Chuyển đến nội dung chính

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY





MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đềđặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - NHÌN TỪ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN

2.1. Một số khái niệm cơ bản

2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượngcao ở Việt Nam hiện nay

2.3. Những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan cơ bản tác độngđến việc phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay - Thựctrạng và nguyên nhân

3.2. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực nữchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NỮ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Nhóm giải pháp thuộc về điều kiện khách quan cho việc pháttriển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

4.2. Nhóm giải pháp thuộc về nhân tố chủ quan trong việc phát triểnnguồn nhân lực nữ chất lượng cao

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 146

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCH: Ban Chấp hành

BTV: Ban Thường vụ

CĐ, ĐH và sau ĐH: Cao đẳng, đại học và sau đại học

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND: Hội đồng nhân dân

NNLNCLC: Nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

NNLCLC: Nguồn nhân lực chất lượng cao

NNLN: Nguồn nhân lực nữ

NNL: Nguồn nhân lực

QH: Quốc hội

TCCN và TC nghề: Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề

TW: Trung ương

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố lực lượng lao động phân theo trình độ năm 2010

Bảng 3.2: Phân bố trình độ lực lượng lao động phân theo thành thị - Nông thôn năm 2010

Bảng 3.3: Phân bố NNLN năm 2010 phân theo vùng và theo trình độ

Bảng 3.4: Tỷ lệ NLNCLC phân theo trình độ tham gia vào hoạt động kinh tế - Xã hội 71

Bảng 3.5: Tỷ lệ NNLNCLC có học hàm, học vị từ năm 2007 - 2011

Bảng 3.6: Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành (BCH) Đảng ủy các cấp1991 – 2015

Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức vụ trong các cấp ủy Đảng

Bảng 3.8: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong Quốc hội

Bảng 3.9: Tỷ lệ nữ trong HĐND các cấp 1989 - 2016

Bảng 3.10: Tỷ lệ nhân lực nữ giữ các chức danh trong HĐND các cấp

Bảng 3.11: Tỷ lệ nhân lực nữ lãnh đạo, quản lý Nhà nước cấp Trung ương

Bảng 3.12: Tỷ lệ nhân lực nữ tham gia UBND các cấp

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến chăm sóc thai sản,2001 – 2009

Bảng 3.14: Số giờ làm việc nhà bình quân 1người/ Ngày của dân sốchia theo giới tính và trình độ học vấn

Bảng 3.15: Thu nhập bình quân/ Tháng của NNLCLC

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò quan trọng của phụ nữ trong quá trình sản xuất vật chất, tinh thần, đặc biệt là tái sản xuất con người. Tuy nhiên, nhiều nơi trên thế giới, so với nam giới, phụ nữ vẫn phải chịu những thiệt thòi, chưa được đánh giá đúng về vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Trong thời gian qua, trên quy mô toàn cầu, nhiều quốc gia việc phát triển NNLN đã đạt được nh ững thành tựu đáng khích lệ trên mọi phương diện: Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động của xã hội; Trong gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nam giới để phát triển và khẳng định bản thân.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng phân biệt đối xử có tính bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại với những mức độ khác nhau ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt, đối với các nước nghèo, lạc hậu. Chính v ấn đề này đã làm ảnh hưởng tới khả năng vươn lên khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới.

Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò, vị trí, chức năng của phụ nữ, coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những đường lối, chủ trương, chính sách phát triển và sử dụng sức mạnh to lớn của NNLN cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, để phát triển được NNLNCLC trong điều kiện hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Điều kiện xuất phát của đất nước vốn đã lạc hậu; Chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của Nho giáo nên vấn đề phát triển NNLNCLC là một nội dung quan trọng cần được đặc biệt quan tâm, nghiên cứu. Hiện nay, những cơ2 hội và thử thách đã và đang đặt ra hơn bao giờ hết, mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có NNLN, đặc biệt là NNLNCLC.

Nguồn nhân lực nữ, bộ phận chiếm phần nửa dân cư trong xã hội, với sức lao động dồi dào, óc sáng tạo phong phú, là nguồn lực to lớn và rất quan trọng có thể khai thác và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - Xã hội.

Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng cần ghi nhận ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới, số lượng phụ nữ nắm giữ các chức vụ chính quyền cấp cao, kể cả cấp cao nhất và bộ phận NNLNCLC ở các lĩnh vực khác nhau tăng lên rõ rệt. Thụy Điển là quốc gia tiêu biểu, “phụ nữ Thụy Điển có tất cả các quyền bình đẳng tuyệt đối như nam giới, từ giáo dục cho đến các quyền thừa kế tài sản. Hiện có ½ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong nghị viện, chính phủ và ban lãnh đạo các địa phương” [31, tr. 107]. Mặc dù vậy, NNLNCLC vẫn chưa được khai thác và phát triển đúng với khả năng của nó.

Thực tế chứng minh, NNLN không thua kém nam giới - Xét trên phương diện trí tuệ, năng lực và những phẩm chất khác. Như vậy, việc phát triển NNLN, đặc biệt NNLNCLC là một trong những vấn đề quan trọng hiện nay. Bởi nếu không ta sẽ đánh mất đi một nửa sức mạnh của đất nước cho phát triển kinh tế - Xã hội. Hơn nữa, việc giải phóng, phát triển tiềm năng trí tuệ của NNLNCLC là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội. Trình độ phát triển xã hội đã tạo điều kiện khách quan cho phép khai thác và phát triển tiềm năng đó ở mức độ cao hơn. Muốn khai thác được tối đa sức mạnh của NNLNCLC thì chúng ta phải biết kết hợp một cách có hiệu quả sự tác động của điều kiện khách q uan và nhân tố chủ quan trong quá trình tác động vào việc phát triển NNLNCLC. Do vậy, NNLNCLC nước ta cần được phát triển như là một bộ phận quan trọng của NNLCLC nói chung trong quá trình phát triển đất nước hiện nay.

Vừa là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, vừa là một bộ phận của nguồn nhân lực nước ta, NNLNCLC đã và đang say mê lao động sáng tạo với nhiệt tình và khả năng vốn có của mình đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước và sự nghiệp đấu tranh giải phóng phụ nữ. Đồng thời, nguyện vọng tha thiết chung của NNLNCLC là xã hội và gia đình tạo cho họ những điều kiện khách quan thuận lợi để nâng cao trình độ, khả năng nhằm góp phần to lớn hơn vào quá trình phát triển đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh.

Với mục đích như vậy, việc nghiên cứu vấn đ ề phát triển NNLNCLC - Nhìn từ góc độ tác động qua lại giữa điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan và những đóng góp của họ cho phát triển kinh tế - Xã hội của đất nước trong thời gian qua như thế nào? Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp khả thi để phát triển được NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước là vấn đề bức thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Với suy nghĩ vậy, tôi chọn đề tài “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục tiêu của luận án

Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, đánh giá thực trạng NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của luận án

Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở đó, kế thừa những giá trị tích cực của các công trình nghiên cứu trước và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Thứ hai, hệ thống hóa và luận giải những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài; Phân tích tầm quan trọng và những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động tới việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, phân tích thực trạng, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ góc độ triết học nhìn từ mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về NNLNCLC (trong độ tuổi học tập và lao động) Tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - Xã hội từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới đất nước.

Nghiên cứu thực trạng NNLNCLC và những vấn đề đặt ra trong phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay, qua số liệu thống kê NNLNCLC tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị và khoa học, công nghệ. Với giả thiết là các lĩnh vực khác cũng có điều kiện phát triển giống như các lĩnh vực này.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò của phụ nữ, giải phóng phụ nữ và những nghiên cứu về lao động nữ đã có.

4.2. Phương pháp nghiên cứu:

Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận để luận giải, phân tích vấn đề.

Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, đối chiếu so sánh, xử lý số liệu thống kê.

Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp liên ngành của xã hội học và khoa học về giới….

5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án

Luận án góp phần làm rõ thêm về NNLNCLC, phát triển NNLNCLC và tầm quan trọng của việc phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Luận án góp phần phân tích thêm một số mâu thuẫn cơ bản từ tiếp cận giới trong việc phát triển NNLNCLC của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số giải pháp thuộc về điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan chủ yếu nhằm phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Bước đầu luận án có những tiếp cận mới về vấn đề giới trong chiến lược NNLNCLC nói riêng và NNLCLC của Việt Nam nói chung.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNLNCLC, bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo trong hoạch định chiến lược và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề phát triển NNLNCLC ở Việt Nam hiện nay.

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về NNLNCLC, về giới và phát triển trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương.

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực

PTS Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (Viện kinh tế thế giới) (1996), Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát về vai trò của NNL trong nền kinh tế đổi mới và kinh nghiệm phát triển NNL ở khía cạnh phát triển giáo dục ở một số nước trên thế giới. Vận dụng tốt những kinh nghiệm quý báu đó vào việc phát triển NNL ở nước ta sẽ góp phần tạo ra NNLCLC, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - Xã hội phát triển.

Chương trình khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX- 07, đề tài KX- 07- 18, PGS. TS Nguyễn Trọng Bảo chủ biên (1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡ ng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Cuốn sách giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề “bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng ta ghi trong cương lĩnh, Nhà nước ta ghi trong Hiến pháp. Đặc biệt, các tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, trên cơ sở đó, đã đưa ra một số giải pháp để phát triển nguồn lực này.

GS. PTS Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309) (1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách. Đề tài đã làm rõ những vấn đề đặt ra của đội ngũ trí thức Việt Nam với tư cách là một nguồn lực quan trọng, cơ bản của NNL; Vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; Thực trạ ng đội ngũ trí thức và chính sách của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Trên cơ sở đó, có chính sách chiến lược phát triển đối với đội ngũ trí thức Việt Nam để họ xứng đáng với vai trò là lực lượng trụ cột, bộ phận tinh túy nhất của NNL.

TS. Đỗ Minh Cương, PGS. TS Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách đã đề cập đến một số nội dung về giáo dục đại học, đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển NNL giáo dục đại học, bộ phận nhân lực có trình độ cao trong NNL nước ta, để phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.

TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Đánh giá thực trạng 15 năm đổi mới lĩnh vực NNL; Giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề này; Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta tới năm 2010.

Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp các bài nghiên cứu, bài viết, bài tham luận tại Hội thảo của Đề tài KX. 05.11 thuộc Chương trình khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX. 05 (giai đoạn 2001 - 2005), với các vấn đề lý luận, kinh nghiệm và những khuyến nghị chính yếu trong quản lý NNL Việt Nam. Công trình có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước ta quản lý hiệu quả NNL Việt Nam, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Tác giả đã làm rõ một số8 vấn đề chung về CNH, HĐH như: Khái lược quá trình công nghiệp hóa trên thế giới; Nội dung, bản chất, tính tất yếu và đặc đ iểm của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay; Đồng thời làm rõ vai trò của nguồn lực con người đó là yếu tố quyết định sự nghiệp CNH, HĐH; Thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu CNH, HĐH. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những giải pháp cơ bản: Nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực con người; Nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; Nhóm giải pháp xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam.

Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Các tác giả đã trình bày: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về quản lý NNL như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người; Các mô hình quản lý NNL; Các yếu tố tác động đến quản lý NNL và các chính sách vĩ mô tác độ ng đến quản lý NNL; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Thụy Điển, kinh nghiệm của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; Những tư liệu thu thập được từ các cơ quan quản lý cũng như số liệu điều tra thực tiễn phong phú, có hệ thống và có độ tin cậy cao là những tư liệu có giá trị đánh giá hiện trạng và phát triển những vấn đề trong quản lý NNL ở nước ta. Đặc biệt, các tác giả đã phân tích những khác biệt trong quản lý NNL ở một số lĩnh vực: Hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh qua kết quả điều tra xã hội học. Đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và phát triển NNL trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế; Các tác giả đã kiến nghị áp dụng những mô hình quản lý NNL phù hợp thay thế cho các mô hình đã lạc hậu. Đồng thời cuốn sách cũng đề xuất hệ thống9 những quan điểm và giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NNL trong ba khu vực: Hành chính nhà nước, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh.

Các đề xuất này khá toàn diện, đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi. Bộ Kế hoạch và đầu tư (tháng 7 năm 2011), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020. Báo cáo là một công trình khoa học quý báu của các nhà khoa học, đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng sau: Hiện trạng phát triển NNL Việt Nam với những thành tựu cơ bản, những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của nó; Phương hướng phát triển NNL Việt Nam đến năm 2020 và những vấn đề đặt ra; Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực nữ chất lượng cao

TS. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội; Đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam, từ đó khẳng định sự cần thiết phải chăm lo phát triển và phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu như: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới; Cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm tạo nguồn cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; Tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ; Xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh thúc đẩy sự phát triển cao và bền vững của nguồn lực trí tuệ Việt Nam.

Đây là những giải pháp mang tính khả thi để phát triển NNL đỉnh cao trong NNL của đất nước. Công trình có ý nghĩa quan trọn g về mặt lý luận trong việc phát triển và phát huy sức mạnh của nguồn lực trí tuệ, bộ phận quan10 trọng nhất của NNLCLC, góp phần phát triển nhanh nguồn lực này nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nghiên cứu: Góp phần làm phong phú thêm những lý luận mới về phát triển NNLNCLC để hình thành nền kinh tế tri thức thông qua những phân tích nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển lực lượng này; Thực hiện việc đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức giai đoạn 2001 - 2007 gắn với những nội dung tiêu chí và những yếu tố tác động đã nêu trên; Đề xuất một số giải pháp phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những đề xuất đó góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển NNLCLC thực sự trở thành lực lượng tiên phong trên hành trình hiện thực hóa nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội. Nội dung cuốn sách trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - Công nghệ sản xuất kinh doanh, quản lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu (Đức, Pháp, Anh), châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Á khác). Từ đó tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn tài năng hiện có. Công trình nghiên cứu của tác giả có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nước ta trong việc phát hiện, đào tạo, sử dụng tài năng khoa học - Công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và công cuộc đổi mới đất nước.

Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), đã chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề, Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường. Các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về NNLCLC và tìm hiểu những yếu tố tác động. Đề tài cũng bước đầu đánh giá thực trạng một số nhóm NNLCLC của nước ta và đề xuất những phương hướng, giải pháp để phát triển NNLCLC của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

PGS. TS Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. Cuốn sách giúp chúng ta đánh giá tương đối toàn diện, súc tích về những mặt tốt và hạn chế của thực tiễn đào tạo và sử dụng nhân tài của ông cha ta trong các thời kỳ lịch sử, từ thời kỳ dựng nước, đến thời kỳ Bắc thuộc, trải qua thời kỳ buổi đầu xây dựng Nhà nước quân chủ độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV và trong lịch sử trung đại Việt Nam cùng với quan niệm dân gian Việt Nam về nhân tài; Bên cạnh đó, là quan niệm mới về nhân tài ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự xuất hiện của đội ngũ trí thức

Tây học. Cuối cùng, tác giả đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về việc đào tạo thế hệ nhân tài góp phần xây dựng Đảng cứu nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược phát triển, sử dụng, trọng đãi, tôn vinh nhân tài - NNLCLC ở nước ta hiện nay.....


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA NCS CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Giáng Hương (2010), "Giáo dục đạo đức cho sinh viên nhằm phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (số 6), tr. 46 - 50.

2. Nguyễn Thị Giáng Hương (2010), "Phát huy nguồn lực con người trong giáo dục - Đào tạo đại học", Tạp chí Lý luận chính trị, (số 7), tr. 55 - 59.

3. Nguyễn Thị Giáng Hương (2011), "Phụ nữ học tập nâng cao trình độ - Những khó khăn, trở ngại và giải pháp", Tạp chí Lao động và xã hội, (số 405), tr. 26 - 28.

4. Nguyễn Thị Giáng Hương (2011), "Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành giáo dục hiện nay - Một số vấn đề cần quan tâm", Tạp chí Giáo dục, (số 270), tr. 1 - 3.

5. Nguyễn Thị Giáng Hương (thành viên, 2012), Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Giáng Hương - Nguyễn Thị Huệ (đồng tác giả) (2012), “Phụ nữ Việt Nam tiến tới mục tiêu bình đẳng giới” trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa với bình đẳn g giới ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính tr ị quốc gia, Hà Nội, tr. 249 - 259.

7. Nguyễn Thị Giáng Hương (2012), "Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (số 12), tr. 16 - 22.

8. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), "Phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở nước ta và những vấn đề đặt ra", Tạp chí Cộng sản, (số 74), tr. 51 - 54.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

2. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội.

3. Hoàng Chí Bảo (2006), Văn hóa và con người Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên, 1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài, Chương trình khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX - 07, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Tony Buzan (2007), Bản đồ tư duy trong công việc, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

6. Hoàng Văn Châu (2009), "Phát triển NNLCLC cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng", Tạp chí Kinh tế đối ngoại, (số 38).

7. Chính phủ (2011), Mục tiêu chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

8. Chương trình Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước KX05 (2003), Nghiên cứu văn hóa, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.

9. Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001), Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam - Thực tiễn và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Tất Dong (chủ nhiệm đề tài Khoa học xã hội - 0309) (1999), CNH, HĐH và tầng lớp trí thức. Những định hướng chính sách.

12. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Kim Dung (2010), Hồ Chí Minh với cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng của phụ nữ, Nxb Dân trí, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Dũng (2002), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr. 25 - 30.

16. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Đạo (2008), “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lao động và xã hội, (số 329).

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành TW khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đỗ Văn Dạo (2009), "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay", Tuyên giáo, (10), tr. 29 - 32.

25. Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Trần Hồng Đức (1999), Các trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

27. Trương Thị Bích Hà (2002) “Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (3), tr. 24 - 26.

28. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Hạt (chủ biên, 2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Đức Hạt (2009), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lương Thị Thu Hằng (2004), “Vị thế của phụ nữ và nam giới trong hưởng dụng đất hi ện nay”, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, (10), tr. 21 - 29.

33. Nguyễn Huy Hiệu (2011), "Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI", Tạp chí Tổ chức Nhà nước, (số 6).

34. Trương Mỹ Hoa (1995), “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - Xã hội và tham gia quản lý đất nước và định hướng đến năm 2000”, Tạp chí Cộng sản, 10 - 1995, tr. 14 - 15.

35. Nguyễn Phương Hoa (2004), “Khó khăn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống của người phụ nữ ngày nay”, Tạp chí Công tác tư tưởng: Lý luận - Thực tiễn, (10), tr. 27 - 30.

36. Thẩm Vĩnh Hoa - Ngô Quốc Diệu (1996), Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Khoa học giới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

38. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010.

39. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đại học quốc gia Hà Nội, Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Hội thảo khoa học.

40. Lê Ngọc Hùng (1999), Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: Một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4), tr. 14 - 20.

41. Lê Ngọc Hùng - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (đồng chủ biên) (2003), Xã hội học về giới - Và phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Đắc Hưng (2008), Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

45. Nguyễn Văn Khánh, Hoàng Thu Hương (2010), "Đào tạo NNLCLC ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng", Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 1).

46. Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

48. Phan Thanh Khôi (2008), "Đóng góp của đội ngũ trí thức vào chủ trương, đường lối hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị.

49. Phan Thanh Khôi, Nguyễn Văn Sơn (2011), "Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước", Tạp chí Tuyên giáo, (số 7).

50. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Bùi Thị Ngọc Lan (2007), "Một số bổ sung, phát triển trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị.

52. Lê Ngọc Lan, Nguyễn Linh Khiếu, Đỗ Thị Bình (2002), Số liệu điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và ngườ i phụ nữ trong gia đình thời k ỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Khu vực miền Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

53. Lê Ngọc Lan - Trần Đình Long (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

54. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo kinh nghiệm Đông Á, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

55. V. I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

56. V. I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

57. V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

58. Dương Thị Liễu (1996), Tác động của điều kiện khách quan v à nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta, Luận án PTS, Hà Nội.

59. Phạm Quý Long (2008), Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

60. Trần Hồng Lưu (2009), Vai trò của tri thức khoa học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. C. Mác - Ph. Ăngghen (1984), Tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội.

62. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

63. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

64. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

65. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

68. Nguyễn Hữu Minh - Trần Thị Vân Anh (2009), Nghiên cứu gia đình và giới thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

69. Phạm Ngọc Minh (2000), Vấn đề nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ, Viện Triết học.

70. Nghiên cứu tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức Việt Nam, Dự án “Nâng cao năng lực lồng ghép giới và nghiên cứu giới tại Học viện Hành chính quốc gia” (2005), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

71. Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

72. Phạm Thành Nghị (Chủ biên) (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 155

73. Phạm Thành Nghị (2009), "Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á", Tạp chí Nghiên cứu con người, (số 2).

74. Phạm Công Nhất (2008), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế", Tạp chí Cộng sản, (số 786).

75. Nguyễn An Ninh, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), “Vài kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao từ Dung Quất”, Tạp chí Lao động công đoàn, (số 436).

76. Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số nước trên thế giới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 6).

77. Nguyễn Thị Thu Phương (chủ biên) (2009), Chiến lược nhân tài của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Nguyễn Thị Minh Phước (2012), "Phát triển nguồn nhân lực: Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới", Tạp chí điện tử Cộng sản, ngày 7/10/2012.

79. Lê Thị Quý (2005), Mấy suy nghĩ về vấn đề Giới trong xã hội hiện nay, Hà Nội.

80. Nguyễn Văn Sơn (2002), Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

81. Nguyễn Văn Tài (2010), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

82. Nguyễn Đình Tấn (2005), Các quan điểm về tăng cường năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, Hà Nội.

83. Phan Thị Thanh (2001), Tiến bộ về bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

84. Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy nguồn lực trí thức nữ Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85. Đỗ Thị Thạch (2011), "Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Lịch sử Đảng, (số 7).

86. Phạm Minh Thảo, Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội.

87. Lê Thi (2004), "Nghiên cứu về người phụ nữ, về vấn đề giới và sự tham gia của các khoa học xã hội nhân văn Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người, (5/14), tr. 52 - 58.

88. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

89. Hoàng Bá Thịnh (2005), Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát phụ nữ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

90. Trần Thị Thu (2003), Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Phân tích tại Hà Nội), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

91. Văn Tất Thu (2011), "Nhân tài và những vấn đề cơ bản trong sử dụng, trọng dụng nhân tài", Tạp chí Tổ chức nhà nước, (số 1).

92. Tổng cục thống kê (2010), Số liệu thống kê giới ở Việt Nam 2000 - 2010, Hà Nội.

93. Phạm Hồng Tung (chủ biên, 2008), Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

94. Trần Văn Tùng - Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

95. Trần Văn Tùng (2005), Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng, Nxb Thế giới, Hà Nội.

96. Uỷ ban Quốc gia các vấn đề xã hội của Quốc hội (1995), Vai trò giới và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.

97. Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường, Đề tài khoa học cấp Bộ.

98. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (2010), Kinh nghiệm một số nước về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gắn với xây dựng đội ngũ trí thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Đàm Đức Vượng (2008), Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt Nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể