Chuyển đến nội dung chính

THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI KHMER TỈNH HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC: THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI KHMER TỈNH HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP


NCS NGUYỄN VĂN LÀNH - CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TỔ CHỨC Y TẾ - MÃ SỐ: 62 72 01 64
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Tập - PGS. TS. Nguyễn Đức Trọng


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, đái tháo đường là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua.

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ. Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường 6,6%; Singapor là 8,6%; Thái Lan có tỷ lệ đái tháo đường là 3,5%; tại Malaixia, tỷ lệ đái tháo đường là 3,01% [31]; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [80]. Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỗi ngày có khoảng 8.700 người chết liên quan đến đái tháo đường [63]. Ở Việt Nam, theo Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường người 30 tuổi trở lên là 8,1%, trong đó, số mới chẩn đoán là 69,1% [44]. Theo Trần Minh Long, năm 2010, nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% [36]. Theo Huỳnh Nhân Hải, năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 tại thành phố Vĩnh Long là 7,4%, trong đó tỷ lệ đái tháo đường đã biết là 5,9%, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán (mới phát hiện) là 1,5%. Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói khá cao là 19,4% [23]; Tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 19,3% [47].

Đái tháo đường còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Theo Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [68], [74]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [18].

Tỉnh Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, với sự phát triển và đô thị hoá tốc độ nhanh, tình hình mắc các bệnh không lây sẽ tăng nhanh như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp,…. Khảo sát tại thị xã Ngã Bảy, năm 2009, bước đầu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người dân từ 40 - 69 tuổi là 9,8%; trong đó, đồng bào các dân tộc khác tỷ lệ là 11,8%, và bệnh có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư [34]. Dân số các dân tộc khác khoảng trên 170.000 người, trên 22% dân số tỉnh Hậu Giang, trong đó, chủ yếu là đồng bào người dân tộc

Khmer với những thói quen, tập quán, đặc trưng riêng; nhưng cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về thực trạng mắc bệnh đái tháo đường; cộng đồng người dân Khmer chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chưa quan tâm phòng chống bệnh này [47]. Do đó, để có cơ sở khoa học cung cấp thông tin cho ngành y tế Hậu

Giang xây dựng các giải pháp và chính sách y tế công bằng và hiệu quả đến tận các cộng đồng đồng bào các dân tộc anh em về chăm sóc dự phòng bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng tăng ở nước ta hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thực trạng tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường, phát hiện sớm người dân mắc tiền đái tháo đường nhằm tìm các biện pháp phù hợp dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đặc trưng của người dân tộc Khmer tại cơ sở y tế đầu tiên người dân tiếp cận là trạm y tế xã, qua hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ở người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Hậu Giang năm 2011.

2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng, chống đái tháo đường ở đồng bào người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn nghiên cứu.

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

1.1.1. Các định nghĩa về đái tháo đường týp 2. Năm 1550 năm trước Công nguyên bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đã được Thầy thuốc Hy Lạp là Arateus đặt tên là bệnh “Đái tháo” (diabetes) [112]. Từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên bệnh cũng được ghi nhận ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ là một bệnh với tiểu ngọt và sau một thế kỷ Dobson chứng minh vị ngọt là do đường. Đảo tụy đã được Langerhans mô tả vào năm 1869 và sau đó nhà khoa học Đức là Mering và Minkowski đã phẫu thuật cắt tụy gây bệnh đái tháo đường thực nghiệm trên chó [19].

Theo Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), năm 2006, định nghĩa đái tháo đường: “Đái tháo đường týp 2 là bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng insulin và thiếu đáp ứng insulin” [65].

Theo Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2010, định nghĩa đái tháo đường: “Đái tháo đường là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường týp 2 đặc trưng bởi kháng insulin và thiếu tương đối insulin, một trong hai rối loạn này có thể xuất hiện ở thời điểm có triệu chứng lâm sàng bệnh đái tháo đường” [101]. “Tiền đái tháo đường (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa glucose bao gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói (Impaired Fasting Glucose- IFG) và giảm dung nạp glucose (Impaired Glucose Tolerance- IGF)” [50].

Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã nêu khái niệm giảm dung nạp glucose (GDNG) thay cho thuật ngữ “đái tháo đường giới hạn”. Giảm dung nạp glucose được TCYTTG và Hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) xem là giai đoạn tự nhiên của rối loạn chuyển hóa carbohydrate.

Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường [20]. Năm 2008, tình trạng trên được Hội Đái tháo đường Mỹ có sự đồng thuận của TCYTTG đặt tên chính thức là tiền đái tháo đường (Pre- diabetes) [69], [71], [127].

1.1.2. Sinh bệnh học đái tháo đường týp 2

1.1.2.1. Nguyên nhân giảm tiết insulin

Tế bào bêta của tuyến tuỵ bị tổn thương nên không thể sản sinh ra insulin được.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ chế tự miễn [50].

- Rối loạn tiết insulin. Tế bào bêta của tuỵ bị rối loạn về khả năng sản xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo cho chuyển hoá glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường về nhịp tiết và động học của bài tiết insulin, bất thường về số lượng tiết insulin, bất thường về chất lượng những tế bào peptid có liên quan đến insulin trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có thể do một số yếu tố sau: Sự tích tụ Triglycerid và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng sự tích tụ Triglycerid là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy, tăng nhạy cảm tế bào beta với chất ức chế trương lực α adreneric.

- Kháng insulin. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động của mình như người bình thường, kháng insulin chủ yếu được nghiên cứu ở gan và cơ. Kháng insulin ở cơ: Các nghiên cứu đã đề xuất nguyên nhân kháng insulin là vai trò của di truyền, hiện tượng giảm hoạt tính của ezym trong quá trình oxy hoá glucose do tăng acid béo tự do sinh ra từ quá trình phân huỷ lipid.

Kháng insulin ở gan là vai trò của tăng glucagon và tăng hoạt tính men PEP – CK Một số tình trạng sinh lý và bệnh lý gây ra sự giảm nhạy cảm insulin như béo phì, thai nghén, bệnh cấp tính, đái tháo đường týp 2. Khi tiết insulin bị thiếu do sự kháng insulin và giảm tiết insulin là cơ sở xảy ra tiền ĐTĐ týp 2 và ĐTĐ týp 2 [118].

Quá trình thu nạp glucose ở các cơ quan, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa sự nhạy cảm của các cơ quan với insulin, với axit béo tự do. Các axit béo tự do ở nồng độ sinh lý ức chế mạnh sự gắn của insulin vào tế bào gan. Tăng nồng độ axit béo tự do cũng kích thích quá trình tăng sinh glucose tại gan do đó tăng glucose máu và đề kháng insulin. Giảm hoạt tính kinase ở thụ thể có thể là cơ chế chính trong đề kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Khiếm khuyết tại thụ thể và sau thụ thể góp phần đề kháng insulin, giảm gắn insulin là vấn đề chính giai đoạn tiền đái tháo đường [55].

Nhiều tác giả chứng minh rằng có liên quan giữa nồng độ insulin và một số rối loạn sinh lý và chuyển hóa như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose [89]. Giai đoạn sớm, kháng insulin biểu hiện bởi sự gia tăng tiết insulin nhằm hạ glucose máu, chức năng tế bào bêta còn đảm bảo nên glucose máu vẫn bình thường.

Vào giai đoạn muộn, theo thời gian khi bắt đầu có tế bào bêta suy giảm về số lượng và chất lượng, sự tiết insulin sẽ giảm xuống và đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện. Một số nghiên cứu cho thấy khi insulin giảm xuống thì bệnh đái tháo đường týp 2 sẽ xuất hiện.

Nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh (2008) cho thấy đặc điểm ĐTĐ týp 2 ở bệnh nhân tuổi cao là nồng độ insulin trung bình giảm, chỉ số kháng insulin tăng cao, chỉ số chức năng tiết insulin của tế bào bêta giảm rõ [63].

1.1.2.2. Rối loạn sự điều tiết Leptin, Resistin, Adiponectin. Yếu tố hoại tử bướu alpha, Interleukin – 6 và kháng insulin.

Mô mỡ tiết ra Leptin là một hormone protein có tác dụng tác động lên các hoạt động của cơ thể như: tác động lên sự điều hòa thể trọng, chuyển hóa, chức năng sinh sản và nhiều tác dụng khác. Đặc biệt là Leptin điều hòa nồng độ đường trong máu thông qua hai con đường là kiểm soát sự ngon miệng và tích trữ năng lượng, thông tin cho gan về sử dụng glucose dự trữ. Khi hai con đường trên bị phá vỡ sẽ dẫn đến bệnh ĐTĐ [18]. Khi khối mô mỡ tăng thì làm gia tăng Leptin cùng với sự chuyển hóa bù trừ cho bảo tồn sự nhạy cảm của insulin [117].

Resistin là hormone được tiết ra từ mô mỡ. Trong quá trình biệt hóa mô mỡ thì nồng độ của Resistin sẽ tăng lên. Nồng độ của Resistin máu tăng lên ở người béo phì do chế độ ăn hoặc nguồn gốc di truyền. Giữa béo phì và đái tháo đường có mối liên kết của Resistin, đó chính là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường týp 2 [55].

Adiponectin là một hormone được tiết ra từ các tế bào mỡ của mô mỡ, có tác dụng chống xơ vữa động mạch và tăng độ nhạy của insulin. Adiponectin cũng có tác dụng gây hạ đường huyết bằng cách giảm kháng insulin, Adiponectin không làm tăng cân và có tác dụng chống viêm nhờ tác động lên các tế bào nội mạc. Người béo phì và đề kháng insulin thường có nồng độ Adiponectin trong máu thấp [122].

Yếu tố hoại tử bướu alpha (Tumor Necrosis Factor alpha: TNFα) được tế bào mỡ tạo ra ảnh hưởng đường tín hiệu insulin. Interleukin – 6 (IL- 6) do tế bào mỡ và tế bào miễn dịch sản xuất, tăng ở người béo phì và ĐTĐ týp 2. Chất IL- 6 kích thích trục dưới đồi – yên – thượng thận và làm tăng các axit béo tự do (FFAs). Cả hai đều gây kháng insulin [55].

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan

1.2. Tình hình nghiên cứu về đái tháo đường

1.3 Hiệu quả của các can thiệp phòng, chống đái tháo đường

1.4. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Địa điểm nghiên cứu

2.3. Thời gian nghiên cứu

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Phân tích xử lý số liệu nghiên cứu

2.6. Khống chế sai số

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu

2.8. Cán bộ tham gia nghiên cứu

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và các yếu tố liên quan

3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường,đái tháo đường ở người dân tộc khmer tại cộng đồng

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tốliên quan

4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường, đái tháođường týp 2 ở người dân tộc khmer

4.3. Hạn chế của đề tài

KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ CÂU HỎI

PHỤ LỤC

BẢNG CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể

CDC Center of Disease Control T rung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ

Cs Et al Cộng sự

ĐTĐ Diabetes Đái tháo đường

EASD European Association forthe Study of Diabetes,

Hiệp hội nghiên cứu đái tháođường Châu Âu

ESC European Society of Cardiology Hội tim mạch Châu Âu

FFAs Free fat acides Các axit béo tự do

FINDRISC Finnish Diabetes Risk Score Thang điểm nguy cơ đái tháođường Phần Lan

GDNG Impaired Glucose Tolerance (IGT) Giảm dung nạp glucose

HA Huyết áp

HATT Huyết áp tâm thu

HATTr Huyết áp tâm trương

HbA1c Hemoglobine A1c Hemoglobine A1c

HDL. C High Density lipoproteincholesterol Lipoprotein gắn cholesterol có tỷtrọng cao

IDF International Diabetes Foundation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế

LDL. c Low Density lipoproteincholesterol Lipoprotein gắn cholesterol có tỷtrọng thấp

MCT Body Fat Mỡ cơ thể

MNT Visceral Fat Mỡ nội tạng

NPDNG Oral Glucose Tolerance Test Nghiệm pháp dung nạp glucose

NXB Nhà xuất bản

OR Odd ratio Tỷ số chênh

RR Risk ratio Tỷ số nguy cơ

TG Triglycerid

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

THA Hypertension Tăng huyết áp

TT- GDSK Truyền thông – giáo dục sứckhỏe

TCYTTG World Heath Organisation Tổ chức y tế thế giới

YTNC Yếu tố nguy cơ

TĐTĐ Prediabetes Tiền đái tháo đường

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết

1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường

1.3. Mười quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ cao nhất năm 2000 và ước tính năm 2030

2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và các rối loạn đường huyết theo WHO IDF 2008 cập nhật 2010 và theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ADA/ WHO, 2010

3.1. Tỷ lệ phân bố tuổi, giới, địa dư, nghề nghiệp, học vấn trên đối tượng nghiên cứu

3.2. Tỷ lệ người Khmer hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường

3.3. Tỷ lệ mức độ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường

3.4. Tỷ lệ người bệnh nhân đái tháo đường theo đặc điểm dân số học

3.5. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có kiến thức về phòng chống bệnh đái tháo đường

3.6. Tỷ lệ người dân tộc Khmer có thái độ đúng về phòng chống bệnh đái tháo đường

3.7. Tỷ lệ người dân tộc khmer tham gia thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường

3.8. Tỷ lệ người dân tộc Khmer thực hành vận động, tập thể dục thể thao, dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu/ bia

3.9. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường củangười dân tộc Khmer trên 45 tuổi

3.10. Liên quan về tuổi, giới, địa lý, nghề nghiệp đến bệnh đái tháo đường người dân tộc Khmer

3.11. Một số thói quen liên quan đến mắc bệnh đái tháo đường của người Khmer

3.12. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và cá nhân đến mắc bệnh đái tháo đường củangười Khmer

3.13. Mối liên quan đến bệnh đái tháo đường với các chỉ số sức khỏe trung gian củangười Khmer

3.14. Mối liên quan giữa các thói quen cuộc sống với bệnh đái tháo đường, qua phân tích hồiqui đa biến

3.15. Mối liên quan giữa các chỉ số sức khỏe trung gian với bệnh đái tháo đường, qua phântích hồi qui đa biến

3.16. Tình hình phân bố theo các yếu tố nguy cơ của người dân tộc Khmer

3.17. Một số yếu tố liên quan trên người dân tộc Khmer tiền đái tháo đường trong vàngoài thang điểm FINDRISC

3.18. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới củangười dân tộc Khmer bình thường

3.19. Phân tích các yếu tố liên quan đến tiến triển đái tháo đường týp 2 trong 10 năm tới củangười tiền đái tháo đường

3.20. So sánh kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường

3.21. So sánh tỷ lệ thay đổi thói quen ăn ngọt, ăn mỡ, chất béo, ăn rau, trái câyphòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp

3.22. So sánh tỷ lệ người dân ăn sau 20 giờ luyện tập thể dục, giảm rượu bia, thuốc láphòng bệnh đái tháo đường trước và sau can thiệp

3.23. So sánh tỷ lệ người dân giảm rượu bia, thuốc lá phòng bệnh đái tháo đường trướcvà sau can thiệp

3.24. So sánh tỷ lệ thay đổi mức độ vòng bụng, mỡ nội tạng, mỡ cơ thể trước và saucan thiệp

3.25. So sánh tỷ lệ thay đổi BMI, tăng huyết áp trước và sau can thiệp

3.26. Tình hình người bệnh khám chữa bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã

3.27. Tình hình phát hiện người bệnh đái tháo đường tại trạm y tế xã

3.28. Tình hình phát hiện người Khmer tiền đái tháo đường tại trạm y tế xã

3.29. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước và sau can thiệp

3.30. Các chỉ số sức khỏe của nhóm đái tháo đường trước sau can thiệp

3.31. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước, sau can thiệp

3.32. Các chỉ số sức khỏe của nhóm tiền đái tháo đường trước sau can thiệp

3.33. So sánh trước và sau can thiệp về tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường củanhóm chứng và nhóm can thiệp

3.34. Tình hình người bệnh đái tháo đường thay đổi sau can thiệp tại trạm y tế

3.35. Tình hình người tiền đái tháo đường thay đổi sau can tại trạm y tế

3.36. Tỷ lệ xã can thiệp tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đườngtheo chỉ tiêu kế hoạch thực hiện nghiên cứu

3.37. Tỷ lệ xã can thiệp thực hiện công tác thực hành phòng chống đái tháo đường

DANH MỤC HÌNH

1.2. Bản đồ tỉnh Hậu Giang và các địa điểm nghiên cứu

2.1. Cân phân tích trở kháng điện sinh học

2.2. Máy D10 - BIO- RAD xét nghiệm HbA1c

DANH MỤC SƠ ĐỒ

2.1 Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp phòng chống bệnh đái tháođường ở đồng bào người dân tộc Khmer

2.2. Sơ đồ mô hình can thiệp phòng chống bệnh ĐTĐ tỉnh Hậu Giang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

3.1. Tỷ lệ hiểu biết đúng của người dân

3.2. Tỷ lệ người dân thực hành đúng phòng chống đái tháo đường

3.3. Yếu tố liên quan ở người dân tiền đái tháo đường trong thang điểm FINDRISC

3.4. Tỷ lệ mức độ nguy cơ trên người mắc tiền đái tháo đường

3.5 Kiến thức người dân về phòng chống bệnh đái tháo đường


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Lê Văn Bàng (2008), “Tiền đái tháo đường”, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết Đái tháo đường Miền Trung lần thứ VI, Tạp chí Y học thực hành, số 616 – 617, tr. 79.

2. Đặng Quốc Bảo (2004), “Chế độ ăn uống và tập luyện phòng chữa bệnh tim mạch”. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội

3. Tạ Văn Bình (2008), “Hội chứng chuyển hóa”, Chuyên đề nội tiết chuyển hóa, NXB Y học, Hà Nội, tr. 360.

4. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Thị Tô Nga, (2012), “Tình hình bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở Quảng Bình năm 2011”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6.2012, tr. 33 - 37

5. Tạ Văn Bình (2004), “Thực trạng bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở 4 thành phố lớn ở Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần II, NXB Y học, tr. 512.

6. Tạ Văn Bình và cộng sự (2004), “Đánh giá kiến thức thái độ thực hành của người bệnh đái tháo đường trước và sau khi giáo dục tự chăm sóc”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần II, NXB Y học, tr. 292.

7. Tạ Văn Bình (2004), “Nghiên cứu ảnh hưởng thói quen ăn uống và chế độ ăn với bệnh đái tháo đường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần II, NXB Y học, tr. 280.

8. Tạ Văn Bình (2007), “Kết quả điều tra đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở đối tượng có nguy cơ cao ở Phú Thọ, Sơn la, Thanh Hóa và Nam Định năm 2003”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 748.

9. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường –Tăng glucose máu, NXB Y học, tr. 55,707.

10. Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2007), “Đánh giá tỷ lệ đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ tại một quận nội thành và một huyện ngoại thành Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 617 – 627.

11. Tạ Văn Bình, Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan về chế độ ăn và bệnh đái tháo đường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr.633.

12. Nguyễn Xuân Châu (2009), “Môi trường vùng đồng bào dân tộc Khmer thực trạng và thách thức”, Tạp chí lý luận của Ủy ban dân tộc, tr. 29 - 32

13. Lê Văn Chi (2008), “Tần suất hiện mắc đái tháo đường và rối loạn glucose máu lúc đói ở người lớn trên 15 tuổi tại 7 phường của thành phố Huế”, Tạp chí y học thực hành, số 617 – 618, tr. 289.

14. Vũ Huy Chiến và cộng sự (2007), “Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 tại một số vùng dân cư tỉnh Thái Bình”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 490.

15. Nguyễn Huy Cường, Nguyễn Quang Bảy, Tạ Văn Bình (2005), “Tỷ lệ bệnh đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở khu vực Hà Nội (lứa tuổi trên 15)”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần II, NXB Y học, tr. 490.

16. Trần Hữu Dàng (1996), “Nghiên cứu về tình hình đặc điểm đái tháo đường ở Huế, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Hà Nội. 1996.

17. Trần Hữu Dàng, Hoàng Xuân Thuận và cộng sự (2005), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở người từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Qui Nhơn năm 2005”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 648.

18. Trần Hữu Dàng (2006), “Leptin và chất tiết ra từ mô mỡ nguồn gốc bệnh tật do béo phì”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr. 338 – 345.

19. Trần Hữu Dàng (2008), Giáo trình sau Đại học chuyên ngành Nội tiết – Chuyển hóa, NXB Đại học Huế, tr. 221 – 246,304.

20. Trần Hữu Dàng (2010), “Tiền đái tháo đường”, Tạp chí Nội khoa, số 4, NXB Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 17.

21. Trần Thị Minh Diễm, Đào Thị Dừa (2010), “Bệnh đái tháo đường týp 1”, Bệnh đái tháo đường týp 1 và Hội chứng đa nội tiết tự miễn, NXB Đại học Huế, tr. 150.

22. Tô Văn Hải, Ngô Mai Xuân và cộng sự (2006), “Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr. 93 – 94.

23. Huỳnh Nhân Hải, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2012). “Tỷ lệ đái tháo đường typ 2 không được chẩn đoán tại thành phố Vĩnh Long”. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6.2012, tr 349 - 353

24. Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy, (2012). Dự báo nguy cơ đái tháo đường týp 2 bằng thang điểm FINDRISC ở bệnh nhân tiền đái tháo đường từ 45 tuổi trở lên, Tạp chí Y Dược Học, Trường đại học Y Dược Huế, số 10, tr. 20 - 29.

25. Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Tầm soát và dự báo tiền đái tháo đường và đái tháo đường chưa được chẩn đoán ở đối tượng trên 45 tuổi qua một số thang điểm”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6, tr. 58 - 749

26. Lưu Ngọc Hoạt (2012), Thống kê cơ bản trong sinh y học, NXB Y học, Bộ Y tế, tr. 67,68.

27. Hà Thị Kim Hồng, Nguyễn Thy Khuê (2006). “Tăng huyết áp và tiểu albumin vi lượng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, tạp chí Y học thực hành, số 673 – 674, tr. 204 – 205.

28. Đinh Thanh Huề (2004), Phương pháp dịch tễ học, NXB Y học, tr. 74.

29. Nguyễn Kim Hưng và cs (2004), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở người trưởng thành trên 15 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị Khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 499 - 511.

30. Hà Huy Khôi (2009), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, NXB Y học, tr. 55 – 56.

31. Nguyễn Thy Khuê (2007), “Bệnh đái tháo đường”, Nội tiết học đại cương, NXB Y học, tr. 373.

32. Nguyễn Thy Khuê và cộng sự (2009), “Phân loại đái tháo đường”, Khuyến cáo về bệnh đái tháo đường, NXB Y học, tr. 15 – 17.

33. Nguyễn Thy Khuê, Trần Minh Triết (2012), “Tỉ lệ đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở nhóm công chức, viên chức quận 10 TP Hồ Chí Minh”. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, Q 1. Số 6, tr. 333 - 341

34. Nguyễn Văn Lành (2011) “Tình hình đái tháo đường ở lứa tuổi 40 – 69 tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang” Y học thực hành số 5/2011, tr 124 – 126

35. Tiêu Văn Linh (2005), “Khảo sát về bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ nhóm tuổi 36 – 64 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 723.

36. Trần Minh Long, Nguyễn Văn Hoàn (2012), “Một số yếu tố liên quan đái tháo đường typ 2 ở đối tượng có nguy cơ cao nhóm tuổi từ 30 – 69 tại tỉnh Nghệ An năm 2010”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, Quyển 1. Số 6, tr. 224 - 232

37. Nguyễn Kim Lương (2010), “Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 và bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát”, Tạp chí Nội khoa, số 4, tr. 286.

38. Huỳnh Văn Minh (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010, NXB Y học, tr. 3 – 5.

39. Ngô Thanh Nguyên (2010), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2009”, Tạp chí Nội khoa, số 4, NXB Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 534.

40. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2009), “Tỷ lệ kháng insulin ở người cao tuổi béo phì dạng nam”, Tạp chí Y học thực hành, số: 673 – 674, NXB Bộ Y tế, tr. 87 – 88.

41. Nguyễn Thị Nhạn (2006), “Đái tháo đường ở người già”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr. 80 – 81.

42. Trần Văn Nhật và cs (2008), “Thực trạng đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở Đà Nẵng”, Tạp chí y học thực hành, số 616 – 617, NXB Bộ Y tế, tr. 319.

43. Phan Long Nhơn, Đặng Xuân Hào (2012), “Nghiên cứu thực trạng tiền đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại BVĐKKV Bông Sơn Bình Định”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Quyển 1. Số 6, tr. 22 - 27.

44. Ngô Thanh Nguyên, Phan Huy Anh Vũ (2012), “Nghiên cứu tình hình đái tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011” Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6, tr. 195 - 199

45. Lê Phong, Trần Văn Dũng (2012), “Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường tại tỉnh Cao Bằng năm 2011”. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6, tr. 116 - 122

46. Cao Mỹ Phượng và cs (2006), “Tình hình đái tháo đường týp 2 và đặc điểm khác nhau ĐTĐ týp 2 giữa dân tộc Kinh và Khmer tỉnh Trà Vinh năm 2004”, Hội nghị Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP Hồ Chí Minh mở rộng lần IV, NXB Y học thực hành (616 – 617), tr. 69.

47. Cao Mỹ Phượng (2012) “Nghiên cứu kết quả can thiệp cộng đồng phòng chống tiền đái tháo đường – đái tháo đường týp 2 tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh”, Luận án tiến sĩ học, Đại học Huế.

48. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Thang điểm FINDRISC và dự báo nguy cơ đái tháo đường trong 10 năm trong cộng đồng”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6, tr. 2 - 10.

49. Phạm Hồng Phương, Lê Quang Tòa và cs (2012), “Thực trạng bệnh đái tháo đường týp 2, và tiền đái tháo đường tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2011”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012 Q 1. Số 6, tr. 48 - 57

50. Thái Hồng Quang (2008), “Dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh đái tháo đường týp 2”, Kỷ yếu Hội nghị Nội tiết Đái tháo đường Miền Trung lần thứ IV, Tạp chí Y học thực hành (616 – 617), tr. 69.

51. Nguyễn Hứa Quang, Nguyễn Hải Thủy (2005), “Rối loạn glucose máu ở đối tượng con của bệnh nhân đái tháo đường thể 2”, Tạp chí Y học thực hành, số 521, tr. 440.

52. Nguyễn Vinh Quang (2007), “Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh đái tháo đường và hiệu quả của biện pháp can thiệp cộng đồng tại Nam Định, Thái Bình (2002 – 2004)”, Luận án tiến sĩ học, Học viện Quân Y.

53. Nguyễn Vinh Quang, Lê Phong và cs (2012), “Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh đái tháo đường tại Việt Nam năm 2011”. Tạp chí Nội tiết đái tháo đường. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường toàn quốc lần thứ VI. Huế, 2012, số 6, Q 1, tr. 180 - 186

54. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Thọ Lịch (2005), “Khảo sát tăng đường máu ở đối tượng ăn chay trên 40 tuổi”, Tạp chí Y học thực hành (507 – 508), NXB Bộ Y tế, tr. 100.

55. Nguyễn Hải Thủy (2006), “Đặc điểm kháng insulin trong bệnh nhân đái tháo đường”, Tạp chí Y học thực hành, số 548, tr. 17 – 18.

56. Nguyễn Hải Thủy (2008), Bệnh tim mạch trong rối loạn nội tiết và chuyển hóa, NXB Đại học Huế, tr. 59.

57. Nguyễn Hải Thủy (2009), Bệnh tim mạch trong đái tháo đường, NXB Đạị học Huế, tr. 25.

58. Mai Thế Trạch (1993), “Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh đái tháo đường ở nội thành TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24.

59. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Hải Thủy, Võ Văn Thắng (2010), “Tình hình bệnh đái tháo đường týp 2 ở đối tượng trên 45 tuổi tại bệnh viện Quận Hải Châu – Đà Nẵng”, Tạp chí Nội khoa, số 4, NXB Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 498.

60. Hoàng Kim Ước và cs (2007), “Thực trạng bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ cao tại thành phố Thái Nguyên năm 2006”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 691 – 692.

61. Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), “Điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ ở tỉnh Kiên Giang năm 2004”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học, Hội nghị Khoa học ngành Nội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần III, NXB Y học, tr. 704 – 705.

62. Phạm Nguyễn Vinh (2006), “Bệnh tăng huyết áp: cơ chế, dịch tễ, lâm sàng và chẩn đoán”, Bệnh học tim mạch tập II, NXB Y học, tr. 233.

63. Hoàng Trung Vinh (2006), “Kháng insulin và chức năng tiết của tế bào bêta ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tuổi trên 60”, Tạp chí y học thực hành, số 616 – 617, tr. 252.

64. Hồ Thị Thùy Vương, Nguyễn Hải Thủy (2009), “Nghiên cứu tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng trong giai đọan tiền đái tháo đường”, Tạp chí Nội khoa, Tổng hội Y Dược học Việt Nam, tr. 681.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

65. American Diabetes Association (2006). Diabetes care. 2006; 29 (suppl 1): pp. S43 – S 48.

66. Accu – Chek Inform System (2007), “Total Quality Management Policies and Procedures and In - Service Program”, Roche Diagnostics, p. 21.

67. American Diabetes Association (2008), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2008”, Diabetes Care, Vol. 31 (1), pp. S 13,14,20.

68. American Diabetes Association (2009), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2009”, Diabetes Care, Vol. 32, Supplement 1,11/2009, pp. 17 – 41.

69. American Diabetes Association (2010), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2010”, Diabetes Care, Vol. 33 (1), pp. S11 – S61

70. American Diabetes Association (2010), “Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, Vol. 33, pp. S62 – S66

71. American Diabetes Association (2011), “Standards of Medical Care in Diabetes – 2011”, Diabetes Care, Vol. 34 (1), p. S13

72. Amini M., Janghorbni M. (2007), “Diabetes and impaired glucose regulation in first degree relatives of patients with type 2 diabetes in Isfahan, Iran: prevalence and risk factors”, Review Diabetes Study, Vol. 3 (4), p. 169.

73. Barclay L. (2008), “New AACE. Guidelines for Prediabetes Management”, Medscape, Medical News, 25/09/2008

74. Bennett P. H., Knowler W. C. (2006), “Definition, Diagnosis, and Classification of Diabetes Mellitus and Glucose Homeostasis”, Joslin’s Diabetes Mellitus, 14th, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 110.

75. Center for Disease Control and Prevention, National Diabetes Fact Sheet (2011), “Fast Facts on Diabetes”, CDC – Info Atlanta, GA 30341 – 3717. USA, pp. 11.

76. Center for Disease Control and Prevention, National Diabetes Fact Sheet (2011), “Diagnosed and undiagnosed Diabetes in the United States, all ages, 2010”, CDC – Info, Atlanta, GA 30333, USA, 23/5/2011.

77. Center for Disease Control and Prevention (2011), “Get the Facts on Diabetes”, CDC – Info, Atlanta, GA 30333, USA, 26/01/2011.

78. Collino M. (2011), “High dietary fructose intake: Sweet or Bitter Life”, World Journal of Diabetes: WJD, Vol. 2 (6), pp. 79 – 80,15/01/2011.

79. Cullmann M., Hilding A., Ostenson C. G. (2011), “Alcohol consumption and risk of pre - diabetes and type 2 diabetes development in a Swedish population”, A Journal of the British Diabetic Association, DOI: 10.1111/ j. 1464,9/2011.

80. Dean L, King H, Keuky L. et al (2005), Diabetes and associated disorders in Cambodia: two epidemiological surveys The Lancet, 2005; 366 (9497): 1633 - 1639.

81. Dean L., McEntyre J. (2004), “The Genetic Landscape of Diabetes”, US National Library of Medicine – National Institute of Health, Bookshelf ID. NBK. 1671,7/7/2004.

82. Diabetes Atlas (2009), “National Diabetes Programmes”, International Diabetes Federation Report, Belgium, 08/03/2009.

83. Farouq I. Al Zurba and Ahmad Al Garf (1996), “Prevalence of diabetes mellitus among Bahrainis attending primary health care centres”, The Eastern Mediterranean Health Journal, Vol. 2 (2), pp. 274.

84. Frank B. (2011), “Globlization of Diabetes: The role of diet, lifestyle, and genes”, Diabetes Care, Vol. 34, pp. 1249 – 1255,6/2011.

85. Garber A. J., Handelsman Y. (2008), “American College of Endocrinology Consensus Statement on the Diagnosis and Management of Pre - diabetes in the Continuum of Hyperglycemia. When do the risk diabetes begin?”, American College of Endocrinology, Task force on Prediabetes, 23/6/2008.

86. Goldstein B. J., Muller – Wieland D. (2007), “Epidemiology of Type 2 Diabetes”, Type 2 Diabetes, Information Health Care 2nd, New York – London, pp. 3.

87. Green L. M., Kreuter M. W. (2005), Health Program Planning: An Educational and Ecological Approach 4th, NY. McGraw – Hill Higher Education.

88. Grundy SM et al (2005), “Insulin Resistance and Pre - diabetes: Diagnosis and Management of the Metabolic Syndrome”, Circulation, Vol. 112, pp. 2735.

89. Hippisley – Cox J. (2009), “Predicting risk of type diabetes in England and Wales: Prospective derivation and validation of QDScore”, BMJ, 338 – b880,17/3/2009.

90. Harvard School of Public Health (2009), “The Nutrition Source: How Sweet is it?”, hsph. harvard. edu/ nutritionsource 28/09/2011.

91. Harvard School of Public Health (2009), “The Nutrition Source: Balancing Risks and Benefits”, hsph. harvard. edu/ nutritionsource 28/09/2011.

92. Harvard School of Public Health (2011), “The Nutrition Source: Sugary Drinks or Diet Drinks: What’s the Best Choice?”, hsph. harvard. edu/ nutritionsource 28/09/2011.

93. Harvard School of Public Health (2011), “The Nutrition Source: Is Wine Fine, or Beer Better?”, hsph. harvard. edu/ nutritionsource 28/09/2011.

94. Harvard School of Public Health (2011), “The Nutrition Source: Healthy Beverage Guidelines, hsph. harvard. edu/ nutritionsource 28/09/2011.

95. Heikes K. E. et al (2008), “Diabetes risks calculator. A simple tool for detecting undiagnosed diabetes and pre – diabetes”, Diabetes Care, Vol. 31, pp. 1040 – 1045.

96. Hien T. Nghiem (2010), “Cutting Intake of Sugar – Sweetened Drinks Lowers BP in Obeservational Study CME”, Medscape CME, 06/01/2010.

97. Hossain P. et al (2007), “Obesity and Diabetes in the Developing World – A Growing Challenge”, The New England Journal of Medicine, Vol. 356, pp. 21,18/01/2007.

98. Haffner S. M. (1997), “The Prediabetic Problem: Development of non – insulin – dependent diabetes mellitus and related abnormalities”, Journal of Diabetes and Its Complications, Vol. 11 (2), pp. 69.

99. Haffner S. M. (2006), “Abdominal obesity, insulin resistance, and cardiovascular risk in pre - diabetes and type 2 diabetes”, Eur Heart J Suppl, Vol. 8 (suppul B), pp. B20 – B25.

100. Hales C. N., Barker D. J. P (2001) “The Thrifty Phenotype Hypothesis Type 2 Diabetes”, Oxford Journal, British Medical Bulletin, Vol. 60 (1), pp. 13.

101. International Diabetes Federation, (IDF), Diabetessatlas. Org/ Content/ What - Is - Diabetes. Accessed 25th January 2010.

102. Khardori R (2011), “Type 2 Diabetes Mellitus”, Medscape, Illinois University School of Medicine, Medscape 117853,14/9/2011.

103. Kraft S. (2011), “Mystery Diabetes Type 3 Hybrid; Alzheimer’s Drug May Help”, Medical New Today, 17/3/2011.

104. Le Nguyen T. D. S., Tran T. M. H., Kusama K., Ichikawa Y., Nguyen T. K., Yamamoto S. (2003), “Vietnamese type 2 diabetes subjects with normal BMI but high body fat”, Diabetes Care, Vol. 26, pp. 1946 – 1947.

105. Lindstrom J. Et al (2003), “The Finnish Diabetes Prevention Study (DPS)”, Diabetes Care, Vol. 26 (12), pp. 3236,12/2003.

106. Lindstrom J. And Tuomilehto J. (2003), “The Diabetes Risk Score, A practical tool to predict type 2 diabetes risk”, Diabetes Care, Vol. 26, pp. 725.

107. Lindstrom J. Et al (2006), “Sustained reduction in the incidence of type 2 diabetes by lifestyle intervention: Follow - Up of the Finnish Diabetes Prevention Study”, The Lancet, Vol. 368, pp. 1673,11/11/2006.

108. Lindstrom J. (2009), “The Finnish Diabetes Prevention Study (DPS). Lifestyle intervention and 3 - Year results on diet and physical activity. Diabetes Care 10.2337/ Diacare. 26.12.3230 Diabetes Care. 11/2003 vol. 26 no. 12 3230 - 3236

109. Li J. (2008), “A more simplified Finnish diabetes risk score for opportunistic Screening of undiagnosed type 2 diabetes in a German population with a family history of the metabolic syndrome”, Pubmed, Vol. 41 (2), pp. 98 – 103,2/2009.

110. Maj M. Et al (2011), “Age related changes in pancreatic beta cells: A putative extra – cerebral site of Alzheimer’s pathology”, World Journal of Diabetes, Vol. 2 (4), pp. 49,15/4/2011.

111. Makrilakis K., Liatis S., Grammatikou S. Et al (2011), “Validation of the Finnish Diabetes Risk Score (FINDRISC) Questionnaire for screening for undiagnosed type 2 diabetes, dysglycemia and the metabolic syndrome in Greece”, Pubmed, Diabetes Metab., Vol. 37 (2), pp. 144,151.

112. Manjeet S., Naresh K., Sushma S. Et al (2010), “The History of Diabetes Mellitus”, Australasian Medical Journal – AMJ, Vol. 3 (13), pp. 860.

113. Mawji K (2008), “Calculating portion size for an active day”, University of Regina Press. Pp. 124

114. Mehrotra R., Bajaj S., Kumar D. Et al (2000), “Influence of education and occupation on knowledge about diabetes control”, Motilal Nehru Medical College, Allahabad 211002, Uttar Pradesh, India, Vol. 13 (6), pp. 293.

115. Omron (2011), “Instruction Manual: Fat Analyser Scale Model HBF - 356”, Omron Health Care co. Ltd, Japan, pp. 1 – 5.

116. Pan XR. Et al (2003), “Effects of diet and exercise in preventing NIDDM in people with impaired glucose tolerance. The Da Qing IGT and Diabetes Study”, Med Journal, Vol 178 (7), pp. 367.

117. Polyzos, Stergios A., Kountouras. Et al (2011), “The Potential Adverse Role of Leptin Resistance in Nonalcoholic Fatty Liver Disease: A Hypothesis Based on Critical Review of the Literature”, Journal of Clinical Gastroenterology, Vol. 45 (1), pp. 50.

118. Powers A. C., (2008), “Diabetes Mellitus”, The Principles of Harrison’s Internal Medicine, McGraw Hill Medical, 17th, pp. 2280 – 2282.

119. Pratley R. E., Glenn M. (2007), “Prediabetes clinical relevance and therapeutic approach”, The British Journal of Diabetes and Vascular Disease, Vol. 7, pp. 120.

120. Ramachandran A. Et al (2010), “Diabetes in Asia”, The Lancet, Vol. 375 (9712), pp. 408.

121. Schwarz PE., Li J., Linstrom J. Et al (2009), “Tool for predicting the risk of type 2 diabetes in daily practice”, Pubmed 19021089, pp. 86,2/2009.

122. Su H., Lau WB., Ma XL. (2011), “Hypoadiponectinemia in Type 2 Diabetes: Molecular Mechanisms and Clinical Significance”, Thomas Jefferson University, Philadelphia, USA, Pubmed, 21916932,14/9/2011.

123. UNICEF (2009), “What Works for Children in South Asia New Born Care: An Overview”, The United Nations Children’s Fund, pp. 14 – 15.

124. U. S Department of Health and Human Service (2004), “The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation and Treatment of High Blood Pressure”, NIH Publication, No. 4 – 5230, pp. 11,8/2004.

125. Virginia Department of Health (2011), “Smoking and Diabetes”, Office of Family Health Services, Tobacco Use Control Project, 21/6/2011.

126. WHO Expert Consultation (2004), “Appropriate Body Mass index for Asian Populations and Its implications for policy and intervention strategies”, The Lancet, Vol. 363,10/01/2004, pp. 161.

127. World Health Organization/ International Diabetes Federation (2006), “Definition and Diagnosis of Diabetes Mellitus and Intermediate Hyperglycemia”, Report of a WHO/ IDF Consultation.

128. World Health Organization/ International Diabetes Federation (2007), “Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and Its Complications”, Report of a WHO/ IDF Consultation, pp. 1 – 3.

129. World Health Organization (2008), “Waist Circumference and Waist – Hip Ratio”, Report of a WHO Expert Consultation, Geneva, 8 – 11/12/2008, pp. 20 – 21.

130. Yoon K. H., Lee J. H., Kim J. W., et al (2006), “Epidemic Obesity and Diabetes Type 2 in Asia”, The Lancet, Vol. 368, pp. 1681.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể