GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
(Dành cho hệ Cao Đẳng - Đại học)
Mục lục
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
A. VĂN BẢN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN
I. Một số nét chung về văn bản
II. Các đặc trưng cơ bản của văn bản
B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN
I. Văn bản khoa học
II. Văn bản chính luận
III. Văn bản hành chính - công vụ
Chương 2. TẠO LẬP VĂN BẢN
A. QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN
I. Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản
II. Lập đề cương cho văn bản
III. Viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn
IV. Sửa chữa và hoàn thiện văn bản
B. VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌC
I. Định nghĩa luận văn khoa học
II. Phân loại luận văn khoa học
III. Các bước viết luận văn khoa học
Chương 3. TIẾP NHẬN VĂN BẢN
A. TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN
I. Khái niệm
II. Yêu cầu của việc tóm tắt một văn bản
III. Các bước tóm tắt một văn bản
IV. Tự động tóm tắt một văn bản điện tử
B. TỔNG THUẬT VĂN BẢN
I. Khái niệm
II. Yêu cầu của việc tổng thuật các văn bản
III. Các bước tổng thuật các văn bản
Chương 4. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ CHÍNH TẢ,
DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU
A. CHÍNH TẢ
B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ
C. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐẶT CÂU
PHỤ LỤC VỀ VIỆC VIẾT HOA
MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..1633
Lời nói đầu
Trong
những năm gần đây, Tiếng Việt thực hành được đưa vào giảng dạy trong
các trường đại học, cao đẳng và một số trường trung học chuyên nghiệp.
Tuỳ thuộc vào chức n ăng đào tạo của mỗi trường mà đặt ra yêu cầu cụ thể
đối với học phần này.
Trường
Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đào tạo các ngành học Văn thư Lưu trữ, Quản trị
văn phòng, Quản trị Nhân lực, Quản lí Văn hóa, Thư ký văn phòng, Thông
tin thư viện …bậc cao đẳng. Tiếng Việt thực hành là học phần thuộc khối
kiến thức giáo dục đại cương và được giảng dạy với thời lượng 03 đơn vị
học trình. Để trợ giúp cho sinh viên trong việc chiếm lĩnh các tri thức
chuyên môn trong nhà trường, việc phải biên soạn một tập bài giảng về
tiếng Việt thực hành là rất cần thiết.
Trên
cơ sở chương trình môn Tiếng Việt th ực hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995; chương trình
môn Tiếng Việt thực hành được ban hành kèm theo Quyết định số 593/QĐ -
CĐVTLT
ngày 29/9/2006 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ TW1 (nay
là Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội) đồng thời có kế thừa có chọn lọc các
thành quả của những người đi trước, nhóm biên soạn đã cố gắng bám sát
định hướng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
Mục
tiêu của tập bài giảng là giúp sinh viên ph át triển các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt như tạo lập, tiếp nhận văn bản, đặc biệt là văn bản khoa
học và văn bản hành chính. Đồng thời, giáo trình cũng cung cấp một số
kĩ năng cho sinh viên trong việc dùng từ, đặt câu và chính tả. Cuối cùng
là góp phần cùng các môn học khác phát triển ở người học một tư duy
khoa học vững vàng.
Do
lĩnh vực nghiên cứu rộng và khó nên việc biên soạn chắc chắn sẽ không
tránh khỏi thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của
bạn đọc để chúng tôi sửa chữa cho lần xuất bản sau.
Nhóm tác giả
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN
A. VĂN BẢN VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BẢN
I. Một số nét chung về văn bản
Văn
bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó có thể tồn
tại ở hai dạng: nói và viết. Ở dạng nói, thường gọi là ngôn bản. Ở dạng
viết, thường gọi là văn bản.
Một
sản phẩm được gọi là văn bản không phụ thuộc vào dung lượng câu chữ của
nó. Nó thường bao gồm tập hợp nhiều câu, nhưng trường hợp tối thiểu chỉ
có một câu (Thí dụ: một câu ca dao, một câu tục ngữ, một câu châm ngôn,
một câu khẩu hiệu… được ghi lại). Còn tối đa, văn bản có thể là một tập
sách, hoặc một bộ sách nhiều tập.
Khi
giao tiếp, người ta sản sinh ra văn bản. Và chính các văn bản ấy lại
trở thành công cụ chuyển tải các ý tưởng cũng như các cảm xúc của họ,
làm cho hoạt động giao tiếp được thực hiện. Do đó, có thể nói, văn bản
vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp.
II. Các đặc trưng cơ bản của văn bản
1. Tính chỉnh thể.
Dù
dung lượng của văn bản thế nào thì nó cũng cần phải là một sản phẩm
ngôn ngữ mang tính chỉnh thể. Văn bản là sự tập hợp của nhiều câu, nhiều
đoạn, nhiều chương, nhiều phần… nhưng các bộ phận này phải được tạo
thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Tính chỉnh thể của văn bản được bộc
lộ ở cả hình thức lẫn nội dung.
1.1 Về nội dung:
Văn bản phải đáp ứng được hai yêu cầu:
Thứ
nhất, có tính trọn vẹn: Nghĩa là, văn bản dù ngắn hay dài cũng trình
bày được một nội dung trọn vẹn, khiến cho người khác hiểu được một sự
việc, một tư tưởng hay cảm xúc nào đó. Tính trọn vẹn này có tính chất
tương4 đối và ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào các nhân tố của
hoạt động giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
Thứ
hai, có tính nhất quán về chủ đề: Mỗi văn bản tập trung vào việc thể
hiện một chủ đề nhất định. Chủ đề này có thể được phát triển qua các chủ
đề bộ phận, nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề
chung.
Tính
trọn vẹn về nội dung và tính chất nhất quán về chủ đề khiến cho văn bản
dù lớn đến đâu vẫn mang một tiêu đề (tên gọi) chung.
1.2 Về mặt hình thức;
Tính
chỉnh thể của văn bản bộc lộ ở kết cấu: tiêu đề, phần mở, phần thân,
phần kết (ở các văn bản đủ lớn); ở các thể thức (như trong văn bản hành
chính), ở dấu hiệu chữ viết. Nó còn thể hiện ở chỗ: không cần thêm vào
trước hoặc sau văn bản một câu hay một bộ phận nào khác để cho văn bản “hoàn chỉnh” hơn.
2. Tính liên kết.
Đó
là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa
các phần, các bộ phận của văn bản. Chính tính liên kết này cũng là cơ
sở để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản. Tính liên kết thể hiện ở cả
hai phương diện của văn bản: liên kết nội dung và các phương tiện hình
thức của sự liên kết. Nếu văn bản thiếu sự liên kết về nội dung thì nó
sẽ mắc lỗi hoặc lạc (tức là các câu, các đoạn không hướng về cùng một
chủ đề).
3. Tính mục đích
Mỗi
văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định. Đó chính là mục tiêu giao
tiếp của văn bản và trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích
gì? Viết để làm gì?
Mục
tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ
chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức
văn bản theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng). Thí dụ:
Hịch5 tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn được viết ra nhằm kích thích lòng tự
hào dân tộc, đánh thức tinh thần trách nhiệm của tướng sĩ đối với Tổ
quốc, với nhân dân. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ tịch nhằm tố cáo tội
ác của Thực dân Pháp và phát xít Nhật; vạch mặt những âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù trong giặc ngoài đang nhăm nhe muốn bóp nghẹt nền
dân chủ vừa mới ra đời; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của nhân
dân ta sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước và thành quả cách
mạng.
Mục
đích của văn bản có thể được bộc lộ trực tiếp (theo cơ chế hiển ngôn)
hoặc gián tiếp (theo cơ chế hàm ngôn). Nó quy định việc lựa chọn chất
liệu nội dung, cách thức tổ chức các chất liệu nội dung cũng như việc
lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ.
Như
vậy: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường
là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về
hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục đích giao
tiếp nhất định.
B. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN
Mỗi
văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa các nhân
vật giao tiếp nhất định và hướng vào một mục tiêu giao tiếp nhất định.
Vì
vậy, mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn
ngữ nhất định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữ viết...) Tất cả
các văn bản có những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trên đây họp
thành một loại, một kiểu hay một phong cách văn bản.
Phong cách học tiếng Việt phân loại các phong cách ngôn ngữ như sau:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ cổ động6
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tương ứng với các phong cách ngôn ngữ trên là các loại văn bản:
- Văn bản khoa học
- Văn bản hành chính
- Văn bản nghị luận
- Văn bản báo chí
- Văn bản cổ động - tuyên truyền
- Văn bản nghệ thuật
- Văn bản sinh hoạt.
Mỗi
văn bản đều có những đặc điểm riêng. Cần nắm được những đặc điểm cơ bản
đó để tạo lập và lĩnh hội tốt các văn bản phù hợp với với các hoàn cảnh
và mục đích giao tiếp. Dưới đây, sẽ trình bày một số điểm khái quát về
ba loại văn bản thường được dùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét