Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si,dia ly hoc,danh gia,tai nguyen du lich,nhan van,o tinh thua thien - hue,nguyen ha quynh giao

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 




PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của con người, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hướng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Thực tế phát triển du lịch cho thấy việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững. Ở Việt Nam, từ khi chính sách đổi mới được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, du lịch có sự phát triển vượt bậc. Cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, du lịch Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tạo ra sự hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến đối với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh của ngành du lịch đang đặt ra thách thức, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch.

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam; Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong lịch sử, Huế đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (1687 - 1774), là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 - 1801), rồi đến các triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, Thừa Thiên - Huế tập trung phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên thế mạnh. Thừa Thiên - Huế là một trong số ít những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn.

Nằm ở vào trung độ của đất nước, vị trí của Thừa Thiên - Huế rất thuận tiện cho giao lưu cả hai miền Bắc - Nam bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, lại gần những khu vực giàu tài nguyên du lịch như Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam. Thừa Thiên - Huế còn là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã,.. .. Cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng cùng với nhiều giá trị văn hóa, âm nhạc, lễ hội. Trong đó, nổi bật nhất là các Di sản văn hóa (DSVH) Thuộc Cố đô Huế được bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa.. . Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ những di sản văn hoá chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thật sự là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được công nhận là DSVH thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.

Chính vì vậy việc đánh giá, xác nhận tiềm năng phục vụ cho hoạt động du lịch để một mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết.

Thực tế hoạt động du lịch trong hơn thập niên qua cho thấy, thế mạnh lâu dài của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế là khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV). Tuy nhiên sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế còn ít và đơn điệu, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, những tài nguyên du lịch nhân văn khác chưa được đầu tư khai thác hợp lý. Cùng với những tồn tại ở các yếu tố khác, thực trạng này chưa tạo ra những đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Đòi hỏi bức thiết của du lịch tỉnh hiện nay là phải khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn cần được chú trọng.

Do vậy, việc kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn là cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác hợp lý các tài nguyên, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, mở rộng các hoạt động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Thừa Thiên - Huế. Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài“Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Địa lý học.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1. Trên thế giới

Tài nguyên du lịch nhân văn là vấn đề được nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ TNDLNV không có sự thống nhất giữa các quốc gia, tuy nhiên xét về nội hàm thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là tài nguyên du lịch văn hóa, những tài nguyên do con người sáng tạo ra có giá trị, sức hút đối với du lịch.

Căn cứ vào quan niệm trên, TNDLNV được chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm có sự phân chia chi tiết từng loại tài nguyên cụ thể. Tổ chức Du lịch thế giới chia nhóm tài nguyên văn hóa kinh điển thành các loại: Phong thổ; Tập quán sinh hoạt truyền thống, dân tộc, tôn giáo; Khảo cổ học, di tích lịch sử; Văn hóa hiện tại [dẫn theo 90, tr. 34]. Rade Knezevic lại phân tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo phân thành 4 nhóm gồm tài nguyên văn hóa (tài nguyên cố định, tài nguyên có thể dịch chuyển và tài nguyên phi vật thể), tài nguyên dân tộc - xã hội, tài nguyên nghệ thuật và tài nguyên bỗ trợ [106, tr90-94]. John Swarbrooke đã phân chia chi tiết hơn TNDLNV thành 14 nhóm, như: Các điểm di sản, các điểm gắn với sự kiện lịch sử, lễ hội và các sự kiện đặc biệt, ẩm thực, làng nghề truyền thống, các loại hình kiến trúc, các công trình tôn giáo, nghệ thuật, ngôn ngữ… [113, tr307].

Một số tác giả trên cơ sở phân tích sức hấp dẫn du lịch của điểm đến hay nghiên cứu sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa cũng đã phân chia TNDLNV theo các loại hình như di tích, khảo cổ, phong tục tập quán, nghệ thuật, hàng thủ công truyền thống, lễ hội,… [120, tr7-8], [139].

Các nhà khoa học nghiên cứu TNDLNV theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như: Nghiên cứu dưới góc độ kiểm kê, khảo sátđánh giá tài nguyên phục vụ du lịch…; Hay nghiên cứu tài nguyên trong mối quan hệ tác động với sự phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và quy hoạch du lịch; Hay nghiên cứu khía cạnh quản lý, bảo tồn tài nguyên…

Nhiều tác giả đã xây dựng tiêu chí để đánh giá toàn bộ tiềm năng TNDLNV của lãnh thổ hoặc đánh giá theo từng điểm TNDLNV cụ thể để khai thác phục vụ du lịch với các chỉ tiêu về giá trị của điểm tài nguyên và các yếu tố bổ trợ. 4Các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ,… hoạt động du lịch sớm phát triển nên có nhiều công trình nghiên cứu về TNDLNV. Khi đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch của một lãnh thổ, tài nguyên du lịch nhân văn được xem là một trong những nội dung cơ bản. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn – Một quá trình đánh giá du lịch”  (Linking Communities, Tourism and Conservation – A Tourism Assessment Process) Của nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya được ấn hành bởi Trung tâm bảo tồn quốc tế và Trường Đại học Washington (2005) Trình bày ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ. Trong đó, giai đoạn hai là đánh giá về: Sự tham gia của các bên liên quan, thống kê các điểm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con người và năng lực thể chế, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường và sự đa dạng sinh học và đánh giá chi phí lợi ích. Như vậy, một nội dung quan trọng trong đánh giá có liên quan đến tài nguyên là tạo nên bảng liệt kê các điểm tài nguyên với ba bước cơ bản. Trong đó, hai bước đầu là liệt kê các điểm tài nguyên tồn tại trong khu vực, thể hiện chúng lên bản đồ; Bước cuối cùng là đánh giá và xếp hạng các điểm tài nguyên [103, tr7].

Trung tâm thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng, Trường Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã nghiên cứu “Công cụ đánh giá và phát triển tài nguyên du lịch”  để giúp cho cộng đồng địa phương lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch. Công cụ này bao gồm 7 bước và các bước này sẽ giúp cộng đồng kiểm kê tài nguyên du lịch, đánh giá tài nguyên du lịch và đặt mục tiêu, sự ưu tiên cho phát triển du lịch. Quá trình đánh giá tài nguyên du lịch là một bước quan trọng diễn ra sau khi đã xác định được các tài nguyên du lịch của địa phương. Đánh giá phải dựa trên một cơ chế khách quan với 4 tiêu chí đánh giá: Tính khác biệt, chất lượng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên và động lực cho du lịch của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Kết quả đánh giá tài nguyên cùng với sự phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) Tạo lập cơ sở cho việc đề ra mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương [123].

Một số nhà nghiên cứu khác ở Romania, khi đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch một lãnh thổ lại dựa vào các tiêu chí: Di tích khảo cổ, lịch sử, cơ sở tôn 5 giáo, các yếu tố dân tộc học và văn hóa dân gian [101, tr51-52] hay di tích lịch sử, bảo tàng, nghệ thuật và đồ thủ công, các tổ chức văn hóa, các sự kiện [105, tr167]. Ở nhiều nước đang phát triển, trong những thập niên gần đây, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn; Việc điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch được quan tâm nhiều hơn để phục vụ phát triển du lịch. Hầu hết các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhờ sự giúp đỡ về chuyên gia, cũng như tài chính của các nước phát triển tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ cho mục đích quy hoạch phát triển du lịch, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và rất coi trọng sự phát triển du lịch. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều dự án lớn thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương, như nghiên cứu “Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch – QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh”  của Liu Xiao [128]. Tác giả này xây dựng hệ thống đánh giá theo mô hình Chất lượng, Môi trường, Vị trí và Giá trị cộng đồng với 7 tiêu chí để đánh giá 41 điểm tài nguyên nổi bật ở Bắc Kinh. Đồng thời, tác giả còn phân tích tương quan giữa kết quả đánh giá với số lượng khách nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển du lịch, chính sách quản lý và khai thác tài nguyên hợp lý.

Nhìn chung, các tiêu chí vừa có cái chung, vừa có cái riêng trong các nghiên cứu khác nhau mà đề tài tham khảo. Trong quá trình đánh giá TNDLNV, bên cạnh việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) Cũng được nhiều tác giả sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí và phân tích SWOT để xác định điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của một địa phương [102], [110], [136].

Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững trở thành một xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó hoạt động du lịch có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn; Vậy nên, việc quản lý, sử dụng tài nguyên du lịch cũng đã được tiến hành theo hướng có lợi cho tài nguyên, môi trường và cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của thế hệ mai sau. Do vậy, 6 các dự án quy hoạch phát triển du lịch không chỉ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả mà còn tiến hành quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Đã xây dựng những chỉ tiêu cho sự phát triển bền vững, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng tài nguyên du lịch cho các nước trên thế giới [116]. Từ năm 1972, Hội đồng Di sản thế giới (WHC) Của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) Đã được thành lập và tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các di sản thế giới, đồng thời nghiên cứu, giúp đỡ các quốc gia trong việc nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo các di sản thế giới [117], [118]. Bên cạnh đó, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) Trong quản lý tài nguyên được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, chẳng hạn như nghiên cứu The use of GIS for the protection of World Heritage: A case Study in Chiquitos Region, Bolivia [141] hay các nghiên cứu ở Croatia, Canada [142], [143].

2.2. Ở Việt Nam

Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch, nghiên cứu tài nguyên phục vụ du lịch được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác như du lịch, địa lý, kinh tế, văn hóa.. . Quan tâm thực hiện. Các tác giả nghiên cứu nhiều về du lịch nói chung, trong đó có TNDLNV như Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Trần Đức Thanh,.. . Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã giải quyết được rất nhiều vấn đề từ lý luận đến thực tiễn về tài nguyên du lịch (TNDL), từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phương (vùng, tỉnh, thậm chí huyện, điểm du lịch); Từ nghiên cứu riêng biệt cho đến nghiên cứu tổng hợp các loại tài nguyên.

Các vấn đề lý luận liên quan đến TNDLNV gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và tiêu chí đánh giá một số loại hình tài nguyên cụ thể như di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội được tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Phạm Trung Lương trình bày chi tiết trong “Địa lý du lịch Việt Nam”  và “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [90], [47]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Minh Tuệ còn đề cập nhiều đến các nội dung về thực trạng phát triển du lịch Việt Nam, lý luận về tổ chức lãnh thổ du lịch, 7 phân vùng du lịch Việt Nam cũng như đặc điểm tài nguyên du lịch và hiện trạng phát triển du lịch các vùng [90]. Trong “Tài nguyên và môi trường du lịch ViệtNam” [47] tác giả Phạm Trung Lương còn trình bày chi tiết các kiểu đánh giá, phương pháp đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên và các bước tiến hành đánh giá. Tác giả Trần Đức Thanh trong nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa”  đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch và đánh giá tài nguyên du lịch, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn như khái niệm, phân loại, nội dung và các kiểu đánh giá tài nguyên.. . [69].

Nhìn chung, các tác giả đều nhìn nhận TNDLNV là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo và căn cứ vào nội dung để phân TNDLNV thành 5 dạng chính [47], [90]. Một số tác giả khác lại phân TNDLNV theo đặc tính vật chất có thể nhìn hoặc sờ thấy được, có hình thể hoặc không có hình thể hay sự tồn tại hình thể không liên tục để phân tài nguyên thành hai loại vật thể và phi vật thể [69], [100]; Có tác giả dựa vào diễn biến thời gian để phân chia tài nguyên thành những điểm thu hút của quá khứ và những điểm thu hút ở hiện tại [57]. Việc đánh giá TNDLNV thường bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu đánh giá, nội dung đánh giá, xây dựng chỉ tiêu và tiến hành đánh giá.

Những nghiên cứu tài nguyên du lịch nói chung, TNDLNV nói riêng ở quy mô cấp vùng, tỉnh, thành phố được nhiều tác giả quan tâm. Dưới góc độ địa lý ứng dụng, các tác giả đã tiến hành nhiều đề tài liên quan đến đánh giá tài nguyên, gồm cả tự nhiên lẫn nhân văn nhằm phục vụ cho việc khai thác, phát triển du lịch như: “Đánh giá, khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì - Hà Tây phục vụ mục đích du lịch”  của Đặng Duy Lợi [44], “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An”  của Nguyễn Thế Chinh [15], “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ”  của Hồ Công Dũng [30], “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch”  của Phạm Văn Du [28], “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch”  của Phạm Trung Lương [46], “Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa”  của Trần Đức Thanh [69],” Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng” của Trương Phước Minh [50],.. .

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá tài nguyên phục vụ mục đích tổ chức lãnh thổ du lịch. 8Nhiều tác giả đã sử dụng 7 tiêu chí để đánh giá tài nguyên: Độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, sức chứa khách du lịch, độ bền vững của môi trường, vị trí của địa điểm du lịch, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch và hiệu quả kinh tế. Trong khi đó để đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái ở một số trọng điểm của vùng Bắc Trung Bộ [75], Nguyễn Quyết Thắng đã phân các tiêu chí theo hai khía cạnh đó là khả năng thu hút khách với 4 tiêu chí: Tính hấp dẫn, tính an toàn, tính liên kết và cơ sở hạ tầng (CSHT) Và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) Du lịch và khả năng khai thác với 3 tiêu chí: Tính thời vụ, tính bền vững và sức chứa của từng điểm tài nguyên.
------------------------------------------
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn trên thếgiới
1.2.2. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở ViệtNam
1.2.3. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
TIỂU KẾT CHƯƠNG
CHƯƠNG 2: TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế
2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa
2.2.2. Các lễ hội
2.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
2.2.4. Làng nghề truyền thống
2.2.5. Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác
2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
2.4. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế
2.4.1. Qua hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước và công ty du lịch
2.4.2. Qua cảm nhận của du khách
TIỂU KẾT CHƯƠNG
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030
3.1.3. Những thành tựu và hạn chế của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế
3.2. Định hướng khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030
3.2.1. Định hướng tổng quát
3.2.2. Định hướng khai thác theo điểm du lịch
3.2.3. Định hướng khai thác theo tuyến du lịch
3.3. Các giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế
3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách gắn với khai thác TNDLNV
3.3.2. Giải pháp về vốn đầu tư
3.3.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá
3.3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên
3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
3.3.6. Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ
3.3.7. Giải pháp liên kết, hợp tác trong khai thác TNDLNV
TIỂU KẾT CHƯƠNG
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Phan Thuận An (1997), Kiến trúc Cố đô Huế, NXB Thuận Hóa, Huế,
2. Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay Di tích-Danh thắng, NXB Văn hóa Thông tin.
3. Nguyễn Lan Anh (2015), Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ Địa lý học, Đại học sư phạm Hà Nội
4. Trần Thúy Anh và nnk (2001), Giáo trình Du lịch Văn hóa – Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
5. Ban điều phối Vùng Duyên hải miền Trung, UBND thành phố Đà Nẵng (2013), Kỷ yếu hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung, Khánh Hòa.
6. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên-Huế (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động bảo tàng năm 2009 đến 2013
7. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế (2006), Di tích lịch sử cách mạng Thừa Thiên-Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.
8. Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên-Huế (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động bảo tồn bảo tàng năm 2009 đến 2013.
9. Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên-Huế (2002), Di tích lịch sử văn hóa Thừa Thiên-Huế, NXB Thuận Hóa, Huế.
10. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Thông tư số 116/2006/TT-BNN “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn”
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Các Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL,1524/QĐ-BVHTTDL, 3084/QĐ-BVHTTDL, 3820/QĐ-BVHTTDL, 231//QĐ-BVHTTDL,
956/QĐ-BVHTTDL, 2684/QĐ-BVHTTDL, 4205/QĐ-BVHTTD, 1877/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt I đến đợt IX từ năm 2012 đến 2015.
12. Đào Ngọc Cảnh (2003), Tổ chức lãnh thổ các điểm du lịch tỉnh Kiên Giang theo cách tiếp cận hệ thống thông tin địa lý (GIS), Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Vũ Tuấn Cảnh (chủ nhiệm đề tài), Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1991), Báo cáo tổng hợp đề tài Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Hà Nội,
14. G.Cazes, R.Lanquar, Y.Raynouard (Đào Đình Bắc dịch) (2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,
15. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định tuyến điểm du lịch Nghệ An, Luận án PTS khoa học Địa lý-Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
16. Trương Thị Kim Chuyên và cộng sự (2008), Xây dựng chiến lược phát triển bền vững du lịch huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí MinhIII
17. Nguyễn Kim Chương (2004), Phương pháp toán trong địa lí, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
18. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định số
143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007, Phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival
19. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số
1272/QĐ-TTg ngày 12/08/2009 về việc xếp hạng di tích cấp QG đặc biệt.
20. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 11/11/2002, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa.
21. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số
98/2010/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
22. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Quyết định số
818/QĐ-TTg, Phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020.
23. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định số
2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
24. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định số
2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013, về việc xếp hạng di tích cấp QG đặc biệt.
25. Trương Thị Cúc (2006), Món ăn Huế từ truyền thống đến hiện đại, Tạp chí văn hóa nghệ thuật số 5, Huế.
26. Cục thống kê Thừa Thiên-Huế (2014), Niên giám thống kê tỉnh TTH năm 2013, Huế.
27. Nguyễn Thanh Dần (1993), Du lịch Thừa Thiên-Huế tiềm năng và triển vọng, Tạp chí du lịch Huế xưa và nay, số 3.
28. Phạm Văn Du (1996), Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, Luận án PTS Khoa học Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
29. Z,E,Dzenis (Lê Thông dịch, 1984), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý kinh tế-xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Hồ Công Dũng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Luận án PTS khoa học Địa lý-Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
32. Bùi Minh Đức (2007), Dấu ấn văn hóa Huế, NXB Văn học, Hà Nội.
33. Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (1998), Định lượng và định tính trong nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội (5), 136-146.
34. Phạm Hồng Giang (2006), Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội, NXB Thế giới.IV
35. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
36. Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch (Trên cơ sở khỏa sát địa bàn tỉnh Hưng Yên), Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
37. Phạm Xuân Hậu và Trần Văn Thắng (1994), Mấy vấn đề về khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch ở Thừa Thiên-Huế, Thông tin Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Lê Thu Hiền (2014), Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
39. Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên-Huế (2006), Đánh giá sơ bộ điều kiện tài nguyên tự nhiên phục vụ nhu cầu du lịch Vùng du lịch Bắc Trung bộ , Huế.
40. Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – nông nghiệp, NXB Phương Đông.
41. Phạm Viết Hồng (chủ nhiệm đề tài) (2011), Nghiên cứu quy hoạch các tuyến điểm du lịch nông thôn Thừa Thiên-Huế, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ.
42. Robert Languar (Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng dịch) (1993), Kinh tế du lịch, NXB Thế giới, Hà Nội.
43. Thi Long (2000), Huế đẹp và thơ, NXB Đà Nẵng.
44. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án PTS khoa học Địa lý – địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
45. Đặng Duy Lợi và Trần Văn Thắng (1994), Những quan điểm quán triệt vào việc đánh giá các di tích lịch sử phục vụ mục đích du lịch ở Thừa Thiên-Huế, Tập san Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
46. Phạm Trung Lương (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch, Đề tài khoa học cấp ngành, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch,
47. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển, Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun-Khóa tập huấn quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, Nha Trang,
49. Michael M,Coltman (Lê Minh Anh và nnk dịch) (1991), Tiếp thị du lịch, CMIE group và trung tâm dịch vụ đầu tư và cung ứng khoa học kinh tế, TP.HCM.
50. Trương Phước Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
51. Nguyễn Thị Thống Nhất (2014), Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
52. Nguyễn Thị Minh Ngọc (chủ biên, 2009), Bài giảng Hệ thống Di tích lịch sử văn hóa và Danh thắng Việt Nam, NXB Lao Động, Hà Nội.V
53. Lê Đình Phúc (1996), Huế-di tích lịch sử-văn hóa-danh thắng, NXB Chính trị Quốc gia.
54. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa,Số 28/2001/QH10
55. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch
56. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Số 32/2009/QH12.
57. Trương Sỹ Quý, Hà Quang Thơ (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đà Nẵng.
58. Sở Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên-Huế (2007), Đề án Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2007 – 2015.
59. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế (2014), Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thừa Thiên-Huế.
60. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Báo cáo tổng kết công tác năm 2000 đến 2013.
61. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, (2009), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2015, định hướng đến 2020
62. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên-Huế giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 (do Akitek Tenggara – Singapore tư vấn)
63. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế (2014), Báo cáo Tổng kết phòng di sản văn hóa năm 2013.
64. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế (2014), Danh mục di tích đã được công nhận phân theo đơn vị hành chính tính đến năm 2013.
65. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng TTH (2010), Hiện trạng và phương án tu bổ-tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa đã được xếp hạng, Địa điểm: Thành phố Huế;huyện Hương Trà; huyện Hương Thủy; huyện Phú Vang; huyện Phú Lộc; huyện Phong Điền; huyện Quảng Điền; huyện Nam Đông; huyện A Lưới-tỉnh TTH
66. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế, Báo cáo Công tác quản lý lễ hội trên địa bàn tình Thừa Thiên-Huế năm 2013.
67. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên-Huế (2014), Báo cáo tình hình hoạt động Ca huế trên sông Hương.
68. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
69. Trần Đức Thanh (2005), Đánh giá tài nguyên du lịch Thanh Hóa, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
70. Trần Văn Thắng (1995), Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử-văn hóa tỉnh Thừa Thiên-Huế phục vụ mục đích du lịch, luận án PTS khoa học Địa lý-địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiVI
71. Trần Văn Thắng (1994), Một số kết quả bước đầu về nghiên cứu môi trường du lịch Huế, Thông báo Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
72. Trần Văn Thắng (1994), Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn Thừa Thiên -Huế, Tập san Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế.
73. Bùi Quang Thắng (2009), Văn hóa phi vật thể ở Hội An, NXB Thế giới,
74. Lê Đức Thắng (1996), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc, văn hóa – lịch sử khu vực Hà Nội, Luận án PTS Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
75. Nguyễn Quyết Thắng (2012), Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
76. Nguyễn Viết Thịnh (chủ biên, 1999), Dân số-Tài nguyên-Môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
77. Trần Kiều Lại Thủy (1997), Ăm nhạc cung đình triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa, Huế.
78. Đỗ Quốc Thông (2004), Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
79. Ngô Thị Thuận (2006), Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế (Dùng cho sinh viên các ngành kinh tế, kế toán, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp), Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
80. Bùi Thị Thu (2012), Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Khoa học, Huế.
81. Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải (1990), Thống kê du lịch, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
82. Lê Văn Tin (1999), Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên-Huế phục vụ du lịch, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
83. Tổng cục du lịch-Trung tâm thông tin du lịch (2013), Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
84. Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
85. Tổng cục du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
86. Tổng cục du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên-Huế (2012), Tiềm năng và hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Huế
87. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1&2, NXB Hồng Đức, TP,Hồ Chí Minh.
88. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2012), 30 bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Huế (1982-2012).
89. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2014), Báo cáo tổng kết năm 2013.VII
90. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
91. Nguyễn Minh Tuệ (1992), Phương pháp xác định mức độ tập trung di tích lịch sử-văn hóa theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa ký du lịch, Thông báo khoa học của các trường đại học, Số 2, tr.48-54, Hà Nội
92. Nguyễn Tưởng (1999), Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên-Huế-Đà Nẵng – Quảng Nam, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
93. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (2007), Báo cáo tổng kết quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020.
94. UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (2012), Quyết định số 2295/QĐ-UBND Về việc Phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích Cố đô Huế đến năm 2020.
95. UBND Thành phố Huế (2013), Nghề và làng nghề truyền thống với phát triển du lịch, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
96. Viện Khoa học Thống kê (2005), Một số vấn đề phương pháp luận thống kê, Hà Nội.
97. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
98. Nguyễn Đức Vũ (chủ nhiệm đề tài) (2001), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế-xã hội phục vụ cho việc tổ chức lãnh thổ du lịch trục sông Hương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài cấp nhà nước.
99. Nguyễn Đắc Xuân (2011), Nghiên cứu triều Nguyễn và Huế xưa, tập I, NXB Thuận Hóa, Huế
100. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội

 Tiếng Anh
101. Ion-Valeriu Ciurea et el (2001), Studies Regarding the Evaluation of the Tourist Potential of Oituz Hydrographical Basin – Bacau County, Bulletin UASVM Horticulture, 68(2)/2011, Print ISSN 1843-5254; Electronic ISSN 1843-5394
102. R. Fabac, I. Zver (2011), Applying the modified SWOT–AHP method to the tourism of Gornje Me imurje, Tourism and Hospitality Management, Vol, 17, No, 2, pp, 201-215, 2011
103. Elleen Guierrez et el (2005), Linking communities tourism and conservation-A tourism assessment process, Conservation International and The George Washington University.
104. C.Michael Hall and Stephen J.Page (2006), Geography of Tourism & Recreation-Environment, place and space, (3rd ed,), Taylor & Francis e-Library
105. Corneliu Iatu, Mihai Bulai (2011), New approach in evaluating tourism attractiveness in the region of Moldavia (Romania), International Journal of Energy and Environment, Issue 2, Volume 5, 165-174.
106. Rade Knezevic (2008), Contents and assessment or basic tourism resources, Tourism and Hospitality Management, Vol, 14, No, 1, pp, 79-94
107. Leonard J. Lickorish, Carson L. Jenkins (1997), An introduction to tourism, Butterworth-Heinemann, London, England.
108. Bob McKercher and Hilary du Cros (2002), Cultural tourism: The partnership between Tourism and Cultural Heritage management.
109. Abdulla Al Mamun, Soumen Mitra (2012), A Methodology for Assessing Tourism Potential: Case study Murshidabad District, West Bengal, India, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 2, Issue 9, September 2012 1 ISSN 2250-3153
110. Zahra Nekooee, Mehrdad Karami, Iman Fakhari (2011), Assessment and Prioritization of Urban Tourist Attractions Based on Analytical Hierarchy Process (AHP) (Case Study of Birjand, Iran), Journal of Applied Business and Economics vol. 12(4) 2011
111. Julianna Priskin (2000), Asessment or natural resources for nature-based tourism: the case of Central Coast Region of Western Australia, Department of Geography, the University of Western Australia.
112. Greg Richards (2005), Cultural tourism in Europe, An electronic format by Association for Tourism and Leisure Education (ATLAS)
113. John Swarbrooke (2000), Sustainable Tourism Management, CABI Publishing, UK
114. The New York Archaeological Council Standard’s Committee (2000), Cultural resource standards handbook – Guidance for understanding and applying the New York State standards for Cultural resource investigations, The New York Archaeological Council.
115. United Nation World Torism Organization (1995), Technical Manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics (1995), N0 2, 1-14.
116. United Nation World Tourism Organization (2004), Indicators of Substainable Development for Tourism Destinations: A Guidebook, Madrid, Spain,
117. UNESCO World Heritage Center (2001), Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention
118. UNESCO World Heritage Center (2003), Convention for the safeguarding of the Intangible Cultural Heritage, Paris.
119. United Nation (2010), International Recommendation for Tourism Statistics 2008, New York.
120. Myriam Jansen-Verbeke, Gerda K,Priestley, Antonio P,Russo (2008), Cultural resources for tourism: Patterns, Prossces and Policies, Nova Science Publishers, Inc, New York,
121. Stephen Williams (2009), Tourism Geography: A new synthesis, Taylor & Francis e-Library.
122. Masahiro Yabuta (2011), Management of tourism resources from Common Pool Approach; Establishing and enforcing global and local systems to manage tourism development, International conference on August 17-18 in Fukuaka, Japan.

Websites
123. Assessing and Developing Tourism Resources [online], Avaible at http://www.communitydevelopment.uiuc.edu/tourism/index.html
124. The Analytic Hierarchy Process [online], Available at: http://www,dii,unisi,it/~mocenni/Note_AHP,pdf
125. The Analytic Hierarchy Process: A Tutorial for Use in Prioritizing Forest Road Investments to Minimize Environmental Effects [online], Available at: http://journals,hil,unb,ca/index,php/IJFE/article/viewFile/5696/6701.
126. http://quantri,vn/dict/details/9152-he-so-bien-dong-tieu-thuc-v-he-so-bien-thien
127. An Analytic Hierarchy Process for The Evaluation of Transport Policies to Reduce Climate Change Impacts, Maria Berrittella, A,Certa, M, Enea, P,Zito 2007,012 http://www,feem,it/userfiles/attach/Publication/NDL2007/NDL2007-012,pdf.
128. Liu Xiao, The QEPP Evaluation model of tourism resources – A case study of tourism resources in Beijing, http://www,seiofbluemountain,com/upload/ product/201004/2010lyhy03a1,pdf
129. Peter Zimmer et al, Evaluating a Territory’s touristics potential, http://ec,europa,eu/agriculture/rur/leader2/rural-en/biblio/touris/metho,pdf.
130. Tourism in Technical Co-operation: A guide the conception, planning and implementation of project-accompanying measures in regional rural development and nature conservation, Available at http://www,giz,de/expertise/downloads/en-tourism-tc-guide,pdf.
131. Cultural resources observing as basis for cultural tourism. The case of Saint-Petersbug, Russia, http://www.gestioncultural.org/ficheros/11316599929bgc19-VGordinMMatetskaya.pdf
132. Industrial Heritage and Agri/Rural Tourism in Europe, http://www,tourismusfuersland,de/Bildarchiv/Downloads/TRAN_study_Industrial Heritage_and_Agri_Rural_Tourism,pdf
133. http://pub,unwto,org/WebRoot/Store/Shops/Infoshop/Products/1034/1034-1,pdf
134. Tangible Cultural Heritage or Intagible Cultural Heritage, http://www.unesco.org/new/en/cairo/culture
135. The Criteria for Selection, http://whc.unesco.org/en/criteria/
136. Jinyang Deng and David Dyre (2009), Linking Tourism Resources and Local Economic Benefits: A Spatial Analysis in West Virginia, http://rri.wvu.edu/wp-content/uploads/2012/11/seedgrantwpdeng.pdf
137. http://www1,thuathienhue,gov,vn/portal_af/Views/ArticleDetail,aspx?CMID=22&T LID=137 http://hues,vn/dia-diem/danh-thang/dinh-chua-nha-tho/page/3/
138. http://lokalnirazvoj.rs/upload/BusinessEnablingAndStrengthening/SrAttachment/201 4-03/Tourism_Resources.ppt
139. http://www.biodiversity.ru/coastlearn/tourism-eng/con_resources.htmlX
140. http://www.unesco.org/new/en/natural-sciences/priority-areas/sids/culture-tourism/ tourism-resources/extract-from-the-mauritius-strategy-chapter-viii-paras-50-52/
141. The use of GIS for the protection of World Heritage: A case Study in Chiquitos Region, Bolivia, http://wwwdocs.tucottbus.de/whs/public/alumni/master_theses/ Schuett Rolf.pdf
142. The impact of mass tourism on cultural resources on the Central Dalmatian islands, http://www.bibar.unisi.it/sites/www.bibar.unisi.it/files/testi/testiqds/q42/05.pdf
143. Cultural mapping findings, http://www.hamilton.ca/NR/rdonlyres/5AD9D166-FE6A-41CE-B393-86035E97349A/0/CultureReport_4Findings_Aug23.pdf
144. http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:61st0t2qcvoJ:www1.thuathi enhue.gov.vn/PortalNews/Detail/20351/Cac_co_so_luu_tru_san_sang_phuc_vu_Fest ival_Hue_2014.html+&cd=3&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
145. http://www.vita.vn/tin-du-lich/bao-cao-ket-qua-dieu-tra-khach-du-lich-giai-doan-1-tai-mot-so-diem-den-thi-diem.html
146. https://www.heritagecanada.org/sites/heritagecanada.org/files/Built%20Heritage_lr.pdf
147. Romania National Tourism Master Plan 2007-2026, http://www.unibuc.ro/prof/dobre_r_r/docs/res/2014marMaster_Plan_Tourism.pdf
148. World Heritage List by Coutry http://whc.unesco.org/en/list/
149. World Heritage List by Region http://whc.unesco.org/en/list/stat
150. Du lịch và phát triển bền vững ở Ai Cập http://planbleu.org/sites/default/files/publications/livreblanc_egy.pdf
151. Strategic Planning Policymaking and Lawmaking of Cambodia, http://asiapacific.unwto.org/sites/all/files/pdf/cambodia_1.pdf
152. Myanmar Tourism Master Plan 2013 – 2020, http://www.harrison-institute.org/Myanmar%20Tourism%20Master%20Plan%202013-2020.pdf
153. Opportunities in cultural heritage in the Philipin, http://creba.ph/images/crebaconvention/convention2011/oct6presentations/culturalherit agetourismopportunities.pdf
154. Các quốc gia thành viên của Công ước di sản thế giới http://whc.unesco.org/en/statesparties
155. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, và danh lam thắng cảnh năm 1984 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1& _page=11&mode=detail&document_id=199
156. Quyết định số 307/TTg của Thủ tướng Chính phủ : Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1& _page=635&mode=detail&document_id=2957
157. http://www.hueworldheritage.org.vn/TTBTDTCDH.aspx?TieuDeID=55&TinTucID =202&l=vn XI
158. http://khoahocnet.com/2014/08/29/gs-ton-that-trinh-lam-ban-phat-trien-tinh-thua-thien-hue/
159. Site Suitability Evaluation for Ecotourism Using GIS & AHP: A Case Study of Surat Thani Province, Thailand, http://giswin.geo.tsukuba.ac.jp/sis/thesis/Final%20dissertation_Pai.pdf
160. Thông tin thống về Di sản văn hóa Việt Nam năm 2013 của Bộ VHTT&DL http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/addreport/13/index.html
161. Thông tin Di sản văn hóa Việt Nam của Cục Di sản văn hóa http://dsvh.gov.vn/#?id=21 
--------------------------------------------
Keyword: download,luan an tien si,dia ly hoc,danh gia,tai nguyen du lich,nhan van,o tinh thua thien - hue,nguyen ha quynh giao 

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể