BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014
|
(Bản tóm tắt trình bày tại Hội nghị, báo cáo đầy đủ đã được gửi tới quý vị và đăng tải tại trang tài liệu AMBN)
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NĂM 2014
Năm
2014, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự
đoàn kết, nhất trí cao của tập thể Lãnh đạo Bộ, sự nỗ lực của các cán
bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; sự phối hợp chặt chẽ và hỗ
trợ tích cực của các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và các địa phương
trên cả nước, ngành tài nguyên và môi trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần quan trọng vào
việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, an sinh xã
hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Toàn ngành đã
nghiêm túc thực hiện, cụ thể hóa Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; triển
khai thực hiện tốt Chương trình công tác, Chương trình xây dựng và ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2014 của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên phạm vi cả nước; tăng
cường một bước cải cách hành chính; hiệu lực, hiệu quả trong công tác
quản lý nhà nước trên cả 08 lĩnh vực ngày càng được nâng cao. Kết quả
đạt được trong năm 2014 của ngành tài nguyên và môi trường cụ thể như
sau:
I. THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TIẾP TỤC ĐƯỢC HOÀN THIỆN
Toàn
ngành xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật về quản
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, do
đó, trong năm 2014, Bộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng, trình Chính phủ
trình Quốc hội thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tại kỳ họp thứ 8; tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản luật đã được ban hành như Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước, Luật đất đai.
Cùng
với việc tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các văn bản luật, Bộ đã
huy động các nguồn lực tập trung hoàn thành việc xây dựng, trình Chính
phủ ban hành 05 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, 07 Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo vệ môi trường,
cùng nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành luật thuộc lĩnh vực tài
nguyên và môi trường, đưa các văn bản Luật nhanh chóng được triển khai
đi vào cuộc sống. Tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện tốt các quy
hoạch, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng lĩnh vực
cụ thể, giúp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường.
Bộ
đã trình và được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 30
văn bản; đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 42 đề án, văn bản quy
phạm pháp luật; ban hành và phối hợp ban hành 60 Thông tư, Thông tư liên tịch.
Các văn bản pháp luật được xây dựng, ban hành đều bám sát chủ trương
đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm
bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; phát huy
nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý.
Công
tác xây dựng và ban hành văn bản tại các địa phương đã được thực hiện
đúng thẩm quyền, đảm bảo chất lượng, kịp thời điều chỉnh một số vấn đề
phát sinh trong quá trình chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước. Các
địa phương đã chủ động ban hành và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực
hiện các chính sách, pháp luật về đất đai theo quy định mới; phối hợp
chặt chẽ với Bộ, ngành hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường, Luật tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo; tích cực triển khai Chương trình
hành động của địa phương nhằm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
II. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC TỒN ĐỌNG KÉO DÀI ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG
Trong
năm 2014, toàn ngành tài nguyên và môi trường đã tổ chức hơn 2.600 đoàn
thanh tra, kiểm tra đối với 7.800 tổ chức, cá nhân trên toàn bộ các
lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó có hơn 500 đoàn thanh tra, kiểm tra
về đất đai; gần 800 đoàn thanh tra, kiểm tra về môi trường; hơn 400 đoàn
thanh tra, kiểm tra về khoáng sản; hơn 300 đoàn thanh tra, kiểm tra về
tài nguyên nước; gần 500 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đề kết hợp
nhiều lĩnh vực,…; xử phạt vi phạm hành chính hơn 1.700 tổ chức, cá nhân
với số tiền 140 tỷ đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 76
đoàn thanh tra, kiểm tra với gần 1.000 tổ chức, cá nhân; xử phạt vi phạm
hành chính 250 tổ chức với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Qua công tác thanh
tra, kiểm tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế và các sai phạm; xử
lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm, hỗ trợ tích cực
cho công tác quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường.
Tập
trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết vụ việc tồn
đọng, kéo dài. Trong năm 2014, toàn ngành đã tổ chức tiếp hơn 6.000 lượt
công dân, với gần 1.000 người; tiếp nhận hơn 14.000 lượt đơn thư khiếu
nại, tố cáo. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức tiếp gần
400 lượt công dân với gần 2.200 người; tiếp nhận hơn 4.000 lượt đơn thư
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, chủ yếu là đơn thuộc lĩnh vực đất
đai (chiếm 98%). Toàn ngành đã giải quyết hơn 2.600 vụ việc khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai, đạt 70%; Bộ đã tập trung giải quyết các vụ
việc do Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành việc thẩm tra, xác minh
26/29 vụ việc; rà soát, phân loại và lập danh sách 99 vụ việc tồn đọng,
phức tạp kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
Các tỉnh, thành phố đã thực hiện tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân đạt tỷ lệ cao gồm: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Cần Thơ,
Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Sóc Trăng…
III. QUAN TÂM KIỆN TOÀN BỘ MÁY, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH
Trên
cơ sở Nghị định số 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
toàn ngành đã tập trung xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy từ Trung ương
đến địa phương; phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan
chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND các cấp.
................
=============
Nhận xét
Đăng nhận xét