Chuyển đến nội dung chính

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 2014 VÀ KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM 2015CỦA NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


­­­­

A. TÌNH HÌNH CHUNG TOÀN NGÀNH


Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2014

Với mục tiêu của Chính phủ trong năm 2014 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; ngành tài nguyên và môi trường đã chủ động, tập trung, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chương trình công tác, Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 của ngành tài nguyên và môi trường. Toàn ngành đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các mặt công tác, các lĩnh vực được phân công; từ hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường đến kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy và triển khai tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nguồn lực tài nguyên và môi trường từng bước được phát huy phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững. Kết quả đạt được trong năm 2014 của ngành tài nguyên và môi trường cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong năm 2014, Bộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 8; tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản luật đã được ban hành như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật đất đai nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề bức xúc trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên đất, nước, khoáng sản; ngăn ngừa, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; đóng góp tích cực cho việc đảm bảo an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đặc biệt, dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu khắc phục tình trạng xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên biển, giảm dần tình trạng ô nhiễm môi trường biển, hạn chế khai thác quá mức chức năng của vùng bờ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia về tài nguyên, môi trường biển.
Cùng với việc tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản luật, Bộ đã huy động các nguồn lực tập trung hoàn thành việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, 07 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành luật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đưa các văn bản Luật nhanh chóng được triển khai đi vào cuộc sống, đã cơ bản khắc phục được tình trạng nợ đọng văn bản.
Trong năm 2014, Bộ đã trình và được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 31 văn bản; đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 42 đề án, văn bản quy phạm pháp luật; ban hành và phối hợp ban hành 59 Thông tư, Thông tư liên tịch, tạo lập một hành lang pháp lý hoàn thiện về tài nguyên và môi trường (chi tiết tại Phụ lục 01, 03 kèm theo). Các văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý; đồng thời góp phần ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm giảm khiếu kiện và các yếu tố dẫn đến sự mất ổn định xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản.
Tập trung xây dựng, triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng lĩnh vực cụ thể, như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia; Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020; Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học trên cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; Quy hoạch điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030... giúp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã cơ bản thực hiện tốt công tác tham mưu xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của địa phương; đã chủ động ban hành và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai theo quy định mới; phối hợp chặt chẽ với Bộ hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường, Luật tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; tích cực triển khai chương trình hành động của địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành văn bản tại các địa phương đã được thực hiện đúng thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cần nâng cao hơn nữa năng lực thực thi pháp luật; tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, dự báo khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ việc tồn đọng, kéo dài
Về công tác thanh tra, kiểm tra, trong năm 2014, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức 2.654 đoàn thanh tra, kiểm tra đối với 7.841 tổ chức, cá nhân trên toàn bộ các lĩnh vực quản lý nhà nước[1]; xử phạt vi phạm hành chính 1.751 tổ chức, cá nhân với số tiền 141 tỷ đồng, kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước 1,7 tỷ đồng; thu hồi 1.286 ha đất, 102 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 05 giấy phép hoạt động khoáng sản, tạm đình chỉ hoạt động 37 cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NQ-CP; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 596 kết luận thanh tra. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 76 đoàn thanh tra, kiểm tra với 967 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 247 tổ chức với số tiền hơn 42 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 2 ha đất. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; kiến nghị và xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, góp phần hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường.
Về công tác tiếp công dân, toàn ngành đã tổ chức tiếp 6.143 lượt công dân, với tổng số 9.934 người, có 216 lượt đoàn đông người. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tiếp 359 lượt công dân với 2.161 người, có 95 lượt đoàn đông người với 1.906 người, so với năm 2013 giảm 22 lượt tiếp và 05 lượt đoàn đông người; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố đã tiếp 5.784 lượt với 7.773 người, có 121 lượt đoàn đông người với 1.961 người, so với năm 2013 giảm 1.033 lượt tiếp và 8 lượt đoàn đông người. Nội dung tập trung vào khiếu nại việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ về đất; tranh chấp đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tố cáo, phản ánh, kiến nghị về đất đai, môi trường, khoáng sản.
Về công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, toàn ngành đã tiếp nhận 14.066 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 2.626/3.628 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt 72%. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 4.021 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 3.926 đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 63% đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý; có 14 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, 20 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Bộ đã thẩm tra, xác minh 26/29 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết (có 09 vụ việc từ năm 2013 chuyển sang), đã ban hành văn bản giải quyết 17 vụ việc. Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 10.045 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó 55% đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 7.434 đơn đủ điều kiện xử lý, trong đó có 3.573 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đã tham mưu giải quyết 2.591 vụ thuộc thẩm quyền, đạt 73%.
Về giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài, thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, Bộ đã rà soát, phân loại và lập danh sách các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài, gồm: 11 vụ việc đã được Bộ, Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết, đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ hoặc đang chờ ý kiến của Thanh tra Chính phủ nhưng người dân vẫn chưa đồng tình, tiếp tục khiếu nại; 88 vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giải quyết có quyết định giải quyết lần hai nhưng người dân vẫn chưa đồng tình, tiếp tục khiếu nại. Bộ đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét 20 vụ việc để giải quyết lại theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành
Tổ chức bộ máy của ngành tiếp tục được quan tâm, xây dựng, củng cố kiện toàn từ Trung ương đến địa phương đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở Nghị định số 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục trực thuộc Bộ và Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia; phê duyệt danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ; tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; Bộ trưởng đã ký ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Bộ; kiện toàn tổ chức bộ máy của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.
Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được ổn định và phát triển các cấp từ Trung ương đến địa phương; 672/674 quận, huyện trên cả nước thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ và Trường Sa); 100% các tỉnh, thành phố đã thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh; 31 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường; 20 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục Quản lý đất đai. Bộ đã hướng dẫn nhiệm vụ, tổ chức và biên chế làm công tác định giá đất thuộc các Sở Tài nguyên và Môi trường; các xã, phường đã có cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường. Tại các địa phương có biển, 21/28 tỉnh, thành phố có biển đã thành lập Chi cục Biển và Hải đảo để quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, mặc dù hoạt động quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường; xây dựng Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xây dựng Chiến lược phát triển các trường trực thuộc Bộ đến năm 2025. Công tác đào tạo của các Trường trực thuộc Bộ đã có bước chuyển biến đáng kể; tập trung tổ chức tốt công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cho học sinh, sinh viên[2]. Để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, làm cơ sở cho việc tuyển dụng sử dụng và đánh giá công chức, viên chức, Bộ đã tập trung xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ và của Bộ. Ban hành và triển khai thực hiện một số văn bản để đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng; hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức,....
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ; Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2012 - 2020; Nghị quyết của Ban cán sự đảng Bộ về tăng cường lãnh đạo đối với công tác cải cách hành chính và giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức của ngành tài nguyên và môi trường. Tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng giảm các bước, quy trình xử lý công việc, công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Bộ đã hoàn thành việc cập nhật thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, biển và hải đảo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đề nghị Bộ Tư pháp công khai 194 thủ tục hành chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia; tích cực triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Đề án 896).
Cải cách tài chính công đã được thực hiện đồng bộ và toàn diện, trong đó đẩy mạnh việc phân cấp quản lý về tài chính đã góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; thực hiện Chương trình hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công.
Tiếp tục hiện đại hóa hành chính, Bộ đã hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Bộ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành; xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đối với các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ. Đổi mới phương thức làm việc; nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng “một cửa”. Chấn chỉnh, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong toàn ngành; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ. Tăng cường phối hợp với địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; trong năm 2014, Bộ đã cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố tổ chức thành công 2 đợt giao lưu trực tuyến với nhân dân và doanh nghiệp; đã tiếp nhận và trả lời gần 2.500 câu hỏi của nhân dân và doanh nghiệp gửi đến.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...