Chuyển đến nội dung chính

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THEO HƯỚNG TƯƠNG TÁC CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU




MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3. Giả thuyết nghiên cứu

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Cấu trúc luận văn

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH

THEO ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG TÁC

1.1 Tổng quan

1.1.1 Các khái niệm

1.1.2 Kỹ năng lời nói

1.1.3 Sản sinh và tiếp nhận lời nói

1.2 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh

1.3 Dạy học theo định hướng tương tác

1.4 Một số phương pháp dạy học tương tác

1.4.1 Phương pháp nêu vấn đề

1.4.2 Phương pháp dạy học bằng tình huống

MỤC LỤC

1.4.3 Phương pháp thảo luận

1.4.4 Phương pháp vấn đáp đàm thoại

1.4.5 Phương pháp dạy học trực quan

1.5 Các lý thuyết học tập

1.5.1 Thuyết hành

1.5.2 Thuyết nhận thức

1.5.3 Thuyết kiến tạo

1.6 Tổ chức quá trình dạy học

1.6.1 Dạy học theo hướng lấy người dạy làm trung tâm

1.6.2 Dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm

1.6.3 So sánh đặc trưng của PPDH truyền thống và PPDH hiện đại

1.7 Kết luận chương

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG NÓI

TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BẠC LIÊU

2.1 Giới thiệu sơ lược về trường Cao đẳng Nghề Bạc Liêu

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường

2.1.3 Chuyên ngành đào tạo tại trường

2.2 Giới thiệu về môn Anh văn căn bản

2.2.1 Vị trí, chức năng và đối tượng môn học

2.2.2 Chương trình môn học Anh văn căn bản

2.2.3 Thực trạng dạy Anh văn căn bản tại trường Cao đẳng nghề Bạc Liêu

2.2.4 Yêu cầu chung khi giảng dạy môn Anh văn căn bản

2.3 Khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh tại trường Cao đẳng nghề

Bạc Liêu

2.3.1 Khảo sát thực trạng dạy và học kỹ năng Nói tiếng Anh

2.3.2 Một số kết quả khảo sát

2.3.2.1 Kết quả khảo sát lấy ý kiến của giáo viên

2.3.2.2 Kết quả khảo sát lấy ý kiến của sinh viên

2.4 Các giải pháp

2.5 Kiểm tra, đánh giá người học

2.6 Kết luận chương

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

3.1 Mục đích thực nghiệm

3.2 Nội dung thực nghiệm

3.3 Thiết kế và chọn mẫu khảo sát

3.4 Tổ chức thực nghiệm

3.5 Kết quả thực nghiệm xử lý số liệu

3.5.1. Kết quả định tính về tính tích cực học tập của SV

3.5.2. Kết quả định lượng điểm kiểm tra của sinh viên lớp đối chứng và lớp thựcnghiệm

3.5.3. Kết quả tổng hợp từ phiếu đánh giá nhận xét của giáo viên dự giờ

3.6 Kết luận chương

PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Kết luận chung về đề tài

1.2. Đánh giá đề tài

1.3. Những đóng góp của đề tài

1.4. Hướng phát triển của đề tài

2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THEO ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG TÁC

1.1 Tổng quan

1.1.1 Các khái niệm

Theo GS. Nguyễn Quang: “Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển và hình thành nhân cách (năng lực, phẩm chất)”. “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) Dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên”

[4,11]

Dạy học: Dạy học được xác định như một nổ lực để giúp một người nào đó có được, hoặc thay đổi một kỹ năng, kiến thức và các ý tưởng. Nói cách khác, nhiệm vụ của người giáo viên là tạo ra hoặc gây ảnh hưởng để có thể dẫn tới một sự thay đổi về hành vi mong muốn. [Nguyễn Hữu Châu (2005)]

Nội dung dạy học: Là một bộ phận được chọn lọc trong nền văn hoá của dân tộc và nhân loại; Đó là những hệ thống tri thức, những cách thức hoạt động, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn về thái độ đối với thế giới, con người phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và phát triển nhân cách người học.

Tương tác: Theo nhà tâm lý học Piaget tương tác là sự tác động vào người học làm cho người học có khả năng thực hiện một hành động hay làm được một việc gì đó năng động hơn, linh hoạt hơn, trong đó người học được đặt vào tình huống để suy nghĩ và giải quyết các vấn đề, từ đó hình thành và phát triển hoạt động học tập của họ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Ngoại ngữ: Là một ngôn ngữ cụ thể được tạo ra để thoả mãn nhu cầu giao tiếp và nhu cầu nhận thức bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của người học.

Phương pháp: Phương pháp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Methods” có nghĩa là “con đường”. Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc, những yêu cầu mà con người phải thực hiện trong khi vươn tới mục đích của mình, phương pháp có nghĩa là con đường, là cách thức để đạt được những mục tiêu nhất định.

Phương pháp dạy học (PPDH): Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của người dạy và người học, nhờ đó mà người học nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức.

- Theo TS. Lưu Xuân Mới: “Phương pháp giảng dạy là tổng hợp các cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”.

- Theo nhà giáo dục học Xcatkin: “Phương pháp giảng dạy là hệ thống những hoạt động có mục đích của giáo viên và hoạt động nhận thức có tổ chức của sinh viên nhằm lĩnh hội tốt nội dung trí dục và đức dục”.

- Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (IK. Babanxki, 1983).

- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Hoạt động này được thể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lập của người học và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầy giáo (I. D. Dverev,1980)

- Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường, là phương hướng hành động để giải quyết vấn đề nhận thức của người học nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Đặc điểm của phương pháp dạy học

- Phương pháp được quy định bởi mục đích của công việc (mục đích khác nhau thì phương thức thực hiện cũng khác nhau)

- Phương pháp được cụ thể hoá bởi nội dung. Nội dung công việc quy định cụ thể việc sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác.

- Thể hiện qua tính tối ưu và tính đa dạng. Tính đa dạng được thể hiện ở chỗ có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu hoạt động. Chủ thể hoạt động luôn phải đối mặt với việc lựa chọn, xác định rõ phương pháp nào là tốt nhất, sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả cao nhất. Điều đó nói lên tính tối ưu của phương pháp.

Phương pháp dạy học ngoại ngữ: Phương pháp dạy học ngoại ngữ là cấu trúc logic của cách thức, phương thức hoạt động/ Hành động.

Trong dạy học ngoại ngữ nói riêng cũng như trong dạy học nói chung, có ba yếu tố chính: Một là người học, hai là môn học, ba là người dạy. Là một trường hợp cụ thể của dạy học, ba yếu tố đó trong dạy học ngoại ngữ được hiểu cụ thể là người học ngoại ngữ, môn học ngoại ngữ, và người dạy ngoại ngữ. Đây là ba yếu tố cơ bản nhất cấu thành dạy học ngoại ngữ. Bất kỳ một định nghĩa nào muốn đầy đủ và đúng đắn về dạy học ngoại ngữ cũng phải bao gồm được ba yếu tố trên. Không đủ ba yếu tố trên thì không có dạy học ngoại ngữ.

Bản chất tâm lý học dạy học ngoại ngữ ở đây được lý giải việc người học nhận thức (nắm vững) Nội dung môn học ngoại ngữ như thế nào? Sự nhận thức này diễn ra theo qui luật nào? Bản chất của ngoại ngữ là gì? Và người dạy có vai trò, chức năng như thế nào ở đây, từ đó làm cơ sở để đề ra phương hướng, mục tiêu, đối tượng, nội dung, và phương pháp dạy học ngoại ngữ thích hợp trong dạy học ngoại ngữ.

Đặc trưng của hoạt động dạy học ngoại ngữ: Gồm 5 thành phần

1) Đối tượng

2) Động cơ

3) Mục đích

4) Phương tiện

5) Điều kiện

a/ Đối tượng: Chính là ngoại ngữ, hay ngôn ngữ cụ thể được dạy.

Ngôn ngữ được hiểu như đối tượng môn học chính là những tri thức về sự vật hiện tượng, về mối quan hệ giữa chúng với nhau, về bản tính và về hình thức tồn tại của bản tính đó; Cũng như các khả năng vận dụng chúng vào đời sống, là đối tượng của các khoa học tự nhiên, xã hội và tư duy.. . Khi các khoa học này được đưa vào nhà trường giảng dạy thì đối tượng đó trở thành đối tượng của hoạt động dạy học các môn học tương ứng.

b/ Động cơ: Là việc tổ chức để người học lĩnh hội được các thao tác ngôn ngữ và các thao tác lời nói trong hoạt động lời nói ngoại ngữ và đưa chúng vào dạng hoạt động để giao tiếp và nhận thức.

Thật vậy, dạy học ngoại ngữ trước tiên phải hình thành, gây động cơ học tập cho người học. Nhu cầu và động cơ luôn gắn bó mật thiết với nhau đến mức không thể tách rời ra được, chúng tạo thành một khối thống nhất, một môi trường động cơ – nhu cầu. Khi người học có hứng thú với môn học thì động cơ bắt đầu có liên quan đến nhu cầu giao tiếp (động cơ đích thực); Vì vậy, cần phải tạo ra các điều kiện kích thích hứng thú học tập ngoại ngữ như làm cho người học ý thức được đầy đủ sự cần thiết phải nắm được ngoại ngữ như phương tiện giao tiếp. Các điều kiện như: Xây dựng chương trình học tập ngoại ngữ hợp lý, tạo tình huống lời nói.. .

c/ Mục đích: Mục đích của dạy học ngoại ngữ là làm cho người học nắm được ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp để có thể nói, nghe, đọc, viết, dịch và nghĩ bằng ngoại ngữ trong giao tiếp ngoại ngữ và trong nhận thức; Để từ đó hình thành kỷ năng, kỷ xảo lời nói ngoại ngữ.

d/ Phương tiện: Phương tiện hoạt động dạy học ngoại ngữ cơ bản nhất là các hoạt động học ngoại ngữ. Hoạt động này cũng giống các hoạt động khác như hoạt động phân tích, hoạt động mô hình hoá, hoạt động khái quát hoá, cụ thể hoá.. . Nhưng chúng được thực hiện trên đối tượng là các đơn vị ngôn ngữ và lời nói ngoại ngữ (hay phương tiện bên trong của hoạt động dạy học ngoại ngữ) Và phương tiện bên ngoài với vai trò chuyển mục đích của hoạt động dạy ngoại ngữ sang hoạt động học ngoại ngữ đó là ngôn ngữ chung của thầy và trò. Đặc biệt trong giai đoạn đầu, dạy học ngoại ngữ với tư cách là phương tiện cần phải hình thành dần dần, phải theo quy luật chuyển dần từ mục đích sang phương tiện dạy học; Sử dụng ngôn ngữ tình huống, phải dùng nhiều cử chỉ, điệu bộ và có khi cả tiếng mẹ đẻ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

e/ Điều kiện: Theo V. A. Archionov (1969) Cho rằng điều kiện của hoạt động dạy học ngoại ngữ bao gồm:

- Đặc điểm của người thầy: Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, thái độ đối với người học, cách tổ chức hoạt động học tập.. .

- Đặc điểm của người học: Những khả năng đã có, thái độ đối với môn học, phương pháp học tập.. .

- Môi trường: Môi trường tiếng, nhu cầu xã hội.

- Tài liệu học tập và các phương tiện kỹ thuật khác.

Phương pháp dạy học theo định hướng tương tác: Là một cách dạy học linh hoạt nhằm nhấn mạnh vào việc học để giao tiếp thông qua sự tương tác bằng ngôn ngữ. Người học được đặt vào tình huống cụ thể để giải quyết vấn đề gắn liền với nhu cầu và gần gũi với cuộc sống. Trong cách dạy này người học là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tác động qua lại giữa người dạy và người học. Kết quả là sự nổ lực của chính người học để đạt được thành quả trong học tập. Dạy học tương tác không chỉ là cơ hội để người học có ý thức tự học, có trách nhiệm với việc học của mình mà còn là điều kiện tốt khuyến khích sinh viên tham gia xây dựng bài, sáng tạo trong cách suy nghĩ và ngày càng độc lập hơn trong quá trình học tập.

1.1.2 Kỹ năng nói

Kỹ năng nói là sự giao tiếp hay chính là giao tiếp hoạt động. Kỹ năng nói khác với các kỹ năng khác như đọc, viết, nghe ở chỗ đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều thành phần kết hợp lại để phát ra lời nói. Kỹ năng nói là một dạng kỹ năng đặc biệt của con người; Nó không phải là cái được di truyền và cũng không phải là bẩm sinh. Kỹ năng nói được hình thành và phát triển trong quá trình nắm vững và thực hiện hành động giao tiếp và nhận thức. Kỹ năng nói được coi là mặt biểu hiện năng lực, trí tuệ của con người. (Platonov - 1963)

Kỹ năng nói rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để thể hiện ngôn ngữ cần diễn đạt. Với những người thường thì người nói sử dụng lời nói để diễn đạt ý tưởng và nguyện vọng của mình (speaking skill); Với những người khiếm khuyết về ngôn ngữ thì họ sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể như chân tay, ánh mắt.. . Để diễn đạt ý (body language). Điều này cho thấy dạy học kỹ năng nói ngoại ngữ chính là dạy học hoạt động/ Hành động lời nói ngoại ngữ làm cho người học có được cách thức, phương thức, trình độ thực hiện hành động lời nói ngoại ngữ. Quá trình này diễn ra bằng việc rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ ở người học.

Để đánh giá cuộc giao tiếp thành công cần dựa vào nhiều yếu tố:

- Phản xạ xử lý và giải quyết tình huống một cách nhanh chóng và khéo kéo.

- Sử dụng ngôn ngữ lưu loát, ngôn ngữ cơ thể và các giác quan biểu cảm để thể hiện ý muốn diễn đạt.

- Khả năng chuyển tải nội dung đến người nghe.

- Khi đặt câu hỏi cần đúng, chính xác, chân thành, tôn trọng người đối diện, câu hỏi phải ngắn gọn, tránh gây sự khó chịu trong vấn đề đặt câu hỏi cho người đối diện, tránh đặt câu hỏi dạng mệnh lệnh, nên khơi gợi hướng phát triển vấn đề để người được hỏi lẫn người hỏi cảm thấy không bị áp lực.

Một người được xem có kỹ năng nói tốt nghĩa là người đó có khả năng phản xạ tốt trong mọi trường hợp và xử lý tình huống nhanh chóng. Dạy học nhóm cũng là cơ hội để các sinh viên tự rèn luyện khả năng phản xạ có điều kiện, tự khắc phục những nhược điểm của chính mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Trần Hữu Luyến (1985). Một số vấn đề của tâm lý học giảng dạy ngoại ngữ. Đề cương bài giảng dùng cho học viên chuyên ngành ngoại ngữ. Trường ĐHSPNN Hà Nội.

2. Trần Hữu Luyến (1992). Yêu cầu tâm lý học đối với hệ phương pháp dạy học theo hướng thực hành giao tiếp. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 10.

3. Trần Hữu Luyến (1999). Lý thuyết hoạt động lời nói với dạy học ngoại ngữ. Nội san ngoại ngữ, số 2.

4. Trần Hữu Luyến (3/2002). Kỹ năng lời nói và yêu cầu trong dạy học ngoại ngữ. Tạp chí Tâm lý học, số 3,21 - 27.

5. Trần Hữu Luyến (9/2002). Sản sinh lời nói và ý nghĩa trong dạy học ngoại ngữ. Tạp chí Tâm lý học, số 9,8 - 15.

6. Trần Hữu Luyến (2003). Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ. Tạp chí khoa học - Chuyên san ngoại ngữ, ĐHQGHN.

7. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000). Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng vào dạy học. Nxb ĐHQGHN.

8. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng (2003). Các lý thuyết phát triển tâm lý người. Nxb ĐHSP.

9. Dương Đức Niệm (1982). Những khái niệm cơ bản của quan điểm giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ. Nội san Ngoại ngữ, số 2, trường ĐHSPNNHN.

10. Piajet J. (1986). Tâm lý và giáo dục học. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa (2006). Đổi mới phương pháp dạy tiếng anh ở trường THPT Việt Nam. Nxb Giáo dục.

12. Nguyễn KHắc Viện (1991). Từ điển tâm lý học. Nxb Thế giới, Hà nội.

13. Vygotsky L. X (1997). Tuyển tập tâm lý học. Nxb ĐHQGHN.

14. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

15. Nguyễn Văn Khôi - Lê Huy Hoàng, Chuyên đề Phương tiện dạy học kỹ thuật, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004.40

16. TS. Nguyễn Văn Tuấn (2009): Tài liệu bài giảng Lý Luận Dạy Học. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Lưu hành nội bộ)

17. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tổng cục dạy Nghề (2010): Tài liệu hướng dẫn khoá đào tạo giáo viên dạy nghề theo năng lực thực hiện – TTC. Hà Nội.

18. Châu Kim Lang (1989) “Phương pháp nghiên cứu khoa học”

19. Ban tuyển chọn GS. Nguyễn Cảnh Toàn và các tác giả (2002). Một số vấn đề vầ cách dạy và cách học. Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989). Lý luận dạy học đại cương (2tập). Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Hữu Châu (2005): Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB giáo dục.

22. Vũ Thị Bích Thuỷ - Luận văn thạc sĩ: Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh chuyên ngành tại trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long theo hướng tích cực hoá người học - Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009.

TIẾNG ANH:

1. Brumfit C. J., John K. (1982). The Communicative Approach to language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press.

2. Chastain K. (1971). Developing Second language Skill: Theory to practice. Chicago: Rand Mcnally College Publishing Company.

3. Skinner B. F (1953). Science and Human behavior. Free Press and colophon are trademarks of Simon and Shuster.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể