ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG THỰC VẬT LỚP LOA KÈN (Liliopsida) Ở VIỆT NAM
NGUYỄN KHẮC KHÔI, NGUYỄN TIẾN DŨNG[1]
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH[2]
Công ước Đa dạng sinh học ra đời năm 1992 là cam kết chung của các quốc gia trên thế giới để bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là nước thành viên của Công ước Đa dạng sinh học (1994) Và Nghị định thư Cartgena về an toàn sinh học (2004), trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với sự phát triển bền vững của nước ta vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Để tăng cường thực hiên Công ước và Nghị định thư nói trên về an toàn sinh học, năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartgena về an toàn sinh học”. Một trong những mục tiêu và nội dung trong đó là tăng cường nghiên cứu đa dạng sinh học. Đa dạng thực vật chiếm phần vô cùng quan trọng trong đa dạng sinh học, là cơ sở khoa học cho các dự án thực tiễn phục vụ kinh tế đời sống, xã hội.
Lớp Loa kèn (Liliopsida), một trong hai lớp của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), là một taxon thực vật có tính đa dạng khá cao, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội trên toàn thế giới. Một số loài trong lớp Loa kèn là nguồn cung cấp lương thực, hoa màu và làm thức ăn chăn nuôi để cung cấp cho loài người nguồn năng lượng duy trì sự sống. Các loài lớp Loa kèn phân bố hầu khắp các vùng địa lý, các kiểu thảm thực vật, từ lục địa đến hải đảo, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Ở Việt Nam, lớp Loa kèn chiếm 1/3 số loài ngành Ngọc lan, có nhiều giá trị sử dụng và giá trị khoa học, phân bố khắp đất nước. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng thực vật của lớp Loa kèn góp phần xác định giá trị khoa học và thực tiễn của các loài phục vụ kinh tế và đời sống xã hội.
DIVERSITY OF CLASS Liliopsida (DIVISION Magnoliophyta) IN VIETNAM -NGUYEN KHAC KHOI, NGUYEN TIEN DUNG, TRAN THI PHUONG ANH
SUMMARY
The class Liliopsida in Vietnam has 3041 species belonging to 468 genera and 62 families. The life form spectra are characterized by superiotity of the phanerophytes group (Ph): 69.04%; On the coutrary the Cryptophytes (Cr): 12.57%, Therophytes (Th): 11.04%, Hydrophytes (Hy): 2.55%, Hemicrytophytes (Hm): 2,49% to Chmerophytes (Ch): 2.32%. The geographic elements spectra showed that Liliopsida of Vietnam has 2747 species (90.33%), the geographic elements are characterized by superiority of the tropical element (83.99%), the tropical Asia element takes 53.34%, the Vietnam edemic element takes 15,92% and other elements takes 6.34%. The number of useful plant species of the class Liliopsida was 1004 species (33.02%) Is categorized as follow: The ornamental 11.77%, medicinal species 8.02%, food and food stuffs 2.07%, fatty oil and essential oil species.. .. Based on Red Data Book of Vietnam and Red list of Vietnam (2007), list of Liliopsida threatened plants consists 118 species (3.88%), among them species are listed as Endanged (EN) Take 58.47%; As Vulnerable (VU) Take 28.81%, as Critically endangered (CR) Take 9.32%; As Lower risk (LR) Take 2.54% and only one species in EW criteria. The Vietnam endemic element are 484 species take 15.92%.
Nhận xét
Đăng nhận xét