Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, dia chat, dac diem dia chat, thach luan, granitoit, khoi hai van, ba na, xuan thu, ankroet, le duc phuc


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH LUẬN GRANITOIT KHỐI HẢI VÂN, BÀ NÀ, XUÂN THU, ANKROET 



MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài.

Các thành tạo granitoit khối Hải Vân, khối Bà Nà, khối Xuân Thu, khối Ankroet đã được đề cập trong nhiều công trình: Lacroix M. A., 1933; J.Fromaget, 1941-1952, Saurin E., 1964; Laserre, 1974; Huỳnh Trung,1979,1980,1991,1994,1995,2004; Nguyễn Văn Trang, 1985; Nguyễn Xuân Tùng 1992; Phan Lưu Anh 1995,2001; Cát Nguyên Hùng 1995; Thân Đức Duyện1999; Nguyễn Trung Minh 2005; Nguyễn Thị Bích Thuỷ 2003; Vũ Như Hùng 2006; Chúng được phân chia và chọn làm khối chuẩn của các phức hệ khác nhau khối Hải Vân là khối chuẩn phức hệ Hải Vân, khối Bà Nà là khối chuẩn phức hệ Bản Chiềng (Bà Nà), khối Ankroet là khối chuẩn phức hệ Ankroet (Huỳnh Trung và nnk. 1980).

Tuy nhiên cho đến nay do mục tiêu, qui mô và mức độ nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả còn rất khác nhau nên việc sử dụng các tài liệu có được trong công tác nghiên cứu thạch luận và tìm kiếm khoáng sản còn gặp nhiều khó khăn. Để góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “ Đặc điểm địa chất, thạch luận granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet” để tiến hành nghiên cứu tổng hợp mang tính định lượng chi tiết và đồng bộ về đặc điểm địa chất, thạch học, khoáng vật, địa hóa các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị tuổi thành tạo của các khối granitoit này nhằm làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc magma, cơ chế hình thành, bối cảnh địa động lực và khoáng hóa liên quan không những có ý nghĩa khoa học rất lớn trong việc làm sáng tỏ lịch sử phát triển các cấu trúc địa chất khu vực mà còn có ý nghĩa thực tiễn định hướng tích cực cho công tác tìm kiếm khoáng sản.

 Vì vậy việc nghiên cứu thạch luận granitoit các khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu và Ankroet để xác định nguồn gốc, bối cảnh địa động lực sinh thành VỊ TRÍ KHU VỰC NGHIÊN CỨU và đánh giá tiềm năng khoáng hóa liên quan ở các khối xâm nhập nói trên là việc làm cần thiết đáp ứng được những nhiệm vụ đang đặt ra cho ngành địa chất nói chung và ngành thạch luận nói riêng.

Mục tiêu của luận án

 - Nghiên cứu tổng hợp mang tính định lượng chi tiết về đặc điểm địa chất, thạch học-khoáng vật, thạch địa hóa các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị của granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet để luận giải nguồn gốc và môi trường địa động lực sinh thành chúng.

 - Phân chia các kiểu granit theo thạch luận, kiến tạo và xác định tuổi của granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet nhằm làm sáng tỏ hơn lịch sử tiến hóa magma vùng nghiên cứu.

- Nghiên cứu đặc điểm khoáng hóa liên quan với granitoit của 4 khối để định hướng cho công tác tìm kiếm khoáng sản.

Nhiệm vụ của luận án.

Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm địa chất, thạch học, khoáng vật, địa hóa các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị, tuổi thành tạo và khoáng hoá liên quan của granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet.

Những điểm mới của luận án

  1. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần thạch học của granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet chủ yếu là granit theo Bogachiov, 2001, LeMaitre, 1989; Tuttle and Bowen, 1958). Thuộc loại vôi kiềm, giàu nhôm, cao kali (theo Irvine & Baragar,1971; LeMaitre, 1989 và Wright 1966; Peccerillo & Taylor,1976. Wheller 1927. Dobrovski 1984). - Granitoit các khối Hải Vân, Bà Nà và Xuân Thu tương đồng với kiểu Sgranit. Riêng các thành tạo granitoit Ankroet tương đồng với I-S granit (theo Chappell and White, 1974; White and Chappell,1977,1983; Loiselle and Wones, Mở đầu 1979; White, 1979; Coilins et al., 1982; Didier, Duthon, and Lameyre, 1982; W. S. Picher,1982; McHone and Butler, 1984; A. J. R. White et al., 1986; J. B. Whalen and Chappell,1987; Barbarin, 1990a; Eby, 1990; Pitcher, 1983,1993; Barbarin, 1990).

  1. Các thành tạo granitoit các khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu trước đây được các tác giả xếp khối Hải Vân vào phức hệ Hải Vân tuổi Trias muộn, khối Bà Nà, Xuân Thu vào phức hệ Bản Chiềng (Bà Nà) Tuổi Creta muộn-Paleogen. Các công trình nghiên cứu gần đây tuổi của các khối trên có thay đổi. Nhưng các số liệu phân tích tuổi đồng vị phóng xạ U-Pb trên khoáng vật zircon đã chứng minh các khối xâm nhập granitoit Hải Vân, Bà Nà và Xuân Thu nằm trong cùng một khoảng tuổi dao động từ 240-242 triệu năm tương ứng với Triat. Khối Ankroet giữ nguyên khoảng tuổi 100 triệu năm tương ứng với Creta.



  1. Trên cơ sở nghiên cứu thành phần nguyên tố vi lượng, tuổi mô hình miền nguồn và các thông số khác đã chứng minh: Granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu là sản phẩm nóng chảy trong lớp vỏ có thành phần là metagreywackes và nguồn dưới vỏ có thành phần amphybolites trong bối cảnh kiến tạo va chạm lục địa. Granitoit khối Ankroet có nguồn gốc magma hình thành một phần từ nguồn manti, một phần là sản phẩm nóng chảy trong lớp vỏ có thành phần là metagrauvac và nguồn dưới vỏ có thành phần amphibolit trong bối cảnh kiến tạo nâng sụt sau tạo núi.

  1.  Kết quả nghiên cứu đã chứng minh thành tạo granitoit khôi Hải Vân có cấu tạo gneis, granitoit khôi Xuân thu thành tạo trong bối cảnh đồng kiến tạo với khu vực, granitoit khôi Ankroet có chứa các thể tù fenpat olivin và bổ sung thêm một khối lượng lớn các số liệu phân tích các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị và tuổi tuyệt đối.

Những luận điểm bảo vệ

  1. Granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet chủ yếu là granit loạt vôi kiềm cao kali, kiểu kiềm K-Na thuộc loại giàu nhôm tương đương với granitoit vôi kiềm, và Leucogranit plumazit kim loại hiếm. Kiểu granit sinh kim loại hiếm (theo Bogachiov, 2001; LeMaitre, 1989; Tuttle and Bowen, 1958; Irvine & Baragar,1971; LeMaitre, 1989 và Wright 1966; Peccerillo & Taylor,1976; Wheller, 1927; Marina & Piccoli, 1989; Shand, 1927; Clarke, 1992; Dobrovski,1984; Unkxov V. A, 1989)

  1.  Granitoit các khối Hải Vân, Bà Nà và Xuân Thu tương đồng với kiểu Sgranit (Chappell and White,1974; White and Chappell, 1977,1983; Loiselle and Wones,1979; White, 1979; Coilins et al.,1982; Didier, Duthon and Lameyre, 1982; W. S. Picher, 1982; McHone and Butler, 1984; A. J. R. Whiteetal, 1986; J. B. Whalen and Chappell, 1987; Barbarin, 1990a; Eby, 1990), có nguồn gốc magma xuất sinh một phần do nóng chảy từng phần của các nguồn vỏ có thành phần metagreywackes, và một phần do nóng chảy từng phần của nguồn vỏ dưới thấp hơn có thành phần amphibolites (Patino Douce, 1999), được hình thành trong bối cảnh kiến tạo va chạm mảng lục địa (Pitcher 1983,1993; Barbarin, 1990; Pearce J. A.,1984), xảy ra vào Trias khoảng 240 - 242 triệu năm - Granitoit khối Ankroet tương đồng với kiểu I-S granit (Chappell and White, 1974; White and Chappell, 1977,1983; Loiselle and Wones,1979; White,1979; Coilins et al., 1982; Didier, Duthon and Lameyre, 1982; W. S. Picher, 1982; McHone and Butler, 1984; A. J. R. Whiteetal, 1986; J. B. Whalen and Chappell, 1987; Barbarin, 1990a; Eby, 1990). Có nguồn gốc magma xuất sinh từ manti với magma nguồn vỏ có thành phần metagreywackes, và một phần do nóng chảy từng phần của các nguồn vỏ dưới thấp hơn có thành phần amphibolites (Patino Douce 1999), hình thành trong bối cảnh kiến tạo nâng sụt sau tạo núi (Pitcher, 1983,1993; Barbarin, 1990), xảy ra vào Creta muộn khoảng 100 triệu năm.

Cơ sở tài liệu của luận án:

 Tài liệu được sử dụng để viết luận án do nghiên cứu sinh trực tiếp đi thực địa khảo sát nghiên cứu và lấy mẫu phân tích khi thực hiện luận án này. Khối lượng mẫu phân tích gồm có:

 - 95 mẫu phân tích lát mỏng thạch học dưới kính tại khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh

- 14 mẫu phân tích giã đãi khoáng vật phụ khoáng vật quặng tại Trung tâm phân tích Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam.

 - 27 mẫu phân tích hóa silicat toàn đá tại Trung tâm phân tích Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam.

- 35 mẫu phân tích nguyên tố vi lượng tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt (15 mẫu phân tích nguyên tố vi lượng toàn đá, 10 mẫu phân tích hóa silicat và 10 mẫu phân tích nguyên tố vi lượng đơn khoáng fenpat, biotit, muscovit, -16 mẫu phân tích tại Đại học Tasmania Úc. (4 mẫu phân tích hóa silicat toàn đá, 4 mẫu phân tích nguyên tố vi lượng toàn đá; 2 mẫu phân tích đồng vị Sm-Nd, 6 mẫu phân tích tuổi tuyệt đối đồng vị U-Pb trên khoáng vật zircon). Ngoài ra nghiên cứu sinh còn sử dụng tài liệu của các tác giả đã công bố để đối sánh. Nội dung của luận án đã được công bố từng phần trong 3 bài báo trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại Học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

- Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ hơn các đặc điểm địa chất, thạch học, khoáng vật, địa hóa các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị và tuổi của granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet.

-Kết quả nghiên cứu đã phân chia các kiểu granit theo đặc điểm thạch học, khoáng vật, thạch địa hóa, bối cảnh kiến tạo hình thành, nguồn gốc thành tạo granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet.

-Kết quả nghiên cứu các thành tạo granitoit khối Hải Vân, Bà Nà, Xuân Thu, Ankroet góp phần nhận thức đầy đủ và khoa học hơn về lịch sử phát triển magma, kiến tạo trên lãnh thổ Việt Nam và khu vực lân cận góp phần định hướng cho công tác tìm kiếm khoáng sản.

Bố cục của luận án.

Luận án được trình bày trong 162 trang không kể phụ lục, với 84 ảnh chụp minh họa, 7 bản vẽ, 73 biểu bảng, 75 biểu đồ hình vẽ và 57 danh mục tài liệu tham khảo, bao gồm các chương.

 Chương 1: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thạch luận granitoit.

Chương 3: Đặc điểm địa chất-thạch học khoáng vật-thạch địa hóa các nguyên tố chính, nguyên tố vi lượng, nguyên tố đồng vị, tuổi tuyệt đối của các thành tạo granitoit khối Hải Vân, khối Bà Nà, khối Xuân Thu, khối Ankroet.

Chương 4: Tổng hợp và đối sánh kết quả nghiên cứu những đặc điểm về thạch luận của các thành tạo xâm nhập granitoit khối Hải Vân, khối Bà Nà, khối Xuân Thu, khối Ankroet. Kết luận -Danh mục công trình.
------------------------------------------
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các bản vẽ
Danh mục các hình vẽ biểu đồ
Danh mục các ảnh chụp
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
 -Tính cấp thiết của đề tài
-Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án
-Nhiệm vụ của luận án
-Những điểm mới của luận án và các luận điểm bảovệ
-Cơ sở tài liệu của luận án
-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-Bố cục luận án
CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHU VỰC.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT - THẠCH HỌC KHOÁNG VẬT, THẠCH ĐỊA HÓA CÁC NGUYÊN TỐ CHÍNH, NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG, NGUYÊN TỐ ĐỒNG VỊ, TUỔI TUYỆT ĐỐI CỦA GRANITOIT KHỐI HẢI VÂN, BÀ NÀ, XUÂN THU VÀ ANKROET
3.1 Khối Hải Vân
3.2 Khối Bà Nà
3.3 Khối Xuân Thu
3.4 Khối Ankroet
CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VÀ ĐỐI SÁNH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ THẠCH LUẬN CỦA CÁC THÀNH TẠO GRANITOIT KHỐI HẢI VÂN, BÀ NÀ, XUÂN THU, ANKROET
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------------------------------------
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Lưu Anh, Trần Trọng Hòa và nnk, 1995. Điều kiện thành tạo granitoit kiểu Hải Vân, Bà Nà trên cơ sở những tài liệu mới về nguyên tố hiếm và đồng vị. Tạp chí Các khoa học về trái đất. Hà Nội.
2. Phan Lưu Anh, 2001. Thạch luận nguồn gốc của granit cao nhôm tổ hợp Cà Ná. Tạp chí Các khoa học về Trái đất. Hà Nội
3. Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000. Báo cáo nghiên cứu kiến tạo và sinh khoáng miền Nam Việt Nam. Lưu trữ LĐBĐĐCMN TpHCM.
4. Nguyễn Văn Cường và nnk, 1995. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đà Lạt. Lưu trữ LĐBĐĐC Miền Nam.
5. Nguyễn Văn Cường, Vũ Như Hùng và nnk., 1995. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 nhóm tờ Đà Lạt. Lưu trữ LĐBĐĐC Miền Nam.
6. Thân Đức Duyện và nnk, 1999. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Quảng Ngãi. Lưu trữ LĐBĐĐCMN.
7. Trần Trọng Hoà, và nnk, 1995. Nghiên cứu magma Mezozoi-Kainozoi và tiềm năng chứa quặng của chúng (tây bắc Trường Sơn). Đề tài KT-01-04, lưu trữ Viện TTTL QG, Hà Nội.
8. Cát Nguyên Hùng và nnk, 1995. Báo cáo đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Hội An-Đà Nẵng. Lưu trữ LĐBĐĐCMN.
9. Vũ Như Hùng, Trịnh Văn Long, 1999. Về thạch luận granit cao nhôm các khối Đatanky và Ankroet thuộc đới Đà Lạt. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất-Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Số 3 (T21), tr.184-196. Hà Nội.
11. Dương Đức Kiêm, Phạm Vũ Luyến, Nguyễn Tiên Tuý, 1996. Tiềm năng khoáng hoá thiếc đới Đà Lạt. Địa chất và khoáng sản. Tập 5. Hà Nội.
12. Dương Đức Kiêm và nnk., 1986. Các loại hình khoáng hoá thiếc Miền Nam Việt Nam; phương hướng nghiên cứu, tìm kiếm chúng. Tạp chí Địa chất số 172, tr. 21-28. Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Lộc, Vũ Như Hùng và nnk., 2005. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1 : 50 000 nhóm tờ Bắc Đà Lạt. Lưu trữ LĐBĐĐCMN.
14. Nguyễn Trung Minh, 2005. Một số kết quả mới về địa hóa đồng vị của khối granit Bà Nà và luận giải. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học kỉ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Địa chất Việt Nam. Hà Nội.
15. Nguyễn Trung Minh, 2005. Xác định tuổi thành tạo khối Bà Nà tương ứng với pha kiến tạo indosini bằng phương pháp U-Pb. Tạp chí Địa chất, số A287. Hà Nội.
16. Lê Đức Phúc, 1999. Cấu trúc địa chất và thạch luận khối Granitoit Đà Lạt. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
17. Lê Đức Phúc, 2007. Đặc điểm địa chất, thạch học, khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo của Granitoit khối Xuân Thu huyện Minh Long tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
18. Lê Đức Phúc, 2008. Đặc điểm địa chất thạch học khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo Granitoit khối Bà Nà huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
19. Lê Đức Phúc, 2009. Thạch luận Granioit khối Hải Vân. Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ tập 12 số 5-2009 Đại học Quốc gia TPHCM.  
20. Lê Đức Phúc, 2009. Đặc điểm địa chất thạch học khoáng vật, thạch địa hóa các đá Granitoit khối Bà Nà Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ tập 12 số 7-2009 Đại học Quốc gia TPHCM.
21. Lê Đức Phúc, Trần Phú Hưng, Trần Đại Thắng. 2009. Đặc điểm địa chất, thạch học, khoáng vật, thạch địa hóa và điều kiện thành tạo của Granitoit khối Xuân Thu huyện Minh Long tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ tập 12 số 10-2009 Đại học Quốc gia TPHCM.
22. Sobolev R N, Huỳnh Trung và nnk, 1987. Sự tiến hóa thành phần hóa học của các phức hệ granitoit phần đông nam địa khối Indosini. Moskva.
24. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung và nnk.; 1995. Các thành tạo magma Việt Nam. Trích “Địa chất Việt Nam. Tập 2” (Tổng chủ biên Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao). Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội.
25. Đào Đình Thục, 2006. Sử dụng tài liệu địa hóa trong nghiên cứu thạch luận. NXB Bản Đồ, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Trang và nnk, 1986. Báo cáo Địa chất nhóm tờ Huế-Quảng Ngãi tỉ lệ 1:200.000. Lưu trữ LĐBĐĐCMN.
27. Nguyễn Tường Tri và nnk., 1991. Sinh khoáng đới Đà Lạt. Tạp chí Địa lý-Địa chất-Môi trường, số 1, tr. 90-103. TP. Hồ Chí Minh.
28. Nguyễn Tường Tri và nnk., 1990. Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ 1 : 200 000 và chi tiết hoá một số vùng (Au, Sn, W, Cu-Mo). Lưu trữ Lưu trữ LĐBĐĐCMN..
29. Huỳnh Trung, Trần phú Hưng, Lê Đức Phúc và nnk, 2006. Thạch luận và Sinh khoáng đại cương. NXB Đại học Quốc gia TpHCM.
30. Huỳnh Trung, Trần phú Hưng, Lê Đức Phúc và nnk, 2007. Thạch học thạch  160 địa hóa đá magma và biến chất. NXB Đại học Quốc gia TpHCM.
31. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao, 1980. Về quy luật phân bố các thành tạo magma xâm nhập miền nam Việt Nam. Địa chất và khoáng sản-Q1. Công trình LĐBĐĐC. Hà Nội
33. Huỳnh Trung, Lê Đức Phúc và nnk, 2004. Các thành tạo magma xâm nhập phần phía nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào). Tuyển tập báo cáo hội thảo khoa học Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực các khoa học về trái đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Nam Bộ.
34. Huỳnh Trung , Nguyễn Xuân Bao; 1991. Các thành tạo magma xâm nhập đới Đà Lạt. Tạp chí Địa chất và nguyên liệu khoáng, số 1. TP. Hồ Chí Minh.
35. Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao; 1981. Phân chia các thành tạo magma xâm nhập miền Nam Việt Nam. Tạp chí Địa chất số 151. Hà Nội.
36. Huỳnh Trung và nnk., 1980. Các giai đoạn hoạt động magma-kiến tạo chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. Bản đồ địa chất số 47. Hà Nội.
37. Huỳnh Trung và nnk., 1980. Các thành tạo mag ma xâm nhập Mesozoi muộn-Kainozoi (khối Định Quán, Ankroet, Đèo Cả). Bản đồ địa chất số 45, Hà Nội.
38. Huỳnh Trung, Lê Đức Phúc và nnk 1994. Các thành tạo magma xâm nhập địa khối Đà Lạt. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
39. Huỳnh Trung và nnk., 1979. Quy luật phân bố các thành tạo magma xâm nhập ở miền Nam Việt Nam. Bản đồ địa chất số 41, tr. 35-59. Hà Nội.
40. Huỳnh Trung và nnk., 1979. Về quy luật phân bố các thành tạo magma xâm nhập ở Nam Việt Nam. Địa chất và khoáng sản-Tập I. Hà Nội.  161
41. Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao; 1978. Sơ lược về phân chia các thành tạo magma xâm nhập ở Nam Việt Nam. Bản đồ địa chất số 40. Hà Nội.
42. Huỳnh Trung, Lê Đức Phúc và nnk 1996. Các thành tạo magma xâm nhập Granitoit đới Kontum. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, lưu trữ ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
43. Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, Bùi Minh Tâm; 1992. Thành hệ địa chất và địa động lực Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
44. Nguyễn Viết Ý, Trần Trọng Hoà, Vũ Văn Vấn, Đào Đình Thục và nnk.; 1991. Một số kết quả nghiên cứu của đề tài 44A-01-05 (“Nghiên cứu thạch luận và tiềm năng chứa quặng của các thành tạo magma Việt Nam”). Tạp chí Địa chất số 202-203. Cục Địa chất Việt Nam, tr. 1-5. Hà Nội.
45. Barbarin B., 1999. A review of the relationships between granitoid types, their origins and their geodynamic enviroments. Lithos, 46, 605-626.
46. Barbarin B., 1990. Granitoids: main petrogenetic classifications in relation to origin and tectonic setting. Geologycal Journal, vol. 25, 227-238.
47. Cobbing E. J. et al., 1992. The granite of the Southeast-East Asian tin belt. HMSO, London, 369 pp.
48. Condie, K.C., 1988. Plate tectonic & crustal evolution. New Mexico institute of Mining and Technology Socorro, New Mexico. Third edition.
49. Tran Trong Hoa, Tran Tuan Anh. Permo-Triassic intermediate-felsic magmatism of the Truong Son belt, eastern margin of Indochina. www.sciencedirect.com
50. Hutchison, 1989, 1992. Geological evolution of South-east Asia. Oxford University Press.
51. Hugh Rollinson, 1993. Using geochemical data: evaluation, presentation, interpretation. Longman Group Limited.
52. Ishihara S., 1981. The granitoid series and mineralization. Economic geology, 75th Anniversary Volume. 458-484.
53. Mitchell A.H.G, Garson M.S, 1981. Mineral deposits and global tectonic settings. Academic press. London.
54. Pearce J.A., Harris N.B.W. and Tindle A.G., 1984. Trace element discrimination diagrams for the tectonic interpretation of granitic rocks. Jour. Petrology, 25, 956-983.
55. Pitcher W.S., 1983. Granite Types and Tectonic Enviroment. In: Hsu K. (Ed.) Mountain Building Processes. Academic Press. London. 19-40.
56. Ringwood A.E., 1977. Petrogenesis in island arc systems. In: Talwani M Pitman I.W.C (eds.). Island arcs deep sea trenches and back-arc basins. Maurice Ewing Series I. Washington D.C. Amer. Geophys. Union. 311-324.
57. Thuy Thi Bich Nguyen, 2003. Geochemistry and geochronology of granitoids in the DaLat zone, Suoth Vietnam. (Dissertation). Institute of Geosciences University of Tubingen-Germany.   
-----------------------------------------------
Keyword: download luan an tien si, dia chat, dac diem dia chat, thach luan, granitoit, khoi hai van, ba na, xuan thu, ankroet, le duc phuc 

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, THẠCH LUẬN GRANITOIT KHỐI HẢI VÂN, BÀ NÀ, XUÂN THU, ANKROET 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể