Chuyển đến nội dung chính

NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY


NCS: ALOUN BOUNMIXAY - CHUYÊN NGÀNH : CHÍNH TRỊ HỌC - MÃ SỐ : 62 31 20 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN & PGS. TS. LÊ MINH QUÂN


MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 2: VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

2.1. Những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị

2.2. Cơ sở hình thành và phát triển của văn hóa chính trị truyền thống Lào

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 3: NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO

3.1. Những nét khái quát của văn hóa chính trị truyền thống Lào

3.2. Những giá trị: độc lập và tự chủ, tự lực và tự cường

3.3. Những giá trị: yêu nước và đoàn kết dân tộc

3.4. Những giá trị: đề cao đạo lý, tôn trọng chính nghĩa và bảo vệ cônglý

3.5. Những giá trị: hòa bình và hữu nghị, hợp tác và phát triển

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 4: Ý NGHĨA CỦA NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG LÀO VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

4.1. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào góp phần địnhhướng cho công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân làohiện nay

4.2. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào với việc xây dựngvà phát triển đội ngũ cán bộ ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Làohiện nay

4.3. Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào trong việc pháttriển văn hóa chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

TIỂU KẾT CHƯƠNG

KẾT LUẬN

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Lào là quốc gia có lịch sử lâu đời, có một nền văn hóa dân tộc đặc sắc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt hàng ngàn đời của nhân dân các bộ tộc Lào. Chính những giá trị văn hóa nói chung, những giá trị văn hóa chính trị (VHCT) truyền thống Lào nói riêng, đã được hình thành và phát triển trong lịch sử dân tộc anh hùng đó, đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển đất nước, là vũ khi để nhân dân Lào thực hiện các cuộc đấu tranh chống những âm mưu xâm lược, đồng hóa của các thế lực ngoại bang. Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, VHCT Lào không chỉ là yếu tố rất quan trọng đối với đời sống chính trị, mà còn góp phần quyết định đối với đời sống xã hội của nhân dân các bộ tộc Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay, ranh giới giữa các quốc gia về mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là đời sống tinh thần dường như ngày càng trở nên "phẳng" hơn thì văn hóa nói chung, VHCT nói riêng của mỗi quốc gia, dân tộc càng trở nên yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn các sắc thái để thể hiện sự khác biệt, tính độc đáo, tính riêng cần phải có của các quốc gia, dân tộc.

Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nhân dân các bộ tộc Lào đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, trình độ dân trí nói chung, trình độ VHCT nói riêng của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao. Mỗi người dân Lào hiểu rõ hơn về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, lưu giữ và phát2 triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc, trong đó có nền VHCT nhân dân Lào.

Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân Lào ngày càng được nâng cao, các giá trị VHCT truyền thống Lào đã thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, làm nên sức mạnh tinh thần to lớn, không chỉ góp phần định hướng cho công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào, mà nó còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Lào đi lên cùng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đã phát huy sức mạnh của mọi nguồn lực trong xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội như phân hóa giàu nghèo ngày càng gay gắt; lối sống ích kỷ, thực dụng ngày càng gia tăng; đạo đức xã hội và những giá trị văn hóa, trong đó có giá trị VHCT truyền thống dân tộc bị coi nhẹ; tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng có lúc, có nơi thể hiện sự giảm sút đáng lo ngại. Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa nói chung, VHCT nói riêng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước Lào. Do đó, vấn đề đấu tranh khắc phục những nguy cơ nêu trên để giữ gìn bản sắc VHCT dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy những giá trị VHCT truyền thống của đất nước Lào, xây dựng VHCT Lào tiên tiến, thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của nền chính trị, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngày càng trở nên cấp bách ở CHDCND Lào hiện nay.

VHCT là một vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn ở CHDCND Lào, đòi hỏi sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để phác hoạ những giá trị của VHCT Lào, làm cơ sở cho việc tiếp tục xây dựng, phát triển nền VHCT Lào, góp phần tăng cường và phát huy tính tích cực chính trị của mọi người dân trong quá trình tham gia quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ đảng viên ở CHDCND Lào. Mặt khác, nếu xây dựng được một nền VHCT phù hợp với yêu cầu mới và với điều kiện chính trị mới ở Lào, một nền VHCT vừa tiên tiến, vừa đậm bản sắc dân tộc Lào, đặc biệt là một nền VHCT Lào được nâng cao theo yêu cầu và trình độ quốc tế và khu vực thì nó sẽ có vị trí, vai trò quan trọng đối với quá trình đổi mới để phát triển đất nước ở CHDCND Lào hiện nay.

Với các lý do và những yêu cầu bức thiết nêu trên và với nhận thức về tầm quan trọng của VHCT trong sự nghiệp cách mạng Lào, nghiên cứu sinh chọn đề tài: Những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Lào và ý nghĩa đối với công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ Chính trị học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích của luận án:

Trên cơ sở lý luận về VHCT, luận án phân tích làm rõ cơ sở hình thành và phát triển VHCT truyền thống Lào, xác định những giá trị chủ yếu của VHCT truyền thống Lào, từ đó phân tích ý nghĩa của chúng đối với công cuộc đổi mới ở CHDCND Lào hiện nay.
......................

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Aloun Bounmixay (2012), "Những đặc điểm cơ bản của văn hóa chính trị nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào". Lý luận chính trị, (8), tr. 91 - 93.

2. Aloun Buonmixay (2012), "Văn hóa truyền thống Lào và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào giai đoạn hiện nay". Giáo dục lý luận, (189), tr. 61 - 63 và 79.

3. Aloun Bounmixay (2013), "Sự tác động lấn nhau giữa văn hóa chính trị với kinh tế thị trường và một số giải pháp". Ko sang phak (Xây dựng Đảng), Ban Tổ chức Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (135), tr. 25 - 26 và 31.

4. Aluon Buonmixay (2013), “Một số vấn đề về cơ sở hình thành văn hóa chính trị truyền thống Lào”. Alun may (cộng sản), Ban tuyên huấn Trung ương đảng Lào, có dịch sang tiếng việt (167), tr. 33 - 39.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. A. I. Acnondov (1981), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

2. Báo Cứu quốc (ngày 08, tháng 10, năm 1945).

3. Hoàng Chí Bảo (1992), Văn hóa chính trị, một bình diện hợp thành của đối tượng và nội dung nghiên cứu của Chính trị học. Sách "Một số vấn đề về khoa học chính trị", Tài liệu của Viện Mác - Lênin.

4. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa", Tạp chí Cộng sản, (11).

5. Hoàng Chí Bảo (2005), "Văn hóa Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hóa của thanh niên", Tạp chí Lịch sử Đảng, (12).

6. Hoàng Chí Bảo (2009), "Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập", Tạp chí Cộng sản, (797).

7. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hóa trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.

8. Phạm Văn Bính (2004), "Văn hóa với tư cách là động lực, mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển xã hội", Lý luận chính trị, (3).

9. Các chuyên đề bài giảng chính trị học (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Cay Xỏn PhômViHản (1975), Nước Lào đang tiến bước trên con đường vẻ vang của thời đại, Nxb Neo Lào Hắc Xạt (Bản dịch của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam).

11. Cay Xỏn PhômViHản (1976), "Lời chào mừng tại Đại hội Đảng lao động Việt Nam lần thứ IV", Báo Nhân Dân.

12. Cay Xỏn PhômViHản (1978), Xây dựng một nước Lào hoà bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb sự thật, Hà Nội. 164

13. Cay Xỏn PhômViHản (1990), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay ở Lào (1990), Nxb Sự thuật, Hà Nội.

14. Chính trị học đại cương (1997), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Chính trị học đại cương (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Cù Huy Chừ (1995), Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện nay, Luận án PTS khoa học triết học. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Phạm Hồng Chương (2005), "Tác động của văn hóa truyền thống tới sự lựa chọn con đường và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh", Tạp chí Cộng sản, (15).

18. Trần Kim Cúc (2009), "Giao lưu văn hóa quốc tế nhìn từ góc độ quản lý", Lý luận chính trị, (4).

19. Phạm Đức Dương (1947 - 1997), Nửa thế kỷ tiếp cận văn hóa Lào từ cảm nhận đến nhận thức, Bài phát biểu kỷ niệm 50 năm ngày chuyên gia kháng chiến ở Lào.

20. Hà Đăng (2005), "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng văn hóa trong Đảng hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (15).

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hóa đối với sự phát triển văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Phạm Thanh Hà (2011), Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Văn Hải (2001), "Về văn hóa chính trị", Tạp chí Lý luận chính trị, (5). 165

26.. goole. com/ (11.10.2010), Bài phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 113 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đến thăm Học viện CT - HCQG Hồ Chí Minh

27. . Goole. Com/ (28 - 4 - 2010), Đại đoàn kết toàn dân. Nguồn sức mạnh vô địch bảo đảm thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

28. Đỗ Huy (1989), Sự chuyển đổi hệ giá trị trong văn hóa Việt Nam, Tạp chí Triết học, (3).

29. Đỗ Huy (1992), Giao tiếp văn hóa và hệ giải pháp hình thành những giá trị văn hóa mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Đỗ Huy (1995), Sự thay đổi các chuẩn giá văn hóa khi kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, Tạp chí Triết học, (1).

31. Nguyễn Văn Huyên (2004), "Về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới" Tạp chí Lý luận chính trị, (4).

32. Nguyễn Văn Huyên (2005), "Tiếp cận triết học về văn hóa chính trị và xây dựng văn hóa chính tr ị Việt Nam hiện nay", Thông tin Chính tr ị học, (1).

33. Nguyễn Văn Huyên (2006), "Văn hóa chính trị - Một số quan niệm, một số vấn đề", Thông tin Chính trị học, (2).

34. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (20 07), Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2009), Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Trần Đình Huỳnh (1998), "Văn hóa chính trị - Một cách nhìn trong thời kỳ đổi mới", Tạp chí Xây dựng Đảng, (10,11).

37. Khoa Chính trị học, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (1999), Chính trị học đại cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 166

38. Nguyễn Văn Khoan (2008), Việt - Lào hai nước chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

39. Lê Tấn Lập (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam và vai trò của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

40. V. I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

41. V. I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

42. V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

43. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb tiến bộ, Mátxcơva.

44. Lịch sử Lào (1998), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

45. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Hồ Chí Minh (1993), Biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, in lần thứ 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

50. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Hồ Chí Minh (1997), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52. Trình Mưu, Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu Thế kỷ XXI, Nxb Lý luận chính trị.

53. Hoài Nguyên (1997), Lào - Đất nước con người, Nxb Thuận hoá.

54. Hoài Nguyên (2008), Lào đất nước - Con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

55. Đức Ninh (1997), Ngôi chùa phật giáo trong sự bảo tồn và phát triển văn hóa Lào, Viện nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản, Hà Nội. 167

56. Lương Ninh (chủ biên) (1996), Đất nước Lào, lịch sử và văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57. Nguyễn Hồng Phong (1998), Văn hóa chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

58. Lê Văn Quán (2007), Nguồn văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

59. Lê Minh Quân (2009), Tư tưởng chính trị của C. Mác, Ph. Ănggen, V. I. Lênin và Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

60. Lê Minh Quân (2010), Hoà bình - Hợp tác và phát triển - Xu thế lớn trên thế giới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

61. Phạm Ngọc Quang (1995), Văn hóa chính trị và việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Lưu Văn Quảng (2009), "Khái niệm và cách phân loại văn hóa chính trị", Thông tin Chính trị học, (1).

63. Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (2000), Văn hóa chính trị với việc nâng cao chất lượng cán bộ của Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

64. Tìm hiểu lịch sử - Văn hóa nước Lào (1981), tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

65. Tìm hiểu lịch sử - Văn hóa nước Lào (1984), tập III, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

66. Hoàng Trinh (1996), Vấn đề văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

67. Hà Xuân Trường (1994), Văn hóa, khái niệm và thực tiễn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

68. Lâm Quốc Tuấn (2001), "Văn hóa chính trị và sự phát triển con người", Tạp chí Lý luận chính trị, (4). 168

69. Lâm Quốc Tuấn (2006), Nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

70. Phạm Hồng Tung (2010), Văn hóa chính trị và lịch sử dưới góc nhìn văn hóa chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

71. Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

72. Văn hóa xã hội chủ nghĩa (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Viện Khoa học chính trị, Học viện CTQG HCM, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

74. Hoàng Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

75. Nguyễn Văn Vĩnh (2003), "Vai trò của văn hóa chính trị trong việc hình thành phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo chính trị", Thông tin Chính trị học, (4).

76. Trần Quốc Vương (chủ viên) (1996), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

B. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

77. Almond G. A. (1956), Comparative Political Systems, Journal of Politics, 1956, NO. 4.

78. Almond G. A. (1963), The Study of Political Culture/ G. A. Almond/ / Political Culture in Germany, ed by D. Berg - Schlosser, R Rytlewski - L. The Macmillan Press Ltd.

79. Almond G. A. (1963) The Civic Culture: Political Attitrudes and Democracy in Five Nations/ G. A. Almond, S. Verba. - Princeton: Priceton University Press.

80. Dalton R. J. (1988), Citizen Politics in Western Democracies/ R. J. Dalton. - Chatam, New Jersey. 169

81. Dennis Kavanagh (1972), Political Culture, London Basinstocke, Macmillan, 1972.

82. Encyclopaedia of the social sciences, volumes XIII - XIV, (1957), the Macmillan Company - New York.

83. Lucian Pye & Sidney Verba (1965), Political Culture and Political development, Princeton University Press. C. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Lào (dịch sang tiếng Việt)

84. Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào Nghị quyết 7, khoá VIII (2008), Vấn đề Giáo dục, Y tế, Thông tin - Văn hóa và Lao động thương vinh xã hội, Viêng Chăn.

85. Băng Lit Khăm Liêng ChănThiLat (2004), Văn hoá chính trị của đội ngũ đảng viên tỉnh Xa Van Na Khet (CHDCND Lào) Hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện CTQG HCM.

86. Bua Ban VoLaKhun (1998), Tính dân tộc của văn hóa Lào, Nxb Quốc gia Lào.

87. Bun My ThệpSiMương, tác phẩm tập I, (2006), Sự hình thành của các dân tộc Lào, Nxb Quốc gia Lào.

88. Bun My ThệpSiMương, tác phẩm tập II, (2009), Sự hình thành của các dân tộc Lào, Nxb Quốc gia Lào.

89. Cay Xỏn PhômViHản (1979), Một số bài kinh nghiệm chính và một số vấn đề phương hướng của cuộc cách mạng Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

90. Cay Xỏn PhômViHản (1980), Hai mươi năm lăm chiến đấu và thắng lợi của Đảng NDCM Lào, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.

91. Cay Xỏn PhômViHản (1985), Tuyển tập, tập 1, Viêng Chăn.

92. Cay Xỏn PhômViHản (1987), Tuyển tập, tập 2, Viêng Chăn. 170

93. Cay Xỏn PhômViHản (1997), Tuyển tập, tập 3, Viêng Chăn.

94. Cay Xỏn PhômViHản (2005), Tuyển tập, tập 4, Viêng Chăn.

95. Đảng NDCM Lào (1982), Văn kiện Đại hội lần thứ III, Viêng Chăn.

96. Đảng NDCM Lào (1986), Văn kiện Đại hội lần thứ IV, Viêng Chăn.

97. Đảng NDCM Lào (1991), Văn kiện Đại hội lần thứ V, Viêng Chăn.

98. Đảng NDCM Lào (1996), Văn kiện Đại hội lần thứ VI, Viêng Chăn.

99. Đảng NDCM Lào (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ VII, Viêng Chăn.

100. Đảng NDCM Lào (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ VIII, Viêng Chăn.

101. Đảng NDCM Lào (2011), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, Viêng Chăn.

102. "Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là trách nghiệm của mọi người Lào" (10 - 2004), Tạp chí Văn hóa Lào, (1).

103. K. O. La Bun (2008), Về vấn đề chính trị, tư tưởng và văn hóa, Bộ Thông tin - Văn hóa Lào, Viêng Chăn.

104. Khăm Tay SỉPhănĐon (2001), Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ VII, Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, Viêng Chăn.

105. Khăm Mặn ChănThạLăngSỷ (2002), Văn hóa chính trị ở CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tài liệu văn hoá và phát triển (2008), Bộ Văn hóa - Thông tin Lào.

106. Năm bài học của Đảng NDCM Lào, đối với việc lãnh đạo sự nghiệp đổi mới (2000), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Viêng Chăn.

107. Tổng kết 30 năm kỷ niệm Quốc khánh nước CHDCND Lào (2005), Viêng Chăn.

108. Tổng kết 50 năm kỷ niệm ngày thành lập Đảng NDCM Lào (2005), Viêng Chăn.

109. Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1945 - 1975) (2004), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương, Viêng Chăn. 171

110. Tuyên bố của Đại hội đại biển nhân dân toàn quốc Lào (2 - 12 - 1975), Viêng Chăn.

111. Nghị định số 174 của Thủ tướng đối với di sản văn hóa, lịch sử và tự nhiên (13/11/1993), Viêng Chăn.

112. Lịch sử Lào, biên tập Sy Sụ Phăn Bxăng Xơ Khơ La Bót, năm 1934.

113. Lịch sử Lào, đất nước và con người Lào, biên tập Đuông Xay Đuông Pha sỷ, năm 1995.

114. Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào (1930 - 2007), (2011), Nxb Sự thật, Hà Nội.

115. Lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt, Việt - Lào (1930 - 1945), Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.

116. Bộ Văn hóa - Thông tin Lào (2008), Tài liệu văn hóa và phát triển, Viêng Chăn.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long

Đề tài: Hoạt động marketing của công ty cổ phần bút bi Thiên Long Mục Lục Lời mở đầu Chương I : Phân tích kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long trong thời gian qua II.Đánh giá hoạt động marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long thời gian qua Chương II : Phân tích môi trường marketing của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long I. Phân tích môi trường marketing vĩ mô II.Phân tích môi trường marketing vi mô III. Phân tích môi trường marketing nội bộ IV. Phân tích swot Chương III. Phân đoạn thị trường của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long với sản phẩm bút bi Thiên Long I. Vị trí hiện tại của doanh nghiệp II. Xác định đối tượng khách hàng hay thị trường cần phân đoạn III. Phân chia thị trường theo những tiêu thức thích hợp IV. Đánh giá tiềm năng của các đoạn thị trường V. Lựa chọn các phương thức marketing nhằm khai thác các đoạn thị trường mục tiêu Chương IV. Xác định chiến lược M...

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRỲ TỈNH CAO BẰNG HỌC VIÊN: BẾ THỊ DIỆP – HƯỚNG DẪN KH: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁO TRONG GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 6. Khung lý thuyết của đề tài 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Các công trình trong nước 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.2.1. Hoạt động học tập trong nhà trường 1.2.2. Loại hình nhà trường PTDTNT 1.2.3. Đặc trưng học sinh THPT DTTS 1.2.4. Các khái niệm công cụ của đề tài 1.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.1. Tổng thể...

SÁCH TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP

SÁCH THAM KHẢO VỀ Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG QUỐC DANH PHƯƠNG TOÀN TẬP Cái truyền lại được của y học nằm lại trong bài thuốc. Cho nên dược học của Đông y dẫu đã trải qua nhiều chìm nổi, biến thiên song không triều đại nào, thòi kỳ nào bị ruồng bỏ, mà trong y học, việc nghiền cứu thảo luận các bài thuốc đã trở thành một chủ đề muôn thuở. Người học không sợ nhiều mà chỉ lo ít, người SƯU tầm chẳng sợ giàu mà chỉ lo còn quá nghèo. Cuốn sách này là công việc của nhiều người tâm huyết với nhiều năm lao động, tập hợp các bài thuốc hay, bất kê kinh phương, thời phương hoặc bí phương, hễ có công dụng lâm sàng tốt, được chấp nhận rộng rãi từ cổ chí kim đều được giới thiệu. Thuốc hay tập hợp hơn nghìn bài lấy công dụng chủ trị làm cương lĩnh, lấy phương tễ làm đề mục. Mỗi phương đều có tên bài, xuất xứ, thành phần, cách dùng, công hiệu, chủ trị, giải thích bài thuốc theo lí luận Đông y, lòi bàn, các bài thuốc cùng tên, các bài thuốc phụ thêm, phân tích, điền lí để sáng rõ. Trong phần ...