Chuyển đến nội dung chính

PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT THẬN ĐỂ GHÉP TRÊN NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC CẮT THẬN ĐỂ GHÉP TRÊN NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY


NCS: CHÂU QUÝ THUẬN - Chuyên ngành: Ngoại Tiết Niệu - Mã số: 62.72.07.15

HDKH: PGS. TS. TRẦN NGỌC SINH - TS. VŨ HỒNG THỊNH

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ghép thận là một trong những phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả, mang lại chất lượng cuộc sống cao nhất cho người bệnh [85], [86]. Trên thế giới ghép thận trên người đã được thực hiện thành công vào những năm đầu của thập niên 50 của thế kỷ XX.

Qui trình ghép thận bao gồm: lấy thận (nguồn thận lấy có thể từ người cho sống, người cho chết não và người cho tim ngừng đập), rửa và bảo quản thận và ghép thận. Đối với những trường hợp lấy thận từ người cho sống, vấn đề lựa chọn thận lấy, đánh giá sức khỏe người cho, mức độ an toàn của cuộc mổ cũng như sự thành công của thận ghép là rất quan trọng. Bởi vì, người cho là một cá thể hoàn toàn khỏe mạnh, tự nguyện hiến tặng một phần bộ phận cơ thể cho người khác.

Về kỹ thuật mổ lấy thận trên người cho sống, trước đây các phẫu thuật viên ghép tạng sử dụng đường mổ qua ổ bụng, sau đó chuyển sang đường hông lưng sau phúc mạc. Mổ mở lấy thận đã được sử dụng trong khoảng thời gian dài, tuy nhiên kỹ thuật này có một số hạn chế: đường mổ dài, xâm lấn nhiều, vấn đề đau sau mổ, tỷ lệ biến chứng, di chứng, vấn đề thẩm mỹ, thời gian nằm viện dài, và chi phí điều trị cao [6], [14], [38], [83].. .

Với sự tiến bộ của khoa học vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, phẫu thuật nội soi ra đời [6], [49] là một bước ngoặc lớn trong lĩnh vực Ngoại khoa nói chung, và trong ngành ghép tạng nói riêng. Phẫu thuật nội soi có những ưu điểm như: đường mổ nhỏ, ít xâm lấn, ít đau hon, đặc biệt có tính thẩm mỹ cao… đó là lý do giải thích tại sao những năm gần đây tỷ lệ người cho thận sống trên thế giới có khuynh hướng gia tăng [42]. 2Phẫu thuật nội soi ổ bụng (NSOB- laparoscopy) cắt thận thực nghiệm được thực hiện bởi Clayman RV và cộng sự vào năm 1990 [40]. Một năm sau đó (1991), cũng tác giả này báo cáo trường hợp cắt thận đầu tiên trên một bệnh nhân bướu thận [41]. Cắt thận để ghép qua NSOB được thực hiện đầu tiên vào năm 1995 bởi Ratner LE và Kavoussi LR [49], [96]. Cho đến nay kỹ thuật này đã trở thành thường qui tại các trung tâm ghép thận lớn trên thế giới [77], [105], [118]. Vai trò của phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép trên người cho sống ngày càng được khẳng định qua trường hợp thứ 1000 của Hoa Kỳ, báo cáo tại Hội nghị Ghép Tạng Thế Giới 2006 ở Boston [42].

Theo đà phát triển của phẫu thuật nội soi, nội soi sau phúc mạc (NSSPM) cắt thận được thực hiện đầu tiên vào năm 1993 bởi Gaur DD [53], [54], [55], và sau đó kỹ thuật này đã được áp dụng trong điều trị nhiều dạng bệnh lý Tiết niệu khác [1], [2], [4], [5], [6], [8], [21]. Phẫu thuật NSSPM cắt thận để ghép được thực hiện đầu tiên vào năm 2001 bởi Tanabe K [113] và Hoznek A [67]. Cho đến nay phẫu thuật mới chỉ phát triển ở Châu Á như: Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc… và một vài nước tại Châu Âu cũng như Bắc Mỹ… kỹ thuật cho thấy tính khả thi, hiệu quả, ít xâm lấn hơn mổ mở và chức năng thận ghép là tương đương với NSOB [43], [67], [105], [113].. ..

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÓM TẮT LỊCH SỬ GHÉP THẬN
1.1.1. Lịch sử ghép thận thế giới
Ghép thận có bề dày lịch sử trên 100 năm khởi đầu từ thập niên 20 thế kỷ trước và được phát triển mạnh mẽ từ những năm 50 [84], [86].

- 1902 Ullman thành công trong ghép thận thực nghiệm trên chó lấy thận cho ghép vào động mạch cổ của chính nó và thận này đã hoạt động. Cùng thời gian này Carrel cũng báo cáo về kỹ thuật khâu nối mạch máu đầu tiên.

- 1906 Jaboulay người đầu tiên trong ghép thận trên người. Jaloulay dùng thận heo ghép vào cánh tay và đùi của bệnh nhân suy thận mạn nhưng thận chỉ hoạt động được trong vòng một giờ. Sau đó, cũng có rất nhiều tác giả thực hiện ghép thận nhưng không thành công bởi vì trong thời gian này những hiểu biết về sinh hoá miễn dịch còn rất hạn chế.

- 1912 Giải thưởng Nobel về ghép thận thực nghiệm trao cho Carrel.

- 1914 Murphy JB phát hiện ra khả năng đào thải mô lạ của các sinh vật và khi hoạt động đào thải mô ghép này của cơ thể suy giảm hay bị ức chế thì mô ghép lạ mới có thể tồn tại được.

- 1933 Voronoy thành công đầu tiên khi ghép thận cùng loài ở người.

- Đầu thời kỳ những năm 50 của thế kỷ trước với sự tiến bộ của các ngành khoa học nói chung cũng như hoá sinh miễn dịch, tác giả Simonsen đã báo cáo cơ chế thải loại thận ghép. Ở London, Dempster cũng nhận thấy cơ chế thải ghép là do miễn dịch dịch thể và vị trí ghép thận tốt nhất là ở vùng chậu.

- 1950- 1953 ghép thận cùng loài ở người không dùng thuốc ức chế miễn dịch được thực hiện bởi Dubost ở Paris và Hume ở Boston.

- 1954 ghép thận giữa anh em sinh đôi cùng trứng (Murray – Boston) thành công mỹ mãn, người nhận thận đã sống được 7 năm.

Nhằm duy trì và kéo dài thời gian sống của thận ghép chống lại hiện tượng thải ghép nhiều phương pháp làm suy yếu hệ thống miễn dịch từ năm 1950 - 1960 như: chiếu xạ toàn bộ thận ghép, corticoid, 6- mecaptaburin được tiến hành trên động vật nhưng kết quả thu được rất kém.

- Năm 1962 Murray và cộng sự sử dụng Azathioprin kết hợp với Prednisolone trong quá trình điều trị sau ghép cho kết quả khá khả quan.

- 1972 Borel tìm ra Cyclosporin loại thuốc này cải thiện đáng kể tỉ lệ thành công của các trường hợp ghép thận.

- 1975 kháng thể đơn dòng đã được sản xuất
..............................

 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tóm tắt lịch sử lịch sử ghép thận
1.2. Tóm tắt lịch sử phẫu thuật nội soi
1.3. Nhắc lại giải phẫu học thận- niệu quản ứng dụng trong phẫu thuậtnội soi sau phúc mạc
1.4. Tổng quan về các phương pháp mổ cắt thận để ghép
1.4.1. Phẫu thuật mở cắt thận từ người cho sống để ghép
1.4.2. Phẫu thuật nội soi ổ bụng cắt thận để ghép
1.4.3. Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép
1.4.4. Phẫu thuật nội soi với bàn tay hỗ trợ

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Cỡ mẫu
2.3. Trang thiết bị và dụng cụ mổ
2.4. Qui trình kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc cắt thận
2.5. Các biến số trong nghiên cứu
2.6. Nội dung nghiên cứu
2.7. Thu thập và xử lý số liệu
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
3.1. Đặc điểm người cho thận
3.2. Các yếu tố có liên quan đến tiêu chuẩn chọn bệnh
3.3. Kết quả phẫu thuật
3.4. Kết quả theo dõi người cho thận sau khi xuất viện

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm người cho thận liên quan đến tiêu chuẩn chọn lựa người cho
4.2. Đánh giá kết quả của kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc cắt thậnđể ghép
4.3. Đường cong học tập (Learning curve)
4.4. So sánh đối chiếu kết quả nghiên cứu với các kỹ thuật mổ khác

KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Mẫu thu thập số liệu
2. Bảng tiêu chuẩn chọn lựa các cặp cho- nhận thận
3. Hệ thống phân loại biến chứng trong mổ cắt thận để ghép của Clavien
4. Bệnh án tóm tắt
5. Hệ thống hóa qui trình kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc cắt thận đểghép trên người cho sống
......................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Hoàng Bắc và cộng sự (2003), “Nhân hai trường hợp cắt thận qua nội soi ổ bụng do thận mất chức năng”. Ngoại Khoa, 6, tr. 52 - 54.
2. Trịnh Thị Minh Châu, Lê Hữu Tâm, Trương Quang Xuân và cộng sự (2005), “Vai trò của xạ hình - xạ ký thận với 99m Tc - DTPA trong đánh giá và theo dõi chức năng thận người cho “Tạp chí Y học Việt Nam, 313, tr. 485 - 489.
3. Hoàng Khắc Chuẩn (2009). Kết quả thực hiện phẫu thuật Lich - Grégoir cải biên trên thận ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
.. ..
9. Nguyễn Thị Ánh Hường (2008), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người sống cho thận. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân Y.
10. Nguyễn Quang Quyền (1996). Atlas giải phẫu người. Bảng dịch của Frank H. Netter. Nhà xuất bản Y học TPHCM.
11. Nguyễn Quang Quyền (1999). Thận và tuyến thượng thận. Giải phẫu học tập II, Nxb Y học, tr. 201 - 268.
12. Trần Ngọc Sinh, Nguyễn Đức Khoan, Chu Văn Nhuận, Châu Quý Thuận và cộng sự (2005), “Phẫu thuật cắt thận nội soi để ghép nhân 13 trường hợp đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Tạp chí Y học Việt Nam, 313, tr. 508 - 510.
13. Trần Ngọc Sinh, Châu Quý Thuận và cộng sự (2006), “Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy thận để ghép: Hiệu quả và triển vọng”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 8, tr. 76 - 78.
14. Trần Ngọc Sinh, Chu Văn Nhuận, Dương Quang Vũ, Thái Minh Sâm, Châu Quý Thuận, Dư thị Ngọc Thu, Hoàng Khắc Chuẩn, Trần Trong Trí, Nguyễn Thị Thái Hà (2010), “Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép: phương pháp đơn giản và an toàn”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 3, tr. 72 - 80.
15. Trần Ngọc Sinh, Chu Văn Nhuận, Dương Quang Vũ, Thái Minh Sâm, Châu Quý Thuận, Dư thị Ngọc Thu, Hoàng Khắc Chuẩn, Trần Trọng Trí, Nguyễn Thị Thái Hà (2010), “Kết quả phẫu thuật 176 trường hợp ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 3, tr. 81 - 89.
16. Dư Thị Ngọc Thu (2006). Rút kinh ngiệm về kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy với người cho sống có quan hệ huyết thống. Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Phạm Như Thế, Phạm Thị Tuyết, Võ Tam và cộng sự (2005), “Kết quả ghép thận tại bệnh viện Trung Ương Huế”. Tạp chí Y học Việt Nam, 313, tr. 509 - 515.
18. Châu Quý Thuận (2003). Góp phần đánh giá tiêu chuẩn kiểm tra kết quả rửa và bảo quản thận để ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
19. Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh và cộng sự (2006), “Lấy thận nội soi để ghép nhân 20 trường hợp tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Tạp chí Y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 10, tr. 76 - 80.
20. Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh và cộng sự (2007), “Nhân 2 trường hợp cắt thận bán phần qua nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11, tr. 205 - 210.
21. Châu Quý Thuận, Trần Ngọc Sinh và cộng sự (2007), “Bướu niệu mạc: Cắt thận niệu quản qua nội soi sau phúc mạc tại bệnh viện Chợ Rẫy”. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11, tr. 219 - 223.
22. Lê Minh Tuấn (2006), Góp phần đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lấy thận người cho sống cùng huyết thống để ghép. Luận án Chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
23. Trương Văn Việt, Trần Ngọc Sinh và cộng sự (2005), “Kết quả của các trường hợp ghép thận tại bệnh viện Chợ Rẫy “. Tạp chí Y học Việt Nam, 313, tr. 503 - 507.

TIẾNG ANH

24. Anant Kumar, Anil Gulia. (2011), “Analysis of 1200 cases of laparoscopic donor nephrectomy from a developing country”, Oral Presentation OK 6 - 6. Abstract Book. CAST 2011.12th Congress of the Asian Society of Transplantation. September 25 - 28,2011 COEX, Seoul, Korea.
25. Andonian S, Herati AS, Atalla MA, Rais - Bahrami S, Richstone L, Kavoussi LR. (2010), “laparoscopic single - site pfannenstiel donor nephrectomy”, Urology; 75 (1): 9 - 12.
26. Antcliffe D, Nadidis TG, Darzi AW, Tekkis PP, Papalois VE. (2009), “A meta - analysis of mini - open versus standard open and laparoscopic living donor nephrectomy “, Transplatation Int; 22: 463 - 474.
27. Bachmann A, Wolff T, Ruszata R, et al. (2005) “Retroperitoneoscopic donor nephrectomy: a retrospective, non - randomized comparison of early complications, donor and recipient outcome with the standard open approach”, Eur Urol; 48: 90 - 96.
28. Bachmann A, Wolff T, Giannini O, et al. (2006) “How painful is donor nephrectomy? Retrospective analysis of early pain and pain management in open versus laparoscopic versus retroperitoneoscopic nephrectomy”, Transplantation; 81: 1735 - 1738.
29. Bergman RA, Afifi AK, Miyauchi R. (1931), “Multiple Renal Arteries and Renal Vein Forming a Loop Around the Abdominal Artery” Anatomy Atlases. anatomyatlases. Org. A digital library of anatomy information.
30. Bergman S, Feldman LS, Anidjar M. (2008), “First, do no harm: Monitoring outcomes during transition from open to laparoscopic live donor nephrectomy in a Canadian center “, Can J Surg; 52: 103 - 10.
31. Bollens R, Mikhaski D, Espinoza B, Rosmlatt, Hoang AD, Abramowicz D, Donkier V, Schulman CC. (2007), “Laparoscopic live donor right nephrectomy: A new technique to maximize the length of the renal vein using a modified Endo GIA Stapler “, European Urology; 51: 1326 - 1331.
32. Campbell - Walsh (2007), “Renal transplantation” Ninth Edition, Section X, Chapter 40.
33. Campbell - Waslh (2007), “Basis of laparoscopic urology surgery”, Saunders, Philadelphia, PA, 171 - 220.
34. Canes D, Berger A, Aron M, Brandina R, Goldfarb DA, Shoskes D, Desai MM, Gill IS. (2010), “Laparo - Endoscopic Single Site (LESS) Versus Standard Laparoscopic Left Donor Nephrectomy: Matched - Pair Comparison”, Eur Urol; 57 (1): 95 - 101.
35. Casale P, Pomara G, Simone M, Casarosa C, Fontana L, Francesca F. (2007), “Hem - O - Lok clips to control both the artery and the vein during laparoscopic nephrectomy: Personal experience and review of the literature”, J Endourol; 21 (8): 915 - 8.
36. Cecka J, Tersaki TI, Cho YW. (1992), “Analyses of the UNOS scientific renal transplant registry at three years - Early events affecting transplant success “, Transplant; 53 (1): 59 - 64.
37. Cecka J, Reed EF. (2005), “Histocompatibility testing, Cross - Matching and allocation of kidney transplants “, Handbook of kidney Transplantation, 4th Edition, Lippincott Williams and Wilkins, 43 - 71.
38. Chin EH, Hazzan D, Edye M, Wisnivesky JP, Herron DM, Ames SA, Palese M, Pomp A, Gagner M, Bromberg JS. (2009), “The first decade of a laparoscopic donor nephrectomy program: Effect of surgeon and institution experience with 512 cases from 1996 to 2006”, J Am Coll Surg; 209 (1): 106 - 113.
39. Clavien PA, Camargo CA, Croxford R, et al. (1994), “Definition and classification of negative outcome in solid organ transplantation. Application in liver transplantation “, Ann Surg; 220 (2): 109 - 120.
40. Clayman RV, Kavoussi LR, Long SL et al. (1990), “Laparoscopic nephrectomy: Initial report of pelvioscopic organ ablation in the pig”, J Endourol; 4: 247 - 252.
41. Clayman RV, Kavoussi LR, Soper NJ, Dierks SM, Meretyk S, Darcy MD, Roemer FD et al. (1991), “Laparoscopic nephrectomy: Initial case report”, J Urol; 146: 278 - 282.
42. Cooper M, Jacobs CS, Phelan M, Nogueira JM, Ai - Qudah SH, Philosophe B, Bartlett S. (2006), “Outcomes following Vascular Reconstruction for 1000 Consecutive laparoscopic Donor Nephrectomy”, International WTC Boston, 1145.
43. Dong J, Lu JS, Zu Q, Guo G, Ma X, Li HZ, Yang SX, Zhang X. (2010), “Retroperitoneal laparoscopic living donor nephrectomy: Report of 58 cases”, Nan Fang Yi Ke Da Xue Xue Bao; 30 (8): 1932 - 4.
44. Drake RL, VogL W, Mitchell AWM. (2005), “Gray's Anatomy for Students Philadelphia, Elsevier”, 322.
45. Dubernard JM, Dawahra M, Mc Master P. (2003), “Organ preservation and transplantation surgery “, 3 - 33.
46. Eden CG. (1995), “Alternative endoscopic access techniques to the retroperitoneum”, End. Surg; 3: 27 - 28.
47. Epstein M. (1996), “Aging and the kidney”, J Am Soc Nephrol; 7 (8): 1106 - 22.
48. Fauchald P, Sodal G, Albrechtsen D, Leivestad T, Berg KJ, Flatmark A. (1991), “The use of elderly living donor in renal transplantation”, Transpl Int; 4 (1): 51 - 3.
49. Fisher PC, Montgomery JS, Johnston WK, Wolf JS. (2006), “200 consecutive hand assisted laparoscopic donor nephrectomy: Evolution of operative technique and outcomes”, J Urol; 175 (4): 1439 - 43.
50. Francesco Greco, Hoda MR, Antonio Alcaraz, Alexander Bachmann, Hakenberg OW, Paolo Fornara (2010), “Laparoscopic Living - Donor Nephrectomy: Analysis of the Existing Literature”, European Urology; 58: 498 - 509.
51. Flowers JL, Jaccobs S, Cho E, Morton A, Rosenberger WF, Evans D, et al. (1997), “Comparison of open and laparoscopic live donor nephrectomy”, Ann Surg; 226: 489 - 90.
52. Gasman D, Saint F, Barthelemy Y, Anthiphon P, Chopin, D, Abbou CC. (1996), “Retroperitoneoscopy: A laparoscopic approach for adrenal and renal surgery”, Urology; 47: 801 - 806.
53. Gaur DD. (1992), “Laparoscopic operative retroperitoneoscopy: Use of the new device”, J Urol; 148: 1137 - 1139.
54. Gaur DD, Agarwal DK, Purohit JC. (1993), “Retroperitoneal laparoscopic nephrectomy: Initial case report”, J Urol; 148: 103 - 110.
55. Gaur D. D. (1994), “Retroperitoneoscopy and ureteric surgery”, Retroperitoneoscopy, Isis Medical Media, 52 - 65.
56. Gaur D. D, Agarwal DK, Purohit KC, Darshane AS, Shah BC. (1994), “Retroperitoneal laparoscopic ureterolithotomy for multiple upper mid ureteral calculi”, J Urol; 151 (4): 1001 - 1002.
57. Gaur DD. (1997), “Retroperitoneal Laparoscopic Urology”, Dehli Oxford University Press, Calculta Chennai Mumbai, 10 - 17.
58. Gaur DD. (1996), “Retroperitoneal laproscopy: Asimple technique of balloon insertion and establishment of primary port”, BJU; 77: 458 - 459.
59. Gill IS, Kavoussi LR, Clayman RV. (1995), “Complication of laparoscopic nephrectomy in 185 patients: A multi - Institutional review”, J Urol; 154: 479 - 483.
60. Goel R., Modi P., Dodia S. (2005), “Maintenance of pneumoperitoneum in retroperitoneoscopy: Point of technique”, Urol Int; 75: 298 - 299.
61. Gray’s Anatomy of the Human Body (2008),” The Anatomical Basis of Clinical Practice”, 40th edition.
62. Gupta A. Et al. (2005), “Laparoscopic Nephrectomy: A viable option for developing country”, Journal of EndoUrology, 23rd World Congress on Endourology.
63. Hagood PG. (1996), “History and Evolution of Laparoscopic Surgery”, Urologic Laparoscopic Surgery. Parra RO and Boullier JA. Mc Graw Hill. 3 - 12.
64. Hieu Le Đinh, O. Detry et al. (2010), “Renal Transplantation From Living Related Donors: A Single Center Experience in Viet Nam”, Transplantation Proceedings; 42: 4389 - 4391.
65. Hollenbeck BK, Seifman BD, Wolf JS. (2004), “Clinical skills acquisition for hand - Assised laparoscopic donor nephrectomy”, J Urol; 171: 35 - 9.
66. Horgan S, Vanuno D, Sileri P, Cicalese L, Benedetti E. (2002), “Robotic - Assisted laparoscopic donor nephrectomy for kidney transplantation “, Transplantation; 73 (9): 1474 - 9.
67. Hoznek A, Olsson LE, Salomon L, Saint F, Cicco A, Chopin D, Abbou CC. (2001), “Retroperitoneal laparoscopic living - Donor nephrectomy. Preliminary results “, Eur Urol; 40 (6): 614 - 8.
68. Ichiro Koyama, IchiroNakajima, Shohei Fuchinoue. (2011), “Laparoscopic donor nephrectomy: Report of 800 cases in a single center”, Oral Presentation OK 6 - 7. Abstract Book. CAST 2011.12th Congress of the Asian Society of Transplantation. September 25 - 28,2011 COEX, Seoul, Korea.
69. Izaki H, Fukumori T, Takahashi M, Nakatsuji H, Oka N, Taue R, Nishitani MA, Kanayama HO. (2006), “Clinical research of renal vein control using Hem - O - Lok clips in laparoscopic nephrectomy”, Int J Urol; 13 (8): 1147 - 9.
70. Kabalin John N. (2008), “Surgical Anatomy of the Retroperium, Kidneys, and Ureters”, Campbell’s Urology, 8th Edition; 1: 6.
71. Kaplan LR. Johnston GR. Hardy RM. (1979), “Retroperitoneoscopy in dogs”, Gastrointestinal endoscopy; 25: 13 - 15.
72. Kerbl K, Clayman RV, McDouglas EM, Kavoussi LR. (1993), “Minimally invasive surgery: Laparoscopic Nephrectomy”, BMJ; 307: 1488 - 1489.
73. Kitada H, Doi A, Nishiki T, Miura Y, Kurihara K, Kawanami S, Tanaka M. (2010), “Living Donor Renal Transplantation Using Grafts With Multiple Arteries Procured by Laparoscopic Nephrectomy “, Transplantation Proceedings; 42: 2427 - 2429.
74. Kok NF, Lind MY, Hansson BM, et al. (2006), “Comparison of laparoscopic and mini incision open donor nephrectomy; Single blind, randomised controlled clinical trial”, BMJ; 33: 221 - 6....

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

sách giáo trình công nghệ thông tin pdf doc - sách tham khảo

[-] Mục Lục 1 kế toán doanh nghiệp với visual basic https://ambn.vn/product/35662/ke-toan-doanh-nghiep-voi-visual-basic.html Những kiến thức cơ bản về kế toán như biểu mẫu, báo cáo, sổ sách chứng từ kế toán đã được trình bầy ở những bộ sách trước cùng tác giả, và coi như ở tập sách này là bạn đã nắm rõ về microsoft access và visual basic. Trong sách này, sẽ hướng dẫn bạn thêm khi thiết kế các giao diện nhập dữ liệu, xử lý và báo cáo trong chương trình kế toán, hiểu rõ những kỹ thuật và công cụ lập trình nâng cao và dễ dàng thiết kế thành công một chương trình quản lý kế toán doanh nghiệp bằng Visual Basic 2. lập trình cơ sở dữ liệu visual basic sql server https://ambn.vn/product/35577/lap-trinh-co-so-du-lieu-visual-basic-sql-server.html Cuốn sách này cung cấp cho người học những thông tin chi tiết cảu các công cụ kỹ thuật hiện nay như ADO, ADO MD và ADOX, MSDE, .. SQL Namespace.. Mục tiêu cuốn sách là cung cấp các kiến thức ở mức độ chuyên sâu những công cụ mà kết hợp giữa

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể