Chuyển đến nội dung chính

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

GIÁO TRÌNH

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Dành cho học sinh hệ Trung học
(Tái bản lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung)

MỤC LỤC
Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT
I. KHÁI NIỆM TIẾNG VIỆT
II. NGUỒN GỐC VÀ QUAN HỆ HỌ HÀNG CỦA TIẾNG VIỆT
III. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TIẾNG VIỆT
IV. CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
V. CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA TIẾNG VIỆT
IV. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP CỦA TIẾNG VIỆT
VII. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Bài 2 CHỮ VIẾT TRÊN VĂN BẢN
I, CHỮ QUỐC NGỮ
1. Chữ cái, nguyên âm và phụ âm
2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ
II. CHÍNH TẢ
1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt
2. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt
III, LỖI CHÍNH TẢ
1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành
2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn
IV - QUY TẮC VIẾT HOA
1. Tình trạng viết hoa trong chính tả tiếng Việt
2. Những quy định thông thường về việc viết hoa
3. Văn bản của Bộ Nội vụ quy định về viết hoa trong văn bản hành chính – kèm theo Thôngtư số 01/2011/ TTưBNV (xem phụ lục Tr.)
4. Quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
BÀI 3 TỪ HÁN VIỆT
I. KHÁI NIỆM TỪ HÁN VIỆT
II. NHỮNG BIỆN PHÁP VIỆT HÓA TỪ NGỮ GỐC HÁN CHỦ YẾU
1. Từ ngữ Hán được vay mượn trọn vẹn hai mặt kết cấu và ý nghĩa, ch ỉ Việt hóa âm đọc
2. Có những từ ngữ Hán được giữ nguyên nghĩa, chỉ thay đổi hình thức cấu tạo, âm thanh
3. Một số từ ngữ Hán được Việt hóa bằng cách giữ nguyên hình thức cấu tạo từ nhưng có sựthay đổi về nghĩa
4. Dùng từ Hán được vay mượn như những yếu tố tạo từ để tạo ra những từ ghép
5. Chuyển dịch, sao phỏng các từ ngữ gốc Hán nhằm xây dựng và bổ sung vốn từ tiếng Việt
III. LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
1. Lỗi về cấu tạo từ
2. Lỗi về nghĩa
3. Lỗi về phong cách
4. Lạm dụng từ Hán Việt
IV. MỘT SỐ LƯUÝ KHI SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
V. MỞ RỘNG VỐN TỪ HÁN VIỆT
1. Các yếu tố chỉ số
2. Các yếu tố chỉ màu sắc
3. Các yếu tố chỉ cây cối và bộ phận cây cối
4. Các yếu tố chỉ cảnh vật tự nhiên
5. Các yếu tố chỉ tổ chức xã hội
6. Các yếu tố chỉ quan hệ thân thuộc và quan hệ xã hội
7. Các yếu tố chỉ thời gian
8. Các yếu tố chỉ không gian
9. Các yếu tố chỉ vật dụng
10. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái
11. Các yếu tố chỉ hoạt động, trạng thái
12. Các yếu tố chỉ tính chất
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Baì 4 YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC DÙNG TỪ VÀ CÂU
I. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG DÙNG TỪ
1. Yêu cầu của việc sử dụng từ, ngữ trong văn bản
2. Một số lỗi về từ cần tránh
II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ CÂU
1. Những yêu cầu về câu trong văn bản
2. Các loại lỗi câu thường gặp
BÀI TẬP
BÀI 5 CÁCH DÙNG DẤU CÂU
I.Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA DẤU CÂU
II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG
1. Dấu chấm (.)
2. Dấu chấm hỏi (?)
3. Dấu chấm than (!)
4. Dấu chấm lửng (
5. Dấu hai chấm (:)
6. Dấu gạch ngang (-)
7. Dấu ngoặc đơn ()
8. Dấu ngoặc kép " "
9. Dấu chấm phẩy (;)
10. Dấu phẩy (,)
11. Dấu móc vuông [ ]
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài 6 NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. PHONG CÁCH HÀNH CHÍNH CÔNG VỤ
1. Khái niệm phong cách hành chính - Công vụ
2. Đặc trưng của văn bản hành chính - Công vụ
II, ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
1. Về cấu trúc ngữ pháp
2. Câu phân loại theo mục đích nói
BÀI TẬP
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP



LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, môn học Tiếng Việt thực hành được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và một số trường trung học chuyên nghiệp. Tuỳ thuộc vào chức năng đào tạo của mỗi trường mà đặt ra yêu cầu cụ thể đối với môn học này.

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đào tạo các ngành học Văn th ư - Lưu trữ, Hành chính văn phòng, Thư ký văn phòng, Thông tin thư viện, Hành chính học, Dịch vụ Pháp lí, Quản trị Nhân lực… Học sinh tốt nghiệp ngoài việc nắm vững các nghiệp vụ về công tác văn phòng còn phải sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp công sở và soạn thảo văn bản - một việc rất quan trọng trợ giúp hoạt động của người lãnh đạo.

Để tăng cường năng lực ngôn ngữ cho học sinh, nhiều năm qua, môn học Tiếng Việt thực hành đã được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đưa vào giảng dạy cho hệ Trung học. Với thời lượ ng 60 tiết cho mỗi chuyên ngành và với một số kiến thức về tiếng Việt thực hành, môn học đã cung cấp kỹ năng cho học sinh trong việc nhận diện chính tả, viết hoa, sử dụng dấu câu, dùng từ, đặt câu… đặc biệt là nắm được những yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản hành chính, từ đó vận dụng vào việc soạn thảo văn bản cũng như giao tiếp hành chính.

Giáo trình đã được sử dụng cho học sinh hệ trung cấp nhiều khóa học từ 2005 đến nay. Trong quá trình giảng dạy, nhóm tác giả nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và học sinh về nội dung, hình thức và tính vận dụng của giáo trình đối với công tác soạn thảo văn bản và giao tiếp hành chính.

Trên cơ sở những ý kiến đó, chúng tôi tiến hành bổ sung và chỉnh sửa một số nội dung của giáo trình nhằm giúp ngư ời đọc thuận lợi hơn trong việc thực hành tiếng Việt.

Xin cảm ơn sự đóng góp của bạn đọc đối với giáo trình này.

NHÓM BIÊN SOẠN

Bài 1: TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT

1. Khái niệm tiếng Việt

Tiếng Việt hay Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ

Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại).

Ngày nay tiếng Việt dùng bảng c hữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ng ữ, cùng các dấu thanh để viết.

Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc. Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh). Mỗi dân tộc ấy có ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam

2. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của tiếng Việt

Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt (cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa. Đây là ngôn ngữ xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền v ăn minh nông nghiệp.

Tiếng Việt thuộc hệ Nam Á. Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam Á, vùng này, thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới.

Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường; có quan hệ họ hàng xa hơn với nhóm tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến Điện...

Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là ti, trong tiếng Khơme là đay, trong tiếng Môn là tai.

Từ cội nguồn ấy, tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

3. Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt

a. Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến

Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt Nam là tiếng Hán; tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.

Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng Việt để giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ. Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc:

- Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ ngữ Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán -Việt;

- Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm.

Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên dưới 70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa. Việt hoá là phương thức tự bảo tồn và phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại lai. Theo hướng đó, tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc, vừa ngày càng được hoàn thiện, tiến nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã phát triển hiện nay trên thế giới. Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng.

b. Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp

Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: Chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ.

Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao. Đây là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.

Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và văn hoá.

Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp. Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp nhằm củng cố nền thống trị của Thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện8 chuyển ngữ. Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt, thì việc dạy tiếng Việt cho viên chức hành chính Pháp được đặt ra. Do chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp nên người Pháp chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt. Điều này làm cho chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện giáo dục chung.

Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ là chuyển ngữ nhưng với thái độ rè rặt. Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp một); từ lớp sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp -Việt; từ năm thứ thứ tư đến năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp trung học, tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn.

Bối cảnh xã hội việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát triển chữ quốc ngữ nề văn hoá bằng chữ quốc ngữ. Văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển. Báo chí, sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều. Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới đã được sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn số…hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit, cao su, cà phê…

Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi nổi của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa dạng, ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên làm tròn trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới.

c. Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay

Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9 năm

1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập, tự do. Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và một văn tự là chữ quốc ngữ.

Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao. Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Chữ viết tiếng Việt

a. Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ

Chữ viết là hệ thống ký hiệu bằng đường nét được dùng để ghi lại ngôn ngữ. Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ phát triển tới trình độ cao. Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.

b. Chữ Nôm

Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “Thời Đào Đường, có người Việt ở ..


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...