Chuyển đến nội dung chính

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

Học viên: Võ Thị Tâm - Hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Thị Xuân Hoa


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô đã dạy tôi trong thời gian học lớp cao học chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục được mở tại thành phố Hồ Chí Minh, cảm ơn quý Thầy Cô của Viện đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô TS. Hoàng Thị Xuân Hoa. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô và đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình nghiên cứu.

Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các thầy, cô và các bạn học viên.


MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt 7

Danh mục các bảng 8

Danh mục các hình vẽ, đồ thị 9

MỞ ĐẦU 11

1. Lý do chọn đề tài 11

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 12

3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn 13

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài 13

5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 14

6. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 15

Chương 1. TỔNG QUAN 16

1.1. Giới thiệu 16

1.2. Khảo sát các tài liệu liên quan đến các yếu tố tác động đến KQHT 16

1.3. Các nghiên cứu liên quan đến sự khác biệt trong KQHT 16

1.4. Tóm tắt 19

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 20

2.1. Giới thiệu 20

2.2. Cơ sở lý thuyết 20

2.2.1. Những mô hình xác định các yếu tố tác động đến KQHT 20

2.2.2. Một số lý thuyết và giả thuyết 22

2.2.3. Phát triển mô hình lý thuyết cơ bản của đề tài 31

2.3. Biến kiểm soát 32

2.3.1. Yếu tố giới 32

2.3.2. Nơi cư trú 33

2.3.3. Mô hình nghiên cứu với biến kiểm soát 34

2.4. Tóm tắt 35

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1. Giới thiệu 37

3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 37

3.2.1. Tổng thể 37

3.2.2. Kích thước mẫu và cách thức chọn mẫu 37

3.2.3 Mô tả mẫu 38

3.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu 38

3.2.5. Biến số độc lập 38

3.2.6. Biến số phụ thuộc 38

3.3. Qui trình nghiên cứu 39

3.4. Thang đo 40

3.4.1. Thang đo KQHT 40

3.4.2. Thang đo kiên định học tập 40

3.4.3. Thang đo động cơ học tập 41

3.4.4. Thang đo cạnh tranh học tập 41

3.4.5. Thang đo phương pháp học tập 42

3.4.6. Thang đo ấn tượng trường học 42

3.5. Tóm tắt 43

Chương 4. PHÂN TÍCH MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 44

4.1. Giới thiệu 44

4.2. Phân tích thống kê mô tả 44

4.2.1. Đặc điểm của tổng thể 44

4.2.2. Thống kê mô tả đặc điểm SV và KQHT của mẫu 44

4.2.2.1. Động cơ học tập 44

4.2.2.2. Kiên định học tập 47

4.2.2.3. Cạnh tranh học tập 49

4.2.2.4. Ấn tượng trường học 52

4.2.2.5. Phương pháp học tập 55

4.2.2.6. Kết quả học tập 58

4.3. Đánh giá thang đo 60

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA 61

4.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach alpha 63

4.4. Mô tả cảm nhận của SV về đối tượng nghiên cứu 63

4.5. Tóm Tắt 64

Chương 5. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 65

5.1. Giới thiệu 65

5.2. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA và hệ số tin cậy tổng hợp 65

5.3. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM 68

5.3.1. Kiểm định mô hình lý thuyết 68

5.3.2. Kiểm định giả thuyết 69

5.4. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt 70

5.4.1. Phương pháp kiểm định mô hình đa nhóm 70

5.4.2. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt: Nam và nữ 71

5.4.3. Kiểm định giả thuyết phụ về sự khác biệt: SV thành phố và SV tỉnh 73

5.5. Tóm tắt 75

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77

1. Giới thiệu 77

2. Kết quả nghiên cứu chính thức và ý nghĩa của chúng 77

2.1. Kết quả đo lường 77

2.2. Kết quả về mô hình lý thuyết 78

3. Kết luận 82

4. Khuyến nghị 84

5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 91

Phụ lục 1: Bảng hỏi, gợi ý phỏng vấn sâu 91

Phụ lục 2: Danh sách các biến quan sát 94

Phụ lục 3: Phân tích mô tả 96

Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 111

Phụ lục 5: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha 118

Phụ lục 6: Kết quả phân tích CFA 120

Phụ lục 7: Kết quả phân tích SEM 126

Phụ lục 8: Kết quả phân tích đa nhóm 128

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACT: American College Testing (Thi trắc nghiệm Đại học Mỹ) SAT: Scholastic Aptitute Test (Trắc nghiệm kỹ năng học tập) OLS: Ordinary Least Square (Bình phương nhỏ nhất thông thường) ĐHKT: Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. ĐTB: Điểm trung bình KQHT: Kết quả học tập SV: Sinh viên


MỞ ĐẦU

Trong kỉ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, chất lượng đào tạo của trường đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, quyết định sự thành bại của một quốc gia. Chất lượng đào tạo được phản ánh thông qua kết quả học tập của SV.

Kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới về các yếu tố tác động đến kết quả học tập của SV, ví dụ như nghiên cứu của Stinebrickner & ctg (2000,2001a, 2001b) Và nghiên cứu của Checchi & ctg (2000). Một số nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002), nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang & ctg (2008). Kết quả của các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặc chẽ giữa các yếu tố thuộc đặc điểm của SV và KQHT. Nhưng hiện nay, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa các khía cạnh tâm lý học tập của chính bản thân SV và KQHT, ví dụ như động cơ học tập, mức độ kiên định, cảm nhận của SV về giá trị của việc học tập, vv. Trong khi đó, nghiên cứu về mối quan hệ này sẽ giúp trường đại học hiểu biết rõ hơn về những vấn đề cơ bản trong tâm lý học tập của SV để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường.

Trong những năm gần đây, một thực trạng đang xảy ra là hiện tượng SV bỏ học hay kết quả học tập ngày càng kém hơn. Nguyên nhân là SV phải đối diện trong môi trường học tập ở bậc đại học, môi trường đòi hỏi người học phải tự lực, sáng tạo và tích cực cùng với phương pháp học tập hiệu quả mà bản thân người học chưa sẵn sàng chuẩn bị cho mình tâm lý học tập cũng như kỹ năng học tập hiệu quả ở các bậc học trước đó. Bước vào ngưỡng cửa Đại học không phải là điều dễ dàng, nhưng học làm sao cho có hiệu quả thì thật sự là vấn đề khó khăn đối với các bạn sinh viên. Do đó, SV cần phải chuẩn bị cho mình tâm lý học tập tốt với một phương pháp học tập hiệu quả thì kết quả học tập sẽ được nâng cao, nếu không thì mọi việc sẽ ngược lại và có chiều hướng ngày càng xấu hơn. Chính vì tầm quan trọng của các yếu tố thuộc bản thân SV trong việc nâng cao KQHT nên việc nghiên cứu tác động của các yếu tố này đến KQHT của SV là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, là một trường trọng điểm lớn nhất phía Nam, với qui mô gần 62.000 SV. Với thực trạng KQHT hiện nay của SV chỉ ở mức trung bình, trong đó, SV đánh giá thấp nhất việc ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn. Điều đó cho thấy nhà trường chưa thật sự gắn chặt kiến thức và kĩ năng mà SV thu nhận được với những gì cuộc sống thực yêu cầu họ và kết quả là tạo ra nguồn nhân lực không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong kỉ nguyên hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, để góp phần nâng cao vị thế của trường như là một trường có bề dày kinh nghiệm, tiên phong, đổi mới và khả năng cung ứng cho nhà tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng thì việc nâng cao chất lượng đào tạo mà cụ thể là nâng cao KQHT của SV là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến KQHT của SV sẽ giúp cho nhà trường phát huy các yếu tố tích cực, quan trọng và hạn chế các yếu tố tiêu cực để góp phần nâng cao KQHT của SV từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu xem xét KQHT ở bậc đại học. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện tại các nước đã phát triển ở phương Tây, trong đó điều kiện sống và học tập khác rất nhiều so với nước ta. Hơn nữa chưa có nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của đặc điểm SV với KQHT của SV tại trường đại học. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng và kiểm định mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa đặc điểm SV với KQHT của SV chính qui đang học tại ĐHKT. Cụ thể nghiên cứu này khám phá

- Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV (bao gồm: Dộng cơ học tập, cạnh tranh học tập, kiên định học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập) Dến KQHT của SV;

- Sự khác biệt về các tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm SV và KQHT giữa nhóm SV nam và nhóm SV nữ; Giữa nhóm SV thành phố và nhóm SV tỉnh.

3. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho ĐHKT nắm bắt được vai trò quan trọng của đặc điểm SV để từ đó có những kế hoạch kích thích cần thiết để làm tăng hiệu quả học tập của SV cũng như hiệu quả đào tạo của nhà trường. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng giúp cho chính bản thân các SV hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố trên để từ đó gia tăng KQHT của mình trong quá trình học tập tại trường.

Kết quả mô hình đo lường góp phần giúp cán bộ nghiên cứu giáo dục bổ sung vào thang đo đánh giá chất lượng đào tạo của mình. Các thang đo đã kiểm định trong đề tài nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo sử dụng, điều chỉnh và bổ sung để từng bước có được bộ thang đo có giá trị và độ tin cậy cao, giúp cho việc đánh giá chất lượng đào tạo bậc đại học.

Kết quả của nghiên cứu cũng góp một phần làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để có thể khám phá thêm những yếu tố cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc làm tăng chất lượng đào tạo.

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phạm vi của đề tài

Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại ĐHKT, đối tượng khảo sát là SV chính quy đang học tại trường. Biến phụ thuộc là KQHT được đo lường thông qua kiến thức và kỹ năng thu nhận được của các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng đến KQHT do khác nhau về chuyên ngành đào tạo và số năm học tập.

Tác động của nhà trường (chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, v. V...) Không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài này chỉ đề cập đến tác động của đặc điểm SV (động cơ học tập, kiên định học tập, cạnh tranh học tập, ấn tượng trường học, phương pháp học tập) Với KQHT.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể