154] viết luận văn thạc sĩ nghiên cứu về “Đặc điểm âm học của thanh điệu trong âm tiết nhấn mạnh và âm tiết không nhấn mạnh trong tiếng Việt”. Tác giả nghiên cứu đặc điểm về âm học của thanh điệu trong tiếng Việt do ảnh hưởng sự nhấn mạnh. Tác giả cho rằng: Sự nhấn mạnh có ảnh hưởng đến sự biến đổi của thanh điệu trong tiếng Việt.

Siriwong Hongsawan [93] viết luận văn thạc sĩnghiên cứu về loại từ trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt. Tác giả nghiên cứu về loại từ thể hiện trong cấu trúc cụm danh từ chỉ số lượng. Tác giả cho rằng người Thái Lan và người Việt Nam sử dụng loại từ kết hợp với danh từ thuộc điều kiện về văn hóa và phản ánh sự khác nhau và giống nhau về quan điểm của nguời bản xứ.

Viện ngôn ngữ, văn hoá và phát triển nông thôn, Đại học Mahidol đã nghiên cứu và biên soạn “Từ điển Việt – Thái Lan – Anh”  [153]. Cuốn từ điển này được thu thập trong khi viện này nghiên cứu về ngôn ngữ Khmu ở Việt Nam năm 1997.

Cuốn từ điển này tập hợp 4000 mục từ và xếp theo ý nghĩa thành 28 nhóm.

Jinda Ubolchote [150] viết “Nghiên cứu âm vị tiếng Việt ở Tambon Khlung, huyện Khlung tỉnh Chanthaburi”. Tác giả cho rằng: Hệ thống âm vị tiếng Việt trong quận Khlung, tỉnh Chanthaburi, miền Đông Thái Lan bao gồm 20 phụ âm/b, t, t, d, c, c, k, g, , m, n, , , f, s, x, p, h, w, j/, 11 nguyên âm đơn/i, e, ε, , , , a, a: U, o, /, 3 nguyên âm đôi/ ia, a, ua/, 4 thanh điệu là mid-level, mid – falling, midrising và low-rising và tác giả kết luận rằng: Hệ thống âm vị của tiếng Việt trong khu vực này tương tự với hệ thống âm vị tiếng Việt Nam Bộ.

Nguyễn Thị Kim Châu [89], viết luận văn thạc sĩ “Phân tích đối chiếu lĩnh vực cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan”. Tác giả luận văn phân tích đối chiếu các phương thức cấu tạo từ ghép, từ kép và từ láy trong phạm vi cấu trúc, chức năng và ý nghĩa và rút ra các đặc điểm tương đồng và dị biệt. Kết quả của việc nghiên cứu này giúp cho việc dạy và học và thực hành các kiểu cấu tạo từ tiếng Thái Lan, ở các sinh viên Việt Nam học tiếng Thái Lan, và cấu tạo từ tiếng Việt, ở sinh viên Thái Lan học tiếng Việt, một cách chính xác hơn.

Một trong những công trình phân tích đối chiếu ngôn ngữ (trên bình diện ngữ âm) Giữa tiếng Việt và tiếng Thái Lan là luận văn thạc sĩ “Phân tích đối chiếu hệ thống âm vị Nam bộ Việt Nam và âm chuẩn Thái Lan”  do Huỳnh Văn Phúc [112] thực hiện.

Tác giả luận văn này cho rằng: Hệ thống cấu trúc của hai ngôn ngữ ViệtNam và Thái Lan có cả sự dị biệt và sự tương đồng. Những điểm khác nhau và giống nhau này đều gây nhầm lẫn trong việc học tiếng Thái Lan của sinh viên Nam bộ Việt Nam. Vì vài âm trong tiếng Thái Lan tương tự với một số âm trong tiếng Việt Nam bộ nên sinh viên có xu hướng dùng những âm tương đương để thay thế.

Chẳng hạn sinh viên Việt Nam học tiếng Thái Lan thường mắc lỗi khi phát âm tiếng Thái Lan ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, nguyên âm và thanh điệu, nhất là thanh 3.

Tiến sỹ Sophana Srichampa, một tác giả Thái Lan đã đóng góp một số công trình có giá trị vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Trong số công trình do Sophana Srichampa thực hiện có thể điểm qua những công trình sau đây:

1. Bài viết “Tiếng Việt”. [125]











12. Quyển sách “Tục ngữ Việt Nam”, tập 1. [136]

13. Quyển sách “Các nhóm từ cùng trường nghĩa trong tiếng Việt”  [137] là cuốn sách của tác giả nghiên cứu về các nhóm từ có ý nghĩa tương tự nhau và các từ đa nghĩa. Lĩnh vực ngữ nghĩa của từ gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt, vì họ không hiểu đầy đủ về cách sử dụng những từ đó như thế nào cho hợp lý và đúng đắn. Tác giả thu thập các từ này từng nhóm và giải thích sự khác nhau trong cách sử dụng chúng một cách khá chi tiết.

14. Quyển sách “Từ đồng âm trong tiếng Việt”  [138]: Trong tiếng Việt có nhiều từ đồng âm (homonym) Là danh từ, động từ, tính từ, phó từ, giới từ và từ cuối câu, v.v.. . Trong cuốn sách này tác giả thu thập các từ đồng âm trong tiếng Việt và xếp từ theo chữ cái, mọi từ đều có cách phiên âm bằng ký hiệu ngữ âm và đều ghi kèm nguồn gốc như: SV (SinoVietnamese), Hán – Việt, CVN (Central Vietnamese), Phương ngữ Việt

Trung Bộ và SVN (Southern Vietnamese) Phương ngữ Việt Nam Bộ. Bên cạnh nghĩa bằng tiếng Thái Lan và tiếng Anh, còn có ghi kèm về loại từ và ví dụ cụm từ hoặc câu để dễ sử dụng.

15. Quyển sách “Tục ngữ Việt Nam tập 2”. [139]

16. Quyển sách “Ngữ pháp tiếng Việt”  [140], tác giả viết về cơ cấu tiếng Việt ở mặt từ vựng, ở cách cấu tạo từ, mệnh đề và câu

17. Quyển sách “Tiếng Việt”, tập 1. [141]

18. Quyển sách “Tiếng Việt”, tập 2. [142]

Quế Lai – một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam tiêu biểu đã có một vài công trình nghiên cứu nói về tiếng Thái Lan như sau:

1. Bài viết “Tiếng Thái Lan”  [21] được in trên tạp chí ngôn ngữ học số 4 đã giúp người đọc có được một cách khái quát về nguồn gốc, các vấn đề về mặt ngữ pháp (chữ viết, từ vựng học, cú pháp học cơ bản trong tiếng Thái Lan).


Tác giả cho rằng đa số các hình vị của tiếng Thái Lan là một âm tiết và nhiều hình vị trong số này là do những đơn vị ngữ nghĩa có khả năng hoạt đông độc lập nhưng bản thân cũng không biến đổi hình thái cho dù chúng ở vị trí nào đối với những chức năng ngữ pháp gì. Hình vị học tiếng Thái được cấu tạo bởi các đơn vị ngữ âm hoặc là âm tiết, hoặc là một tổ hợp âm tiết hoặc là một đơn vị ngữ âm nhỏ hơn âm tiết.

3. Quyển sách “Những vấn đề trong cấu tạo từ trong tiếng Thái Lan hiện đại”. [23] Một lần nữa Quế Lai đã vẽ cho người đọc về một bức tranh ngữ pháp tiếng Thái Lan dựa trên một gốc độ phân tích sâu sắc và chi tiết hơn. Tác giả bàn các vấn đề về đơn vị cấu tạo từ (hình vị của tiếng Thái Lan, hình vị và từ), phân loại 7 vốn từ (từ đơn với từ ghép, từ ghép với cụm từ, phân loại từ ghép), cơ chế cấu tạo từ (cấu tạo từ đơn, cấu tạo từ ghép thực sự, cấu tạo từ ghép láy âm).

4. Bài viết “Chữ viết Thái Lan hiện đại”  [24] đã đề cập về những đặc điểm như sau: Các con chữ ghi phụ âm, các con chữ ghi nguyên âm, các phụ âm cuối, con chữ ghi thanh điệu, sự biểu hiện của âm tiết trong tiếng Thái Lan được biểu hiện thông qua các con chữ ghi phụ âm và nguyên âm và không nhất thiết phải có mô hình theo thứ tự hàng ngang.

Nguyễn Tương Lai [25] với đề tài “Hình vị và từ tiếng Thái Lan”  nghiên cứu về đơn vị ngữ pháp cơ sở của một trong những ngôn ngữ phương Đông với nội dung xác định các đặc trưng về cấu trúc ngữ âm, cấu trúc ngữ nghĩa cũng như vai trò của các đơn vị được gọi là hình vị của ngôn ngữ Thái Lan có sự so sánh với tiếng Việt. Nội dung công trình nghiên cứu này nghiên cứu gồm có (1) Xác định hình vị và từ trong tiếng Thái Lan; (2) Phân loại vốn từ trong tiếng Thái Lan; Bàn về những đơn vị mà các thành tố có hình thức ngữ âm tương tự nhau trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan.

Nguyễn Tương Lai [26] đã nghiên cứu về “Một số suy nghĩ về chữ viết của người Thái ở Việt Nam”. Tác giả kết luận rằng: Chữ viết của người Thái ở ViệtNam (chủ yếu là Thái Đen và Thái Trắng) Còn giữ lại tinh chất cổ điển hơn chữ viết của người Thái ở Thái Xiêm và Lào. Về những đặc điểm cá biệt có trong chữ viết Thái Việt Nam cũng như xu hướng sửa đổi nét chữ (đó là mặt lịch đại) Thì chữ viết Thái Việt Nam mang tính chất cổ không kém gì chữ viết của các tộc người Thái khác. Đó là sự bảo lưu các yếu tố vốn thường xảy ra trong các tộc người Thái không dùng chữ Thái làm văn tự quốc gia và như vậy việc sửa đổi, cải tiến chữ viết xưa kia không bức xúc và mạnh mẽ bằng các tộc người Thái dùng chữ Thái làm văn tự quốc gia như ở Thái Lan và Lào.

Sophana Srichampa [39] đã viết bài báo “Các lối nói phủ định và khẳng định trong tiếng Việt và tiếng Thái”. Tác giả có mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thêm về các lối nói phủ định và khẳng định của tiếng Việt trong sự so sánh với các lối phủ định và khẳng định của tiếng Thái. Tác giả cho thấy, trong tiếng Việt, bên cạnh mô hình phủ định bình thường bằng cách dùng một từ phủ định đứng trước động từ, còn 8 có một lối phủ định phổ biến khác là dùng các từ nghi vấn hoặc các thành tố nghi vấn khác trong câu hỏi. Trong tiếng Thái có cách nói phủ định gián tiếp. Các sắc thái ý nghĩa cũng thay đổi theo ngữ điệu, thức (mood) Và thái độ của người nói.

Trong tiếng Việt, bên cạnh việc sử dụng từ khẳng định “vâng” để diễn đạt ý khẳng định còn dùng các ngữ khẳng định hoặc các từ phủ định kép. Trong tiếng Thái cũng có hình thức phủ định kép như [maj 3] = không và [maj 3 – chaj 3] = không phải, để biểu hiện ý nghĩa khẳng định.

Phimsen Buarapha [4] viết luận án tiến sĩ “Phân tích đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt giọng Hà Nội và tiếng Thái Lan giọng BăngKok và Đông Bắc Thái Lan giọng Mahasarakham; ứng dụng việc chữa lỗi những phát âm thanh điệu tiếng Việt của người Thái Lan”.

Tác giả luận án kết luận rằng:

1. Hệ thống thanh điệu tiếng Việt và tiếng Thái Lan khu biệt nhau về cao độ, chất giọng và cả về yếu tố phi điệu tính. Những tương đồng và khác biệt về ngữ âm và âm vị học giữa 2 hệ thống thanh điệu dẫn đến những kiểu giao thoa khác nhau trong quá trình thụ đắc và phát âm tiếng Việt của các cá thể song ngữ Thái Lan (L1), Việt (L2).

2. Những kiểu giao thoa trên là nguyên nhân làm nảy sinh những khó khăn và những lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt ở những sinh viên người Thái Lan học tiếng Việt.

3. Để khắc phục những lỗi phát âm thanh điệu tiếng Việt giáo viên cần phải:

- Giải thích cho người học hiểu rõ những đặc trưng ngữ âm và âm vị học từng thanh tiếng Việt trong sự so sánh với các thanh tiếng Thái Lan.

- Luyện tập phát âm đúng các thanh khó với người Thái Lan như thanh ngã, thanh hỏi, thanh huyền.

- Dùng chương trình CECIL để dạy, học và luyện tập phát âm đúng các thanh tiếng Việt. Có thể dùng chương trình này trong các giáo trình điện tử (ELearning) Dạy phát âm tiếng Việt.

4. Ngoài thanh điệu, tiếng Việt và tiếng Thái Lan đều có hệ thống vần khá phức tạp, có nhiều nét tương đồng và khác biệt.

Nguyễn Chí Thông [49] đã thực hiện cuốn “Từ điển tiếng Thái Lan - Việt”  Ngoài những công trình trực tiếp nghiên cứu tiếng Thái Lan còn có một số công trình về các ngôn ngữ Đông Nam Á, nhưng đôi chỗ cũng có đề cập ít nhiều đến tiếng Thái Lan. Phan Ngọc [35] đã nghiên cứu “Tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc ngôn ngữ ởĐông Nam Á. Tác giả đưa ra vấn đề về sự tiếp xúc ngôn ngữ, những cơ sở lý luận của tiếp xúc ngôn ngữ, sự giao thoa ngôn ngữ, liên minh ngôn ngữ và ngôn ngữ pha trộn, vấn đề hình thái học tiếng Việt và đã đưa ra kết luận rằng vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ với tư cách là một nhân tố không thể bị xem nhẹ, sự sự quan hệ giữa hình thức với tính cách một chùm quan hệ về nội dung và áp dụng lý luận cho cả ngữ nghĩa, ngữ âm và cả ngữ pháp. Hoàng Văn Ma [29] nghiên cứu “Về mối quan hệ giữa tiếng La Ha và tiếng Thái trên cơ sở phân tích vốn từ chung”. Tiếng Thái nói đến trong công trình nghiên cứu này là tiếng Thái ở Việt Nam, nhưng có đôi chỗ cũng nêu một số nhận xét đối chiếu với tiếng Thái Lan. Tác giả kết luận rằng quan so sánh đối chiếu tác giả nhận thấy vốn từ chung giữa tiếng La Ha và tiếng Thái khá lớn, bao hàm cả bề rộng lẫn bề sâu. Quả thật đúng như một nhà so sánh lịch sử từng nói “Nếu ngôn ngữ cùng gốc thì càng nghiên cứu sâu càng thấy sự giống nhau, ngược lại những ngôn ngữ có các yếu tố gần giống nhau do vay mượn thì càng nghiên cứu sâu càng thấy nhiều sự khác biệt”.

Nguyễn Ngọc San [38] đã viết quyển sách “Tìm hiểu về Tiếng Việt lịch sử”. Trong đó, tác giả đã đề cập về vấn đề nguồn gốc tiếng Việt qua các giai đoạn (giai đoạn Tiền Mường Việt, giai đoạn Việt Mường chung, giai đoạn Việt tách khỏi Mường), một cách nhìn lịch sử về kho từ vựng Tiếng Việt (gốc Mon-Khme, gốc Tày-Thái, từ việt gốc Hán, những từ gốc Nam Á và gốc Việt.

Tác giả Lê Quang Thiêm [47] đã có bài viết về “Một vài thông số đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác”. Tác giả bàn về thủ pháp nghiên cứu đối chiếu (Contrastive Linguistics), định lượng- định tính bằng cách xác định đơn vị đo, các 10 thông số đo và các thông số tương quan khi đối sánh với các loại đơn vị khác nhau thông qua 4 ngôn ngữ: Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Trong các ngôn ngữ này có một hiện tượng đáng chú ý là quan hệ giữa tiêu chí tiền mũi và tiêu chí tính thanh trong hệ thống âm vị phụ âm.

Qua việc tìm kiếm tư liệu để nghiên cứu về đề tài “So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt”, chúng tôi thấy rằng cho đến thời điểm hiện tại chỉ có các công trình nghiên cứu so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan và tiếng Việt trên cấp độ ngữ âm – âm vị học, một số lĩnh vực cụ thể về ngữ pháp, tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào so sánh ngữ pháp Thái Lan và tiếng Việt tổng thể. Do đó, thông qua luận án này, chúng tôi muốn thực hiện công trình đầu tiên so sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt.

3. Nội dung và giới hạn phạm vi nghiên cứu

1. Cơ cấu của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng bao gồm các mặt (hay các bậc) Ngữ âm – âm vị, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp. Tuy nhiên để việc nghiên cứu không bị dàn trải, người viết luận án dự kiến sẽ đi sâu vào bậc ngữ pháp (vấn đề từ và vấn đề câu). Ở bậc này dĩ nhiên khi bàn về từ, so sánh đối chiếu từ, người viết cũng sẽ phải đụng chạm đến mặt ngữ âm, ngữ nghĩa của từ. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu như đề cương cho phép nghiên cứu sinh không đi chi tiết vào các vấn đề như giải pháp âm vi học, các khía cạnh ở bậc từ vựng ngữ nghĩa (các lớp từ, sự dân tộc hóa ngữ nghĩa các từ vay mượn…) Để luận án có thể đạt được độ sâu về mặt lý thuyết cũng như mặt ứng dụng ở mặt ngữ pháp.

Tập trung vào việc so sánh đối chiếu tiếng Thái Lan – tiếng Việt về mặt ngữ pháp còn có một lý do khác. Đó chính là việc so sánh và nắm vững sự tương đồng và sự dị biệt ở bậc ngữ pháp sẽ giúp cho người dạy tiếng hay phiên dịch vận dụng đúng và chính xác các quy tắc cấu tạo lời nói để truyền đạt mọi loại thông tin trong hoạt động giao tiếp.

2. Luận án sử dụng hệ thống phiên âm quốc tế (International Phonetic Alphabet) Khi cần chuyển chữ viết sang ký hiệu ghi âm.

Hiện nay do giáo trình và tài liệu có liên quan đến việc học tiếng Việt của người Thái Lan và học tiếng Thái Lan của người Việt Nam còn rất ít, nên việc nghiên cứu này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản có thể giúp cho việc nghiên cứu hai ngôn ngữ, đặc biệt là giúp cho việc biên soạn sách dạy – học tiếng Thái Lan cũng như tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.

- Luận án cũng có thể gợi mở phương hướng cho việc nghiên cứu sâu hơn các lĩnh vực khác có liên quan tới hai ngôn ngữ như sự tiếp xúc và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tiếp xúc giữa tiếng Thái Lan và tiếng Việt; Tác động của ngôn ngữ đối với sự giao lưu văn hóa, v.v.. .

4. Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu này vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ (contrastive analysis). Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) Là thuật ngữ ngôn ngữ được sử dụng phổ biến với những cách tiếp cận tương tự như nhau.

Thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu được thể hiện trong tiếng Việt để dịch thuật ngữ comparative hay comparison chỉ một phương pháp nghiên cứu với mục đích chỉ ra sự giống nhau hay sự khác biệt nhau giữa hai hay hơn hai ngôn ngữ được đem ra so sánh đối chiếu. So sánh đối chiếu chủ yếu nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ [48, tr. 38]. Chọn phương pháp này, nghiên cứu sinh cho rằng so sánh đối chiếu ngôn ngữ đã được thừa nhận là bước phát triển của ngành ngôn ngữ học, có giá trị ứng dụng quan trọng trong việc dạy ngôn ngữ thứ hai. Nó có thể giúp cho người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu loại hình ngôn ngữ một cách có hệ thống. Phương pháp so sánh đối chiếu càng được hoàn thiện qua các công trình ứng dụng cụ thể thì nó càng có thể giúp cho việc dạy ngôn ngữ đạt mục đích nhanh hơn và hiệu quả hơn, đóng góp tích cực vào khoa học dịch thuật và cả vào lĩnh vực lý thuyết ngôn ngữ học. Vấn đề này luận án dành một mục chuyên biệt ở chương 1 để nói rõ thêm.

Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) Bao gồm thủ pháp miêu tả và thủ pháp so sánh. Do giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả luận án không thể miêu tả một cách chi tiết và toàn bộ hệ thống ngữ pháp của cả hai ngôn ngữ: Tiếng Thái Lan và tiếng Việt; Mà sẽ sử dụng mô hình miêu tả hệ thống ngữ pháp giống 12 nhau của từng ngôn ngữ do các tác giả có uy tín thực hiện để làm mô hình chuẩn (etalon language) Cho việc so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ này. Mô hình chuẩn được sử dụng phải phù hợp với mục đích nghiên cứu và ứng dụng riêng. Với mục đích tạo cơ sở cho việc dạy và học tiếng Thái Lan và tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, mô hình chuẩn được sử dụng để so sánh đối chiếu trong luận án này là mô hình ngữ pháp truyền thống. Đây chính là mô hình được đánh giá là hữu ích và được sử dụng phổ biến trong việc dạy và học tiếng (ngôn ngữ thứ nhất và ngôn ngữ thứ hai), đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng.

Phương pháp so sánh đối chiếu (Constrative analysis) Bao gồm hai bước là bước miêu tả và bước so sánh, với mục đích chỉ ra sự giống nhau hay sự khác biệt giữa hai hay hơn hai ngôn ngữ. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hai bước nói trên với tư cách là các thủ pháp nghiên cứu của phương pháp so sánh đối chiếu.

4.1. Thủ pháp miêu tả:

Thủ pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả hệ thống những đơn vị so sánh cụ thể: Hình vị, từ (phương pháp cấu tạo từ), hệ thống từ loại, cụm từ, câu và các vấn đề cụ thể khác của ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt.

Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước trong lĩnh vực âm vị học và ngữ pháp học của 2 ngôn ngữ tiếng Thái Lan và tiếng Việt cũng như miêu tả về ngữ hệ, loại hình, hệ thống âm vị đặc biệt là hình thái học (hình vị và từ) Và cú pháp học (cụm từ và câu), để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình.

4.2 Thủ pháp so sánh

Thủ pháp so sánh (comparative processor) Là một thuật ngữ ngôn ngữ học có ý nghĩa chung để chỉ phương pháp hay cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu là hai hay nhiều ngôn ngữ. So sánh thường dùng với ý nghĩa chung, như một cách tiếp cận, một phương pháp tư duy, có thể dùng trong các lĩnh vực khác nhau như: So sánh lịch sử, so sánh loại hình học. Mục đích nghiên cứu là chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ. Việc sử dụng thủ pháp so sánh ở đây không phải so sánh hệ thống ngữ pháp của hai ngôn ngữ mà là so sánh từng đơn vị ngữ pháp đã được miêu tả trong luận án.
------------------------------------------
MỤC LỤC
Phần mở đầu
 1 Lý do chọn đề tài
 2 Lịch sử vấn đề
 3 Nội dung và giới hạn phạm vi nghiên cứu
 4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 6 Bố cục luận án
Chương một: Tổng quan về tiếng Thái Lan và tiếng Việt
1.1 Khái niệm ngữ pháp nói chung và các mô hình ngữ pháp
1.2 Tổng quan về tiếng Thái Lan
1.3 Tổng quan về tiếng Việt
1.4 Tiểu kết
Chương hai: Hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan
2.1. Các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Thái Lan
2.2. Những đặc điểm chính của hệ thống ngữ pháp tiếng Thái Lan
2.3. Tiểu kết
Chương ba: Hệ thống ngữ pháp tiếng Việt
3.1. Các khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt
3.2. Những đặc điểm chính của hệ thống ngữ pháp tiếng Việt
3.3. Tiểu kết
Chương bốn: So sánh đối chiếu ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng Việt
4.1. Vấn đề so sánh đối chiếu ngữ pháp
4.2. Điểm tương đồng và điểm dị biệt giữa ngữ pháp tiếng Thái Lan và tiếng
Việt
4.3. Tiểu kết
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
----------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  Tiếng Việt
1. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
2. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Tập 2, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
4. Phimsen Buarapha (2007), Phân tích đối chiếu hệ thống thanh điệu tiếng Việt giọng Hà Nội và tiếng Thái Lan giọng Băngkok và Đông Bắc Thái Lan giọng Mahasarakham; ứng dụng việc chữa lỗi những phát âm thanh điệu tiếngViệt của người Thái Lan, luận văn Tiến sĩ, Trường đại học ngoại ngữ Hà Nội.
5. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Huy Cẩn (2005), Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt – Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1995), Dẫn luận ngôn ngữ, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2001), Lược sử Việt ngữ học (Tập 1), Đại học quốc gia, Hà Nội.
11. Thurgood Graham (1998), “Các ngôn ngữ Tai – Kađai và Nam Đảo bản chất của mối quan hệ lịch sử”, Ngôn ngữ (số 3), Khoa học xã hội.
12. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Khoa học xã hội.
13. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1992), “Câu trong tiếng Việt – cấu trúc, nghĩa, công dụng”, Ngữ pháp chức năng, Quyển 1, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 210
14. Cao Xuân Hạo (1993), “Trương Vĩnh Ký và ngữ pháp tiếng Việt”, trong sách Tiếng Việt Văn Việt Người Việt, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
15. Cao Xuân Hạo (2001) “Nhân đọc lại một cuốn sách cũ”, trong sách Tiếng Việt Văn Việt Người Việt, Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh.
16. Cao Xuân Hạo (chủ biên) (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 2, Giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
17. Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh – Việt, Việt – Anh, Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Đình Hòa (1997), Vietnamese = Tiếng Việt không son phấn.
19. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
20. Lê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Đại học quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
21. Quế Lai (1976), “Tiếng Thái Lan”, trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Báo cáo khoa học Việt Nam, Hà Nội
22. Quế Lai (1976), “Về những hình vị nhỏ hơn âm tiết trong tiếng Thái Lan”, trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Báo cáo khoa học Việt Nam, Hà Nội.
23. Quế Lai (1994), Những vấn đề cấu tạo từ tiếng Thái Lan hiện đại, Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Quế Lai (1998), “Chữ viết Thái Lan hiện đại”, trong tạp chí Ngôn ngữ. Số 5.
25. Nguyễn Tương Lai (2003) “Hình vị và từ tiếng Thái Lan”, trong tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2003, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Tương Lai (2005) “Một số suy nghĩ về chữ viết của người Thái ở Việt Nam”, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. Hồ Lê (1995), “Tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ”, Quy luật ngôn ngữ Quyển 1, Khoa học xã hội, TP Hồ Chí Minh. 211
28. Nguyễn Văn Lợi (1986), “Loại hình học đồng đại và lịch đại hiện tượng tiền mũi trong các ngôn ngữ Đông Nam Á” trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Báo cáo Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
29. Hoàng Văn Ma (1986), “Về mối quan hệ giữa tiếng La Ha và tiếng Thái”, trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Báo cáo Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
30. Wassana Namphong (2004), Ngôn ngữ xã hội xét theo giới tính trong tiếng Thái Lan, Hội nghị khoa học trẻ 2004 dành cho các CBGD trẻ, học viên cao học và NCS (17 – 18/12/2004) trường ĐHKHXH & NV, Tp.HCM.
31. Wassana Namphong (2006), “Một số vấn đề cách dùng lọai từ trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện ngôn ngữ học, số 3 (202), tháng 3/2006.
32. Wassana Namphong (2007), “Tình hình biến đổi ngôn ngữ trong tiếng Thái Lan”, Tập san KHXH & NV, Tp.HCM, số 38, tháng 3/2007.
33. Wassana Namphong (2007), “Ngôn ngữ hoàng tộc trong tiếng Thái Lan”, Tập san Ngoại ngữ-Tin học & Giáo dục, trường Đại học Dân lập Ngoại ngữ-Tin học, Tp.HCM, số 10 bộ mới (số cũ : 24)
34. Wassana Namphong (2008), “Hoạt động ngôn ngữ xét theo lứa tuổi trong tiếng Thai Lan”, Tập san Ngoại ngữ-Tin học & Giáo dục, trường Đại Học Dân lập Ngoại ngữ-Tin học, Tp.HCM, số 11 (25), tháng 2/2008.
35. Phan Ngọc-Phạm Đức Dương (1983), “Tiếp xúc ngôn ngữ ở Đông Nam Á”, Những vấn đề lịch sử-văn học Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á, Hà Nội.
36. Hoàng Trọng Phiến (19980), Ngữ pháp tiếng Việt. Câu, Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
37. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Từ điển bách khoa, Hà Nội.
38. Nguyễn Ngọc San (1993), Tìm hiểu về tiếng Việt lịch sử, Giáo dục, Hà Nội.
39. Sophana Srichampa (2005) “Các lối nói phủ định và khẳng định trong tiếng Việt và tiếng Thái”, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học Liên Á lần thứ VI, khoa học xã hội học, Hà Nội. 212
40. Nguyễn Kim Thản (1963 – 1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (Tập I và tập II), Hà Nội.
41. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Bùi Khánh Thế (1995), Nhập môn ngôn ngữ học, Giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
43. Bùi Khánh Thế (1996), Ngữ pháp tiếng Chăm, Giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
44. Bùi Khánh Thế (2003) “Đi tìm một mô hình thỏa đáng để dạy – học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai”, Ngôn ngữ, (số 12), Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
45. Bùi Khánh Thế (2004) “ Vấn đề chọn mô hình miêu tả ngữ pháp tiếng Việt hiện thời”, Ngôn ngữ, (số 9), Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
46. Bùi Khánh Thế (2008) “ Vấn đề so sánh ngữ pháp và dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai”, Tập san Ngoại ngữ-tin học và giáo dục, Tp. HCM, số 12.
47. Lê Quang Thiêm (1986), “Một vài thông số đối chiếu tiếng Việt với các ngôn ngữ khác”, trong sách Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phương Đông, Báo cáo Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
48. Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Đại học quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Chí Thông (2004), Từ điển Thái Lan-Việt, Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
50. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Câu trong tiếng Việt, Đại học quốc gia, Hà Nội.
51. Đinh Lê Thư – Nguyễn Văn Huệ (1998), Cơ cấu ngữ âm tiếng Việt, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
52. Vương Toàn (chủ biên) (1968), Việt ngữ học ở nước ngoài, Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
53. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, Giáo dục, TP.Hồ Chí Minh.
54. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2004), Tiếng Việt đại cương – ngữ âm, Đại học sư phạm, TP. Hồ Chí Minh. 213
55. Hoàng Tuệ, Lê Cận. Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, Đại học Sư phạm Hà Nội.
56. Hoàng Tuệ (1984), “Những suy nghĩ của Lê quý Đôn về ngôn ngữ”, Ngôn ngữ (số 2), Khoa học xã hội, TP Hồ Chí Minh.
57. Ủy ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Viện ngôn ngữ Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1986), Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Báo cáo Khoa học Việt Nam, Hà Nội.
59. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh
60. P.K Benedict (1983), Mulao: key to kaday Phonology Computional Analysis of Asian and African Language (Dẫn theo Morev L.W, 1991).
61. James Carl (1983), Contrastive Analysis, Longman Singapore Publishers (Pte) Ltd, Singapore.
62. N. Chomsky (1965), Aspects of the Theory of Syntax, M.I.T. Press, Cambridge.
63. Robert J. Di Peitro (1971), Language structure in Contrast, Geargetown University, Washington, D.C.
64. Charlotte Downey (1991), “Trends that shaped the development of 19th century American Grammar writing”, English Traditional Grammars, Studies in the History of language Sciences 62, Jonh Benjamins Publishing, Amsterdam.
65. M.B.Emeneau(1951), Studies in Vietnamese (Annamese) Grammar, University of California Press, Berkeley and los Angeles.
66. Kuei li Fang(1997), A handbook of Comparative Tai, Hawaii University Press.
67. Charles A. Ferguson (1968), Contrastive Analysis and Language Development, In Alatis.
68. Charles C. Fries (1957), The Struture of The English: An Introduction to the Construction of English Sentence, longmans.
69. Bussmann Hadumod and other (1996), Routledge Dictionary of language and Linguitics, China. 214
70. J. Handrickson(1983), “ Error Analysis and Error connection in Language teaching”, Occasional papers No. 10, Singapore: SEAMEO Regional language contre.
71. Zelling Harris (1964), “Transfer Grammar”, IJAL 20.
72. Robert Lado (1957), Linguistics Across Cultures, Syntactic Structure, Ann Arbor.
73. Siriwong Hongsawan (2005) “Theaching Vietnamese as a Foreing Language with an Intergrated Approach Using Structural, Transformational and Functional Theories”, Hội thảo quốc tế ngôn ngữ học liên Á lần thứ VI, Khoa học xã hội, Hà Nội.
74. Robert Lado (1968), Linguistics Acroos Cultures: Applied Linguistics for Language Teaching, Ann Arbor, Michigan.
75. W.R. Lee (1968), “Thoughts on Contrastive Linguistics in the Contex of Language Teaching”, In Alatis.
76. Richard B. Noss (1964), Thai Refference Grammar, Washington Foreign Service.
77. R.P.Stockwell (1968),”Contrastive Analysis and Lapesd Time”, In Alatis.
78. Suthinee Suktrakul (1975), “A Contrastive Analysis of Relative clause in Thai – English” (Dissertation) Rutgers, The State University of New Jersey, U.S.A.
79. Laurence C. Thompson (1965), A Vietnamese Grammar, University of Washington Press, Seattle.
80. Freeman W. Twaddell (1968), The Durability of Contrastive Studies, In Alatis.
81. U. Weinreich (1953), Language in Contact, Linguistic Circle of New York, New York.
82. Benjamin Lee Whorf(1956), Language, Thought and Reality, (J.B. Carro) M.I.T. Press.  Tiếng Thái Lan
83. Bussaba Amornsukdi (1987), Hệ thống từ láy trong tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Chulalongkorn University, Thái Lan. 215
84. Sunan Anchaleenukul (2003), Hệ thống từ vựng trong tiếng Thái Lan, Chulalongkorn University, Thái Lan.
85. Chaluay Boonprasert (1999), Nhập môn ngôn ngữ học, Ratchaphat Thonburi Institue, Thái Lan.
86. Prapart Brudhiprabla (1978), Nhập môn phân tích so sánh từ lý thuyết đến thực hành, Department of Linguistics, Srinakharinwirot University, Thái Lan.
87. Wiset Chanprakhon (2007), Tiếng Thái trong giao tiếp, Triple Education Co. Ltd, Thái Lan.
88. Charanwilay Charunrot (2006), Nhập môn ngôn ngữ học, Krasetsat University, Thái Lan.
89. Nguyen Thi Kim Chau (2002), Phân tích đối chiếu lĩnh vực cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Thái Lan, luận án thạc sĩ, Srinakharinwirot University, Thái Lan.
90. Tuy Chumsai (1983), Văn học : Những nhận xét theo tâm lý học, Thaiwatthanaphanich, Thái Lan.
91. Sutcharit Deephadung (1991), Ngôn ngữ và ngôn ngữ học, ISSN 0857 – 1406, Thammasat University, Thái Lan.
92. Jinda Heangsomboon (1999), Nhập môn ngôn ngữ học, Ratchaphat Thonburi Institue, Thái Lan.
93. Siriwong Hongsawan (1997), Loại từ trong tiếng Thái Lan và tiếng Việt , Chulalongkorn University, Thái Lan.
94. Kritsadawan Hongradarom, Janthima Aiamanon (chủ biên) (2006), Sự năng động của tiếng Thái Lan hiện đại , Chulalongkorn University, Thái Lan.
95. Janjira Jittawiriyapong (2003), Ảnh hưởng của tiếng nước ngoài vào tiếng Thái Lan , Technology Prajomklaw Institue, Thái Lan.
96. Nittaya Kanjanawan and other (2003), Cấu trúc tiếng Thái Lan và cách sử dụng , Ramkhamheang University, Thái Lan.
97. Wilaywan Khanitthanan (1984), Ngôn ngữ và ngôn ngữ học , Thammasat University, Thái Lan. 216
98. Wilaywan Khanitthanan (1983), Ngôn ngữ học lịch sử, Thammasat University, Thái Lan.
99. Suthathip Muanjai (1996), Ý nghĩa từ vựng ý nghĩa ngữ pháp của từ Cho trong tiếng Việt, luận án thạc sĩ, Chulalongkorn University, Thái Lan.
100. Kanjana Naksakul (1998), Hệ thống âm vị trong tiếng Thái Lan, Chulalongkorn, University, Thái Lan.
101. Thanyarat Panakul (1988), Những vấn đề đáng quan tâm trong ngôn ngữ học : chức năng ngôn ngữ . Ramkhamheang University, Thái Lan.
102. Thanyarat Panakul (1992) Nhập môn ngôn ngữ học lịch sử, Ramkhamheang University, Thái Lan.
103. Vinchin Panupong (1984), Cấu trúc trong tiếng Thái Lan: Grammatical System, Ramkhamheang University, Thái Lan.
104. Banchop Phanthumetha (1981), Nhập môn tiếng Thái Lan, Ramkhamheang University, Thái Lan.
105. Nawawan Phanthumetha (2006), Ngữ pháp tiếng Thái Lan, Chulalongkorn University, Thái Lan.
106. Nawawan Phanthumetha and Pranee Kullawanijaya (2002), Tiếng Thái Lan 3 : Ngôn ngữ học dành cho giáo viên, Sukhothaithammathirat University, Thái Lan.
107. Sittha Phinitphuwadol (1996), Thái Lan học , Sukhothaithammathirat, Thái Lan.
108. Sriwilay Pholmanee (2002), Cơ sở giảng dạy tiếng Thái Lan như ngoại ngữ , Chulalongkorn University, Thái Lan.
109. Phraworawetwisit (1936), Ngữ pháp tiếng Thái Lan, Phranakhorn Chumsai, Thái Lan.
110. Phrayaanumanratchathon (1956), Ngữ văn học phần 1 – 2 , Rungruangtham Press, Thái Lan.
111. Phrayaupakitsillapasan (2002), Ngữ pháp tiếng Thái Lan, Thaiwathanaphanich, Thái Lan. 217
112. Huynh Van Phuc (2003), Phân tích đối chiếu hệ thống âm vị Nam bộ Việt Nam và âm chuẩn Thái Lan, luận văn Thạc sĩ, Srinakharinwirot University, Thái Lan.
113. Somkiat Phuphatwiboon (1986) Phân tích hình vị trong việc giảng dạy. Mahasarakham University, Mahasarakham, Thái Lan.
114. Phatthra Pinthaphat (1996), Ý nghĩa của từ dùng cuối câu trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Chulalongkorn University, Thái Lan.
115. Sutthiwong Pongpaiboon (1999), Ngữ pháp tiếng Thái Lan, Acsonchalernthat Press, Thái Lan.
116. Phaaop Posakritsana (1978), Đặc điểm tiếng Thái Lan, Rumsan Press, Thái Lan.
117. Amara Prasithrathsint (2001), Ngôn ngữ học xã hội, Chulalongkorn University, Thái Lan.
118. Amara Prasithrathsint (2002), Ngôn ngữ trong xã hội Thái Lan, sự đa dạng, sự thay đổi và sự phát triển, Chulalongkorn University, Thái Lan.
119. Amara Prasithrathsint (2006), Tranh luận kết cấu ngữ pháp tiếng Thái Lan : kết cấu tiểu cú liên hệ, kết cấu tiểu cú phụ ngữ, kết cấu vị từ kết chuỗi và kết cấu bị động, Chulalongkorn University, Thái Lan.
120. Amara Prasithrathsint and other (2003), Lý thuyết ngữ pháp, Chulalongkorn University, Thái Lan.
121. Sujika Phuket (1996), Nghiên cứu âm vị tiếng Việt ở huyện Aranyapathet, tỉnh Sakaeo, Chulalongkorn University, Thái Lan.
122. Thawat Punnothok (2000), Tiến trình phát triển tiếng Thái Lan, Thaiwathanaphanich, Thái Lan.
123. Suriya Rattanakul (2005), Tổng hợp các bài báo khoa học, tập 2, Institue of Language and Culture of Rural Development Mahidol University, Salaya, Nakhornprathom, Thái Lan.
124. Nisa Sakdetchayon and other (1983), Ngôn ngữ học dành cho giáo viên, AuksonThai Press, Thái Lan. 218
125. Sophana Srichampa (1985), “Tiếng Việt”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 5 (1); Thái Lan.
126. Sophana Srichampa (1986), “Tục ngữ Việt nam so sánh với tục ngữ Thái Lan”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 6 (1), Thái Lan.
127. Sophana Srichampa (1988), “Hệ thống từ quan hệ dòng họ Việt Nam”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 7 (1), Thái Lan.
128. Sophana Srichampa (1988), “Hệ thống đại từ nhân xưng trong tiếng Việt”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 7 (2), Thái Lan.
129. Sophana Srichampa (1989), “Thanh điệu trong tiếng Việt có từ đâu”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 8 (1), Thái Lan.
130. Sophana Srichampa (1990), Bài hội thoại tiếng Thái Lan và tiếng Việt, Viện nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol, Nakhornpathom, Thái Lan.
131. Sophana Srichampa (1993), “Từ vay mượn tiếng Việt”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 12 (1), Thái Lan.
132. Sophana Srichampa (1994), “Từ cuối câu trong tiếng Việt”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 13 (2), Thái Lan.
133. Sophana Srichampa (1994), “ Cách phát âm tiếng Việt theo ngôn ngữ học”, trong tạp chí Viện nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol, Nakhornpathom, Thái Lan.
134. Sophana Srichampa (1994), “Câu hỏi trong tiếng Việt”, trong tạp chí Ngôn ngữ và Văn hóa, 14 (2), Thái Lan.
135. Sophana Srichampa (1995), Nghiên cứu tiếng Việt từ bài hội thoại, Viện nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol, Nakhornpathom, Thái Lan.
136. Sophana Srichampa (1998), Tục ngữ Việt Nam, tập 1, Viện nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol, Nakhornpathom, Thái Lan.
137. Sophana Srichampa (1998), Các nhóm từ cùng trường nghĩa trong tiếng Việt , Chulalongkorn University, Thái Lan. 219
138. Sophana Srichampa (1999), Từ đồng âm trong tiếng Việt, Chulalongkorn University, Thái Lan.
139. Sophana Srichampa (1999), Tục ngữ Việt Nam, tập 2, Viện nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển nông thôn, Trường Đại học Mahidol, Nakhornpathom, Thái Lan.
140. Sophana Srichampa (2002), Ngữ pháp tiếng Việt , Mahidol University, Salaya, Nakhonprathom, Thái Lan.
141. Sophana Srichampa (2003), Tiếng Việt, tập 1, Bộ ngoại giao Thái Lan, Thái Lan.
142. Sophana Srichampa (2003), Tiếng Việt, tập 2, Bộ ngoại giao Thái Lan, Thái Lan.
143. Praphasri Srihaamphai (2006), Văn hóa trong ngôn ngữ , Chulalongkorn University, Thái Lan.
144. Suthinee Suktrakul (1993), Phân tích và so sánh ngôn ngữ, Thammasat University, Thái Lan.
145. Amon Thaweesak (1999), Ngữ âm học , Mahidol University Saraya, Thailand.
146. Precha Thichinnapong (1989), Cấu trúc tiếng Thái Lan, Prasert Press, Thái Lan.
147. Kamchai Thongloo (2000), Ngữ pháp tiếng Thái Lan, Phranakhorn Ruamsan, Thái Lan.
148. Phinthip Thuaycharern (2003), Tổng quan về âm vị học và ngôn ngữ học, Thammasat University, Thái Lan.
149. Thananan Trongdee and other (2006), Việc sử dụng ngôn ngữ theo bối cảnh văn hóa, Mahasarakham University, Mahasarakham, Thái Lan.
150. Jinda Ubolchote (1998), Nghiên cứu âm vị tiếng Việt ở xã khlung, huyện Khlung, tỉnh Chanthaburi , Chulalongkorn University, Thái Lan.
151. Udom Varotsikhadit (1995), Ngữ pháp tiếng Thái Lan dưới góc độ ngôn ngữ học, Ramkhamheang University, Thái Lan.
152. Udom Varotsikhadit (2001), Nhập môn ngôn ngữ học, Ramkhamheang University, Thái Lan. 220
153. Viện ngôn ngữ văn hóa và phát triển nông thôn (1998), Từ điển Việt – Thái Lan – Anh, Mahidol University, Salaya, Thái Lan.
154. Kriangkray Wathanasawat (1997), Đặc điểm âm học của thanh điệu trong âm tiết nhấn mạnh và âm tiết không nhấn mạnh trong tiếng Việt, Chulalongkorn University, Thái Lan.
155. Prathuang Wongruan (1981), Nhập môn ngôn ngữ học dành cho giáo viên, Phranakhorn Teacher College, Thái Lan.
---------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si,ngu van, so sanh doi chieu, ngu phap, tieng thai lan, va tieng viet,wassana namphong 
 

linkdownload: LUẬN ÁN TIẾN SĨ  NGỮ VĂN   

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU NGỮ PHÁP TIẾNG THÁI LAN VÀ TIẾNG VIỆT 
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể