Chuyển đến nội dung chính

PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC: PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY




MỤC LỤC LUẬN ÁN:

MỞ ĐẦU

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này.

1.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ.

1.3. Một số vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu

Chương 2 CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬN DẠNG CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐÓ.

2.1. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.2. Nhận dạng những quan điểm phủ nhận con đườngđi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng phê phán các quan điểm phủ nhậncon đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay.

3.2. Những vấn đề có tính quy luật và những vấn đềđặt ra từ việc phê phán các quan điểm phủ nhậncon đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

4.1. Quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việcphê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta

4.2. Những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phêphán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN cả về thực tiễn và lý luận là hai nhiệm vụ thường xuyên với các Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Không biết tự bảo vệ bằng lý luận cũng là một nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ XHCN. Sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô vào thập kỷ 80- 90 của thế kỷ XX đã khẳng định tư tưởng của V. I. Lênin: cách mạng chỉ có giá trị khi biết tự bảo vệ.

Công cuộc đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc nhận thức rõ hơn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản” [34 - tr. 68]. Những bước tiến lớn trong nhận thức lý luận về CNXH ở Việt Nam cũng có một phần đóng góp quan trọng từ cuộc đấu tranh bảo vệ những giá trị đích thực của CNXH và con đường đi lên CNXH.

Các thế lực thù địch với CNXH luôn tìm cách điên cuồng chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Phủ nhận con đường đi lên CNXH của

Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá của chúng. Biết rõ việc phủ nhận con đường đi lên CNXH sẽ có tác dụng to lớn đến việc gây mơ hồ, lung lạc ý chí toàn xã hội; chúng cũng rất dày công với nhiều thủ đoạn thâm độc để xuyên tạc, chống phá. Và, trên thực tế chúng cũng đã gây không ít xáo trộn về tâm trạng, tư tưởng trong xã hội. Nhận thức rõ và đấu tranh phê phán những luận điểm phủ nhận, kiên quyết đập tan mọi luận điệu phản động sai trái, xuyên tạc qua đó khẳng định con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một trọng điểm của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận hiện nay.

Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá, phản bác có cơ sở khoa học đối với những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, vừa cần thiết cấp bách, vừa mang tính chiến lược.

Trên cơ sở khoa học, mài sắc tinh thần cảnh giác và tính chiến đấu để chỉ rõ những âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.. . là những yêu cầu khách quan và cấp bách đặt ra trên lĩnh vực này.

Để góp phần vào cuộc đấu tranh này, tác giả chọn vấn đề: “Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài của luận án.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đíc

Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, luận án tập trung phê phán, bác bỏ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc phê phán này.

Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:

- Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và nhận dạng bản chất, mục tiêu, thủ đoạn của các luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

- Phân tích thực trạng cuộc đấu tranh phê phán các luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong việc phê phán này.

- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phê phán, bác bỏ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cuộc đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái này.

- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quan điểm tiêu biểu phủ nhận về lý luận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ 1986 đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; kế thừa những thành tựu lý luận về đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ CNXH.

Luận án sử dụng phương pháp chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ góc độ chính trị - xã hội, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh.. . để nghiên cứu đề tài này.

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận, góp phần nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, về CNXH và xây dựng CNXH, góp phần bảo vệ chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã chọn.

Về thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ đó nâng cao “sức đề kháng”, tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên, và nhân dân vào mục tiêu XHCN và con đường đi lên CNXH của Việt Nam.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án trình bày một cách có hệ thống về những nội dung cơ bản, mục tiêu, thủ đoạn truyền bá các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở

Việt Nam. Chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với cuộc đấu tranh này và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phê phán, góp phần bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong tình hình mới.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương, 9 tiết, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này

1.1.1 Nhóm thành tựu nghiên cứu chính diện về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đấu tranh chống những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Cuốn sách “Quá trình hình thành con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”, của Đào Duy Tùng, Nxb. CTQG xuất bản 1994, được xem như một trong những tổng kết đầu tiên của cá nhân về vấn đề CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cuốn sách đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn bản chất cách mạng và khoa học của quá trình hình thành đường lối đổi mới toàn diện, hợp quy luật, hợp lòng dân, đưa nước ta vượt qua những thử thách và bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN. “Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam”, GS. TS Dương Phú Hiệp (chủ biên) Hà Nội 2001. Cuốn sách là sản phẩm của đề tài KX. 01.04, tập trung tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn của kiểu phát triển bỏ qua CNTB, từ đó luận chứng khả năng, điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sách gồm ba nội dung: một, trình bày lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN; hai, những bài học kinh nghiệm rút ra từ lý luận và thực tiễn của một số nước XHCN trước đây; ba, trình bày điều kiện và đặc điểm của con đường đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam - đây là nội dung đáng chú ý nhất của cuốn sách này. Các tác giả đã phân tích những điều kiện chủ yếu cần thiết để bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta và cho rằng, nó có6 những nội dung vật chất khách quan và bản thân nó cũng tồn tại hiện thực trong lịch sử và cùng vận động, biến đổi chứ không tĩnh tại. “Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” Nxb CTQG, Hà Nội 2001, PGS. TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên). Cuốn sách đã chứng minh, sức sống và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, công lao to lớn của Hồ Chí Minh trong việc tìm ra con đường cứu nước theo phương hướng XHCN, đi lên CNXH là xu hướng vận động tất yếu của thời đại, với Việt Nam để định hướng XHCN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tác giả chỉ ra rằng, phải thực hiện và đảm bảo các điều kiện như: giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, xây dựng Đảng Cộng sản ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, mở rộng dân chủ và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; đảm bảo định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường. Cuốn sách còn phân tích, trong quá trình bảo vệ, phát triển sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, phải trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, con đường đã chọn, tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”.

GS. TS Lê Hữu Nghĩa, “Thời đại chúng ta và sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin” Nxb CTQG, Hà Nội 2002, cuốn sách đã cung cấp những nội dung và đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay từ đó dự báo xu thế phát triển của thời đại, tác giả đã khẳng định những giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lênin, và yêu cầu bổ sung phát triển học thuyết ấy trong thời đại mới và tiếp tục kiên định ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Năm 2002 Hội đồng Lý luận Trung ương đã biên soạn cuốn sách “Vững bước trên con đường đã chọn”, Nxb CTQG, Hà Nội 2002, đó là tập hợp những bài viết của nhiều cán bộ, đảng viên và các nhà khoa học, một mặt các tác giả đã phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái, mặt khác các tác giả đã trình bày những quan điểm chính diện về những vấn đề mà chúng ta7 cần nắm vững như: kiên định chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta; độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của chúng ta; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện tiên quyết để phát triển dân chủ; trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường phải giữ vững và định hướng xã hội chủ nghĩa; tiến lên chủ nghĩa xã hội là lôgic, xu thế phát triển và là triển vọng tất yếu của thời đại ngày nay. “Góp phần nhận thức thế giới đương đại” GS. TS Nguyễn Đức Bình, GS. TS Lê Hữu Nghĩa, GS. TS Trần Hữu Tiến (đồng chủ biên); Nxb CTQG, Hà Nội 2003, là một tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, vừa mang tính phương pháp luận vừa phân tích về hiện trạng, vấn đề và xu hướng của thế giới đương đại. Các tác giả đều khẳng định xu thế thời đại đi lên CNXH vẫn là xu thế chủ đạo của chính trị đương đại; nó hấp dẫn nhiều quốc gia - dân tộc vào dòng chảy của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, chủ quyền kinh tế quốc gia, công bằng trong phát triển và hướng tới CNXH. “Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI” PGS. TS Đỗ Lộc Diệp, TS. Đào Duy Quát, PGS. TS Lê Văn Sang (đồng chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội 2003 là một công trình nghiên cứu và phân tích những mâu thuẫn nội tại của CNTB, làm rõ khả năng thích ứng, tiềm năng phát triển, đặc điểm vai trò, điểm mạnh, điểm yếu từ đó dự báo về CNTB hiện đại, triển vọng của nó trên một số phương diện và đề xuất những quan điểm cho các giải pháp chiến lược trong phát triển của đất nước ta.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN LUẬN ÁN

1. Ngô Hoàng Anh (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nội san Nghiên cứu - trao đổi lý luận và thực tiễn. Trường Chính trị tỉnh Kon Tum.

2. Ngô Hoàng Anh (2011), Quan niệm của Đảng cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tạp chí lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 10/2011.

3. Ngô Hoàng Anh (2011), Những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả của cuôc đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2011.

4. Ngô Hoàng Anh (2012), Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tạp chí Lý luận chính trị, số 7+ 8/2012

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Anh (2011), Chiếm phố Wall và mặt trái của chủ nghĩa tư bản, Báo Nhân nhân hằng tháng số 175/11 - 2011.

2. Báo Nhân dân ra ngày 28/02/2012

3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

4. Z. Brzezinski, (1999) Bàn cờ lớn, Nxb CTQG dịch và ấn hành.

5. Hoàng Chí Bảo (2008), Dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (2001) Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb CTQG Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Bình (2008), Vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội.

8. Nguyễn Đức Bình (2006) Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng quan đề tài KX 01 - 01, Hà Nội, 2006.

9. Nguyễn Đức Bình (2009), Phòng và chống nguy cơ “tự diễn biến”. Tạp chí Tuyên giáo số 10/2009.

10. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến (2003) Góp phần nhận thức thế giới đương đại, Nxb CTQG, Hà Nội.

11. Nguyễn Tiến Bình (2009) Phòng, chống “diễn biến hòa bình”“cách mạng màu” ở một số nước trên thế giới và Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010) Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

13. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995 tập 3.

14. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 4.15. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1994, tập 7.

16. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập Nxb CTQG Hà Nội, 1993, tập 13.

17. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 17.

18. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 18.

19. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập19.

20. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1994, tập 21.

21. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội 1995, tập 22.

22. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2002, tập 23.

23. C. Mác - Ph Ăngghen toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1994, tập 26.

24. Nguyễn Văn Cư (2002) Ổn định chính trị - xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Triết học - Thư viện Học viện CT - HC Quốc gia Hồ Chí Minh.

25. Chỉ thị số 05 - CT/ TW của Ban Bí thư ban hành ngày 04/01/2002 về Tăng cường cuộc đấu tranh chống các luận điệu sai trái và hoạt động tán phát tài liệu chống Việt Nam.

26. Nhà xuất bản Hồ Nam, Trung Quốc (1991) Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội - Bàn về chống diễn biến hòa bình, Nxb CTQG xuất bản bằng Tiếng Việt tháng 6 - 1994.

27. PGS. TS Đỗ Lộc Diệp, TS. Đào Duy Quát, PGS. TS Lê Văn Sang (2003) Chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ XXI, Nxb KHXH, Hà Nội

28. Đảng cộng sản Việt Nam, (1987) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VI, Nxb ST Hà Nội.

29. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VII, Nxb ST Hà Nội.

30. Đảng cộng sản Việt Nam, (1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb ST Hà Nội.

31. Đảng cộng sản Việt Nam, (1996) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ VIII, Nxb CTQG Hà Nội. 32. Đảng cộng sản Việt Nam (1997) Văn kiện hội nghị lần thứ ba BCHTW khóa VIII, Nxb CTQG Hà Nội.

33. Đảng cộng sản Việt Nam, (2001) Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.

34. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BCHTW khóa X, Nxb CTQG Hà Nội.

36. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007) Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 khóa X, Nxb CTQG Hà Nội.

37. Đảng cộng sản Việt Nam (2007) Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51. Nxb CTQG, Hà Nội.

38. Đảng cộng sản Việt Nam (2007) Văn Kiện Đảng toàn tập, tập 53 Nxb CTQG Hà Nội.

39. Đảng cộng sản Việt Nam (2005) Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006) Nxb CTQG Hà Nội.

40. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn Kiện Hội nghị lần thứ sáu/ BCHTW khóa X - Nxb CTQG Hà Nội.

41. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, Nxb CTQG Hà Nội.

42. Đảng cộng sản Việt Nam (2012) Văn kiện hội nghị lần thứ tư BCHTW khóa XI, Nxb CTQG Hà Nội

43. Nguyễn Văn Giang (2011), Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 823.

44. Kết luận số 38 - KL/ BCT ngày 02 - 02 - 2009 của Bộ Chính trị - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 - CT/ TW ngày 14 - 10 - 2006 của Bộ Chính trị về Tăng cường lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới.

45. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia kỷ niệm 140 năm ngày sinh V. I. Lê nin (2010), Nxb Chính Trị - Hành Chính. 46. Vương Xuân Lai - Kim Chí Hạo (2004), Những bí ẩn của lịch sử thế giới đương đại, Nxb Hà Nội.

47. Dương Phú Hiệp (2001) Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam, Đề tài KX. 01.04 Hà Nội 2001

48. Tân Tử Lăng, (2007) Mao Trạch Đông Ngàn năm công tội Nxb Thư Tác Phường ấn hành ở Hồng Kông năm 2007. Thông Tấn xã Việt Nam dịch ra tiếng Việt.

49. Lê Cự Lộc - Trần Khang - Vũ Hoàng Địch.. ., (2003) Lịch sử chủ nghĩa Mác tập I, II, III, IV, Nxb CTQG Hà Nội.

50. Lại Ngọc Hải (2008), Bóc lột cách nhìn và ứng xử, Nxb CTQG Hà Nội.

51. Trần Văn Hải - Nguyễn Khắc Thân - Nguyễn Khắc Thanh (2001), Lý luận của V. I. Lênin về phân chia thị trường thế giới và những biểu hiện mới trong giai đoạn hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.

52. Lưu Kim Hâm (2004), Trung Quốc trước thách thức thế kỷ XXI (Người dịch sang tiếng Việt: Đại tá Minh Giang), Nxb Văn hóa - Thông tin.

53. Phạm Ngọc Hiền (2010), Phòng chống “diễn biến hòa bình”“cách mạng màu” ở Việt Nam Nxb CTQG Hà Nội.

54. Vũ Văn Hiền - Đinh Xuân Lý (2004), Đổi mới ở Việt Nam tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm Nxb CTQG Hà Nội.

55. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2002, tập 2

56. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 4

57. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 6

58. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1996, tập 7

59. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 1995, tập 8

60. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG Hà Nội, 2000, tập 9

61. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG H, 1995, tập 10

62. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG H, 2000, tập 12.

63. Hội đồng Lý luận Trung ương (2002) Vững bước trên con đường đã chọn, Nxb CTQG, Hà Nội64. Hội đồng Lý luận Trung ương (2004) Lẽ phải của chúng ta, Nxb CTQG, Hà Nội.

65. Hội đồng Lý luận Trung ương (2011) Đảng Cộng sản Việt Nam - Trách nhiệm trước dân tộc và lịch sử, Nxb CTQG - ST, Hà Nội.

66. Hội đồng Lý luận Trung ương (2011) Dân chủ, nhân quyền - Giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia, Nxb CTQG - ST, Hà Nội

67. Vũ Hữu Ngoạn (2011), Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là tất yếu khách quan, Tạp chí Cộng sản số 823 (tháng 5/2011). 68 Lê Hữu Nghĩa (2002), Thời đại chúng ta và sức sống của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Nxb CTQG, Hà Nội.

69. Nguyễn An Ninh (2006), Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb CTQG Hà Nội.

70. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG Hà Nội.

71. Lý Đại Nguyên (2010), Chính đảng viên cộng sản Việt Nam đòi bỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin, đăng trên trang web - bienxua. over - blog. com -

48205048. html, ngày 06/04/2010.

72. Nguyễn Văn Oánh (1996) Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Công tác Tư tưởng Văn hóa số 5 - 1996

73. Nguyễn Văn Oánh (1996) Về khái niệm định hướng XHCN Tạp chí Cộng sản số 4/ tháng 2 - 1996

74. Nguyễn Văn Oánh (2008) Phê phán những quan điểm lệch lạc, sai trái và thù địch về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

75. talawas. org Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

76. bbc. co. uk/ vietnamese/ forum/ story/ 2006/03/060302_nguyentie ntrung. shtml77. thongtinberlin. de/ diendan Hậu quả của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với nhân loại.

78. viet - studies. info/ kinhte

79. vietnamnet. vn/ chinhtri ngày 21/3/2006 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

80. danluan. org/ node/ 2693, ngày 19/9/2009

81. tuanvietnam. net/ 2009 - 11 - 04, Cần luận thuyết thích hợp cho Việt Nam phát triển mạnh.

82. changevietnam. wordpress. com/ 2011/09, Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi.

83. Lữ Phương diendan. org/ phe - binh - nghien - cuu/ thaoluan - ngày 11/4/2005

84. diendan. org/ phe - binh - nghien - cuu/ thaoluan 17/6/2007

85. Lữ Phương, Xã hội công dân (. viet - studies. info/ luphuong/ luphuong - xahoicongdan. htm)

86. Hà sỹ Phu, Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ. (vnthuquan. net/ truyen/ truyen. aspx? tid=2qtqv3m3237n2n0n31n 343tq83a3q3m3237nvn&cochu)

87. Hà Sỹ Phu Chia tay ý thức hệ, (vnthuquan. Net/ Truyen/ Truyen. Aspx? Tid=2qtqv3m3237n2n1n31n343 tq83a3q3m3237nvn)

88. Viet - Studies. Info/ Kinhte/ DuThaoHienPhap. Pdf

89. Nguyễn Quốc Phẩm - Đỗ Thị Thạch (2010), Một số khía cạnh nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG Hà Nội.

90. Hoàng Phê (1998) - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

91. Hoàng Phê (2010) - Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

92. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và nhận thức lý luận, Nxb CTQG Hà Nội. 93. Nguyễn Trọng Phúc (2009), Chủ nghĩa Mác - Lê nin với quá trình phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Tạp chí LLCT 8/2009.

94. Vũ Văn Phúc (2009), Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội.

95. Đào Duy Quát (2002), Phê phán các quan điểm sai trái, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, Hà Nội.

96. Phạm Ngọc Quang - Trần Đình Nghiêm (2001) Thời kỳ mới và Sứ mệnh của Đảng ta, Nxb CTQG Hà Nội.

97. Lê Minh Quân (2010), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.

98. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (2005) Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta 1986 - 2005, tập 1, Nxb Lý luận Chính trị.

99. Tô Huy Rứa (2009), Trao đổi lý luận lần thứ hai giữa Đảng cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Nhật Bản, Nxb CTQG Hà Nội.

100. Nguyễn Văn Thanh (2008), Vì sao kinh tế thị trường là phương tiện, kinh tế nhà nước là chủ đạo? Nxb CTQG Hà Nội.

101. Phạm Tất Thắng (2009) Một số vấn đề cần chú trọng trong công tác tư tưởng hiện nay. Tạp chí Cộng sản số 7/2009

102. Phạm Tất Thắng (2010) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác tư tưởng lý luận, Nxb CTQG Hà Nội.

103. Dương Thông (1994) Một số vấn đề về “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” ở nước ta. Nxb CTQG Hà Nội.

104. Thông tấn xã Việt Nam (Số 26 tháng 6/2009), Nhìn lại hiện tượng các Đảng cộng sản và chính đảng cánh tả lên nắm quyền thông qua bầu cử.

105. Thông Tấn xã Việt Nam, Những vấn đề chính trị xã hội, số 26 (tháng 6/2009)

106. Trần Doãn Tiến “Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiệnnay” (2010) Ký hiệu kho tư liệu LA - TS 00001079, Thư viện Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

107. Tổng cục II - Bộ Quốc phòng (1994) Dịch và xuất bản Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng - Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình của tác giả người Trung Quốc - Lưu Đình Á

108. Nguyễn Thanh Tuấn (2009) C. Mác, V. I. Lênin với chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay, Nxb CTQG, Hà Nội.

109. Nguyễn Phú Trọng (2001) Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

110. Nguyễn Phú Trọng (2008) Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG, Hà Nội.

111. Nguyễn Phú Trọng (2012) Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - Nhìn từ thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 835 tháng 5 năm 2012

112. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (2003), Những vấn đề lý luận của Đại hội XVI Đảng cộng sản Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội Hà nội.

113. Trung tâm nghiên cứu quyền con người, (1998) Các văn kiện Quốc tế về quyền con người, Nxb CTQG Hà Nội.

114. Đào Duy Tùng (1994) Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

115. Đỗ Thế Tùng, (5/2011) Quan điểm của C. Mác về sỡ hữu và việc vận dụng vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Cộng sản số 823.

116. Nguyễn Chí Trung (2010) Một số vấn đề kinh tế và chính trị hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội.

117. Lê Minh Vụ - Trương Thành Trung - Nguyễn Bá Dương (đồng chủ biên 2010), Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong ý thức người dân Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG Hà Nội. 118. Lê Minh Vụ (2009) Phòng, chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb CTQG Hà Nội.

119. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1974, tập 4.

120. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 6.

121. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1975, tập 11.

122. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1963, tập 23.

123. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1980, tập 25.

124. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1963, tập 26.

125. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1980, tập 27.

126. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1981, tập 30.

127. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 31.

128. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1976, tập 33.

129. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 35.

130. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 36.

131. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 37.

132. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 38.

133. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 39.

134. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 40.

135. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 41.

136. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1979, tập 42.

137. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1976, tập 43.

138. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1977, tập 44.

139. V. I. Lênin toàn tập, Nxb TB M, 1978, tập 45.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể