LUÂN LÍ “TA
BU”
BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn Woodrow Wyatt
Thưa Huân tước Russell, theo cụ thì thế nào
là luân lí “ta- Bu”?
BERTRAND RUSSELL: Luân lí ta- Bu là thứ luân
lí đưa ra một loạt phép tắc nào đó nhất là các điều ngăn cấm, mà không cho biết
tại sao lại như vậy. Có khi người ta tìm được những lí do ngăn cấm, cũng có khi
tìm hoài mà không ra: Nhưng trong trường hợp nào thì phép tắc tuyệt đối, và có những
điều ta không được phép làm.
Những điều nào vậy?
B. R: Cái đó còn tùy trình độ văn minh. Luân
lí ta- Bu là biểu hiện của tinh thần con người cổ lỗ, chất phác. Theo tôi thì nó là
thứ luân lí duy nhất của những bộ lạc chưa khai hóa, cấm thường dân không được dùng dĩa chén của tù trưởng: Dùng thì sẽ chết. Thôi thì có đủ các thứ
phép tắc. Tôi nhớ rằng vua Dahomey không được nhìn về
một hướng nào lâu
quá, sợ sẽ gây những cơn giông tố tại phía đó trong vương quốc của ông.. Thế là có một phép tắc buộc ông ta phải luôn luôn đảo mắt khắp chung quanh ông.
Đó là những ta- Bu của các xã hội chưa khai
hóa. Nhưng còn trong xã hội chúng ta?
B. R: Luân lí của chúng ta cũng đầy đủ những ta- Bu, chứ không kém gì. Có đủ loại ta- Bu, cả trong những uy nghiêm
nhất. Có một tội, rất rõ ràng, ai cũng nhận, mà phép
tắc dưới đây khuyên
ta đề phòng: “không được thèm con bò của người hàng xóm”. Tội đó không khi nào tôi mắc phải cả.
Vâng, nhưng có những phép tắc thực tế hơn phép
tắc đó nữa, tức những phép tắc trong đời sống hằng ngày. Cụ có thấy ít nhiều trường
hợp ta- Bu trong những phép tắc này không?
B. R: Có chứ. Dĩ nhiên, về một số điều nào đó, luân lí ta- Bu hoàn
toàn phù hợp với luân lí chủ lí, chẳng hạn: Không được ăn cắp, không được giết người. Những huân giới đó làm thỏa mãn hoàn toàn lí trí của ta; Nhưng mới đầu nó là những ta- Bu, là hậu quả của những ta- Bu chẳng có lí do gì cả. Chẳng hạn sự cắm giết người đưa tới sự cấm gây cái chết êm ái. Tôi cho rằng đừng cấm là phải.
Khi một người Ấn tuyên bố không nên ăn thịt
bò, là người đó theo luân lí ta- Bu?
B. R: Phải, tục cấm ăn thịt bò là một tục đặc biệt của người Ấn. Người Hồi và người Do Thái cấm ăn thịt heo. Chẳng có lí do gì cả; Chỉ là ta- Bu thôi.
Cụ có nghĩ rằng những ta- Bu đó có ích lợi gì
không?
B. R: Có cái ích lợi, có cái không. Nếu những qui tắc về đạo đức của ông dụng trên lí trí, thì ông có
thể xét các ta- Bu mà biết cái nào ích lợi, cáo nào không. Riêng tôi thì tôi thấy sự cấm ăn thịt bò là một điều lầm lẫn lớn.
Cụ đã không tin tôn giáo – hiển nhiên là vậy
– mà cụ cũng khinh những phép tắc vô lí cảu thứ luân lí ta- Bu, vậy thì cụ có tin
một đạo đức hệ nào không?
B. R: Có, nhưng rất khó tách biệt hẳn đâu là đạo đức, đâu là chính trị. Theo
tôi, thì đạo đức là như vầy: Một người muốn làm một việc nào đó có lợi cho mình mà hại cho các người láng giềng. Nếu việc đó có hại cho nhiều người láng giềng thì những người này hợp nhau lại bảo: “Chúng mình không ưa hành động của con người đó, phải thu xếp với nhau tìm cách ngăn không cho hắn hưởng lợi mới được”. Do đó, mà phải đặt ra hình luật, mà như vậy là hợp lí. Phương pháp là làm sao dung hòa
công lợi và tư lợi.
Để cho mỗi người tụ do theo đạo đức hệ riêng
của họ, chứ không theo một đạo đức hệ chung, như vậy có hại gì không?
B. R: Nếu có trường hợp như vậy thì quả là có hại. Sự thực các đạo đức hệ đâu có riêng biệt tới mức đó. Chúng được biểu lộ trong hình luật, và trong sự tán thành hay
chê bai của dư luận. Thiên hạ không ai muốn người ta chê bai mình giữa đám đông; Do đó mà luật luân lí rất có hiệu nghiệm.
Có cái gì gọi là tội lỗi không?
B. R: Không. Khó mà định nghĩa được thế nào là tội lỗi. Nếu ông cho tội lỗi là những hành động không đáng ưa thì dĩ nhiên, là có những hành động không đáng ưa, tức những hành động có hại nhiều hơn là có lợi. Phải, có những hành động như vậy. Những cái ý niệm tội lỗi thì nó chẳng có ích lợi gì mấy. Dùng tiếng “tội lỗi” thì có vẻ như ta thích trừng phạt. Như giết người chẳng hạn; Người ta không phải chỉ nghĩ cách ngăn ngừa sự sát nhân, người ta còn nghĩ tới điều này hơn: Kẻ sát nhân thì đáng chịu hình phạt, chịu đâu khổ.
Phải cụ muốn nói rằng ý niệm tội lỗi nhiều khi
chỉ là một cách bào chữa sự tàn bạo?
B. R: Phải, rất thường như vậy. Tôi nghĩ rằng chỉ những người độc ác mới tạo được ý niệm địa ngục. Nếu có cái tình người thì không ai lại thích tưởng tượng có những kẻ phải chịu khổ hoài hoài, không khi
nào dứt, không mong gì được tha tội, chỉ vì khi ở trên trần đã hành động trái luân lí cảu bộ lạc. Quan niệm như vậy không phải là quan niệm của những người lương thiện, chính trực.
Theo cụ, quan niệm tội lỗi là sự phát lộ của
những tình cảm xâm lược, gây hấn?
B. R: Phải, tôi nghĩ vậy. Nó là bản thể của một thứ luân lí mà tôi có thể gọi là luân và tương lai nhân loại lí khắc khổ. Nó làm cho người ta bắt người khác phải đau khổ, mà lòng mình cứ thản nhiên, chẳng chút ân hận. Cái đó xấu
Nếu không chấp nhận rằng có tội lỗi thì có cách
nào để chê bai, phán đối một hành động, thái độ nào độ nào đó?
B. R: Gần như chúng ta chỉ có cách này: Vừa chê bai, vừa dùng hình luật. Phải có một thứ dư luận nào đó về phía mình. Điều đó rất quan trọng: Đọc các truyện thời đại Phục Hưng Ý, đặc biệt là những việc đã đưa tới thuyết của Machiavel, ông sẽ nhận thấy điều đó. Dư luận thời đó thừa nhận những điều thường không được thừa nhận ở thời khác.
Dù sao cụ cũng nhận rằng có những thời người
ta làm điều ác chứ?
B. R: “Điều ác” là một danh từ tôi không muốn dùng. Tôi nói rằng có những điều hại nhiều hơn lợi; Và nếu người ta biết rằng những điều đó có thể hại hơn là lợi thì đùng nên làm nó. Nhưng nếu ông muốn dùng những tiếng “làm điều ác’’, thì xin ông cứ dùng. Tôi không thấy nó có ích gì cả.
Luân lí ta- Bu cấm đoán nhiều nhất về tính giao.
Một phần lớn tác phẩm của cụ viết về vấn đề đó. Cụ có điều gì khuyên các người muốn
có một thái độ hợp lí trong khu vực đó không?
B. R: Trước hết tôi có nhận xét này: Những trang tôi viết về tình dục chỉ vào khoảng một phần trăm toàn thể tác phẩm của tôi. Nhưng đa số độc giả bị những chuyện tình dục ám ảnh quá nhiều, tới nỗi họ không để ý tới chín mươi chín phần trăm kia nữa. Bây giờ tôi xin nói ngay
rằng tỉ số một phần trăm đó rất hợp lí: Con người chỉ nên quan tâm tới đầu đề đó tới cái mức đó thôi. Nhưng phải xét luân lí tình dục như một luân lý khác. Một hành động nào không làm hại cho ai thì không nên bài
xích nó. Và không nên bài xích nó chỉ vì một ta- Bu cổ lỗ đó đã cho nó là xấu. Phải xem xét hành động đó có lợi hay có hại. Đó là căn bản của luân lí tình dục, mà cũng là căn bản của mọi thứ luân lí.
Theo cụ thì nên kết tội sự hiếp dâm, còn sự
gian dâm thường thì không nên kết tội nếu không gây hại gì cả?
B. R: Phải. Sự hiếp dâm là một hình thức xâm hại thân thể người khác. Còn sự gian dâm, thì
phải tùy trường hợp, xét xem trong một trường hợp nhất định nào đó, có lí do gì để ngăn cấm không. Chứ vơ đũa cả nắm mà kết tội, một cách bất biến, tối hậu, thì không nên.
Cụ có cho rằng về xuất bản, san hành, nên có
những qui định nào đó không?
B. R: À, về phương diện đó thì tôi cảm thấy rằng thái độ của tôi có phần hơi cực đoan. Tôi ngại rằng chỉ có rất ít người đồng ý với tôi thôi. Không, tôi nghĩ không nên qui định để cấm xuất bản, san hành những sách báo không đàng hoàng. Trước hết vì nếu qui định thì sẽ có những pháp quan hẹp hòi dựa vào đó mà cấm đoán, tịch thu những tác phẩm thực có giá trị, chỉ vì lẽ các ngài ấy thấy chướng. Lại thêm, thường tình càng cấm đoán người ta càng thêm tò mò muốn biết, cái gì cũng vậy, dâm thư cũng vậy. Tôi đã qua Mĩ nhiều: Lần vào thời bên đó cấm rượu: Thời đó người Mĩ uống rượu nhiều hơn trước, hơn nhiều. Tôi nghĩ về dâm thư cũng
vậy. Đây là thí dụ về hậu quả của sự cấm đoán. Triết gia Empedocle thời xưa cho rằng nhai lá nguyệt quế là việc cực kì xấu hổ; Ông ta than thở rằng vì đã
nhai những lá đó mà sau này chết đi, sẽ phải sống đày ải cả vạn năm dưới âm ti. Tôi không bao giờ
bị ai cấm nhai lá nguyệt quế. Tôi không bao giờ bị ai cấm nhai lá nguyệt quế, cho nên tôi không nhai. Nhưng Empedocle biết rằng cái đó bị cấm, nên ông nhai.
Cụ cho rằng nếu bất kì ai cũng được phép viết
bất kì những tục tĩu nào thì thiên hạ sẽ không chú ý tới hơn sao?
B. R: Thiên hạ sẽ bớt chú ý chứ. Ông cứ tưởng tượng người ta cho phép bán các bưu thiếp tục tĩu. Trong một hai năm, thứ đó bán rất chạy đấy, nhưng rồi người ta sẽ chán và chẳng ai buồn ngó tới nữa.
Về các sách báo… ông cũng nghĩ như vậy sao?
B. R: Phải, nhưng tới mức độ nào vừa phải thôi. Thiên hạ sẽ chú ý
tới một tác phẩm hay, đẹp, vì nó hay, đẹp chứ không phải vì nội dung tục tĩu của nó.
Thôi chúng mình trở lại điểm ở đầu câu chuyện:
Luân lí ta- Bu và những phép tắc vô lí của nó. Cụ có nghĩ rằng luân lí đó có những
hậu quả tai hại lúc này không?
B. R: Có, nhiều thứ hậu quả tai hại. Thường thường là những phép tắc cổ, do một xã hội khác hẳn xã hội hiện tại lưu truyền lại cho chúng ta. Đạo đức hệ của xã hội đó thích hợp với những nhu cầu hiện đại. Chẳng hạn sự thụ thai nhân tạo: Các luân lí gia thời xưa không nghĩ tới chuyện như vậy. Đó là một điều đáng tiếc thứ nhất. Còn một điều đáng tiếc nữa là luân lí ta- Bu làm cho tập tục giết người để tế thần. Người Hi Lạp hồi đầu lịch sử của họ, lần lần chống lại tục đó, họ muốn hủy bỏ nó đi. Nhưng có một ngôi đền chống lại sự cải cách đó, tức đền Thần ý ở Delphes. Đền đó sống nhờ lòng dị đoan của dân chúng, nên muốn duy trì lòng tin đó. Cho
nên đến Delphes vẫn giữ tục giết người để tế thần khi mà các nơi khác ở Hi Lạp đã bỏ tục đó từ lâu rồi. Một thí dụ nữa, thí dụ này quan trọng. Tổ tiên chúng ta cho không
có hành vi nào cực kì xấu hổ bằng việc mổ xẻ thây ma. Vesale, y sĩ siêu quần thời vua Charles Quint, một hôm hiểu rằng nếu không được mổ xẻ thây ma thì y học sẽ không
tiến được và ông
mổ xẻ thây ma. Charles Quint hay đau ốm, mà chỉ
có Cesale trị bệnh cho ông được thôi, cho nên che chở Vesale. Nhưng rồi nhà vua phải thoái vị, Vesale không còn ai che
chở nữa, mà lại đã mổ xẻ một người chưa chết hẳn. Ông bị trừng trị: Phải hành hương qua Thánh Địa để chuộc tội; Trên đường qua Thánh Địa, tàu ông đắm, thế là ông chết trong cảnh sầu khổ đó. Đời ông ta kết liễu như vậy chì vỉ cái ta bu mổ xẻ đó.
Phải, luân lí ta- Bu vẫn còn độc hại. Hiện nay có một ta- Bu rất mạnh chống sự hạn chế sinh sản trong vài giới nào đó. Người ta mưu mô duy trì ta- Bu đó, gây tai ương thảm hại vô cùng. Người ta mưu mô, muốn làm cho sự nghèo khổ và
chiến tranh mỗi ngày mỗi phát triển, để không sao giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Đó, tôi cho ta- Bu đó quan trọng nhất nhưng còn nhiều cái khác nữa. Chẳng hạn sự cấm li dị là điều có hại. Nó chỉ dựa trên một truyền thống cổ, mà không chịu nhận xét những hoàn cảnh có thực.
Nguồn: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và
tương lai nhân loại, Nguyễn Hiến Lê dịch Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996.
Nhận xét
Đăng nhận xét