Chuyển đến nội dung chính

luan an tien si, y hoc, hieu qua, cua dieu tri, noi tiet, doi voi phu nu, man kinh, do phau thuat, tran le thuy


HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MÃN KINH DO PHẪU THUẬT 


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khoa học phát triển, tuổi thọ con người ngày càng tăng, người phụ nữ phải trải qua 1/3 cuộc đời trong tuổi mãn kinh. Từ năm 1999, thế giới đã chọn ngày 18/10 hàng năm là Ngày quốc tế người mãn kinh. Sự kiện này chứng tỏ tất cả mọi người hiện nay ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh dù do bất kì nguyên nhân gì.

Trên thế giới và ở nước ta đã có khá nhiều nghiên cứu về tuổi mãn kinh tự nhiên. Tuy nhiên còn một vấn đề quan trọng là mãn kinh do phẫu thuật cắt hai buồng trứng (có hoặc không cắt tử cung), với cuộc sống người phụ nữ phải trải qua khá dài mà không có nội tiết sinh dục,như vậy hậu quả của các rối loạn trong thời kỳ man kinh càng nặng nề hơn. Phẫu thuật cắt hai buồng trứng được thực hiện nhiều trong các bệnh lí như: U xơ tử cung có chỉ định mổ, khối u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.. . Tại Mỹ hàng năm có khoảng 650.000 trường hợp mổ cắt hai buồng trứng. Chỉ định mổ đa số là do nguyên nhân u xơ tử cung (60%). 90% các trường hợp phải phẫu thuật cắt hai buồng trứng là lành tính [12]

Sau phẫu thuật cắt hai buồng trứng, người phụ nữ sẽ phải chịu tình trạng ngưng nội tiết đột ngột dẫn đến những thay đổi khó chịu ngay lập tức, điều này hoàn toàn khác hẳn với những phụ nữ mãn kinh tự nhiên với thời kì chuyển tiếp thích nghi dần là giai đoạn tiền mãn kinh [15].

Triệu chứng vận mạch là một than phiền chủ yếu và có ảnh hưởng rõ ràng lên chất lượng cuộc sống của người mãn kinh. Trong nhiều công trình nghiên cứu nhu Nghiên Cứu Nội Tiết estrogen/ progestin Và Tim Mạch (The Heart and Estrogen/Progestin Replacement Study- HERS) Và Nghiên Cứu của Tổ Chức Sức Khỏe Phụ Nữ (World Health Initiative-

WHI) rối loạn vận mạch là lý do chính để người phụ nữ lưu tâm và bắt đầu quyết định dùng nội tiết điều trị mãn kinh [64,69]. Mặt khác, các triệu chứng rối loạn vận mạch, bốc hỏa, đổ mồ hôi là nguyên nhân tiên phát dẫn đến mất ngủ và thay đổi tính tình nhu mệt mỏi, cáu gắt, trầm cảm, lo lắng.. . Và tất cả những tác động tiêu cực này cùng với thay đổi về tiết niệu, sinh dục dẫn đến suy giảm về chất lượng cuộc sống, quan hệ xã hội, việc làm.. . Trong quá khứ, người phụ nữ có xu hướng “thích nghi với triệu chứng” nhưng bây giờ đã có những phương pháp điều trị để giảm triệu chứng mục đích cải thiện cuộc sống. Do đó, nếu tìm được phương cách điều trị các rối loạn cấp bách sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tuổi mãn kinh. Một phương pháp cho hiệu quả ngay là dùng nội tiết.

Qua nhiều thập kỉ, mặc dù y học chứng cứ đã có các công trình quan sát về việc sử dụng nội tiết cho người mãn kinh, đặc biệt là mãn kinh sau phẫu thuật nhưng việc chấp nhận lợi ích thật sự của việc sử dụng nội tiết ở nhóm phụ nữ này vẫn cònchưa thống nhất. Với các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, thập kỷ vừa qua là thời gian đánh dấu sự dao động lớn về quan niệm sử dụng LPNTTT tuổi mãn kinh. Tháng 7, năm 2002 với bài báo công bố trên JAMA kết quả nghiên cứu của WHI về tác dụng bảo vệ mạch vành của LPNTTT cho thấy nghiên cứu phải ngưng giữa chừng vì tăng nguy cơ đột quỵ, ung thư vú [13]. Tuy nhiên khi xem xét lại thì tuổi trung bình của bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu là 63, độ tuổi mà những rối loạn tuổi MK thường đã chấm dứt và ít có ai bắt đầu sử dụng LPNTTT ở tuổi này. Năm 2003 Hiệp Hội Mãn Kinh Quốc Tế (IMS) Đã tổ chức Hội Thảo ở Vienna, trong đó IMS không chấp nhận một số lý giải của WHI và đề nghị tiếp cận một cách công bằng hơn với những dữ kiện khoa học, các nghiên cứu đã chứng minh tầm quan trọng của tuổi bắt đầu sử dụng LPNTTTđối với người dưới 60 tuổi, và LPNTTTlúc này là tương đối an toàn.

Phụ nữ châu Á có đặc trưng khác với phụ nữ ở các nước phương Tây, châu Mỹ.. . Về tầm vóc, lối sống… Một nghiên cứu về đặc điểm tuổi mãn kinh đã cho thấy có một sự dao động lớn về các rối loạn mãn kinh ở các chủng tộc khác nhau  [70]. Ở nước ta hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến điều trị nội tiết ở đối tượng mãn kinh sau phẫu thuật. Từ nhu cầu thiết thực trên, nghiên cứu này tiến hành nhằm mong muốn góp thêm một số dữ liệu về hiệu quả của điều trị nội tiết trên triệu chứng vận mạch, tâm lý của phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật.

Câu hỏi nghiên cứu: Hiệu quả của điều trị nội tiết estrogen liên hợp trong thời gian 6 tháng trên nhóm phụ nữ mãn kinh có triệu chứng rối loạn vận mạch, tâm lí ra sao?Các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị?? Các tác dụng không mong muốn của điều trị nội tiết estrogenliên hợp trong thời gian 6 tháng.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chính

1) Xác định hiệu quả của điều trị estrogen liên trong thời gian ngắn 1,3,6 tháng với các triệu chứng rối loạn vận mạch, tâm lí của phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật.

Mục tiêu phụ

2) Xác định các yếu tố liên quan (đặc điểm nhân khẩu xã hội, tiền căn phẫu thuật, dùng thuốc ngừa thai, số con) Với hiệu quả điều trị estrogen liên hợp

3) Xác định tỉ lệ tác dụng không mong muốn của điều trị estrogen liên hợp trong thời gian 6 tháng.
----------------------------------------
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng danh mục các từ viết tắt
Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt Anh
Mục lục các bảng
Mục lục các biểu đồ, sơ đồ, hình
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa- phân loại mãn kinh
1.2. Sự sản xuất nội tiết sau mãn kinh
1.3. Tổng quan về mãn kinh do phẫu thuật cắt hai buồng trứng
1.4. Thang điểm đánh giá rối loạn mãn kinh MRS
1.5. Điều trị nội tiết mãn kinh
1.5.1. Một số nguyên tắc của điều trị nội tiết mãn kinh
1.5.2. Lợi ích của điều trị nội tiết mãn kinh
1.5.3. Nguy cơ
1.5.4. Nhu cầu của liệu pháp nội tiết thay thế trên phụ nữ mãn kinhdo phẫu thuật
1.5.5. Các phác đồ điều trị nội tiết mãn kinh
1.5.6. Biệt dược premarin
1.5.7. Tình hình sử dụng nội tiết ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Tiêu chuẩn nhận và loại trừ
2.4. Biến số nghiên cứu
2.5. Phương pháp tiến hành
2.6. Phân tích số liệu
2.8. Y đức
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu
3.2. Hiệu quả của điều trị nội tiết ở phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật
3.3. Tác dụng không mong muốn
3.4. Phân tích các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
4.2. Hiệu quả của điều trị nội tiết ở phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật
4.2.1. Đối với triệu chứng vận mạch
4.2.2. Đối với triệu chứng tâm lí
4.2.3. Nhu cầu điều trị lpnttt mãn kinh đối với phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật
4.3. Tác dụng không mong muốn
4.4. Phân tích các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị
4.5. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu
4.5.1. Đánh giá phương pháp nghiên cứu
4.5.2. Đánh giá qui trình chọn mẫu
4.5.3. Đánh giá phương pháp thu thập và xử lí số liệu
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA
TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NƯỚC NGOÀI  
8. Aksel S., D. W. Schomberg, L. Tyrey, C. B. Hammond (2000), "Vasomotor symptoms, serum estrogens, and gonadotropin levels in surgical menopause", Am J Obstet Gynecol, 126, (2), pp.165-9.
9. Al Kadri H., S. Hassan, H. M. Al-Fozan, A. Hajeer (2009), "Hormone therapy for endometriosis and surgical menopause", Cochrane Database Syst Rev, (1), CD005997, pp.34-46.
10. Alwi Sars, Z. S. Rubiah, P. Y. Lee, P. S. Mallika, M. N. M. Haizal (2006), "Experience of hormone replacement therapy among women of Sarawak, Malaysia", Climacteric, 13, (6), pp.553-560.
11. American Congress of Obstetricians and Gynecologists (2008), "ACOG Issues State-of-the-Art Guide to Hormone Therapy, Experts Expand Prior Post-WHI Advice on Estrogen", ACOG NEWS RELEASE
12. American Association of Clinical Endocrinologists (2006), "American Association of Clinical Endocrinologists medical guidelines for clinical  practice for the diagnosis and treatment of menopause", Endocrine practice 12, (3), pp. 317-337.
13. Anderson G. L., M. Limacher, A. R. Assaf, T. Bassford, S. A. Beresford, H. Black, D. Bonds, R. Brunner, R. Brzyski, B. Caan, R. Chlebowski, D. Curb, M. Gass, J. Hays, G. Heiss, S. Hendrix, B. V. Howard, J. Hsia, A. Hubbell, R. Jackson, K. C. Johnson, H. Judd, J. M. Kotchen, L. Kuller, A. Z. LaCroix, D. Lane, R. D. Langer, N. Lasser, C. E. Lewis, J. Manson, K. Margolis, J. Ockene, M. J. O'Sullivan, L. Phillips, R. L. Prentice, C. Ritenbaugh, J. Robbins, J. E. Rossouw, G. Sarto, M. L. Stefanick, L. Van Horn, J. Wactawski-Wende, R. Wallace, S. Wassertheil-Smoller (2004), "Effects of conjugated equine estrogen in postmenopausal women with hysterectomy: the Women's Health Initiative randomized controlled trial". JAMA, 291, (14), pp.1701-12.
14. B. B. Sherwin (2006), "Estrogen and cognitive aging in women", Neuroscience, 138, (3), pp.1021–1026.
15. Bachmann G. (2001), "Physiologic aspects of natural and surgical menopause", J Reprod Med, 46, (3 Suppl), pp.307-15.
16. Bachmann Schaefers M GA, Uddin A, Utian WH. (2007), "Lowest effective transdermal 17-estradiol dose for relief of hot flushes in postmenopausal women: a randomized controlled trial", Obstet Gynecol 110, pp.771–9.
17. Baksu A., B. Ayas, S. Citak, A. Kalan, B. Baksu, N. Goker (2005), "Efficacy of tibolone and transdermal estrogen therapy on psychological symptoms in women following surgical menopause", Int J Gynaecol Obstet, 91, (1), pp. 58-62.
18. Barber C. A., K. Margolis, R. V. Luepker, D. K. Arnett (2004), "The impact of the Women's Health Initiative on discontinuation of postmenopausal hormone therapy: the Minnesota Heart Survey (2000-2002)", J Womens Health (Larchmt), 13, (9), pp.975-85.
19. Bhattacharya S. M. (2009), "Health-related quality of life following surgical menopause and following gonadotrophin-releasing hormone analogue-induced pseudomenopause", Gynecol Endocrinol, 25, (9), pp.621-3.
20. Bhattacharya S. M., A. Jha (2009), "A comparison of health-related quality of life (HRQOL) after natural and surgical menopause", Maturitas, 66, (4), pp.431-4.
21. Bomba D. A. Opon, B. Niesluchowska-Frydrych, H. Szucka-May, P.Kaminski, L. Marianowski (2001), "Effects of oral administration of estrogen replacement therapy in surgical menopause", Ginekol Pol, Wczesna pooperacyjna doustna estrogenoterapia zastepcza u pacjentek po usunieciu macicy z przydatkami., 72, (12A), pp.1377-82.
22. Brett K. M., J. H. Madans (2007), "Use of postmenopausal hormone replacement therapy: estimates from a nationally representative cohort study", Am J Epidemiol, 145, (6), pp.536-45.  
23. Brown M. L., E. R. Lucente, J. M. Alesbury, W. H. Perloff (2001), "Treatment of the surgical menopause with estradiol at the time of operation", Am J Obstet Gynecol, 61, (1), pp.200-1.
24. Brunner Robert L., Margery Gass, Aaron Aragaki, Jennifer Hays, Iris Granek, Nancy Woods, Ellen Mason, Robert Brzyski, Judith Ockene, Annlouise Assaf, Andrea LaCroix, Karen Matthews, Robert Wallace, for the Women's Health Initiative Investigators (2005), "Effects of Conjugated Equine Estrogen on Health-Related Quality of Life in Postmenopausal Women With Hysterectomy: Results From the Women's Health Initiative Randomized Clinical Trial", Arch Intern Med, 165, (17), pp.1976-1986.
25. Buist D. S., A. Z. LaCroix, K. M. Newton, N. L. Keenan (2004), "Are long-term hormone replacement therapy users different from short-term and never users?", Am J Epidemiol, 149, (3), pp.275-81.
26. Carlson KJ, Miller BA (2004), "The main women health study: outcome of hysterectomy", Obstet Gynecol, 83, pp.556-565.
27. Chen W. Y., J. E. Manson, S. E. Hankinson, B. Rosner, M. D. Holmes, W. C. Willett, G. A. Colditz (2006), "Unopposed estrogen therapy and the risk of invasive breast cancer", Arch Intern Med, 166, (9), pp.1027-32.
28. Christine Read (2010), "The perimenopause: contraception and HRT", Pre-congress update on the peri menopause, pp.20-31.
29. CJ Haines, S Fan (2006), "Guidelines for the administration of hormone replacement therapy, The Hong Kong College of Obstetricians and Gynaecologists", HKMJ, 5, pp.195-9.
30. Collaris R., K. Sidhu, J. M. Chan (2001), "Prospective follow-up of changes in menopausal complaints and hormone status after surgical menopause in a Malaysian population", Menopause, 17, (2), pp.351-8.
31. Domoney C, JW Studd, A Mocroft (2003), "Continuation of hormone replacement therapy after hysterectomy", Climacteric, 6, (1), pp. 58-66.
32. Fidel A Valea, William J Mann (2011), "Oophorectomy and ovarian cystectomy", Up To Date 19.1.
33. Gaspard U. (2007), "Risks, benefits and costs of hormone replacement therapy in menopause", Rev Med Liege, Risques, benefices et couts du traitement hormonal substitutif a la menopause, 53, (5), pp.298-304.
34. Haines CJ. (2003), " A prospective, radomized, placebo-controlled study of the dose effect of oral estradiol on menopausal symptom of Chines woman", Maturitas, pp. 207-14.
35. Hammond Pl Blohm CB (2005), Pharmacologyco Background of Estrogen replacement therapy and continuance ,p. 95.
36. Haney A. F., R. A. Wild (2007), "Options for hormone therapy in women who have had a hysterectomy", Menopause, 14, (3 Pt 2), pp.592-7;
37. Hassa H., H. M. Tanir, T. Oge (2006), "Is placebo as effective as estrogen regimens on vasomotor symptoms in women with surgical menopause?", Clin Exp Obstet Gynecol, 37, (2), pp.135-7.  
38. International menopause society (2009), "Menopause misperceptions", A global consensus, pp. 23-28.
39. Jan T. Rydfors John David Gordon, Maurice L. Druzin (2001), "Hormone Replacement Therapy option 26", Obstetric, Gynecology and infertility, pp.159-165.
40. John Martin Aviles E.Turrentine, Joseph S. Novak (2000), Menopause with ERT, pp.89.
41. Keating Cleary PD NL, Rossi AS, et al (2000), "Use of hormone replacement therapy by postmenopausal women in the United States", Ann Intern Med,pp.545-53.
42. Kritz-Silverstein D., D. G. Von Muhlen, T. G. Ganiats, E. Barrett-Connor (2004), "Hysterectomy status, estrogen use and quality of life in older women: the Rancho Bernardo study", Qual Life Res, 13, (1), pp.55-62.
43. LaCroix A. Z. (2005), "Estrogen with and without progestin: benefits and risks of short-term use", Am J Med, 118 Suppl 12B, pp. 79-87.
44. Langenberg P., K. H. Kjerulff, P. D. Stolley (2002), "Hormone replacement and menopausal symptoms following hysterectomy", Am J Epidemiol, 146, (10), pp. 870-80.
45. Lothar AJ Heinemann, Frank Strelow Thai DoMinh, Silvia Gerbsch,, Hermann PG Schneider Jưrg Schnitker (2004), "The Menopause Rating Scale (MRS) as outcome measure for hormone treatment? A validation study", Health and Quality of Life Outcomes, BioMed Central, 2004, p. 67.
46. M.I Whitehead (2005), "General principles of administration of hormone therapy: indications and contrandications, routes of administration, treatment schedules", Principle of hormone therapy, 2, pp.667-686.
47. Marks N. F., D. S. Shinberg (2006), "Socioeconomic status differences in hormone therapy", Am J Epidemiol, 148, (6), pp. 581-93.
48. McKinney K. A., W. Thompson (2005), "A practical guide to prescribing hormone replacement therapy", Drugs, 56, (1), pp.49-57.
49. North American Menopause Society (2010), "Estrogen and progestogen use in postmenopausal women: 2010 position statement of The North American Menopause Society", Menopause, 15, (4), pp.584-602.
50. Ozdemir S., C. Celik, H. Gorkemli, A. Kiyici, B. Kaya (2009), "Compared effects of surgical and natural menopause on climacteric symptoms, osteoporosis, and metabolic syndrome", Int J Gynaecol Obstet, 106, (1), pp.57-61.
51. Parker WH, Broder MS, et al. Chang E (2009), "Ovarian conservation at the time of hysterectomy and long-term health outcomes in the nurses' health study", Obstet Gynecol 113, pp.1027.
52. Persson P, K Wijima (2006), "Psychologycal wellbeing after laparoscopy and abdominal hysterectomy: a randomized controlled multicenter study", An International Obstetric and Gynecology, 113, (9), pp.1023-30.  
53. Plưckinger Kưlbl H B (2005), "Development of ovarian pathology after hysterectomy without oophorectomy", J Am Coll Surg 178, pp.581.
54. Reich H. (2001), "Issues surrounding surgical menopause. Indications and procedures", J Reprod Med, 46, (3 Suppl), pp.297-306.
55. Robert D. Langer (2009), "Efficacy, Safety, and Tolerability of Low-Dose Hormone Therapy in Managing Menopausal Symptoms", J Am Board Fam Med, 22, (2), pp.563–573.
56. Robinson G (2006), "Cross-cultural perspectives on menopause", J Nerv Ment Dis, 184(8), pp.453-8.
57. Rohl Kjerulff K J, Steege J. Langenberg P (2008), "Bilateral oophorectomy and depressive symptoms 12 months after hysterectomy", Am J Obstet Gynecol 22, (1), pp.199.
58. S Carranza-Lira (2005), "Estrogen therapy for depression in postmenopausal women", International Journal of Gynecology & Obstetrics, 65, (1), pp.35-38.
59. Schneider H.P.G. (2002), "Report on the 10th World Congress on the menopause, 10-14 June 2002, Berlin, Germany", Climacteric. The journal of the international menopause society, 5, (3), pp.219-28.
60. Schneider Heinemann LA HP , Rosemeier HP, Potthoff P , Behre HM (2000), "The Menopause Rating Scale (MRS): reliability of scores of menopausal complaints", Climacteric, 3(1), pp.59-64.
61. Sherwin B. B., M. M. Gelfand (2004), "Effects of parenteral administration of estrogen and androgen on plasma hormone levels and hot flushes in the surgical menopause", Am J Obstet Gynecol, 148, (5), pp.552-7.
62. Shifren J. L., N. E. Avis (2007), "Surgical menopause: effects on psychological well-being and sexuality", Menopause, 14, (3 Pt 2), pp.586-91.
63. Talas M., F. Gazarak, J. Stehlikova, D. Lubusky, H. Fingerova (2005), "Serum FSH and LH levels in women following surgical castration and during hormonal management of menopause symptoms", Zentralbl Gynakol, FSH-und LH-Spiegel im Serum von Frauen nach chirurgischer Kastration und bei hormonaler Behandlung von Ausfallsbeschwerden, 97, (25), pp.1580-7.
64. The Women's Health Initiative Steering Committee (2004), "Effects of Conjugated Equine Estrogen in Postmenopausal Women With Hysterectomy The Women's Health Initiative Randomized Controlled Trial", JAMA, 291, pp.1701-1712.
65. U.S. Food and Drug Administration (2006), Menopause & Hormones, Available at <http://www.fda.gov/womens/menopause/mht-FS.html>.
66. Utian W. H. (2006), "Hormones and quality of life after surgical menopause", J Womens Health (Larchmt), 15, (8), pp.975-6.
67. Weinstein L. (2006), "Hormonal therapy in the patient with surgical menopause", Obstet Gynecol, 75, (4 Suppl), 47S-50S; discussion 51S-52S.  
68. Whitehead M I (2008), The main reason for hormon treatment Obs Gyn, pp.90-95.
69. Writing Group for the Women's Health Initiative Investigators (2002), "Risks and benefits of estrogen plus progestin in healthy postmenopausal women: principal results from the Women's Health Initiative randomized controlled trial", JAMA 288, pp.321-33.
70. Yang Y. L., Y. M. Chao, Y. C. Chen, G. Yao (2006), "Changes and factors influencing health-related quality of life after hysterectomy in premenopausal women with benign gynecologic conditions", J Formos Med Assoc, 105, (9), pp.731-42. 
----------------------------------------------
keyword: download luan an tien si, y hoc, hieu qua, cua dieu tri, noi tiet, doi voi phu nu, man kinh, do phau thuat, tran le thuy  


HIỆU QUẢ CỦA ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MÃN KINH DO PHẪU THUẬT 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể