LUẬN ÁN TIẾN SĨ: ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ: ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1 Một số khái niệm về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
2.2 Các quan điểm và lý luận cơ bản về đào tạo đội ngũ cán bộ
2.3 Kinh nghiệm của một số nước về đào tạo đội ngũ cán bộ
Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
3.1 Những mặt đạt dược và hạn chế của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệthống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
3.2
Nguyên nhân của những mặt đạt được, hạn chế và vấn đề đặt ra, yêucầu
mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thốngchính trị ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương
4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG
HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY
4.1 Quan điển, phương hướng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chínhtrị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
4.2
Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ
lãnhđạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
KẾT LUẬN
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
C.
Mác và Ph. Ăngghen, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cán bộ
là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự
nghiệp cách mạng, cán bộ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Như
vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị là những người có
vai trò hết sức quan trọng trong các tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn
thể chính trị - Xã hội. Đội ngũ cán bộ này phải là những người thật sự
tiêu biểu, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị, có phẩm chất
đạo đức tốt, kỹ năng lãnh đạo, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ chính trị.
Trong
công cuộc đổi mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay cần phải đào
tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị, trước hết là cán
bộ lãnh đạo trung - Cao cấp, có khả năng tổ chức, lãnh đạo triển khai
đường lối, chủ trương, chính sách vào trong cuộc sống và biến những tư
tưởng, quan điểm đổi mới của Đảng thành phong trào cách mạng quần chúng
rộng khắp và chỉ khi nào có được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có khả năng
đáp ứng được những đòi hỏi mới của nhiệm vụ trong hệ thống chính trị,
thì vai trò và chất lượng lãnh đạo của Đảng mới được đảm bảo. Chính vì
vậy, bước vào thời kỳ đổi mới, hàng loạt những nhiệm vụ mới cùng với
những yêu cầu mới về chất lượng, hiệu quả đào tạo, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo trung - Cao cấp trong hệ thống chính trị được đặt ra như là một vấn
đề tất yếu phải được giải quyết và giải quyết một cách cơ bản, có hệ
thống.
Cũng
như ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hay bất cứ một quốc gia chậm
phát triển nào, cơ hội vươn lên và nguy cơ tụt hậu đều phụ thuộc chủ yếu
vào yếu tố con người, trước hết là vào năng lực trí tuệ, khả năng tư
duy, phán đoán và quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo2 chủ
chốt của quốc gia và các cấp, các ngành. Nói cách khác là phụ thuộc vào
những người cán bộ có cương vị và trọng trách, có khả năng thiết kế
đường lối, chủ trương, chính sách và tổ chức triển khai trong thực tế.
Để có thể khai thác, vận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học -
Công nghệ mới cùng với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khai thác nguồn
lực trong nước gắn với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì
vấn đề chất lượng và hiệu quả đào tạo lý luận cho cán bộ lãnh đạo trung
- Cao cấp trong hệ thống chính trị là vấn đề mang tính chìa khoá đảm
bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - Xã
hội của đất nước.
Do
hoàn cảnh tình hình và nhiệm vụ chính trị đặt ra, tính cấp thiết của
việc nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung - Cao cấp
trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay còn
được đặt ra chính từ những bất cập trong đội ngũ cán bộ và trong đào tạo
cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị ở Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay vẫn tồn tại tình trạng hẫng hụt về số
lượng cán bộ, thiếu chuẩn hoá về chất lượng, chưa được đào tạo cơ bản,
nhất là về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình
độ chuyên môn cần thiết đáp ứng cho yêu cầu lãnh đạo, quản lý và cả
những hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ cán bộ có xu hướng ngày càng phổ
biến. Như vậy, với tất cả những điều nêu trên, cho thấy rằng: Trước
những đòi hỏi mới của tình hình và để tạo ra một đội ngũ cán bộ lãnh đạo
có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đó, cần phải tiến hành nghiên cứu một
cách nghiêm túc, cơ bản và có hệ thống đối với công tác này trong điều
kiện và hoàn cảnh mới, trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và giải
pháp tối ưu đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Lào hiện nay. Đó là những lý
do khách quan cho tôi lựa chọn vấn đề "Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo
của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm đề
tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Chính trị học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích của luận án
Trên
cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ
cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân
dân Lào, luận án xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của
hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng ở Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
2.2 Nhiệm vụ
-
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ
cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào.
-
Đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với
việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
hiện nay.
-
Xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ
thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới.
3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận
án tập trung nghiên cứu công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo
(trung, cao cấp) Của hệ thống chính trị trong hệ thống Học viện và
trường chính trị - Hành chính ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm
2000 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ
sở lý luận của việc thực hiện luận án là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào về đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị,
nhất là trong điều kiện Đảng cầm quyền.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề
tài nghiên cứu từ góc nhìn chính trị học, sử dụng phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của chính trị học, nhất là phương
pháp lịch sử lôgic, phân tích - Tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội học
và các phương pháp đặc thù của chính trị học khi nghiên cứu về đào tạo
đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị v. V..
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trình
bày có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo đội ngũ
cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào.
Làm
rõ những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra và yêu cầu mới đòi hỏi đối
với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
Xác
định rõ phương hướng, quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận
án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình tiến hành công
việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng và chính quyền, trong
quá trình giảng dạy ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống chính trị ở Cộng
hoà
Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ở VIỆT NAM Ở nhiều nước trên thế giới, công
tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ công chức cho bộ máy
nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học, trong đó có môn
chính trị học. Ở các nước phương Tây, lý luận về đào tạo đội ngũ cán bộ,
công chức phát triển mạnh vào giữa thế kỷ XX, nhất là từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai, khi mà vai trò của Nhà nước thông qua các
chính sách công ngày càng được chú trọng, đồng thời với việc cần thiết
có một nền hành chính mạnh để tái thiết đất nước sau chiến tranh. Để đáp
ứng yêu cầu đó, các nước đều quan tâm nghiên cứu và mở các trường đào
tạo cán bộ, công chức. Chẳng hạn ở Pháp, sau năm 1945 đã thành lập
Trường Hành chính Quốc gia nhằm nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ra các
công chức cao cấp cho nước Pháp. Ở các nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa như Trung Quốc, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các vấn đề này.
Kết quả của việc nghiên cứu đó đã được nhiều nhà nghiên cứu của Việt
Nam tập hợp, khai thác để phục vụ cho nghiên cứu lý luận và thực tiễn
xây dựng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam với cuốn sách đã được xuất bản gần
đây: "Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc", (2009), sách
tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có khá nhiều nhà nghiên cứu đến vấn đề đào tạo đội ngũ
cán bộ cho hệ thống chính trị, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản
lý. Việt Nam và Lào là hai nước có nhiều điểm tương đồng về chế độ
chính trị, do vậy có thể nói những nguồn tư liệu quan trọng và thiết
thực cho đề tài, trước hết lại là các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam. Ở
Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về công tác cán bộ
nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nói
riêng.
Về sách tham khảo, có thể kể đến một số cuốn tiêu biểu như sau:
-
"Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (1998), do Nguyễn
Trọng
Bảo làm chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là một trong những cuốn
sách bước đầu đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó có
gắn với yêu cầu của công tác đào tạo cán bộ đáp ứng với yêu cầu của thời
kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt
Nam.
-
"Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (2003), do
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên), Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, theo các tác giả, mỗi chế độ xã hội
muốn đứng vững và phát triển đều phải được xây dựng nên bởi những con
người có lòng trung thành với chế độ, có những phẩm chất và năng lực
nhất định. Ngày nay, đó chính là những cán bộ và công chức, những người
phục vụ chế độ chính trị đáp ứng yêu cầu một Nhà nước của dân, do dân và
vì dân; Những người đại diện cho Nhà nước xây dựng và thực thi các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cuốn sách nêu bật lên được cán
bộ, công chức là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia.
Việt
Nam giờ đây đang trong thời kỳ đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, những thay đổi về kinh tế - Xã hội đang đặt ra nhiều
vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm huy động mọi tiềm năng
để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có
nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao. Các tác giả
khẳng định điều chỉ dẫn của Hồ Chí Minh rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức
là người gánh vác trọng trách nặng nề của đất nước. Vì vậy, họ phải thực
sự là những con người xã hội chủ nghĩa.
Các
tác giả của cuốn sách cũng nêu bật lên rằng, ngay từ khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời, vấn đề cán bộ đã được Đảng quan tâm hàng đầu và ngày
càng được quan tâm hơn. Mấy năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách về vấn đề cán bộ, công chức nhằm
củng cố đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Tuy
nhiên, muốn đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn và thực
hiện một cách có hiệu quả về công tác cán bộ, thì cùng với việc tăng
cường công tác tổng kết thực tiễn nắm vững lý luận, cần phải đi sâu vào
bản chất của vấn đề, thấy được những nét đặc thù và vai trò của cán bộ
lãnh đạo qua từng giai đoạn cách mạng đồng thời nhận rõ những thuận lợi
cũng như khó khăn mà giai đoạn phát triển mới đang đặt ra, cũng như yêu
cầu cấp bách về việc nâng cao chất lượng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo
hiện nay.
Cuốn
sách quan trọng này đã góp phần lý giải, hệ thống hoá các căn cứ khoa
học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải
pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo cả về chất lượng,
số lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu hiện nay ở Việt Nam.
-
"Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
mới" (2006), do Nguyễn Hữu Tri (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Các tác giả cuốn sách cho rằng, tổ chức có vai trò to lớn đối với
hoạt động của con người và xã hội, bởi vì nó tạo ra sự thống nhất và
nhân sức mạnh của tập thể và mỗi người lên gấp bội. Trong cuộc đấu tranh
giành chính quyền, theo cách nói của Lênin, giai cấp vô sản không có vũ
khí nào tốt hơn là "sự tổ chức". Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp, nhân dân lao động và cả dân tộc. Mục đích của Đảng là xây dựng
nước Việt Nam độc lập, dân chủ giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
thực hiện thành công chủ nghĩa8 xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích cao cả ấy. Đảng phải có sự thống nhất ý chí,
thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật và đặc biệt, phải được tổ chức
một cách thống nhất và chặt chẽ, cán bộ trong tổ chức đó phải được đào
tạo để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.
Từ
khi Đảng ra đời đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy tập trung dân
chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, nguyên tắc quan trọng này
chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc
của Đảng. Trong các giai đoạn cách mạng Đảng luôn quan tâm đền công tác
tổ chức, bộ máy của Đảng và cả hệ thống chính trị, quan tâm đến công tác
đào tạo cán bộ của bộ máy, coi đó là yếu tố quan trọng hàng đầu trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng. Nhờ vậy cách mạng Việt Nam đã vượt qua
muôn vàn khó khăn giành được nhiều thắng lợi.
Từ
sau Đại hội VI (1986) Đến nay, thực hiện đường lối đổi mới với việc xác
định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm
vụ then chốt, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều nghị quyết về xây dựng
và chỉnh đốn Đảng, trong đó đặc biệt coi trọng việc chấn chỉnh kiện
toàn, củng cố hệ thống tổ chức, bộ máy của Đảng và các tổ chức khác
trong hệ thống chính trị. Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nhiều lần đề ra các nghị quyết lớn về kiện toàn hệ thống tổ chức bộ
máy, về cán bộ và công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung
ương 7 khoá VIII (tháng 8- 1999), kết quả là đã tạo được những chuyển
biến tích cực và đồng bộ, góp phần bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với toàn xã hội và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất
là về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
Tuy
nhiên, các tác giả cho rằng, hệ thống tổ chức bộ máy Đảng Cộng sản Việt
Nam vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém như năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình9
mới; Dân chủ trong Đảng và xã hội còn bị vi phạm; Kỷ cương, kỷ luật ở
nhiều cấp, nhiều lĩnh vực không nghiêm, nhất là ở cơ sở; Việc xây dựng
kiện toàn hệ thống tổ chức chưa đạt yêu cầu tinh gọn, hiệu quả, bộ máy
còn cồng kềnh, chồng chéo, quan hệ trách nhiệm không rõ, hiệu lực, hiệu
quả thấp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị chưa
đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ lãnh
đạo của Đảng vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu.
Đây
là cuốn sách được nghiên cứu tương đối có hệ thống những vấn đề cơ bản
có liên quan đến kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng, đặc biệt đi sâu
nghiên cứu phân tích thực trạng hệ thống tổ chức bộ máy của Đảng từ khi
thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986) Đến nay. Từ đó, cuốn sách nêu lên
những kiến nghị cụ thể với mong muốn được góp một tiếng nói vào vấn đề
quan trọng đang được toàn Đảng, toàn dân quan tâm - Vấn đề kiện toàn,
đổi mới tổ chức trong đó có đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng.
-
"Tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp
tỉnh, thành phố (kinh nghiệm của Hà Nội) " (2008) Của Cao Khoa Bảng,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là tài liệu có giá trị về công tác
tổ chức và đào tạo cán bộ cấp tỉnh, thành ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách
này có nhiều gợi ý tốt cho luận án, bởi để tăng cường đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, vấn đề đặt
ra là phải thực hiện đồng thời với tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ này. Việc nâng cao năng lực lãnh đạo, phẩm chất đạo
đức để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ trong
hệ thống chính trị hiện nay đang là yêu cầu bức thiết. Cuốn sách đã đề
cập đến vai trò của công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cho được đội ngũ
cán bộ chủ chốt có đủ tài, đức để đảm đương nhiệm vụ. Đây là tài liệu
tham khảo quý cho luận án này.
-
"Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (2009), do Trần Đình Hoan (chủ biên),
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây
là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học "Những vấn đề lý luận và thực
tiễn về đánh giá, quy hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Cuốn sách khẳng định,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và
rèn luyện, gần 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng
lợi vẻ vang. Từ một nước nô lệ, Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc
lập, là ngọn cờ tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc. Trong
hơn 20 năm qua, công cuộc đổi mới đã giành được nhiều thành tựu quan
trọng, tạo điều kiện và cơ sở vững chắc cho quá trình phát triển đất
nước trong những năm tiếp theo. Có được những thắng lợi đó là nhờ đường
lối chính trị đúng đắn, là do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
dày công xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ của
mỗi giai đoạn cách mạng.
Quan
điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là gốc của mọi công việc, muôn
việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém. Quan điểm này
luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quán triệt và thực hiện.
Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở
Việt
Nam hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng vươn lên, năng động,
sáng tạo, góp phần xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước. Song các
tác giả cho rằng trong hoàn cảnh mới, sự tác động của kinh tế thị
trường đã bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ bị thoái hoá về chính trị và phẩm chất,
tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng,
không ít cán bộ bị giảm sút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm
chí trù dập, ức hiếp nhân dân.
Nhìn
chung đội ngũ cán bộ hiện nay, xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu
có11 nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
.. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.
Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2010), Những vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào,
Tạp chí Xây dựng Đảng, (106).
2.
Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong
điều kiện mới, Tạp chí Giáo dục lý luận, (10).
3.
Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2011), Những vấn đề về đánh giá, luân chuyển
sử dụng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị trong điều kiện hiện
nay, Tạp chí Xây dựng Đảng, (117).
4.
Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2012), Tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm - Vi
- Hản về xây dựng, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị
của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7+
8.153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Đức Ái (2003), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ
cán bộ chủ chốt xã vùng cao phía Bắc, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Chủ biên) (2007), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
3. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. C. Mác, Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6.323 câu hỏi và trả lời về cán bộ và công tác cán bộ (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7.
Lương Gia Ban (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài và
vấn đề trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa", Tạp chí Khoa học xã hội.
8.
Ban Lư Sổm Đi (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khu vực
phía Bắc của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn cách mạng
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng.
9.
Cao Khoa Bảng (Chủ biên) (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà
Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.
Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên (Đồng chủ biên) (1999), Đổi mới và tăng
cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
11. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2003), Quy định số 04 ngày 22 - 7 - 2003 về tiêu chuẩn cán bộ. 154
12.
Bun Xợt Tham Ma Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện ở
các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn
hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
13. Cay Xỏn - Phômvihẳn (1987), Toàn tập, tập 2, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
14. Cay Xỏn - Phômvihẳn (1978), Xây dựng một Nhà nước Lào hòa bình độc lập và dân chủ xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15.
Chăn Phon Bun Su Lin (1995), Xây dựng đội ngũ quản trị kinh doanh trong
bước chuyển sang kinh tế thị trường ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,
Luận án Thạc sĩ Kinh tế quản lý - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
16.
Nguyễn Hữu Tri (chủ biên) (2006), Kiện toàn và đổi mới tổ chức bộ máy
của Đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 30 năm (1975 - 2005), Nxb Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Viêng Chăn.
18.
Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên) (2009), Kinh nghiệm xây dựng
đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20.
Nguyễn Mậu Dựng (1996), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.
21.
Andrew J Dubrin, Carol Dalglish và Petr Miller, Lãnh đạo học (bản dịch
lần một) (8/2010), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh -
Trường Quản lý nhà nước Mark O Hatfiel, Hà Nội. 155
22.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IV, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
28.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ V, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
29.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
30.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
31.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2005), Chiến lược lãnh đạo đối với công
tác tổ chức, xây dựng Đảng, công tác cán bộ, Nxb Ban Tổ chức Trung ương,
Viêng Chăn.
32.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
33.
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn.
34.
Đệt - Ta - Kon - Phi La Phăn Đệt (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia, Hồ
Chí Minh, Hà Nội. 156
35. Bùi Kim Đỉnh (chủ biên), (2009), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36.
Nguyễn Hữu Đổng - Ngô Huy Đức (2011), "Nhận thức các khái niệm Đảng cầm
quyền, Đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, số
6.
37.
Nguyễn Hữu Đổng (chủ biên), (2000), Đảng và tổ chức chính trị - Xã hội
trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
38.
Nguyễn Hữu Đổng (2011), "Vai trò của nghệ thuật lãnh đạo, quản lý trong
xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng", Thông tin Chính
trị học, số 3.
39.
Nguyễn Tĩnh Gia (2002), Bồi dưỡng, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, Tạp chí Lý luận chính trị,
(2).
40. Trần Đình Hoan (chủ biên) (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41.
Trần Đình Hoàn (chủ biên), (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ
thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
42. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chính trị học, Giáo trình Chính trị học (hệ Cao cấp lý luận), Hà Nội, 2004.
43.
Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, xây dựng Đảng, cán bộ toàn quốc của
Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 2007,2008.
44. Hội nghị tổng kết và phương hướng (2011) Của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào năm 2011 - 2015.
45.
Nguyễn Thu Hương (2005), Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo công chức
trong nền công vụ ở một số nước ASEAN, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước.
157
46.
Sai Kham Moun Ma Ni Vong (2013), Giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các
trường chính trị và hành chính ở Lào hiện nay, Tạp chí Lý luận chính
trị, số 5.
47.
Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
48.
Nguyễn Ngọc Khanh (2006), Nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị
cho cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở tỉnh Thái Nguyên hiện nay,
Luận án Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
49. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc (2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Lịch sử Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1997), Nxb Viêng Chăn.
51. Lit Thi Si Sou Vong, Đột phá về công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 2/12/2011.
52.
Nguyễn Ngọc Long (2001), "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây
dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý", Tạp chí Lý
luận Chính trị, số 4.
53. V. I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
54. V. I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
55. V. I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
56. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
57. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
58. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
59. V. I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 158
60. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
61. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
62. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
63. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
64. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
65. V. I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
66. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
70.
Nghị quyết số 123 ngày 23/8/2007 của Bộ Chính trị (Đảng Nhân dân cách
mạng Lào) Về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và cán bộ kế
cận thay thế lãnh tụ từ nay đến năm 2015.
71.
Nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011)
Về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận thay
thế từ 2010 - 2015.
72. Nghị quyết của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào (2011), Quyết định số 695, ngày 27/11/2011.
73. Hoài Nguyên (2008), Lào đất nước - Con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74.
Nguyễn Trọng Phúc (1999), Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
75.
Lê Minh Quân (Chủ biên) (2010), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sách tái bản lần thứ
nhất. 159
76.
Chu Xuân Ry (Chủ biên) (1996), Điều tra thực trạng đội ngũ cán bộ chủ
chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77.
Trần Xuân Sầm (Chủ biên) (1998), Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ
lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
78.
Nguyễn Văn Sáu (2000), "Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế", Thông tin Lý luận, số 9.
79.
Phan Xuân Sơn (2008), Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công cụ cao
cấp ở Trường Hành chính quốc gia (ENA) Pháp, Thông tin Chính trị học,
số 2.
80.
Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ chủ chốt cấp tỉnh ở vùng đồng
bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng, Hà Nội.
81. Trần Thành (2001), "Tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn", Tạp chí Lý luận chính trị, số 2.
82.
Đặng Kim Thành (2002), "Nâng cao chất lượng tổng kết các bài học kinh
nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2.
83.
Nguyễn Văn Thiểu (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng
trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Hà
Nội.
84.
Phạm Văn Thọ (2001), Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị và trung tâm
chính trị hiện nay, Đề tài cấp Bộ.
85.
Lê Minh Thông - Nguyễn Tài Đức (Chủ biên) (2008), Một số vấn đề về cơ
sở khoa học của công tác tổ chức hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
86.
Lê Hanh Thông (2003), Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ
chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
87.
Lê Minh Thông (2007), Cải cách tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân, do dân, vì dân, Đề tài KX. 04 - 08.
88. Thủ tướng Chính phủ (2002), Các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89.
Lê Quang Thưởng (Chủ biên) (2002), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo
cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
90.
Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên) (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước (1997 - 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91.
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa
học chi việc nâng cao đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Từ điển Tiếng Việt (2005), Viện Ngôn ngữ học, Nxb. Đà Nẵng.
93.
Un Kẹo Si Pa Sợt (2010), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
94. Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Quy định của Bộ Chính trị số 02. BCT, ngày 17/10/2006.
95.
Hồ Đức Việt (2002), Cán bộ lãnh đạo và quản lý Việt Nam trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực trạng, kiến nghị. Đề tài cấp Bộ.
161
96.
Trần Ngọc Vinh (2007), Bản lĩnh chính trị của người lãnh đạo trong sự
nghiệp đổi mới ở nước ta. Luận văn Thạc sĩ chính trị học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
97. Phạm Quang Vịnh (2011), "Cách đào tạo công chức ở Cộng hòa Pháp", Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, ngày 12/8/2011.
98.
Vy Văn Vũ (2005), Quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Đồng Nai, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
99.
Xinh Khăm Phôm Ma Xay (2003), Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay,
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét